Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

BOI DUONG HSG ADN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.25 KB, 24 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>A. CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ: I. ADN VÀ GEN: 1. Tóm tắt lí thuyết: 1.1.Vị trí: - AND là cơ sở vật chất (CSVC) di truyền (DT) của hầu hết các sinh vật. - Ở tế bào nhân chuẩn, AND là thành phần chủ yếu của nhiễm sắc thể (NST); ngoài ra có một số lượng nhỏ ADN tồn tại ở ti thể, lạp thể (tạo thành các gen trong tế bào chất). 1.2.Cấu trúc: - ADN có cấu trúc gồm 2 mạch đơn xoắn với nhau quanh một trục và ngược chiều nhau. - Khoảng cách 2 mạch đơn là 20 Ăngxơron (Å), một chu kì xoắn gồm 10 cặp Nuclêôtit (Nu) dài 34 Å, một phân tử ADN dài hàng trăm micờrômet (µm). 1.3.Cấu tạo hóa học của ADN: (Axit – Đềôxyribô – Nuclêic) - ADN là một loại Axit Nucleic, cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P. - ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân là các Nu. - Mỗi mạch đơn của AND là một chuỗi Pôlinuclêôtit gồm 3 thành phần: + Đường Đêôxyribô (C5H10O4) + Axit phôtphoric (H3PO4) + Bazơ nitơ: có một trong 4 loại; A , T , G , X. Do các Nu khác nhau ở thành phần Bazơ nitơ nên người ta lấy tên của bazơ ni tơ đặt tên cho Nu. Vậy nên phân tử ADN có 4 loại Nu: A , T , G , X - Các Nu trên một mạch đơn nối với nhau bằng mối liên kết dọc (liên kết cộng hóa trị). - Giữa 2 mạch đơn, các bazơ nitơ liên kết với nhau bằng mố liên kết ngang là mối liên kết Hidro theo nguyên tắc bổ sung (NTBS): A liên kết với T bằng 2 liên kết Hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết Hidro và ngược lại. Do đó: * Biết trình tự sắp xếp các Nu của 1 mạch đơn ADN thì suy ra trình tự sắp xếp các Nu mạch đối diện. * A=T ; G=X . Tỉ lệ. A+ G =1 T+X. 1.4. Tính đặc trưng của ADN: Mỗi cơ thể sinh vật có phân tử ADN đặc trưng thể hiện: - Số lượng, thành phần, trình tự các Nu trong ADN. - Hàm lượng ADN trong nhân tế bào (ví dụ: hàm lượng ADN trong nhân tế bào sinh dưỡng của người là 6,6.10-12g). - Tỉ lệ. A+T G+ X. 1.5. Tính ổn định của ADN: - ADN đặc trưng cho mỗi loài sinh vật và di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và thế hệ loài. - Cấp độ tế bào: Có sự kết hợp của 3 cơ chế: nguyên phân, giảm phân và thụ tinh, mà thực chất là sự tự nhân đôi, phân li tổ hợp và tái tổ hợp của các cặp NST. Bộ NST ổn định  ổn định ADN trên NST. - Cấp độ phân tử: Do cơ chế tự nhân đôi của phân tử ADN  nhân đôi NST. 1.6. Cơ chế tự nhân đôi của ADN: Từ một phân tử ADN mẹ qua quá trình nhân đôi cho 2 phân tử AND con giống nhau và giống phân tử ADN mẹ. * Quá trình tự nhân đôi: - Hai mạch đơn của phân tử ADN tháo xoắn nhờ enzim tháo xoắn. - Nhờ enzim ADN – pôlimeraza giúp các Nu tự do trong môi trường liên kết với các Nu trên 2 mạch khuôn theo NTBS, một mạch được tổng hợp từ đầu 3’  5’. Mạch bổ sung thứ hai được tổng hợp từng đoạn ngắn (đoạn Ôkazaki), rồi chúng được nối nhờ enzim ligaza. * Nguyên tắc nhân đôi: - NTBS: Các Nu tự do liên kết với các Nu trên mạch khuôn theo NTBS: A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại. - Nguyên tắc bán bảo toàn: (nguyên tắc giữ lại một nửa) Mỗi phân tử ADN con có 1 mạch của phân tử mẹ, còn 1 mạch mới được tổng hợp..