Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

CÁC TIÊU CHÍ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.48 KB, 17 trang )

CHUYÊN ĐỀ
CÁC TIÊU CHÍ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
ThS. Vũ Hải Thiên Nga, NCS. Nguyễn Trí

1. Một số khái niệm
1.1. Chất lượng
Chất lượng biểu hiện những thuộc tính của sự vật hiện tượng, mang tính ổn định
tương đối của sự vật để phân biệt nó với sự vật khác. Chất lượng là đặc tính khách quan
của sự vật, được biểu hiện ra bên ngồi bằng các thuộc tính của nó là sự liên kết các thuộc
tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như là một tổng thể bao qt tồn bộ sự vật
và khơng tách khỏi sự vật.
Chất lượng của sự vật luôn luôn gắn liền với số lượng, mỗi sự vật bao giờ cũng có
sự thống nhất giữa số lượng và chất lượng.
Theo tiêu chuẩn ISO, chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp
các đặc tính vốn có. Như vậy chất lượng là khả năng thỏa mãn các nhu cầu của con người
về hàng hóa vật chất cũng như các dịch vụ tinh thần. Các hàng hóa, dịch vụ đáp ứng tốt cho
nhu cầu của con người thì loại hàng hóa dịch vụ đó được coi là có chất lượng.
1.2. Chất lượng cuộc sống
Ngay từ xa xưa con người đã quan tâm đến CLCS của con người. Con người có
cuộc sống tốt, hạnh phúc khi con người được ăn no, mặc ấm, cuộc sống vui vẻ. Aristotle đã
khẳng định: “Người dân sống tốt, hạnh phúc thông qua học tâp và rèn luyện các đức tính
tốt”. Ơng cũng cho rằng một quốc gia tốt nhất là quốc gia đảm bảo cho con người có cuộc
sống hạnh phúc, tức là có CLCS cao.
* Theo Các Mác và Ph. Ăngghen
CLCS là phải giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, đảm bảo cho con người
thực sự sống trong hịa bình và hạnh phúc. Theo quan điểm Mác xít: Nếu mặt số lượng của
lối sống chủ yếu thể hiện ở hệ thống chỉ tiêu về phúc lợi vật chất thì CLCS hoặc nói đúng
hơn mặt chất lượng của lối sống trước hết thể hiện ở trình độ tự do XH và ở những điều
kiện phát triển của cá nhân ở những giá trị tinh thần và văn hóa của nó.
Như vậy, có thể hiểu “CLCS là thước đo về phúc lợi vật chất và giá trị tinh


thần, được dùng để đánh giá mức độ sự sảng khối, hài lịng về thể chất, tâm thần và xã
1


hội. Trong thời đại ngày nay, việc không ngừng nâng cao CLCS cho con người là một nỗ
lực của các quốc gia, xã hội và cả công đồng Quốc tế”.
* Theo giáo sư Vũ Khiêu:
CLCS được hiểu là sự thỏa mãn một số nhu cầu cơ bản của con người, CLCS được
thể hiện qua hai mặt : lối sống và mức sống
- Mức sống là trình độ sinh hoạt vật chất của con người phản ánh trình độ đạt được
về mặt sản xuất và là phương tiện để đánh giá CLCS.
- Lối sống là một phạm trù xã hội học khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân
tộc, giai cấp, nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái KT - XH
nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống: trong lao động, hưởng thụ, trong
quan hệ, giữa người với người trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa.
* Liên Hiệp Quốc cũng đưa ra chỉ tiêu để đánh giá CLCS của con người bao gồm
cả thu nhập quốc dân bình quân đầu người, thành tựu y tế XH và trình độ văn hóa, giáo
dục. Tổng hợp lại là chỉ số phát triển con người (viết tắt HDI). Giá trị của HDI sẽ từ 0,00
đến 1. Nước nào có HDI lớn hơn chứng tỏ sự phát triển con người cao hơn. Chỉ tiêu HDI
sẽ thể hiện toàn diện và đầy đủ hơn về sự phát triển, trình độ văn minh của một quốc gia,
trên cơ sở đó cho phép nhìn nhận các nước giàu, nghèo tương đối chính xác và khách quan
hơn. Ngồi ra cịn có thể kể đến tiêu chí như thu nhập bình qn đầu người theo sức mua
tương đương (PPP) để có thể đánh giá mức sống chính xác hơn.
Khái niệm mức sống chủ yếu nói lên khía cạnh số lượng của đời sống, khía cạnh KT
của phúc lợi con người còn lối sống lại bao hàm cả đặc trưng chất lượng của hoạt động
sống của con người.
Do vậy, khó có thể định nghĩa một cách hồn chỉnh thế nào là CLCS, nhưng có thể
định nghĩa một cách khái quát là : “CLCS là khả năng đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh
thần của con người trong hoạt động sống nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu ngày càng
tăng của con người về vật chất – tinh thần”.

2.

Các nhân tố ảnh hưởng đến CLCS

CLCS dân cư chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố: Vị trí điạ lí, ĐKTN, TNTN, điều
kiện KT - XH.
2.1.

Vị trí địa lí

Vị trí điạ lí ảnh hưởng đến khả năng giao thơng bn bán, đi lại, phát triển KT -XH.
Do đó ảnh hưởng rất lớn đến CLCS dân cư. VD: dân cư ở vùng hải đảo xa xôi cách trở, sẽ
gặp nhiều khó khăn trong giao thơng, giao lưu KT - XH.
2


2.2.

