Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bai 3 Ti le ban do

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.81 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 4/9/2015. Tuần 3 – Tiết 3. ÔN TẬP BÀI 1 I) Mục tiêu bài học Sau bài học HS đạt được: 1. Kiến thức: - Biết vị trí Trái đất trong hệ Mặt Trời - Biết hình dạng và kích thước trái đất - Trình bày được các khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết qui ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến đông, kinh tuyến tây; nửa cầu bắc, nửa cầu nam, nửa cầu đông nửa cầu tây; vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam; kinh tuyến tây, kinh tuyến đông 2. Kĩ năng: -Xác định được vị trí Trái đất trong hệ mặt trời trên hình vẽ. - Học sinh xác định được các kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến Đông, Tây, vĩ tuyến Bắc, Nam trên quả Địa Cầu 3.Thái độ : Tạo niềm say mê tìm hiểu tự nhiên của hs 4. Định hướng phát triển năng lực : - Năng lực chung: NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, NL tự học - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, sử dụng hình ảnh. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Quả Địa Cầu, Sách giáo khoa - Hình 1,2,3/7 sách giáo khoa (phóng to), Phiếu bài tập 2. Chuẩn bị của học sinh: - Tài liệu, tranh ảnh có liên quan III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. KTBC: (7’) ?Trái Đất nằm ở vị trí thứ mất trong hệ Mặt Trời theo thứ tự xa dần Mặt Trời? Trái Đất có hình dạng và kích thước như thế nào? - Trái Đất ở vị trí thứ 3 trong số 8 hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời -Trái đất có dạng hình cầu. -Kích thước Trái đất rất lớn. - Diện tích tổng cộng là 510 triệu Km2 ?Kinh tuyến là gì? Vĩ tuyến là gì? Xác định kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam -Kinh tuyến : đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu -Vĩ tuyến : vòng tròn vuông góc với kinh tuyến trên bề mặt quả địa cầu -Kinh tuyến gốc: kinh tuyến 00 đi qua đài thiên văn Grin-uýt (Anh). - Vĩ tuyến gốc là đường xích đạo. - Kinh tuyến Đông: những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc. - Kinh tuyến Tây: những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc. - Vĩ tuyến Bắc: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc. - Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 3.Bài mới: Mở đầu: (2’) Trong vũ trụ bao la, Trái Đất tuy rất nhỏ nhưng lại là thiên thể duy nhất trong hệ Mặt trời có sự sống. Từ xưa đến nay con người luôn muốn khám phá những bí ẩn của Trái Đất. Với sự tiến bộ của khoa học và sự nghiên cứu miệt mài của các nhà nghiên cứu một số bí ẩn như hình dạng, kích thước, vị trí … của Trái Đất đã được giải đáp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này cô và các em sẽ vào bài 1. Hoạt động của GV và HS Ghi bảng Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức đã học ở bài 1.Một số kiến thức trọng tâm 1 (14’) bài 1? ( Hoạt động cá nhân) + Bước 1: -Kinh tuyến là gì? đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu - Vĩ tuyến là gì? vòng tròn vuông góc với kinh tuyến trên bề mặt quả địa cầu -Kinh tuyến gốc là gì? kinh tuyến 00 đi qua đài thiên văn Grin-uýt (Anh). -Vĩ tuyến gốc là gì? là đường xích đạo - Kinh tuyến Đông: những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc. - Kinh tuyến Tây: những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc. - Vĩ tuyến Bắc: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc. - Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 1,2 2. Làm bài tập: SGK (15’) (Cá nhân/ cặp) + Bài 1: -Trên quả địa cầu, cứ cách 100 vẽ một kinh tuyến, thì có tất cả 36 kinh tuyến. - Nếu cách 100 vẽ một vĩ tuyến, thì ở nửa cầu Bắc sẽ có 9 vĩ tuyến Bắc, ở nửa cầu Nam sẽ có 9 vĩ tuyến Nam. Đường xích đạo là vĩ tuyến 00 chung cho cả 2 nửa cầu. Vĩ tuyến 900B ở cực Bắc và vĩ tuyến 900N ở cực Nam là 2 điểm cực Bắc và cực Nam + Bài 2:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> -GV: Yêu cầu học sinh vẽ hình tròn, sau đó ghi cực Bắc, cực Nam, đường xích đạo, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam - GV quan sát, đôn đốc HS làm bài - Gọi HS lên bảng - GV nhận xét  ghi điểm IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 1. Tổng kết: ( 3’ ) Đánh dấu (x) vào câu trả lời đúng: 1) Các đường nối liền các đường cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu là: A. Đường kinh tuyến B. Đường vĩ tuyến C. Đường xích đạo D. Cả 3 câu đều sai 2) Vĩ tuyến dài nhất trên Trái Đất là : A. Vĩ tuyến 00 B. Vĩ tuyến 300 C. Vĩ tuyến 600 D. Vĩ tuyến 900 3) Nước ta nằm ở đâu trên quả địa cầu ? A. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông B. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Tây C. Nửa cầu Nam và nửa cầu Đông D. Nửa cầu Nam và nửa cầu Tây 2. Hướng dẫn học tập : ( 2’ ) - Về nhà nắm kiến thức cơ bản bài đã học - Làm bài tập sách giáo khoa - Đọc kĩ trước bài 3 : TỈ LỆ BẢN ĐỒ + Tỉ lệ bản đồ là gì? + Dựa vào tỉ lệ bản đồ ta biết được điều gì? + Cho biết có mấy dạng biểu hiện tỉ lệ b/đồ và nội dung của mỗi dạng? RÚT KINH NGHIỆM ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×