Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Đài truyền hình việt nam với việc định hướng phát triển kiến thức cho giới trẻ hiện nay luận văn ths truyền thông đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 155 trang )

Luận văn thạc sĩ Báo chí học

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG


TRỊNH THỊ THU NGA

ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM VỚI VIỆC
ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN KIẾN THỨC CHO GIỚI TRẺ
HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BÁO CHÍ

Hà Nội – 2008
1

Trịnh Thị Thu Nga
K9

Lớp cao học Báo chí


Luận văn thạc sĩ Báo chí học

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG



TRỊNH THỊ THU NGA

ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM VỚI VIỆC
ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN KIẾN THỨC CHO GIỚI TRẺ
HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BÁO CHÍ

Ngành: Báo chí học
Mã ngành: 60.32.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS

Đậu Ngọc Đản

Hà Nội - 2008
2

Trịnh Thị Thu Nga
K9

Lớp cao học Báo chí


Luận văn thạc sĩ Báo chí học

MỤC LỤC

MỤC LỤC.................................................................................................. 1

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................... 6
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................ 7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................ 8
MỞ ĐẦU.................................................................................................... 9
NỘI DUNG .............................................................................................. 17
CHƯƠNG I .............................................................................................. 17
TRUYỀN HÌNH VÀ NHU CẦU THÔNG TIN CỦA XÃ HỘI ................ 17
I. SỨC MẠNH CỦA THÔNG TIN TRUYỀN HÌNH ........................ 18
1. TRUYỀN HÌNH ............................................................................. 18
1.1 KHÁI NIỆM ................................................................................... 18
1.2 LỊCH SỬ ........................................................................................ 20
2. TRUYỀN HÌNH VỚI VIỆC ĐÁP ỨNG NHU CẦU THÔNG TIN
CỦA XÃ HỘI .......................................................................................... 23
3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIÁO DỤC CHO CÔNG CHÚNG XEM
TRUYỀN HÌNH - TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN.............................. 26
3.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIÁO DỤC TRÊN TRUYỀN HÌNH ................. 26
3.2 TÍNH TẤT YẾU TRONG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIÁO DỤC TRÊN
TRUYỀN HÌNH ........................................................................................ 27
II. CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH DÀNH CHO THANH THIẾU
NIÊN 32
1 THANH THIẾU NIÊN - NHÓM CÔNG CHÚNG LỚN CỦA
TRUYỀN HÌNH....................................................................................... 32
1.1 THANH THIẾU NIÊN - HỌ LÀ AI? ............................................... 32
1.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA THANH THIẾU NIÊN HIỆN NAY. ...... 32
1.3 THANH THIẾU NIÊN VÀ TRUYỀN HÌNH .................................... 36
2 TRUYỀN HÌNH DÀNH CHO THANH THIẾU NIÊN .................. 39
2.1 CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH DÀNH CHO THANH THIẾU
NIÊN 39
2.1.1 CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH ................................................ 39
2.1.2 CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH DÀNH CHO THANH THIẾU

NIÊN 40
2.2 KÊNH TRUYỀN HÌNH DÀNH CHO THANH THIẾU NIÊN .......... 41
3

Trịnh Thị Thu Nga
K9

Lớp cao học Báo chí


Luận văn thạc sĩ Báo chí học

2.2.1 KÊNH TRUYỀN HÌNH ................................................................... 41
2.2.2 KÊNH TRUYỀN HÌNH DÀNH CHO THANH THIẾU NIÊN .......... 42
3 XÃ HỘI HOÁ TRUYỀN HÌNH DÀNH CHO THANH THIẾU
NIÊN 43
TIỂU KẾT ................................................................................................ 46
CHƯƠNG II ............................................................................................. 48
THỰC TIỄN VỀ VIỆC ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIÁO DỤC, ĐÁP ỨNG NHU
CẦU THÔNG TIN CHO GIỚI TRẺ CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT
NAM ........................................................................................................ 48
I. MỘT SỐ KÊNH TRUYỀN HÌNH VÀ NHỮNG THÔNG TIN
TRUYỀN TẢI .......................................................................................... 48
1. KÊNH VTV1 .................................................................................. 48
2. KÊNH VTV2 .................................................................................. 48
3. KÊNH VTV3 .................................................................................. 49
4. KÊNH VTV4 .................................................................................. 50
5. KÊNH VTV5 .................................................................................. 51
6. KÊNH VTV6 .................................................................................. 51
7. KÊNH VTV9 .................................................................................. 51

II. THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU XEM TRUYỀN HÌNH CHO
GIỚI TRẺ TRÊN SÓNG ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM. .................. 53
1. THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG NHÙ CẦU XEM TRUYỀN HÌNH CHO
GIỚI TRẺ................................................................................................. 53
2. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU
XEM TRUYỀN HÌNH CỦA GIỚI TRẺ TRÊN SÓNG ĐÀI THVN ........ 65
III. KÊNH TRUYỀN HÌNH DÀNH CHO THANH THIẾU NIÊN ...... 68
1. TÍNH TẤT YẾU PHẢI RA ĐỜI KÊNH TRUYỀN HÌNH DÀNH
CHO THANH THIẾU NIÊN ................................................................... 68
1.1 TỪ NHU CẦU CỦA CÔNG CHÚNG TRẺ ..................................... 68
1.2 TỪ ĐỊNH HƯỚNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC .......................... 69
1.3 TỪ NHU CẦU CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM ................... 69
2. KÊNH TRUYỀN HÌNH DÀNH CHO THANH THIẾU NIÊN VÀ
TÍNH ĐỊNH HƯỚNG .............................................................................. 70
2.1 VTV6 - KÊNH TRUYỀN HÌNH DÀNH CHO THANH THIẾU NIÊN
70
2.2 TÍNH ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIÁO DỤC TRÊN VTV6 ....................... 81
IV. CÔNG CHÚNG TRẺ VỚI VTV6 ................................................... 86
TIỂU KẾT ................................................................................................ 95
CHƯƠNG III............................................................................................ 97
4