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> * Ý nghĩa sự tự nhân đôi của ADN: (tự tái bản , tự sao): Đảm bảo sự tự nhân đôi của NST, đồng thời đảm bảo cho hàm lượng và cấu trúc ADN được ổn định qua các thế hệ. 1.7. Sự ổn định của ADN có tính chất tương đối: Sự ổn định của ADN chỉ mang tính chất tương đối trong quá trình di truyền, do các tác nhân lí hóa của môi trường ngoài hoặc những biến đổi sinh lí nội bào, cấu trúc của ADN có thể bị biến đổi tạo thành các đột biến gen. 1.8. Gen: a. khái niệm: Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm nhất định (sản phẩm là chuỗi Pôlipéptit (protein, hay ARN)). b. các loại gen: - Gen cấu trúc: Mang thông tin mã hóa cho sản phẩm tạo nên cấu trúc hay chức năng của tế bào. - Gen điều hòa: Những gen tạo ra sản phẩm kiểm soát sự hoạt động của các gen khác. 1.9. Vai trò của ADN: - ADN là nơi lưu trữ, bảo quản thông tin di truyền. - ADN là cấu trúc mang gen. Trên ADN có nhiều gen mang tính trạng quy định sự tổng hợp một loại Protein. 2. Các dạng bài tập về cấu trúc của ADN – GEN: Dạng 1.2: Tương quan giữa tổng Nu với chiều dài và khối lượng của ADN (hay Gen). a. Phương pháp giải: - Chiều dài ADN là chiều dài của 1 mạch đơn và mỗi Nu coi như có kích thước 3,4Å vì mỗi chu kì xoắn dài 3,4Å gồm 10 cặp Nu (20 Nu). - Khối lượng trung bình của mỗi Nu trong ADN (hay gen) là 300đvc. Gọi N là tổng số Nu của 2 mạch ADN (hay gen). Gọi L là chiều dài của ADN (hay gen) Gọi M là khối lượng của ADN (hay gen) Gọi C là số chu kì xoắn của ADN (hay gen) Ta tính được:. L 2L .2(Nu) ; hay: N= 3,4 3,4 M (Nu ) M =N .300 (đvc) => N= 300 L M M= . 2 .300( đvc) => L= . 3,4 Å 3,4 300 . 2 N L M C= = = L=C . 34 => N=20 . C ; 20 34 300. 20 L=. N . 3,4 Å => 2. N=. ;. M =C . 300 .20. b. Bài tập vận dụng: (dạng 1.2) 1.Gen dài 0,408 µm có khối lượng là ? 2. Một gen không phân mảnh dài 4202,4 Å sẽ chứa bao nhiêu cặp Nu ? 3. Gen có 72 chu kì xoắn sẽ có chiều dài bao nhiêu µm ? 4. Gen dài 0,2482 µm có bao nhiêu chu kì xoắn ? 5. // 6. Gen cấu trúc có khối lượng 500400đvc sẽ có chiều dài bao nhiêu ? 7. một gen có khối lượng 615600 đvcsẽ có bao nhiêu nu ? 8. Gen có 920 cặp Nu sẽ có số chu kì xoắn là ? 9. một gen chứa 2634 Nu sẽ có chiều dài là ? 10. Một gen phân mảnh chứa 952 cặp Nu có khối lượng là ? 11. Một gen có số Nu là 6800, số lượng chu kì xoắn theo mô hình Watson-Cric là ? c. Hướng dẫn giải: (dạng 1.2) 1.. Đổi 0,408 µm = 4080 Å Khối lượng của gen:. M=. L 4080 . 2 .300= . 2. 300=720 . 000 đvc 3,4 3,4.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 4202 , 4 =1236 3,4. 2.. Số cặp Nu của gen là:. 3.. Mỗi chu kì của gen dài 34 Å => Chiều dài của gen là: L = Hay: L=. 4.. C . 34 = 2448Å => 0,2448 µm 72 . 34 . 10-4 = 0,2448 µm. Số chu kì xoắn của gen là: 0,2482 µm C=. 5.. //. 6.. Tổng số Nu của gen là:. (cặp). = 2482Å. L 2482 = =73 34 34. (chu kì). M 500400 =1668 (Nu) = 300 300 N 1668 L= . 3,4= . 3,4=2835 , 6 Å 2 2 N=. Chiều dài của gen là:. M 615600 = =2052(Nu) 300 300. 7.. Số Nu của gen là:. N=. 8.. Số chu kì của gen là:. C=. 920 =92 (chu kì) 10. 9.. Chiều dài của gen là:. L=. N 2634 . 3,4= .3,4=4477 , 8 Å 2 2. 10.. Khối lượng của gen phân mảnh là: M = N . 300đvc = 925.2.300 = 571200 đvc. 11.. Số chu kì xoắn của gen theo Watson – Cric là: Áp dụng công thức:. C=. N 6800 = =340 20 20. (chu kì). ----------//---------Dạng 2.2: Xác định tỉ lệ %, số lượng tương ứng các loại Nu trong 2 mạch ADN (hay gen). a. Phương pháp giải: Các Nu trên 2 mạch đơn của ADN (hay gen) liên kết với nhau theo NTBS. Từ đó suy ra: * Số lượng Nu: - A=T ; G=X ; . A+ G =1 T+X. - N=2 A+2 G; A+ G= A+ X=T +G=T + X= Từ (1) và (2) =>. * Tỉ lệ % từng loại Nu: Hay:. (1) N 2. N N − G= − X 2 2 N N G= X= − A= −T 2 2 A=T =. %A = %T ; %G = %X %A + %T + %G + %X = 100% 2A% + 2G% = 100%. =>. %A + %G = %A + %X = % T + %G = %T + %X = 50%N =. =>. %A = %T = 50% - %G = 50% - %X %G = %X = 50% - %A = 50% - %T. Vậy:. (2). 