ĐKTN và TNTN

Các vùng có ĐKTN thuận lợi cho sản xuất và đời sống như : Đất đai màu mỡ, khí
hậu ơn hịa sinh vật đa dang sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, tạo khả
năng cung cấp đầy đủ nhu cầu LT - TP cho dân cư. Ngược lại các vùng ĐKTN khó khăn:
Khí hậu khắc nghiệt , đất đai cằn cỗi sẽ gây khó khăn cản trở cho việc nâng cao CLCS dân
cư.
TNTN phong phú đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT, trao đổi hàng
hóa tăng thu nhập góp phần nâng cao CLCS dân cư.
ĐKTN và TNTN tạo điều kiện thuận lợi cho cư trú, sản xuất và giao thông đi lại cho
dân cư. Tuy nhiên trong thời kì hiện đại sản xuất phát triển mạnh mẽ, khai thác TNTN quá
nhiều. Nếu con người không chú ý bảo vệ môi trường thì TNTN sẽ bị thối hóa, cạn kiệt

nghiêm trọng gây khó khăn trong việc nâng cao CLCS dân cư. VD: nguy cơ biến đổi khí
hâu, xói mịn, sạt lở đất, lũ lụt...
2.3.

Điều kiện KT - XH

❖ Dân cư gia tăng dân số và sự phân bố dân cư
Dân cư là vốn quý của quốc gia, dân cư cung cấp lực lượng lao động đồng thời tiêu
thụ sản phẩm kích thích sản xuất phát triển. Do vậy số lương, chất lượng dân cư ảnh hưởng
rất lớn đến CLCS dân cư theo 2 phương diên tích cực và tiêu cực. Nên phải chú ý đến quy
mô và cơ cấu dân số phù hợp với khả năng phát triển KT và năng cao CLCS. Đặc biệt, các
dân tộc khác nhau có CLCS khác biệt nhau phụ thuộc vào phong tục tập quán và quan
niệm sống.
❖ Trình độ phát triển KT - XH
Các quốc gia có nền KT phát triển, thu nhập cao, trình độ văn hóa, KHKT cao, nên
có điều kiện thuận lợi để nâng cao CLCS. Ngược lại các nước nghèo KT chậm phát triển,
thu nhập bình quân đầu người thấp gây khó khăn trong việc nâng cao CLCS dân cư.
Trên thực tế các nước giầu CLCS cao, các nước nghèo CLCS thấp.
❖ Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật
Mạng lưới GTVT, hệ thống điện, nước không chỉ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng,
sinh hoạt mà còn là điều kiện để phát triển sản xuất. Cho nên ở các vùng có cơ sở hạ tầng
kĩ thuật tốt thường là những vùng có khả năng đảm bảo CLCS ở mức cao. Ngược lại,
những vùng cơ sở vật chất kĩ thuật kém là vùng CLCS dân cư còn thấp.
❖ Vốn, KHKT và công nghệ

3


Các vùng có vốn đầu tư lớn, KHKT cơng nghệ cao là vùng có điều kiên phát triển
KT. Đồng thời là vùng có điều kiện thuận lợi để nâng cao CLCS dân cư.

❖ Đường lối chính sách
Đường lối chính sách đúng đắn, hợp lí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển
KT và điều chỉnh thu nhập, chú ý đến các vấn đề XH giúp cho viêc nâng cao CLCS nhanh
chóng có hiệu quả cao.
VD: chính sách của nước ta đa thúc đẩy tăng trưởng CLCS cao hơn hẳn chỉ số tăng
trưởng GDP, đồng thời đẩy nhanh tốc độ xóa đói, giảm nghèo.
3.

Các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống dân cư

Các tiêu chí đánh giá CLCS là những vấn đề thiết yếu đối với cuộc sống con người.
Đó chính là vấn đề lương thực dinh dưỡng, thu nhập, nhu cầu nhà ở, điện nước; …
3.1.

Thu nhập và thu nhập bình quân đầu người

Tiêu chuẩn được nêu ra trước tiên để so sánh, đánh giá quy mô trình độ phát triển
KT và CLCS giữa các nước với nhau, đó chính là Tổng thu nhập quốc gia (GNI) và tổng
sản phẩm quốc nội (GDP).
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng các sản phẩm hàng hóa cuối cùng mà một
nền KT tạo ra bên trong một quốc gia (khơng phân biệt người nước ngồi hay người trong
nước).
So sánh GNI và GDP cho thấy, các nước trên thế giới thường rơi vào một trong ba
trường hợp sau: Những nước có GNI lớn hơn GDP là những nước có nền KT phát triển có
đầu tư ra nước ngồi nhiều, các khoản thu gửi từ nước ngoai về nước lớn trong khi các
khoản tiền phải chuyển trả cho người nước ngoài ít hơn. Những nước này thường là các
nước có nền KT phát triển như: Mỹ, Nhật, Tây Âu….
Ngược lại những nước có GDP lớn hơn GNI thường là những nước đang hoặc kém
phát triển, các nước này đang tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngồi vì vậy, giá trị được
tạo ra trên lãnh thổ đất nước đó, phần lớn do các chủ sở hữu người nước ngoài.

Trường hợp thứ ba là GNI và GDP bằng nhau xảy ra trong hai trường hợp: Thứ nhất
là do nền KT nước đó đóng cửa, khơng đầu tư ra nước ngồi cũng như khơng nhận đầu tư
nước ngồi vào nước mình. Thứ hai khi thu nhập của nươc đó đầu tư ra nước ngoài và thu
nhâp của người nước ngoài trên lãnh thổ nước đó ngẫu nhiên bằng nhau.
Để đánh giá chính xác sự phát triển của một quốc gia và nhận xét sự chênh lệch về
đời sống vật chất giữa các quốc gia thì người ta dùng chỉ tiêu GNI và GDP tính bình qn
đâu người (GNI/người hoặc GDP/người). Chỉ số này được tính theo tiền riêng của mỗi
quốc gia sau đó quy đổi ra USD theo tỉ giá. hối đối chính thức giữa hai loại tiền, nhưng
chưa tính đến giá cả sinh hoạt của từng nước. Như thế thu nhâp thưc tế sẽ bị giá cả chi
phối lại có nghĩa mức sống sẽ tăng giảm phụ thuộc vào mức độ tăng hay giảm của giá cả.
4