Trịnh Thị Thu Nga
K9

Lớp cao học Báo chí


Luận văn thạc sĩ Báo chí học


MỘT SỐ KIẾN NGHỊ XUNG QUANH VIỆC NÂNG CAO TÍNH ĐỊNH
HƯỚNG, GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN KÊNH TRUYỀN HÌNH DÀNH
CHO GIỚI TRẺ........................................................................................ 97
I. GIẢI PHÁP CHO NỘI DUNG ..................................................... 100
II. GIẢI PHÁP VỀ HÌNH THỨC TÁC PHẨM ................................. 102
III. VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ........................................................ 103
TIỂU KẾT .............................................................................................. 107
KẾT LUẬN ............................................................................................ 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 110
PHỤ LỤC ............................................................................................... 113

5

Trịnh Thị Thu Nga
K9

Lớp cao học Báo chí


Luận văn thạc sĩ Báo chí học

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn xin cam đoan những nội dung nghiên cứu và
trình bày trong luận văn Thạc sĩ này là kết quả từ quá trình làm việc
nghiêm túc của chúng tôi. Nội dung luận văn không sao chép và hoàn
toàn đúng sự thật, chưa được công bố trên bất cứ công trình nghiên cứu
nào.
Chúng tôi xin hoàn toàn đảm bảo và chịu trách nhiệm về lời cam
đoan trên.


6

Trịnh Thị Thu Nga
K9

Lớp cao học Báo chí


Luận văn thạc sĩ Báo chí học

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn tác giả đã nhận
được rất nhiều sự tư vấn, giúp đỡ từ các cá nhân, tổ chức. Tác giả chân trọng
cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Báo chí truyền thông – trường Đại học
KHXH &NV, bạn đồng môn lớp cao học K9, các đồng chí cán bộ đoàn ở một
số trường Đại học và cao đẳng và bạn bè ở các vùng miền mà tác giả tiến
hành khảo sát (Nghệ An, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc), các đồng
nghiệp tại cơ quan đang công tác. Xin trân trọng cảm ơn các anh chị trong
Ban biên tập VTV6 đã nhiệt tình cung cấp các số liệu, văn bản liên quan đến
đề tài chúng tôi nghiên cứu. Tác giả xin đặc biệt cảm ơn Tiến sĩ Đậu Ngọc
Đản – Người hướng dẫn - đã động viên, khích lệ và chỉ dẫn tác giả trong suốt
quá trình triển khai thực hiện.
Xin trân trọng cảm ơn!

7

Trịnh Thị Thu Nga
K9

Lớp cao học Báo chí



Luận văn thạc sĩ Báo chí học

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu viết
tắt

Chữ viết hoàn chỉnh
Tiếng nước

Tiếng Việt

ngoài
1.

VTV

Viêt Nam

Truyền hình Việt

television

Nam

2.


BCH

Ban chấp hành

3.

T.Ư

Trung ương

4.

NQ

Nghị quyết

5.

NXB

Nhà xuất bản

6.

tr

Trang

7.


KHXH & NV

Khoa học xã hội và
Nhân văn

8.

TNCS

Thanh niên cộng
sản

9.

THVN

Truyền hình Việt
Nam

10.

HN

Hà Nội

8

Trịnh Thị Thu Nga
K9


Lớp cao học Báo chí


Luận văn thạc sĩ Báo chí học

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đài truyền hình Việt Nam ngay từ khi ra đời đã sớm khẳng định vai
trò không thể thiếu trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí và phục vụ
nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của quốc gia. Ba mươi tám năm
kể từ ngày phát sóng đầu tiên, Đài truyền hình Việt Nam đã xây dựng và phát
triển trên nhiều phương diện: Số lượng chương trình ngày càng đa dạng,
phong phú; các thể loại tác phẩm truyền hình ngày một sinh động, hấp dẫn;
đội ngũ phóng viên – biên tập viên – kỹ thuật viên được đào tạo chuyên
nghiệp… Đến nay, các chương trình truyền hình đã và đang dần dần có xu
hướng chuyên sâu vào từng nhóm công chúng đối tượng trong xã hội nhằm
đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu xã hội về thông tin như: chương trình dành cho
phụ nữ, chương trình dành cho nông dân, chương trình dành cho người cao
tuổi … Tuy nhiên, đó chỉ là các chương trình đơn lẻ nằm trong kênh tổng hợp
dành cho đa đối tượng.
Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có dân số trẻ, lực lượng
thanh thiếu niên chiếm khá đông trong tỉ lệ dân số toàn quốc (khoảng 60%
dân số). Đây là nhóm công chúng có nhu cầu rất lớn đối với các thông tin
trên truyền hình và họ đang tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của ngành
truyền hình. Thực tế cho thấy, nhu cầu thông tin của giới trẻ hiện nay đã rất
khác biệt cả về cách thức và nội dung tiếp nhận so với vài năm trước. Trong
khi đó, kênh truyền hình dành riêng cho thanh – thiếu niên vẫn đang trong
giai đoạn thử nghiệm, các thông tin mà đông đảo công chúng trẻ thường
xuyên tiếp nhận vẫn nằm dàn trải trong các kênh VTV1, VTV2, VTV3,

