Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

CAU HOI ON TAP KHOA SU DIA KHOI 5 HK 1 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.46 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN KHOA HỌC-LỊCH SỬ-ĐỊA LÍ HOC KÌ 1 LỚP 5. Tên:................ lớp:................. ...... Câu 1: Khi một em bé mới sinh, dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái ? (Cơ quan sinh dục.) Câu 2: HIV không lây qua đường nào? Tiếp xúc thông thường. Câu 3: Vật liệu nào dùng để làm săm lốp ô tô, xe máy? . Cao su. Câu 4: Vật liệu nào sau đây dùng để làm cầu bắc qua sông, làm đường ray tàu hỏa? Thép. Câu 5: Tuổi dậy thì của con gái thường bắt đầu vào khoảng nào? 10 – 15 tuổi. Câu 6: Màu nào dưới đây không phải là màu của xi măng? Xanh Câu 7:Bệnh nào dưới đây có thể bị lây qua cả đường sinh sản và đường máu? a. Sốt xuất huyết. b. Sốt rét. c. Viêm não. d. AIDS. Câu 8: Chất dẻo được làm ra từ vật liệu gì ? a. Than đá. b. Dầu mỏ. c. Cả hai vật liệu trên. Câu 9: Xi măng được làm ra từ những vật liệu gì ? a. Đất sét. b. Đá vôi. c. Đất sét và đá vôi. d. Đất sét, đá vôi và một số chất khác. Câu 10: Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý điều gì ? a. Cần nghỉ ngơi. b. Ăn thức ăn lỏng chứa nhiều chất đạm, vi-ta-min. c. Không ăn mỡ, không uống rượu. d. Thực hiện tất cả các việc trên. Câu 11:Việc làm nào dưới đây chỉ có phụ nữ với làm được ? a. Làm bếp giỏi. b. Chăm sóc con cái. c. mang thai và cho con bú. d. Thêu, may giỏi. Câu 12: Để dệt thành vải may quần, áo, chăn, màn người ta sử dụng vật liệu nào ? a. Tơ sợi. b. Cao su. c. Chất dẻo. Câu 13:Giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn được gọi là giai đoạn gì trong cuộc đời mỗi người ? (Giai đoạn tuổi vị thành niên) Câu 14: Bệnh Viêm gan A lây truyền qua đường nào ? (Đường Tiêu hóa) Câu 15: Nêu tác nhân gây ra bệnh sốt rét ?(Do một loại kí sinh trung sống trong máu người bệnh gây ra. Con vật trung gian truyền bệnh sốt rét là muỗi A-nô-phen) Câu 16: Loại tơ sợi nào có nguồn gốc từ động vật ?( tơ tằm). Câu 17: Tính chất chung của chất dẻo và cao su ?(Cách điện, cách nhiệt) Câu 18: tính chất của đá vôi ? (Không cứng lắm, dưới tác dụng của a-xit đá vôi sủi bọt) II.PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1: ( 2 điểm) Điến từ cho trước dưới đây vào chỗ chấm thích hợp: Trứng, tinh trùng, hợp tử, thụ tinh - Cơ thể chúng ta được hình thành từ sự hết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố. - Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là quá trình thụ tinh. - Trứng được thụ tinh gọi là hợp tử Câu 2: Sắt-nhôm- đồng gọi chung là gì ? (Kim loại) Nhôm có tính chất gì ? Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng nhôm? Nhôm có màu trắng bạc, có ánh kim, có thể kéo thành sợi, dễ dát mỏng, nhôm nhẹ, cách điện, cách nhiệt tốt. Nhôm không bị rỉ nhưng một số a-xít có thể ăn mòn nhôm. Cách bảo quản: Trong khi sử dụng các vật dụng bằng nhôm cần lưu ý không đựng các món ăn có vị chua quá lâu vì sẽ bị a-xít ăn mòn..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 3: Nêu nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết, ta cần làm gì để phòng bệnh sốt xuất huyết ?. Do một loại vi rút gây ra, muỗi là con vật trung gian truyền bệnh, Cách phòng bệnh tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt mỗi, diệt bọ gậy, tránh bị muỗi đốt. Câu 4: Tính chất của xi măng ? Xi măng được làm từ đất sét, đá vôi với 1 số chất khác. Xi măng có màu xám xanh(hoặc nâu đât, trắng). Khi trộn với nước xi măng không tan mà trở nên dẻo rất mau khô, kết thành tảng cứng như đá. Câu 5: Tính chất của cao su ? Cao su tự nhiên được chế biến từ nhựa cây cao su. Cao su nhân tạo được chế biến từ than đá, dầu mỏ. Cao su có tính đàn hồi tốt; ít bị biến dạng khi gặp nóng, lanh; cách điện, cách nhiệt tốt , không tan trong nước và một số chất lỏng khác. ++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++ PHẦN LỊCH SỬ 1. Người chỉ huy cuộc phản công ở kinh thành Huế là: Tôn Thất Thuyết. 2.Đầu xuân 1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở nước ta diễn ra tại: (Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ở đâu?) Hồng Kông 3. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời vào thời gian nào? Ngày 3/2/1930. 4. Nhân vật yêu nước tiêu biểu nhất của Việt Nam đầu thế kỷ XX là: a. Nguyễn Tất Thành. 5. Thành phố nêu cao tấm gương “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” là: b. Hà Nội. 6. Ngày nào dưới đây được chọn là ngày Xô – Viết Nghệ Tĩnh? Ngày 12/9. Câu 7: (2 điểm) - Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gì ? Thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta để nhanh chóng kết thúc chiến tranh -Chiến thắng Việt Bắc thu- đông 1947 có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Pháp ? Ta đánh bại được cuộc tấn công qui mô lớn của địch lê Viết Bắc, phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 8. Hãy nối tên các nhân vật lịch sử ở cột A với các sự kiện lịch sử ở cột B cho đúng. (2 điểm) A B Nguyễn Trường Tộ Phan Bội Châu. Tôn Thất Thuyết Nguyễn Ái Quốc. Phong trào Đông du Mở cuộc phản công ở kinh thành Huế.. Chủ trì Hội Nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đề nghị canh tân đất nước. Câu 9: Sau thất bại ở mùa thu năm 1945 thực dân Pháp quay lại tấn công căn cứ địa việt bắc vào thời gian nào ? (tháng 10 năm 1945) Câu 10: Mùa thu năm 1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng vào ngày tháng năm nào? (Ngày 19/8/1945, được lấy làm ngày Cách mạng Tháng Tám) Câu 11: Trong chiến dịch biên giới Thu Đông 1950 có hình ảnh tiêu biểu nào về tinh thần chiến đấu giành độc lập cho đất nước? (La Văn Cầu) Câu 12: Sau Cách mạng tháng 8, mùa thu năm 1945 nước ta rơi vào hoàn cảnh nào? (Nghìn cân treo sợi tóc- Cùng lúc chống 3 thứ giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm) Câu 12: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào (5/6/1911) Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta vào ngày 1/9/1858 Câu 13 Cuối thế kỉ XIX(19) đầu thế kỉ XX thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác khoáng sản, mở mang đường sá,xây dựng nhà máy, xí nghiệp, lập các đồn điền cao su nhằm mục đích gì ? Cướp bóc tài nguyên khoáng sản, bóc lột sức lao động công nhân rẻ mạt. Cuối thế kỉ XIX(19) đầu thế kỉ XX nước ta xuất hiện thêm tầng lớp nào: Công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức,... II. PHẦN ĐỊA LÝ: 1. Đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta : . Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa. 2. Ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam là: . Dãy núi Bạch Mã..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 3. Ngành sản xuất chính trong nông nghiệp nước ta là: . Trồng trọt. 4. Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động chính nào? . Trồng và bảo vệ rừng.Bảo vệ thú rừng. 5.Nước ta có dân số tăng : Nhanh. 6. Dân cư nước ta sống tập trung chủ yếu ở vùng nào ? Vùng đồng bằng-Vì thuận tiện giao thông , dễ trồng lúa và chăn nuôi. 7. Loại hình vận tải có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hóa ở nước ta là: a. Đường ô tô Câu 8 :Điền tên sản phẩm ứng với các ngành công nghiệp trong bảng dưới đây : Ngành công nghiệp Sản phẩm Khai thác khoáng sản Luyện kim Cơ khí ( sản xuất, lấp ráp, sửa chữa) Sản xuất hàng tiêu dùng 9.Trung tâm công nghiệp lớn của nước ta là : Thành phố Hồ Chí Minh 10.Nước ta có những điều kiện gì để phát triển ngành thủy sản ? Có vùng biển rộng, sông hồ có nhiều ở các vung đồng bằng. 11: Trong các tuyến đường giao thông ở nước ta, tuyến nào dài nhất ? Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam. 12. Loại cây trồng nhiều nhất nước ta là cây gì ? Lúa 13.Vùng trồng lúa nhiều nhất nước ta là vùng : Đồng bằng Sông Cửu Long, đồng bằng Bắc Bộ. 14. Mạng lưới sông ngòi nước ta có đặc điểm gì ? Nước ta có mạng lưới sông ngòi chằng chịt. Có lượng nước thay đổi theo mùa. Chứa nhiều phù sa. Các sông ở Miền Trung ngắn và dốc. 15. Các mỏ dầu của nước ta có nhiều ở đâu ? Kể tên các mỏ dầu mà em biết ? Biển Đông, các mỏ Bạch Hổ, Lan Tây, Rồng,... 16. Hãy kể tên một số Đảo, quần đảo thuộc nước ta ? Đảo Phú Quốc, Lý Sơn. Các quần đảo : Hoàng Sa, Trường Sa.. Lưu ý : ngoài các câu hỏi ôn tập này. Các em cần thường xuyên xem lại bài học trong sách giáo khoa.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×