Chỉ số mức sống theo GDP/đầu người và điều chỉnh theo sức mua tương đương và
GDP/người của một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới cho thấy sự chênh lệch giữa hai
cách tính qua bảng 1.1. và bảng 1.2.
Bảng 1.1. GDP bình quân đầu người và GDP/ người theo PPP của một số quốc gia
năm 2014
GDP/người
GDP/người
(USD)
(USD)theo PPP

Hạng
GDP/người

Quốc gia

HDI


Thứ hạng
HDI

1

Luxembourg

111.72

92019

0,881

21

2

Na Uy

97.013

66937

0,944

1

3

Qatar


93.965

143427

0.851

31

4

Thụy Sĩ

87.475

58087

0,917

2

5

Úc

61.219

46433

0,933


4

141

Việt Nam

1868

5,600

0,638

121

Nguồn: IMF và “Human Development Report 2014”
Bảng 1.2. Các quốc gia có GDP/ người; GDP/ người theo PPP và chỉ số HDI thấp
Quốc gia

GDP/ người
(USD)

GDP/ người
(USD) theo PPP

Chỉ số HDI

Thứ hạng
HDI


Ethiopia

575

138

0,435

173

Guinée

573

1.253

0,392

179

Liberia

484

878

0,412

175


Niger

469

916

0,337

187

Madagascar

449

1400

0,498

155

CH Dân chủ Congo

437

809

0.338

186


Gambia

428

182

0.441

172

Cộng hòa Trung Phi

380

604

0.341

185

Burundi

336

772

0.389

180


Malawi

242

780

0.414

174

Nguồn: IMF và “Human Development Report 2014”
5


Bảng 1.1. và bảng 1.2 cho thấy, không phải bất cứ nước nào có thu nhập cao thì
CLCS đều cao. Vì CLCS là khái niệm rất rộng, phụ thuộc vào nhiều tiêu chí Nhiều nước
thu nhập tương đương nhau nhưng có chỉ số phát triển con người (HDI) – là chỉ số thể hiện
CLCS rõ nhất lại khác biệt nhau. Do mức độ đầu tư y tế, giáo dục và giá cả sinh hoạt khác
nhau, đáp ứng phúc lợi xã hội cho con người khác nhau. Ngược lại, có những quốc gia tuy
có thu nhập bình qn đầu người thấp, đời sống vật chất cịn khó khăn nhưng lại quan tâm
tới mục tiêu giáo dục, y tế, sức khỏe cho dân cư nhiều hơn nên chỉ số HDI lại cao hơn.
Chính vì vậy, Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) đã đưa ra chỉ số phát
triển con người (HDI).
3.2.

Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI)

HDI là chỉ số so sánh, định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và
một số nhân tố khác của các quốc gia trên thế giới. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát
về sự phát triển của một quốc gia. Chỉ số này được phát triển bởi một KT gia người

Pakistan là Mahbub ul Haq và nhà KT học người Ấn Độ Amartya Sen vào năm 1990.
Những chỉ số tổng hợp thể hiện HDI trên tồn thế giới đã được tính tốn từ thập kỉ
90 của thế kỉ XX đến nay đã cho thấy cơ bản các tiêu chí chính của CLCS dân cư các quốc
gia trên Thế giới đã tăng lên rõ rệt. Tuổi thọ dân cư Thế giới tăng lên và đạt mức 67,2 tuổi
(2014), tỉ lệ dân số biết chữ cũng tăng lên nhanh chóng, đạt tỉ lệ gần như tuyệt đối ở nhóm
nước giàu - nhóm nước KT phát triển (bảng 1.3).
Ngược lại những nước nghèo thu nhập thấp, tỉ lệ biết chữ rất khiêm tốn như
Burkina Faso: 12,8%, Niger: 14,4%; Mali: 19 % dân số biết chữ. Trong khi Úc, Áo, Bỉ,
Canađa, Đan Mạch, Hà Lan tỉ lệ dân số biết chữ lên tới trên 99,9%. Còn Việt Nam thu
nhấp thấp nhưng chỉ số biết chữ lên tới 97,3%.
Bảng 1.3. Mười quốc gia có tỷ lệ dân cư biết chữ cao nhất và thấp nhất thế giới, năm 2014
Thứ hạng
tỉ lệ biết
chữ so
thế giới

Quốc gia

Tỉ lệ dân
số biết
chữ

Thứ hạng
tỉ lệ biết
chữ so
thế giới

Quốc gia

Tỉ lệ dân

số biết chữ

1

1

Úc

99,9

166

Guinée

41,0

2

1

Áo

99,9

167

Guiné-Bissau

39,6


3
4
5
6

1
1
1
1

Bỉ
Canada
Cộng hòa Séc
Đan Mạch

99,9
99,9
99,9
99,9

168
169
170
171

Sénégal
Gambia
Benin
Sierra Leone


39,3
37,8
33,6
29,6

STT

6


7
8
9

1
1
1

Phần Lan
Pháp
Gruzia

99,9
99,9
99,9

172
173
174


Tchad
Mali
Niger

25,5
19,0
14,4

10

1

Đức

99,9

175

Burkina Faso

12,8

Nguồn: UNDP 2014
Ở nước ta nhờ chính sách và sự quan tâm tới phát triển con người của Đảng và Nhà
nước, các chỉ số phát triển con người có sự tiến bộ rõ rệt, với đặc điểm nổi bật là các chỉ số
về mặt XH cao hơn chỉ số phát triển KT.
Ở Việt Nam, GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỉ giá sức mua tương
đương và đã tăng liên tục qua các năm: năm 1995 mới đạt 1.236 USD, năm 2003 đạt
khoảng 2.493 USD, năm 2004 đạt khoảng 2.644 USD và năm 2014 đạt khoảng 5294 USD.
Theo báo cáo năm 2014 của UNDP Việt Nam xếp 121 trên 187 nước theo chỉ số

HDI. Xếp hạng của Việt Nam về HDI đã cao hơn xếp hạng về GDP bình qn đầu người
tính bằng USD theo tỉ giá sức mua tương đương.
So với mức bình quân của ĐNA, chỉ số HDI của Việt Nam chỉ trên Myanmar, Lào,
Đông Timor và Campuchia, vẫn xếp sau Philippines, Thái Lan, Malaysia. Nếu xếp GDP
bình quân đầu người theo PPP của Việt Nam cũng cịn có khoảng cách rất xa với các nươc
phát triển mạnh trong khu vực.
3.3.