VTV4, VTV5, HTV và các kênh truyền hình cáp, trong đó VTV3 tập trung
9

Trịnh Thị Thu Nga
K9

Lớp cao học Báo chí


Luận văn thạc sĩ Báo chí học

nhiều chương trình dành cho giới trẻ hơn cả. Song, không phải tất cả các
chương trình, các thông tin của VTV3 đều cuốn hút người xem trẻ tuổi đặc
biệt là các chương trình mang tính chính luận cao. (Những vấn đề mang tính
chính trị và giáo dục khá khô khan mà Đài phải tìm cách mày mò thể hiện sao
cho hấp dẫn giới trẻ quan tâm theo dõi). Vấn đề đặt ra với truyền hình: làm
thế nào để định hướng và giáo dục cho giới trẻ mà họ sẵn sàng tiếp nhận,
thậm chí hào hứng tiếp nhận nhất là các chương trình nhằm giáo dục về luật
pháp, giáo dục về tư tưởng, truyền tải thông tin thời sự ...
Theo quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta, độ tuổi thanh thiếu
niên là lực lượng cần được quan tâm đặc biệt về mọi mặt, đặc biệt là việc đáp
ứng các nhu cầu tinh thần lành mạnh và giáo dục nghiêm túc về tư tưởng,
hành động. Thông tin từ kênh báo chí có sức mạnh to lớn giúp Đảng và Nhà
nước thực hiện chính sách này. Xin đơn cử một ví dụ thể hiện sự ảnh hưởng
của thông tin trên truyền hình đến giới trẻ mạnh mẽ như thế nào: Chúng ta dễ
dàng bắt gặp những kiểu tóc theo phong cách Hàn Quốc, lối ăn mặc theo kiểu
Hip pop … được sao gần như y bản từ các bộ phim, chương trình phát sóng
trên truyền hình. Giới trẻ đặc biệt thích thú với các phong cách, những
chương trình sôi động, hấp dẫn trên truyền hình và họ hấp thụ nó rất nhanh
chóng. Do vậy, yêu cầu bức thiết đặt ra là phải phát triển các chương trình

truyền hình dành cho giới trẻ theo hướng chuyên sâu hơn về chất lượng thông
tin và các hình thức thông tin. Giải pháp ở đây là cần phải phát triển kênh
truyền hình dành cho giới trẻ. Trên thế giới, nhiều quốc gia đã có kênh truyền
hình dành cho giới trẻ và nó trở thành một kênh cho họ tiếp cận, tìm kiếm
thông tin, giải trí, học tập, tâm tình, kiểm tra kiến thức... như truyền hình ở
các nước Anh, Pháp, Mỹ, Đức… Ví dụ: Truyền hình Đức có kênh Nicht nach
acht. Toggo. Kixka trong đó tất cả các vấn đề của giới trẻ từ những điều nhỏ
10

Trịnh Thị Thu Nga
K9

Lớp cao học Báo chí


Luận văn thạc sĩ Báo chí học

nhất đều được phản ánh, đặc biệt là họ đề cập rất thẳng thắn đến việc giáo dục
về giới tính cho giới trẻ trong khi đây là điều mà truyền hình Việt Nam vẫn
còn dè dặt khi thông tin.
Trước yêu cầu bức thiết của thời đại, khi có quá nhiều các vấn đề
đang va chạm đến giới trẻ khiến họ thường bị động hoặc ngỡ ngàng để tìm
cách ứng xử, Đài Truyền hình Việt Nam đã quyết định xây dựng kênh VTV6
dành cho thanh thiếu niên để tâm tình, định hướng, gợi mở thông tin cho họ.
Đây là sự thay đổi trong kế hoạch 2006 – 2010 của Đài về việc dự kiến phát
triển các kênh mới, trong đó kênh VTV6 sẽ là kênh truyền tải các thông tin về
thể thao. Điều đó cho thấy, Đài đã nhận định sự cần thiết phải có một kênh
truyền hình dành cho giới trẻ. Kênh truyền hình VTV6 không chỉ là kênh
thông tin, giải trí còn là kênh định hướng giáo dục cho giới trẻ trước tình hình
phát triển nhanh chóng và đa dạng của đời sống xã hội. Tuy nhiên, kênh

truyền hình cho thanh thiếu niên khó có thể chiếm lĩnh công chúng khán giả
ngay so với các kênh truyền hình khác (đặc biệt là VTV3), sẽ phải mất một
khoảng thời gian nhất định để kênh tạo lập niềm tin và thu hút sự quan tâm
theo dõi của công chúng trẻ. Việc nghiên cứu các vấn đề mang tính lý luận và
tổng hợp những khía cạnh liên quan đến thực tiễn triển khai đối với kênh
truyền hình của thanh thiếu niên là điều hết sức cần thiết. Từ những lý do
trên, tác giả luận văn chọn đề tài: Đài Truyền hình Việt Nam với việc định
hướng phát triển kiến thức cho giới trẻ hiện nay với hy vọng làm sáng tỏ
tính tất yếu của sự định hướng và giáo dục giới trẻ thông qua truyền hình,
đồng thời chỉ rõ tính tất yếu phải phát triển các chương trình truyền hình cho
giới trẻ. Thông qua đó, chúng tôi mạnh dạn đề xuất các kiến nghị nhằm nâng
cao chất lượng thông tin và hình thức thông tin cũng như cách thể hiện kênh

11

Trịnh Thị Thu Nga
K9

Lớp cao học Báo chí


Luận văn thạc sĩ Báo chí học

truyền hình này để phát huy tốt nhất vai trò định hướng và giáo dục giới trẻ
của truyền hình Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Xây dựng các kênh truyền hình chuyên biệt dành cho các nhóm công
chúng xã hội đặc biệt không phải là đề tài mới được đưa ra bàn luận trong quá
trình định hướng phát triển của Đài truyền hình Việt Nam. Hơn nữa, khi xây
dựng kênh truyền hình mới, tính định hướng và giáo dục sẽ được triển khai ra

sao qua từng tác phẩm truyền hình? Đó là vấn đề mà các nhà nghiên cứu,
những người làm truyền hình vẫn đang tiếp tục tổng kết và điều chỉnh.
Tóm lại, việc xây dựng và phát triển kênh truyền hình dành cho giới
trẻ đang là chủ đề còn nhiều mới mẻ trong lý luận và thực tiễn đối với nền báo
chí nước ta. Do đó, đề tài “Đài Truyền hình Việt Nam với việc định hướng
phát triển kiến thức cho giới trẻ hiện nay” có thể coi là công trình nghiên
cứu cơ bản, hệ thống đầu tiên về lĩnh vực đang bàn tới. Vì vậy, trong quá
trình nghiên cứu, tác giả luận văn ít có cơ hội kế thừa những tiền đề lý luận
cũng như hệ thống tư tưởng của người đi trước.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Giới trẻ là nhóm công chúng có tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo chí hết
sức đặc biệt trên nhiều phương diện như nhu cầu, điều kiện, cách thức …
Giới trẻ cũng là nhóm công chúng đa thành phần, đa thị hiếu cho nên để thoả
mãn đầy đủ nhu cầu thông tin cho công chúng trẻ không hề đơn giản. Chúng
tôi thực hiện phát phiếu điều tra nghiên cứu và đưa ra những kết luận về tâm
lý tiếp nhận, tổng kết những kết quả truyền hình đã làm được. Đây có thể coi
như một bảng tổng hợp ý kiến của khán giả trẻ về các chương trình truyền
12

Trịnh Thị Thu Nga
K9

Lớp cao học Báo chí


Luận văn thạc sĩ Báo chí học

hình dành cho giới trẻ trên sóng VTV1, VTV2, VTV3, VTV6. Người làm
truyền hình có thể tham khảo kết quả thu thập được trong luận văn để tìm
cách đáp ứng hợp lý nhu cầu của công chúng trẻ, đồng thời cũng là thông tin

khá quan trọng với các bậc phụ huynh cũng như các trường học về sự phối
hợp giáo dục thế hệ trẻ.
Luận văn là tài liệu cơ bản, hệ thống đầu tiên về việc xây dựng và phát
triển kênh truyền hình dành cho giới trẻ giúp các nhà quản lý nhìn nhận một
cách khách quan về truyền hình dành cho giới trẻ, sớm phát huy những tích
cực và hạn chế các vấn đề tồn tại khi triển khai tổ chức thực hiện.
Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho các sinh viên khoa báo chí,
ngành truyền hình và những ai quan tâm đến vấn đề này…
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu tính tất yếu khách quan của sự định hướng và
giáo dục trên truyền hình, từ đó chứng minh sự cần thiết phải xây dựng và
phát triển kênh truyền hình dành cho giới trẻ. Bên cạnh đó, luận văn cũng chỉ
ra những thay đổi về tâm lý tiếp nhận, cách thức tiếp nhận, nhu cầu tiếp nhận
của giới trẻ hiện đại và liên hệ nó với tính định hướng và giáo dục trên truyền
hình hiện tại và trong tương lai gần.
Ngoài ra, luận văn tìm kiếm và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả
tác động của truyền hình Việt Nam tới giới trẻ – nhóm công chúng đông đảo
của truyền hình Việt Nam. Thông qua việc đá ứng tốt các nhu cầu xem truyền
hình của giới trẻ, nhà đài sẽ triển khai tốt nhất yếu tố định hướng và giáo dục
cho thanh thiếu niên.
Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:

13

Trịnh Thị Thu Nga
K9

Lớp cao học Báo chí



Luận văn thạc sĩ Báo chí học

+ Nghiên cứu các chương trình truyền hình dành cho giới trẻ trên các
kênh VTV1, VTV2, VTV3.
+ Phân tích tính chất, mục tiêu định hướng và giáo dục giới trẻ thông
qua trưyền hình.
+ Khảo sát thông qua việc phát phiếu điều tra xã hội học về nhu cầu
tiếp nhận thông tin trên kênh truyền hình của giới trẻ và tiến hành phân tích,
đánh giá, rút ra nhận định về khả năng đáp ứng của Đài truyền hình Việt
Nam.
+ Tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu
của giới trẻ đối với các thông tin trên sóng Đài truyền hình Việt Nam, thông
qua đó nâng cao tính định hướng và giáo dục.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài hướng tới sự giáo dục và định hướng cho giới trẻ trên truyền
hình cho nên đối tượng nghiên cứu của luận văn là thanh thiếu niên Việt Nam
và các chương trình truyền hình dành cho thanh thiếu niên trên VTV1, VTV2,
VTV3, đặc biệt là VTV6.
Truyền hình với việc định hướng và giáo dục cho giới trẻ đang đặt ra
rất nhiều khía cạnh như: định hướng cần phải hiểu theo cách nào cho phù hợp
với giới trẻ: dạy dỗ hay gợi mở, cùng bàn bạc với giới trẻ rồi làm trọng tài kết
luận…; định hướng về những nội dung gì, định hướng có làm cho tác phẩm
mất đi sự trẻ trung, sôi động của các chương trình dành cho giới trẻ không? …
Trong khuôn khổ của một luận văn Thạc sỹ chúng tôi khó có thể
nghiên cứu tất cả các khía cạnh của việc định hướng trên truyền hình hiện
nay. Do vậy, chúng tôi chỉ nêu ra những lý luận chung nhất về định hướng và
giáo dục cho giới trẻ trên truyền hình; thực tiễn nhu cầu tiếp nhận của công
14

Trịnh Thị Thu Nga

K9

Lớp cao học Báo chí


Luận văn thạc sĩ Báo chí học

chúng trẻ và những tác động của điều kiện tiếp nhận đến họ. Chúng tôi hướng
nghiên cứu vào đối tượng công chúng trẻ (từ 10 đến 35 tuổi) và các chương
trình truyền hình dành cho họ, đặc biệt là kênh truyền hình VTV6 mới ra mắt,
trong đó độ tuổi thanh thiếu niên là nhóm công chúng mà chúng tôi quan tâm
nghiên cứu nhiều nhất. Sau khi nghiên cứu và khảo sát, Luận văn sẽ làm rõ
các nội dung như: tính tất yếu của sự định hướng, vai trò của truyền hình với
việc định hướng và giáo dục đối với giới trẻ; đồng thời nêu ra những vấn đề
bức thiết liên quan đến kênh truyền hình dành cho giới trẻ – một kênh đặc biệt
của nhà đài nhằm giáo dục và dịnh hướng cho thanh thiếu niên Việt Nam.