Lương thực và dinh dưỡng

Con người sống không thể thiếu lương thực cung cấp cho nhu cầu hàng ngày của
mình. Nhu cầu về cung cấp năng lượng cũng thay đổi theo vùng (ôn đới, nhiệt đới) theo độ
tuổi, giới, mức độ lao động…Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá mức sống
dân cư. Không một chỉ tiêu KT nào đo lường mức độ thịnh vượng hay phát triển của một
nước lại có ý nghĩa bằng sự cung cấp lương thực thực phẩm đủ đáp ứng nhu cầu calori
hàng ngày và đảm bảo cân đối giữa các hàm lượng chất đạm, chất béo, chất đường và các
loại khoáng chất, vitamin trong bữa ăn. Tuy vậy khả năng đáp ứng lương thực cũng khác
nhau trên tồn thế giới. Có nơi thiếu và thiếu trầm trọng lương thực thực phẩm như các
nước kém phát triển tiêu biểu là châu Phi. Ví dụ: Sơmali 25 kg/ người, Sênêgal 86 kg/
người, Ethiopia 120 kg/ người. (1998).
Theo FAO nếu mức gia tăng dân số là 1% thì mức lương thực phải tăng là 2,5% thì
mới đảm bảo cho cuộc sống. Theo các chuyên gia KT để đủ no về chất lượng mỗi người
cần khoảng 800-1000 kg lương thực/năm.
Để đảm bảo dinh dưỡng cung cấp đầy đủ lượng calo cần thiết cho mỗi người, cơ cấu
bữa ăn là rất quan trọng. Nó bao gồm các chất giàu đường, đạm, chất béo, vitamin và muối
7


khống. Trong đó, quan trọng nhất là lượng đạm cung cấp cho cơ thể. Bởi không đủ lượng
đạm lấy từ thực phẩm như cá, thịt, trứng con người sẽ bị thiếu dinh dưỡng, chóng mệt mỏi

khơng đủ sức khỏe để tham gia lao động. Số calo tiêu thụ hàng ngày cho 1 người được coi
là chỉ số tốt nhất về trình độ cung ứng các nhu cầu thiết yếu. Theo tổ chức Lương Nông của
Liên Hiệp Quốc đưa ra lượng calo tối thiểu cho một người là 2360 calori/ ngày. Trong khi
đó tổ chức y tế thế giới lại đưa ra con số 2100 làm ranh giới cho sự nghèo đói.
Tuy nhiên ranh giới này giữa các nước, các khu vực có sự khác nhau. Đối với các
nước phát triển lượng calo cung cấp luôn thừa với nhu cầu của cơ thể. Khẩu phần bữa ăn
hàng ngày đạt 3377 calo/ người, cao hơn 749 calo so với các nước đang phát triển. Để đạt
được từ 2500-3000 calo/ người/ ngày ở các nước phát triển. Đối với các nước kém phát
triển lượng calo luôn thiếu hụt.
Theo số liệu của tổ chức Y tế thế giới, mỗi ngày trên thế giới có khoảng 40.000 trẻ
em chết do thiếu dinh dưỡng nặng, hàng năm có khoảng 250.000 trẻ em bị mù do thiếu
vitamin A. Số người bị thiếu máu dinh dưỡng ước tính đến 2000 triệu người và 400 triệu
người khác bị bướu cổ do thiếu iốt. Ở nhiều nước đã phát triển, lượng calo bình quân hằng
ngày đạt trên 3000 kcalo/ người ( châu âu 3000 Kcal, Bắc Mỹ 3100 Kcalo, Úc 3200 kcal)
lượng chất béo sử dụng hàng ngày trên 100g/người ( Bắc Mỹ 146 g, Tây Âu 118 g, Úc 136
g ) chiếm 40% tổng số nhiệt lượng ăn vào. Ở các nước này bệnh béo phì , vừa xơ động
mạch, bệnh cao huyết áp và tim mạch, bệnh đái đường... là những vấn đề sức khỏe xã hội
quan trọng.
3.4.

Chăm sóc sức khỏe, dịch vụ y tế

Sức khỏe là điều kiện quan trọng để phát triển xã hội trong hiện tại và tương lai.
Chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế thể hiện sự quan tâm đến cộng đồng, là nhiệm vụ quan
trọng trong việc nâng cao mức sống dân cư của mỗi khu vực, mỗi quốc gia. Theo WHO,
chỉ tiêu sức khỏe - dịch vụ y tế gồm mức đầu tư ngân sách cho chăm sóc sức khỏe và dịch
vụ y tế tính theo tổng chi ngân sách hoặc GDP, chất lượng và số lượng y bác sĩ , cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ cho khám chữa bệnh - chăm sóc sức khỏe, tuổi thọ bình quân của dân
cư, tỉ suất tử vong nói chung. Đặc biệt là tỉ suất chết của trẻ em, tỉ lệ dân số mắc các loại
bệnh ở một gia đình, một quốc gia. Sức khoẻ là cơ sở để loài người tồn tại và phát triển tốt,

có sức khỏe con người mới có hiệu suất làm việc cao nhất.