6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Dựa vào quan điểm của đảng, nhà nước về báo chí
nói chung, về truyền hình nói riêng để rút ra những nhận định về nguyên tắc,
môi trường cũng như đặc điểm hoạt động sáng tạo tác phẩm truyền hình. Cụ
thể là, chúng tôi tiến hành nghiên cứu văn kiện và các tổng kết của Đảng về
các lĩnh vực của báo chí nước ta, cùng với đó là xem xét các điều luật của báo
chí do nhà nước ban hành để đánh giá và nhận định về thực hiễn hoạt động
định hướng cho công chúng trên truyền hình. Ngoài ra, tác giả luận văn còn
tìm kiếm các văn bản của T.Ư Đoàn, các văn bản Đảng và Nhà nước chỉ đạo
thanh niên.
Phương pháp công cụ:
+ Phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở tổng hợp các dữ liệu, các quan điểm
và những lý luận về hoạt động sản xuất và vai trò định hướng đối với công

chúng của truyền hình, tác giả tiến hành phân tích để rút ra những nhận định

15

Trịnh Thị Thu Nga
K9

Lớp cao học Báo chí


Luận văn thạc sĩ Báo chí học

khách quan về thực tiễn định hướng và giáo dục cho giới trẻ Việt Nam trên
truyền hình.
+ So sánh: Trên cơ sở những dữ liệu thu nhận được từ quá trình phân
tích và tổng hợp, tác giả tiến hành so sánh các số liệu vê nhu cầu tiếp nhận,
đặc điểm về tâm lý tiếp nhận và điều kiện tiếp nhận của công chúng để làm rõ
tính tất yếu phải cho ra đời kênh truyền hình dành cho thanh thiếu niên. Sự ra
đời của kênh truyền hình này là biểu hiện của sự định hướng trong việc cung
cấp thông tin, giáo dục giới trẻ nhiều mặt thông qua truyền hình. Từ đó, nâng
cao chất lượng phục vụ của truyền hình trong đời sống xã hội. Ngoài ra, trên
cơ sở kết quả của sự so sánh chứng minh vai trò, vị trí của truyền hình đối với
việc giáo dục thế hệ trẻ.
+ Phương pháp điều tra xã hội học: Tác giả phát phiếu điều tra (phỏng
vấn ankét) để phỏng vấn các quan điểm, nhu cầu xem truyền hình và nhận
định của họ về tính định hướng và giáo dục trên truyền hình với giới trẻ.
Ngoài ra, tác giả cũng thực hiện một số cuộc phỏng vấn sâu với các cán bộ
lãnh đạo truyền hình về việc đáp ứng nhu cầu thông tin, nhiệm vụ định hướng
và giáo dục của truyền hình đối với thanh thiếu niên hiện nay, về những mục
tiêu cho tương lai của nhà đài với thế hệ trẻ. Đâylà phương pháp chủ đạo

trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Các phương pháp trên được kết hợp hài hoà và đan xen trong trong
từng phần nội dung luận văn.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm có ba chương
như sau:
Chương I: Truyền hình và nhu cầu thông tin của xã hội
16

Trịnh Thị Thu Nga
K9

Lớp cao học Báo chí


Luận văn thạc sĩ Báo chí học

Chương II: Thực tiễn đáp ứng nhu cầu thông tin và định hướng giáo dục cho
giới trẻ của Đài truyền hình Việt Nam
Chương III: Một số kiến nghị xung quanh việc xây dựng và phát triển kênh
truyền hình dành cho giới trẻ – kênh giáo dục và định hướng cho giới trẻ.

NỘI DUNG
CHƯƠNG I
TRUYỀN HÌNH VÀ NHU CẦU THÔNG TIN CỦA XÃ HỘI
Báo chí là kênh đáp ứng nhu cầu thông tin tuyệt hảo của con người về
đời sống. Các thông tin về chính trị – xã hội – kinh tế – văn hoá trên toàn cầu
đều được báo chí phản ánh. Báo chí trở thành người bạn thân thiết với con
người trong nhiều lĩnh vực: cung cấp thông tin, chia sẻ thông tin và tình cảm,
17


Trịnh Thị Thu Nga
K9

Lớp cao học Báo chí


Luận văn thạc sĩ Báo chí học

chia sẻ kinh nghiệm, gợi mở hay định hướng về các vấn đề trong cuộc sống...
Đến nay, có thể khẳng định rằng, xã hội hiện đại không thể thiếu báo chí.
Báo in là thành viên đầu tiên trong “gia đình” các loại hình báo chí, nó
đã tạo ra bước phát triển mạnh mẽ về ý thức tiếp nhận thông tin trên báo. Sau
báo in, phát thanh đã ra đời. Phát thanh, với sự lan toả của sóng điện từ và hệ
thống truyền thanh, đã nhanh chóng chiếm được cảm tình từ phía công chúng
nhờ sự sinh động của âm thanh và khả năng phủ sóng rộng rãi. Song, nhu cầu
của con người luôn thay đổi, phát triển rất đa dạng cho nên truyền hình đã xuấ
hiện. Mặc dù sinh sau đẻ muộn nhưng truyền hình nhanh chóng bộc lộ những
ưu thế vượt trội về khả năng thoả mãn thông tin cho công chúng và nó chiếm
vị trí số 1 trong suốt thế kỷ XX. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, kỹ
thuật truyền hình ngày càng hoàn thiện vai trò truyền thông của nó. Truyền
hình đã thể hiện sức mạnh to lớn trong việc tác động vào tâm lý tiếp nhận của
công chúng và thổi phồng nhanh chóng quả cầu thông tin. Dư luận xã hội trở
thành những làn sóng xuyên lục địa đi khắp thể giới theo “bước chân” của
truyền hình.
I.

Sức mạnh của thông tin truyền hình
1. Truyền hình
1.1 Khái niệm


Truyền hình là phương tiện truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin
bằng hình ảnh và âm thanh truyền thông truyền hình.
Trong đó: hình ảnh động và âm thanh là hai yếu tố cấu thành ngôn ngữ
truyền hình và yếu tố hình ảnh được nhấn mạnh và là thành phần chủ đạo.
18

Trịnh Thị Thu Nga
K9

Lớp cao học Báo chí


Luận văn thạc sĩ Báo chí học

Hình ảnh là chất liệu cơ bản của truyền hình. Nó góp phần giúp công
chúng nhận thức thực tiễn xung quanh một cách khoa học và hiện thực hơn.
Hình ảnh chủ yếu và đặc trưng trong truyền hình là hình ảnh động về hiện
thực cuộc sống nhằm tái tạo một cách khách quan sự kiện theo những gì nó
diễn ra. Ngoài ra, truyền hình còn sử dụng các loại hình ảnh tĩnh như ảnh tư
liệu, mô hình, sơ đồ, chữ in,.... Đây là lợi thế vượt trội của truyền hình vì nó là
những điều “mắt thấy tai nghe”, yếu tố đặc biệt tác động vào niềm tin của con
người. Con người tiếp nhận thông tin qua thính giác chỉ đạt 11% lượng thông
tin nói ra, qua thị giác có thể đạt được 83% còn nếu vừa tiếp nhận bằng thị
giác vừa bằng thính giác thì có thể đạt tới 94% lượng thông tin phát ra. Nếu
so sánh với các loại truyền thông đại chúng khác, truyền hình sử dụng tổng
hợp tất cả các loại thông tin có trong báo, phát thanh, phim ảnh... và nó đang
chiếm ưu thế vượt trội về khả năng thu hút công chúng.
Âm thanh trong truyền hình bao gồm: lời nói của con người, âm nhạc
(có lời và không lời), tiếng động... Trong các chương trình dàn dựng có hậu

kỳ, người ta có thể tạo ra các âm thanh, tiếng động nhân tạo để mang lại hiệu
quả thể hiện cao hơn.
Truyền hình ra đời đã nhanh chóng chiếm lĩnh số lượng công chúng hơn hẳn
các loại hình báo chí khác (báo in, phát thanh) vì nó khắc phục được những
nhược điểm mà các loại hình báo chí có trước còn tồn tại. Công chúng được
mắt thấy, tai nghe những gì xảy ra từ một nơi nào đó trên trái đất mà không
phải lặn lội đi đến đó. Chính nhờ vậy, truyền hình đã trở thành loại hình thông
tin đại chúng tuyệt hảo đối với công chúng trong thế kỷ XX. Giới truyền
thông gọi thế kỷ XX là thế kỷ của truyền hình.

19

Trịnh Thị Thu Nga
K9

Lớp cao học Báo chí


Luận văn thạc sĩ Báo chí học

1.2 Lịch sử
Truyền hình xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ XX (năm 1923 kỹ sư người
Scotland, ông J. Bert đã phát minh là một chiếc máy có khả năng hiện hình
ảnh nhận từ tín hiệu điện từ, sau này ta gọi là vô tuyến truyền hình hay tivi),
nó phát triển nhanh chóng nhờ ứng dụng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và
công nghệ. Từ khoảng năm 1932, đài BBC của Anh bắt đầu phát các chương
trình truyền hình thường kỳ với cách thức thể hiện và các phương tiện kỹ
thuật thô sơ, đến nay truyền hình đã phát triển nhanh chóng về cả nội dung lẫn
hình thức truyền tải thông tin. Mạng lưới truyền hình đã và đang được mở
rộng nhờ sự tiến bộ của khoa học – công nghệ.

Hiện trên thế giới có các loại truyền hình sau:
­ Truyền hình quảng bá: được phát sóng lên không trung chỉ cần có máy
thu hình (tivi) và ăng ten là xem được. Ở Việt Nam, truyền hình quảng
bá đồng nghĩa với truyền hình annalog.
­ Truyền hình kỹ thuật số: ứng dụng kỹ thuật số vào việc thu, phát truyền
hình.
­ Truyền hình trực tuyến: truyền hình thu và phát trực tiếp thông qua
mạng truyền Ineternet và được xem qua các trang web có liên kết với
kênh truyền hình.
­ Truyền hình công nghệ độ phân giải cao: là dịch vụ truyền hình có độ
phân giải cao (High Definition TV – full HD) với độ phân giải cao nhất
tính đến thời điểm 2008 là 1.920 x 1.080 pixel đã được một số kênh
truyền hình trên thế giới phát song song. Tại Việt Nam, truyền hình
công nghệ độ phân giải cao được đưa vào thử nghiệm ở Trung tâm
truyền hình Cáp TP Hồ Chí Minh (HTVC) từ tháng 8 năm 2008. Chuẩn
20