8


Bảng 1.6. Tình hình đảm bảo sức khỏe theo khu vực và theo thu nhập
Tỉ lệ trẻ em
>1tuổi được
tiêm phòng (%)
Tòan thế giới

Khu vực

Thu nhập

Số người
dân/1bác sĩ

Tỉ lệ chi y tế
so với
GNP(%)

5260

4.5

Nước phát triển

98


390

9.4

Nước đang phát triển

80

6670

2.2

Nước kém phát triển

55

19110

2.0

Thu nhập thấp

79

7690

1.7

Thu nhập trung bình


81

2640

2.2

Thu nhập cao

99

500

9.4

Nguồn: Nguyễn Minh Tuệ. Dân số và sự phát triển KTXH, ĐHSP Hà Nội.1996
Qua bảng 1.7 cho thấy ở các nước KT phát triển, có thu nhập bình qn đầu người
cao thì mức độ đầu tư cho y tế cao và chăm sóc sức khỏe tốt. Số lượng bác sĩ nhiều, trình
độ cao, trang thiết bị hiện đại, có khả năng chữa được những bệnh hiểm nghèo.
Ở các nước đang phát triển thu nhập bình quân thấp hơn rất nhiều, dân số phát triển
nhanh cho nên việc đầu tư phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe khơng theo kịp. Chi cho y
tế thấp chỉ có 1.7% so với GNP chỉ bằng 1/5 so với các nước có thu nhập cao. Hơn nữa,
các dịch vụ y tế thường quá ít và phân bố không đều, tập trung ở khu vực thành thị nhiều
gấp nhiều lần so với nông thôn. Ở các nước kém phát triển thu nhập chủ yếu cho ăn uống.
Tỉ lệ chi cho y tế, giáo dục, vui chơi giải trí ít. Chất lượng khám chữa bệnh chưa đáp ứng
kịp thời với nhu cầu thực tế. Tỉ lệ bác sỹ/1 vạn dân thấp. Việc quan tâm đến các loại bệnh
nhất là bệnh truyền nhiễm tại các nước này chưa được chú trọng, 3 nhóm bệnh phổ biến
nhất là bệnh truyền nhiễm, bệnh hô hấp, bệnh do ký sinh trùng chiếm gần nửa số nguyên
nhân tử vong. Trong khi đó ở những nước phát triển thì những bệnh này được kiểm sốt
khá tốt.


9


Bảng 1.7. Mười quốc gia có tỉ lệ lây nhiễm HIV-AIDS cao nhất thế giới năm 1999
Tỉ lệ % người từ 15-49 tuổi

Các quốc gia
Bốtxoana

35,8

Xoadilen

25,25

Zimbabuê

25,06

Lesotho

23,57

Zămbia

19,95

Nam phi

19,94


Nammibia

19,54

Malauy

15,96

Kênia

13,95

Cộng hòa Trung Phi

13,84

Thế giới

1,07

Pháp

0,44
Nguồn:ONUSIDA-Trong thế giới tồn cảnh

Qua bảng trên có thể thấy trong số 10 quốc gia có tỉ lệ nhiễm virút HIV cao nhất thế
giới thì đã có tới 9 quốc gia là những nước có nền KT kém phát triển. Đặc biệt những quốc
gia này tập trung chủ yếu ở vùng hạ Sahara.
Thật sự là một mối lo lớn cho việc nâng cao mức sống cư dân ở những nước khi mà

nạn đói, bệnh tật đói nghèo ln ln đe dọa cuộc sống của họ. Việc chăm sóc điều trị cho
các bệnh khơng chỉ đối với bệnh AIDS mà cịn đối với nhiều bệnh lây nhiễm khác cũng
gặp nhiều trở ngại.
Trên tồn cầu, ước tính 35,3 triệu người sống chung với HIV trong năm 2012. Có
2,3 triệu ca nhiễm mới HIV (7000 ca nhiễm mới ca/ ngày) trên toàn cầu, cho thấy một sự
suy giảm 33% trong số các ca nhiễm mới từ 3,4 triệu trong năm 2001. Đồng thời số lượng
người chết vì AIDS cũng đang giảm với 1,6 triệu người chết vì AIDS trong năm 2012,
giảm từ 2,3 triệu vào năm 2005. Như vậy, tình hình dịch HIV/AIDS cũng đang có chiều
hướng “sáng sủa” dần lên, đây là kết quả của những nỗ lực không ngừng trong công tác
truyền thơng phịng chống HIV và việc mở rộng tiếp cận điều trị kháng virus.

10


• Kỳ vọng sống
Kỳ vọng sống là một trong những chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển KT của một
quốc gia. Trên thế giới do điều kiện sống ngày càng nâng cao tuổi thọ trung bình trên tồn
thế giới có xu hướng ngày càng tăng. Qua nhiều tài liệu nghiên cứu người ta cho rằng
những nước có thu nhập cao thì tuổi thọ cũng cao. Tuổi thọ bình quân của các nước có KT
phát triển ln cao hơn các nước đang phát triển khoảng 2-4 tuổi, cao nhất của nhóm là
Nhật Bản 82,6, Hồng Kơng 82,2. Tuổi thọ trung bình của các nước đang phát triển là 63,
một số nước có tuổi thọ rất thấp như: Swaziland (Xoa-di-len) 39, Mozambique 42,1.
Bảng 1.8. Tuổi thọ trung bình của một số nước trên thế giới
Thứ hạng

Tuổi thọ trung bình 67,2

Thứ hạng

Tên nước


45,7

1

Nhật

82,6

186

Liberia

44,7

2

Hồng Kông

82,2

187

CH Trung Phi

43,8

3

Iceland


81,8

188

Afghanistan

43,5

4

Thụy Sĩ

81,7

189

Zimbabwe

42,7

5

Úc

81,2

190

Angola


42,6

6

Tây Ban Nha

80,9

191

Lesotho

42,6

7

Thuỵ Điển

80,9

192

Sierra Leone

42,4

8

Israel


80,7

193

Zambia

42,1

9

Ma Cao

80,7

194

Mozambique

10

Pháp (nội địa)