Trịnh Thị Thu Nga
K9

Lớp cao học Báo chí


Luận văn thạc sĩ Báo chí học

phát dịch vụ này thường là Full HD 1080i với tỉ lệ khuôn hình 16:9 và
tín hiệu âm thanh 5.1 thường dùng trong rạp hát.
Về mặt nội dung thông tin: thời gian đầu, truyền hình được sử dụng
như một phương tiện giải trí và thông tin ít ỏi về các vấn đề chính sự, kinh tế
dần dần nó thể hiện vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho đời

sống xã hội. Ngày nay, truyền hình cũng như các loại hình báo chí khác đã và
đang tham gia tích cực vào quá trình giám sát xã hội, định hướng dư luận giáo
dục nhân dân, thậm chí truyền hình còn trở thành công cụ hữu hiệu cho các tổ
chức, đảng phái và các cá nhân quảng bá về sức mạnh và tranh thủ sự ủng hộ
của quần chúng…
Nhận thức được vai trò của truyền hình, tất cả các quốc gia trên thế
giới đều quan tâm, đầu tư phát triển truyền hình. Hệ thống truyền hình được
phát triển rộng rãi bao gồm cả truyền hình quốc gia và truyền hình tư nhân ở
các nước trên thế giới, riêng Việt Nam chỉ có truyền hình quốc gia.
Truyền hình Việt Nam được hình thành và phát triển gắn liền với các
biến động của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Vào quý I năm 1967, lãnh
đạo đài Đài Tiếng nói Việt Nam đã sang thăm và ký kết với viện phát thanh
truyền hình Cu Ba (ICRT) một hiệp định song phương, trong đó Cu Ba nhận
giúp Việt Nam đào tạo cán bộ làm truyền hình. Khi trở về nước, lãnh đạo Đài
Tiếng nói đã nhanh chóng lựa chọn 16 cán bộ từ các trung tâm âm thanh và
các đài phát sóng để tập huấn lý thuyết về truyền hình. Đến tháng 4 năm
1968, đoàn cán bộ lên đường sang Cu Ba học và thực tập. Sau 18 tháng học
và thực tập tại Đài truyền hình trung ương Cu Ba các cán bộ truyền hình đầu
tiên này đã trở về nước và nỗ lực xây dựng những thiết bị ban đầu cho ngành
truyền hình. Tháng 9 năm 1970, chương trình truyền hình đầu tiên để ra mắt
Đài truyền hình Việt Nam gồm 15 phút thời sự và 30 phút ca nhạc đã thành
21

Trịnh Thị Thu Nga
K9

Lớp cao học Báo chí


Luận văn thạc sĩ Báo chí học


công. Những gương mặt đầu tiên xuất hiện trên sóng truyền hình là phát thanh
viên Lan Hương, Nguyễn Thơ, cùng các ca sĩ nổi tiếng như: Thanh Huyền,
Bích Liên, Thuý Hà, Kiều Hưng … Đúng 30 tết âm lịch năm 1971, Đài tổng
diễn tập lần cuối và chương trình được phát sóng vào đêm giao thừa cho công
chúng thủ đô và các vùng lân cận theo dõi. Sau đó Đài Truyền hình Việt Nam
(viết tắt là VTV) chính thức phát sóng có định kỳ: lúc đầu phát 3 buổi/tuần,
sau tăng lên 4 buổi, năm buổi. Đến nay, các chương trình truyền hình đã toả
rộng trên cả nước và truyền hình ảnh đi khắp thế giới.
Đài truyền hình Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ với các kênh VTV1,
VTV2, VTV3, VTV4, VTV5, VTV6, VTV9 và các kênh truyền hình Cáp
cũng như hệ thống đài phát thanh – truyền hình địa phương. Truyền hình đã
trở thành một phần thiết yếu không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của
người dân Việt. Để đáp ứng được nhu cầu thông tin và sánh kịp ngành truyền
hình trên thế giới, Đài truyền hình Việt Nam đang từng bước cải tiến nội dung
các chương trình, mở rộng thêm các kênh và ứng dụng nhanh chóng thành tựu
khoa học công nghệ vào sản xuất truyền hình.
Xã hội hoá truyền hình và tiến tới đáp ứng nhu cầu của từng nhóm công
chúng lớn là một trong những hướng phát triển của nhà Đài (đây cũng là mục
tiêu của rất nhiều các đài truyền hình trên thế giới). Với sự hỗ trợ của Internet,
Đài truyền hình đã nhanh chóng truyền các chương trình qua mạng giúp công
chúng có thể xem truyền hình bất kỳ khi nào họ muốn. Chắc chắn, với mục
tiêu xã hội hoá truyền hình và sự kết hợp mạnh dạn các tiến bộ khoa học công
nghệ, truyền hình Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ XI.

22

Trịnh Thị Thu Nga
K9


Lớp cao học Báo chí


Luận văn thạc sĩ Báo chí học

2. Truyền hình với việc đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội
Con người từ khi sinh ra luôn có mong muốn nắm bắt và nhận thức thế
giới xung quanh. Báo chí ra đời và phát triển do nhu cầu khách quan của xã
hội về thông tin và giao tiếp.
Với các loại hình báo chí như: Báo in, phát thanh, truyền hình và báo
mạng nhân loại thực sự đang sở hữu các phương tiện giúp nâng cao nhận thức
một cách hiệu quả. Khi các loại hình báo chí hình thành và phát triển phong
phú, chính nó đang tạo ra sự cạnh tranh lẫn nhau về công chúng. Công chúng
vừa là nguồn nuôi dưỡng báo chí phát triển (cả về vật chất lẫn đề tài), vừa là
thành phần đánh giá, thẩm định và loại trừ báo chí. Thực tế đã chứng minh,
hiện nay công chúng truyền hình chiếm số đông so với các loại hình báo chí
khác. Đồng nghĩa với việc đó là nhà đài, nếu muốn chiếm lĩnh số công chúng
này và nhân rộng hơn nữa khán giả, truyền hình sẽ phải quan tâm thường
xuyên hơn đến nhu cầu tiếp nhận, điều kiện tiếp nhận của khán giả.
Khó có thể hình dung hết được đức mạnh của truyền hình đối với xã
hội. Hiệu quả trực tiếp mà truyền hình tạo ra là dư luận xã hội, nó tạo thành
sức mạnh tinh thần và vật chất trong đời sống. Dư luận xã hội là thái độ phản
ứng của đời sống xã hội đối với các sự kiện, hiện tượng, các nhân vật có ảnh
hưởng đối với tất cả những gì đang làm nên lịch sử hiện thời. Tính chất của
dư luận xã hội phụ thuộc vào tính chất các sự kiện, vấn đề, của những quan
điểm, hành động của nhân vật trong xã hội trong trường hợp thông tin phản
ánh đúng đắn chính xác. Dư luận xã hội có mang tính chất khách quan hay
không còn phản ánh trung thực những sự kiện, hiện tượng, những vấn đề đó
hay không là nhờ vào sự chân thực khách quan của các thông tin mà báo chí
trong đó có truyền hình đăng tải. Truyền hình có khả năng tạo dựng dư luận

xã hội nhanh hơn cả vì nó tác động ngay tới niềm tin của công chúng vào các
23

Trịnh Thị Thu Nga
K9

Lớp cao học Báo chí


Luận văn thạc sĩ Báo chí học

thông tin mà họ nhìn thấy. Khi chiếm lĩnh được niềm tin, truyền hình sẽ dễ
dàng lay động tình cảm, hành động của các cá nhân và kích thích hiệu ứng lây
lan về tình cảm. Bởi vậy, chúng ta thấy những phản ứng của xã hội đối với
thông tin trên truyền hình khá rõ ràng: ví dụ tác phẩm phản ánh một bảo mẫu
ở trường Mầm non tư thục đánh đập, hành hạ các bé một cách tàn nhẫn.
Những hình ảnh đó đã tác động đến tình cảm của công chúng truyền hình và
nó nhanh chóng tạo ra một làn sóng dư luận xã hội về vấn đề này. Các cơ
quan chức năng phải nhập cuộc ngay để thanh lọc các trường tư thục kém
chất lượng. Các bậc phụ huynh có cơ hội nhìn nhận sự thật về nơi mình gửi
gắm con cái và đề cao cảnh giác. (Thực tế, cho đến khi tác phẩm được phát
sóng, chính cha mẹ các bé cũng không hề biết về sự việc này). Nhờ có những
hình ảnh thật được phát sóng như một minh chứng rõ ràng, nhờ đó quyền lợi
của các bé được đảm bảo hơn khi đến lớp. Đây là tác phẩm tiêu biểu, minh
chứng cho sức mạnh của truyền hình và vai trò quan trọng của truyền hình với
nhận thức của công chúng.
Công chúng nhận định: phát thanh đưa tin, truyền hình minh hoạ và
báo in bình luận, hiện nay báo mạng đang thể hiện sự tích hợp đa phương tiện
để thể hiện các chức năng của những loại hình báo chí khác. Truyền hình đã
và đang nỗ lực đáp ứng nhu cầu của xã hội một cách tốt nhất. Công chúng

không chỉ xem truyền hình để thoả mãn nhu cầu biết, hiểu thông tin mà còn
xem truyền hình nhằm giải trí, học tập và nghiên cứu. Có thể nhận thấy, nhiều
chương trình truyền hình hiện nay có tính thực tế cao như: Sức sống mới phát
vào 11 giờ trưa các ngày trong tuần dạy cho công chúng cách chế biến món
ăn ngon, cách chăm sóc sắc đẹp cho chị em phụ nữ, cách bài trí nhà đẹp; Sức
khoẻ cho mọi người phát sóng vào 6 giờ 30 sáng thứ tư và thứ sáu trên kênh
VTV2… Khi công chúng có niềm tin vào các thông tin trên truyền hình, nó sẽ
24

Trịnh Thị Thu Nga
K9

Lớp cao học Báo chí


Luận văn thạc sĩ Báo chí học

ít nhiều ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của họ trong đời sống thực
tiễn. Theo nghiên cứu của Thạc sĩ Lê Hồng Phong trong luận văn Thạc sỹ
năm 1999 về “Những tác động tâm lý ảnh hưởng đến việc nâng cao chất
lượng tác phẩm báo chí”: ở Việt Nam, chương trình thu hút nhiều công chúng
nhất là “Chương trình dự báo thời tiết” vì nó liên quan mật thiết đến các hoạt
động của con người trong ngày tiếp theo (ví dụ: họ sẽ mặc gì, đi đâu, sắp xếp
các cuộc hẹn ngoài trời như thế nào?...). Qua nghiên cứu này cho thấy, những
thông tin mang tính định hướng về một vấn đề nào đó rất có ý nghĩa với công
chúng. Công chúng có thể điều chỉnh hành vi của họ cho phù hợp với thực
tiễn nhờ có những nhận định đúng đắn từ truyền hình.
Xác định được điều này, bất kỳ quốc gia nào cũng cố gắng quản lý và
sử dụng truyền hình như một phương tiện hữu hiệu nhằm định hướng, giáo
dục nâng cao kiến thức, kỹ năng nhận thức của nhân dân về tất cả các lĩnh

vực. Việt Nam là một quốc gia không có báo chí tư nhân, các thông tin trên
truyền hình cũng như các loại hình báo chí khác được đảm bảo chặt chẽ về
yêu cầu an toàn chính trị – xã hội. Đảng và nhà nước ta yêu cầu truyền hình
phải luôn coi trọng việc giáo dục và định hướng nhằm nâng cao kiến thức, tư
tưởng, hành động cho công chúng xem truyền hình riêng, toàn thể nhân dân
nói chung thông qua làn sóng dư luận. Như chúng ta đã thấy, tất cả các
chương trình trên truyền hình hiện nay đều mang tính định hướng và giáo dục,
ngay cả các chương trình giải trí cũng không bỏ qua yếu tố này. Ví dụ: Tam
sao thất bản chiếu trên VTV3 vào lúc 11 giờ trưa thứ 7 hàng tuần (từ sự vui
chơi chỉ cho con người ta thấy tính chất lệch lạc của thông tin khi nó được
truyền qua nhiều kênh trung gian); Trò chơi âm nhạc phát sóng lúc 20 giờ thứ
sáu hàng tuần (giải trí và nâng cao kiến thức về âm nhạc – một loại hình nghệ
thuật của nhân loại).
25

Trịnh Thị Thu Nga
K9

Lớp cao học Báo chí


×