80,7

195

Swaziland

39,6


Theo UN 2012
Qua bảng số liệu trên ta thấy rất rõ sự chênh lệch về tuổi thọ rất lớn giữa các nhóm
nước và giữa các nước với nhau. Các nước có nền KT phát triển, dân số ổn định, KT phát
triển, mức gia tăng dân số thấp thậm chí là âm. Vì vậy dẫn đến tuổi thọ cao, tỉ lệ người già
cao, hiện tượng lão hóa phổ biến, việc thiếu hụt lực lượng lao động là khó tránh khỏi. Đây
là vấn đề mà chính quyền các nước phát triển phải giải quyết hiện nay. Ngược lại các nước
đang và kém phát triển dân số tăng nhanh, KT chậm phát triển, thu nhập thấp và các điều
kiện chăm sóc y tế không được đảm bảo nên tuổi thọ thấp.
Một số nước có tuổi thọ thấp nhất thế giới chỉ bằng 1/2 lần tuổi thọ của các nước có
tuổi thọ trtrình độ ung bình cao nhất thế giới. Tuổi thọ bình quân có mối liên hệ mật thiết
với GDP/ đầu người và trình độ học vấn.
Tuổi thọ bình qn tính từ lúc sinh của Việt Nam tăng khá qua các năm: năm 1995
đạt 65,2, năm 1999 đạt 67,4; năm 2002 đạt 69, năm 2012 đạt 72,4 tuổi. Chỉ số tuổi thọ bình
11


quân của Việt Nam cao hơn chỉ số GDP bình quân đầu người và cao hơn HDI, cao hơn
mức trung bình của thế giới, của các nước đang phát triển và tương đương của các nước
châu Á - Thái Bình Dương... Tuổi thọ bình quân tăng và hiện đạt ở mức khá cao là kết quả
của việc tăng lên của GDP bình qn đầu người, của cơng tác y tế và chăm sóc sức khỏe
được cải thiện và thu được thành tựu đáng khích lệ các tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh, tỉ lệ chết trẻ
em dưới 1 tuổi, tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ, tỉ lệ xã có bác sĩ đã vượt mục tiêu đề ra; đã thanh
toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, thanh tốn bệnh phong...
Sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng đồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết
phải thỏa mãn nhu cầu về lương thực, dinh dưỡng cộng với điều kiện sống môi trường, nhà
ở, điện, nước, chăm sóc sức khỏe, chủng ngừa, thuốc chữa bệnh, bác sĩ, trình độ học vấn
của dân cư, đường lối chính sách của Nhà nước…
Trong việc đánh giá mức sống dân cư thì chỉ tiêu giáo dục chiếm một vai trị hết sức
quan trọng.

3.5.

Giáo dục

Giáo dục là một trong ba chỉ tiêu cơ bản thể hiện CLCS dân cư, trình độ học vấn,
mức độ phát triển và trình độ văn minh của mỗi quốc gia. Trình độ học vấn cao là điều kiện
quan trọng để con người phát triển toàn diện về mặt trí tuệ, dễ thích nghi với sự phát triển
của KT - xã hội và khoa học kỹ thuật. Con người không thể làm chủ đất nước, làm chủ
phương tiện sản xuất hiện đại nếu khơng có tri thức, trình độ chun mơn nghề nghiệp.
Một đất nước có lực lượng lao động có trình độ văn hóa và được đào tạo tốt sẽ tiếp
nhận có hiệu quả các chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến sang.Thực tế cho thấy ở
các nước nghèo, khoảng 2/3 số người trưởng thành bị mù chữ trong khi ở các nước phát
triển, tỉ lệ này thường ít hơn 1%. Vấn đề các nước nghèo đang gặp phải là ngân sách không
đủ dành cho việc đào tạo giáo viên, xây trường, tài liệu giảng dạy và học tập và các vấn đề
thiết yếu để tổ chức một nền giáo dục.
Ngoài ra, vấn đề thiếu hụt giáo viên cũng cho thấy việc đào tạo không kịp với sư gia
tăng quá nhanh của dân số. Tỉ lệ giáo viên trên số học sinh trong độ tuổi đi học ở các nước
phát triển thường lớn hơn 25 đến 35 lần so với các nước kém phát triển. Tỉ lệ này cũng có
sự khác biệt ngay trong cùng một nhóm nước có cùng trình độ phát triển KT.
Chỉ tiêu giáo dục của mỗi quốc gia được thể hiện ở ngân sách đầu tư cho gíao dục
tính theo tổng chi ngân sách. Nó nói lên mức độ quan tâm của mỗi khu vực, mỗi quốc gia
trong lĩnh vực giáo dục.
Chỉ tiêu giáo dục của mỗi quốc gia còn được thể hiện ở trình độ học vấn dân cư.
Theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc, trình độ học vấn là một trong ba thành phần cơ bản có
12


liên quan đến sự phát triển con người gồm: tỉ lệ người biết chữ, số năm đến trường, tỉ lệ
nhập học ở các cấp giáo dục.
- Tỉ lệ người biết chữ: là tỉ lệ % số người từ 15 tuổi trở lên biết đọc hiểu, biết viết những

câu ngắn, đơn giản trong cuộc sống hàng ngày.
- Tỉ lệ nhập học ở các cấp dục: tỉ lệ giữa số học sinh và dân số ở trong độ tuổi từng cấp
học (mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học). Tỉ số này cho thấy mức độ phát triển giáo dục
của từng cấp học qua việc thu hút nhiều hay ít số người đến trường ở độ tuổi của từng cấp
học.
- Số năm đến trường: là số năm trung bình đến trường của những người từ 25 tuổi trở lên.
Ngoài những chỉ tiêu chính trên cịn có những chỉ tiêu khác như: số học sinh trung
bình trong một lớp, phương tiện dạy học, chỉ tiêu số học sinh trung bình do một giáo viên
phụ trách.
Bảng 1.9. Mức chi tiêu ngân sách cho giáo dục ở một số nước (1997)
Các quốc gia
Pháp
Thụy Điển
Ả Rập Xêút
Canada
Na uy
Ailen

Chi tiêu cho giáo dục
Chi tiêu cho giáo dục
Các quốc gia
(% GNP)
(% GNP)
6,0
Bănglađét
2,2
8,3
Campuchia
2,9
7,5

Goatêmala
1,7
6,9
Cộng hòa Sát
1,7
7,4
Burkina Faso
1,5
6,0
Mianma
1,2
Nguồn: Ngân hàng Thế giới, chỉ số phát triển thế giới 2000

Các nước KT phát triển như Pháp, Canađa, đã dành nhiều ngân sách đầu tư cho giáo
dục. Còn những nước kém phát triển khác như Bănglađét, CH Sát đầu tư cho giáo dục rất
ít. Chính vì vậy, mà thế giới đã có những biện pháp, những chương trình hỗ trợ cho việc
phát triển giáo dục ở những quốc gia gặp khó khăn trong việc phát triển KT.
Trên thế giới có sự chênh lệch rất lớn về giáo dục, ở các quốc gia phát triển chỉ chưa
đầy 1% dân cư không biết chữ, trong khi đó ở các đang phát triển là 29%, số năm đến
trường của các nước phát triển cao gấp 3 lần của các nước đang phát triển.
Đặc biệt ở châu Phi-châu lục nghèo nhất Thế giới dân cư tăng nhanh nhưng trình độ
học vấn thuộc loại thấp nhất Thế giới. Ngược lại, các quốc gia dân số phát triển ổn định,
mức gia tăng tự nhiên thấp thì chất lượng giáo dục ln cao hơn so với những nước có dân
số đông mức gia tăng dân số nhanh mà nền KT lại chậm phát triển. Bởi lẽ một điều dân số
tăng nhanh đồng nghĩa với việc dân số trẻ em đến trường tăng, trong khi nền KT phát triển

13


không đáp ứng kịp so với tốc độ gia tăng dân số, dẫn đến việc đầu tư cho giáo dục bị hạn

chế nhiều. Chính vì vậy cần có chính sách dân số thích hợp.
Ở Việt Nam, chỉ số giáo dục của Việt Nam đạt được thành tựu to lớn, đạt mức cao
nhất trong 3 chỉ số HDI; nó đã kéo chỉ số HDI lên. Mặt khác, chỉ số giáo dục của Việt Nam
cao hơn nhiều nước có chỉ số HDI đứng trên và cao hơn chỉ số giáo dục của những nước có
chỉ số GDP bình qn cao hơn nước ta.
3.6.

Nhà ở và tình hình sử dụng điện, nước

Nhu cầu về nhà ở, điện nước luôn là mối quan tâm của con người, là những nhu cầu
không thể thiếu trong đời sống. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển KT - xã hội của mỗi
quốc gia. Nhà ở là một vấn đề bức xúc đối với nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là ở những
nước đang phát triển. Ở những đô thị lớn ở các nước trên thế giới như Nhật, Nga, Anh,
Pháp nhu cầu nhà ở là rất lớn.
Người ta ước tính ở Tokyo mật độ là 15.500 người/ km2, Matxcơva là 9500 người/
km2, London con số này là 9000 người/ km2, Paris là 8600 người/ km2. Đối với các nước
đang phát triển thì tình trạng nhà ở còn đáng lo ngại hơn. Chẳng hạn thành phố Bombay ở
Ấn Độ có khoảng 0,5 triệu người sống trong các căn hộ tồi tàn, rách nát, 100 nghìn người
vơ gia cư. Liên Hiệp Quốc ước tí, h trên thế giới có khoảng 1 tỉ người khơng có nhà ở đúng
nghĩa. Đây là một vấn đề hết sức nan giải khi mà việc đơ thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh,
khó kiểm sốt. [16]
Nhu cầu nhà ở được tính bằng diện tích m2/người, chất lượng nhà được phân làm 3
loại: nhà kiên cố, nhà bán kiên cố, nhà tạm.
Tình hình sử dụng điện, nước căn cứ trên tỉ lệ % dân cư có khả năng sử dụng điện
và có khả năng sử dụng nước sạch vào các mục đích uống, nấu nước và vệ sinh cá nhân.
Tiêu chí nước sạch rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu về sức khỏe và
vệ sinh. Hiện nay vấn đề nước cho sinh họat luôn là vấn đề quan tâm lớn đối với các nước,
bởi khi mà KT phát triển mạnh thì đi kèm với nó là mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường
mà môi trường nước là không thể tránh khỏi. Qua khảo sát ở hạ lưu sông Chao Phaya (Thái
Lan), lượng vi khuẩn cơli hình que lên tới 705.000/1lít nước nên nước khơng thể dùng

trong sinh hoạt được. Nhiều thành phố ở các nước đang phát triển rác rưởi tràn ngập dịng
sơng, biến chúng thành dòng chảy rắn. Đây là vấn đề mà các nước phải quan tâm trong quá
trình phát triển của mình.
3.7.

Mức độ hưởng thụ văn hóa, tinh thần

Con người sống trong xã hội khơng chỉ có những nhu cầu về vật chất mà những nhu
cầu về tinh thần luôn song song tồn tại. Đó là địi hỏi chính đáng của con người khi sống
trong một xã hội có cường độ lao động ngày càng cao và mang tính cạnh tranh khốc liệt
14


như hiện nay. Đây chính là cơ sở cho tái sản xuất sức lao động của xã hội. Nhu cầu về tinh
thần của con người ngày càng đa dạng và nó phát triển theo thời gian, có thể nói là không
ai giống ai, không quốc gia nào giống quốc gia nào.
Những tiêu chí chung để đánh giá mức độ hưởng thụ tinh thần cao hay thấp như: số
thư viện, số đầu sách, số lần xem biểu diễn văn hóa nghệ thuật, số người tham gia tập luyện
thể thao, các hoạt động đi nghỉ mát, du lịch…
Đó chính là những tiêu chí cơ bản để có thể đánh giá mức độ tiêu thụ văn hóa tinh
thần của người dân. Ngồi ra, nếu như mơi trường sống được thuận lợi thì sẽ tạo cơ sở cho
người dân thoải mái về tinh thần hơn trong cuộc sống.
3.8.

Mơi trường sống

Một tiêu chí cũng khơng kém phần quan trọng đó là mơi trường sống. Con người để
có thể hưởng thụ những thành quả lao động của mình cũng như có cơ hội nâng cao mức
sống của mình lên thì cần có một mơi trường sống và làm việc trong lành, an toàn. Khi con
người sống trong mơi trường trong lành, sạch sẽ, ít có sự ô nhiễm, an ninh đảm bảo, được

nhà nước và các cấp chính quyền quan tâm, chăm lo thì sẽ tạo điều kiện cho người ta an
tâm làm việc, cống hiến. Điều này cũng có nghĩa là năng suất lao động, hiệu quả lao động
tăng cao. Từ đó sẽ làm tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống. Không những vậy sẽ tạo cơ
hội cho con người hưởng thụ, vui chơi, thư giãn đầu óc.
Mơi trường sống cần phải trong lành hạn chế bớt ơ nhiễm thì cũng sẽ tạo cho con
người thư thái, làm việc hiệu quả, ít có nguy cơ về bệnh tật, sẽ tăng cường tuổi thọ, và sẽ
kéo theo nhiều ích lợi khác. Có thể nói những nước phát triển chưa hẳn là đã có một mơi
trường trong lành. Chẳng hạn như Mỹ người ta ước tính là nơi thải ra nhiều khí CO2 , là nơi
có nền an ninh rất lộn xộn gây nhiều hoang mang cho người dân nơi đây. Đây chính là
những vấn đề cần xem xét trong việc đánh giá CLCS dân cư.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bảo Anh (2015), Bình Dương: Tích cực chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số, Báo
Bình Dương, cập nhật ngày 2/12/2015.
2. Báo Bình Dương, Đồng bào các tơn giáo ở Bình Dương: đồn kết, gắn bó, đồng
hành cùng dân tộc, Ban Tơn giáo Chính Phủ.
3. Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam 2012, Khởi đầu tốt, nhưng chưa phải đã hoàn
thành: Thành tựu ấn tượng của Việt Nam trong giảm nghèo và những thách thức
mới, Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, Hà Nội 2012.
4. Cục thống kê tỉnh Bình Dương, Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương các năm 1997,
1998, … , 2014.
5. Nguyễn Đình Cử (1997), Giáo trình dân số và phát triển, NXB Nơng nghiệp, Hà
Nội.
6. Đơ thị hóa và sự phát triển bền vững của Bình Dương nhìn từ hội thảo khoa học
quốc gia “20 năm đơ thị hóa Nam bộ, lí luận và thực tiễn”, Đại học Thủ Dầu Một.
7. Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn viết Thịnh, Vũ Như Vân (2007), Giáo trình Địa lí kinh
tế - xã hội Việt Nam – tập 2, NXB ĐHSP, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Kim Hồng, Nguyễn Thị Bé Ba (2011), An ninh lương thực vùng Đồng
bằng sơng Cửu Long, Tạp chí khoa học ĐHSP TP Hồ Chí Minh, số 32, trang 3 – 15.
9. TS. Đào Thị Minh Hương (2014), Tăng trưởng kinh tế và phát triển con người: một
số vấn đề thực tiễn ở Việt Nam hiện nay (Phần I: Tăng trưởng kinh tế và bất bình
đẳng thu nhập), Tạp chí Nghiên cứu Con người, số 3 (72), trang 3-12.
10. ThS – KTS Huỳnh Văn Minh, Bình Dương – Quá trình phát triển công nghiệp, đô
thị và các bài học kinh nghiệm, Viện Quy hoạch phát triển đơ thị Bình Dương.
11. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định về Định hướng phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Bình Dương đến năm 2020.
12. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển
KT - XH tỉnh Bình Dương đến 2020, bổ sung quy hoạch đến năn 2025.
13. Lê Thâm, Trịnh Bình, Đột phá giảm nghèo bền vững ở Bình Dương, Báo Điện tử
Nhân dân, cập nhật ngày 21/6/2015.
14. Dương Đức Thọ, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở
tỉnh Bình Dương, Tạp chí XDĐSVH.
15. Phạm Thị Xuân Thọ, Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư các tỉnh Duyên hải
Nam Trung Bộ phục vụ giảng dạy và học tập (Trường hợp tỉnh Bình Thuận).
16. TS. Pham Thị Xn Thọ (2008), Địa lí đô thị, NXB Giáo dục.
17. Thông tin chuyên đề (2012), Giảm khoảng cách chênh lệch thu nhập to reduce
income gap in Viet Nam, Trung tâm thông tin – tư liệu CIEM, số 5.
16


18. Tổng cục thống kê (2009), kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008, NXB
Thống kê.
19. Nguyễn Minh Tuệ (1996), Dân số và sự phát triển KTXH, ĐHSP Hà Nội.
20. Giáp Văn Vượng, Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Giang, Luận
văn thạc sĩ, Hà Nội 2011.
21. Thái Sơn, Tổng quan về kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương qua 30 năm đổi mới và
một số định hướng trong thời gian tới, Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Bình Dương.

22. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng –
an ninh năm 2014, phương hướng nhiệm vụ năm 2015.
23. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, Quyết định số 2083, ngày 22/7/2011, về việc ban
hành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới tỉnh Bình dương gia
đoạn 2011 – 2020.
24. UBNN tỉnh BD, quyết định số 1674 ngày 26/6/2012 về việc phê duyệt kế hoạch
thực hiện chiến lược quốc gia về ATTP tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2020 và
tầm nhìn đến 2030.
25. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (1990), Dân số, tài nguyên, môi trường và chất
lượng cuộc sống, R.C. Sharma, Hà Nội.
26. />27. />28. .
29. />30. />31. .
32. file:///C:/Users/Dell/Documents/Phan%20I.pdf.
33. />
17



×