1 N 2.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> => =>. %A1+%A2 %T1+%T2 %A1+%T1 %A2+%T2 = = = 2 2 2 2 %G1+ %G2 %X1+%X2 %G1+%X1 %G2+%X2 %G=%X = = = = 2 2 2 2 %A=%T =. b. Bài tập vận dụng: (dạng 2.2) 1. Gen có hiệu số giữa Nu loại T với loại Nu khác bằng 20% . Tỉ lệ phần trăm từng loại Nu của gen là ? 2.Gen có A > G và có tổng giữa 2 loại Nu bổ sung cho nhau bằng 52%. Tỉ lệ phần trăm từng loại Nu của gen là ? 3. Gen có A < G và tỉ lệ giữa 2 loại Nu bằng 4. Gen có tỉ lệ. 3 . Tỉ lệ phần trăm các loại Nu của gen là ? 5. X +G 9 = . Tỉ lệ phần trăm từng loại Nu của gen là ? * T +A 7. 5. Gen có X = 3T. Tỉ lệ phần trăm từng loại Nu của gen là ? 6. Gen có T = 14,25% tổng số Nu. Tỉ lệ phần trăm từng loại Nu của gen là ? 7. Một gen cấu trúc có tỉ lệ gen là ? 8. Một gen cấu trúc có tỉ lệ. A+T 3 = G+ X 7. và có khối lượng 582000đvc. Số lượng từng loại Nu của. A+T =1,5 và tổng số Nu = 3000 (Nu). Số Nu từng loại của gen là ? G+ X. c. Hướng dẫn giải: (dạng 2.2) 1. Hiệu của 2 Nu bổ sung cho nhau = 0. Vậy Nu khác ở đây chỉ có thể là G hoặc X. Theo đề bài cho: T – G = 20% (1) Mà ` T + G = 50% (2) Cộng (1) và (2): 2T = 70% => T = A = 35% Vậy: => G = X = 50% - A = 50% - 35% = 15% 2.. Ta có A + T = 52% (vì A>G) Mà : A + G = 50%. 3.. Tỉ lệ % các loại Nu của gen:. => A = T = 26% => G = X = 50% - A = 50% - 26% = 24%.. Theo đề bài: A < G và tỉ lệ giữa 2 loại Nu bằng Hay:. A 3 = G 5. =>. =>. A G A +G 50 % = = = 3 5 3+5 8 A G = =6 , 25 %  3 5. 3 5. A = T = 6,25% . 3 = 18,75%. G = X = 6,25% . 5 = 31,25% 4.. Tỉ lệ % từng loại Nu của gen là: Theo đề bài:. X +G 9 = T +A 7. hay. 2G 9 = 2A 7. =>. G=. Mà A + G = 50% Thế (1) vào (2). 5.. 6.. 9A + A=50 % 7. 9A 7. (1) (2). => 16A = 350%.  A = T = 21,875%  G = X = 50% - 21,875% = 28,125%. Tỉ lệ % từng loại Nu của gen là: Ta có: X = 3T (1) mà X + T = 50% (2) Thế (1) vào (2): 3T + T = 50% => T = A = 12,5% => G = X = 50% - 12,5%= 37,5% Tỉ lệ % từng loại Nu của gen là:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Theo đề bài: Mà 7.. T = 14,25% A + G = 50%. => A = T = 14,25% => G = X = 50% - 14,25% = 35,75%.. Số lượng từng loại Nu của gen là: Số Nu của gen là: Theo đề bài cho Ta có:. M 582000 N = =1940(Nu)=> =970( Nu) 300 300 2 A+T 3 = G+ X 7 A 3 A G A+ G 970 = = = =97 => => G 7 3 7 3+7 10 N=. => =>. 8.. A = T = 97 . 3 = 291 (Nu) G = X = 97 . 7 = 679 (Nu) 7 Số lượng từng loại Nu của gen là: Theo đề bài cho:. A+T =1,5 hay G+ X. Ta có: . 2A 3 = và 2G 2 A G A +G = = 3 2 3+2. Mà: A+G = N/2 = 3000 : 2 = 1500. N = 3000 (Nu). Thế (2) vào (1). 1500 =300 5.  . A =300 3 G =300 2. (1) (2). => A = T = 900(Nu) => G = X = 600(Nu). ---------------//---------------Dạng 3.2: Tương quan giữa % và số lượng các loại Nu của ADN (hay gen) với số liên kết hidro, liên kết hóa trị. a. Phương pháp giải: * Liên kết hóa trị (photphodieste)ị: - Nếu chỉ xét liên kết hóa trị giữa Nu này với Nu khác trong mỗi mạch đơn. + Cứ 2 Nu kế tiếp nhau bằng 1 liên kết + Cứ 2 Nu kế tiếp nhau bằng 2 liên kết + Cứ 2 Nu kế tiếp nhau bằng 3 liên kết => Mỗi mạch đơn của ADN (hay gen) có (N/2 – 1) liên kết. Gọi Y là số liên kết hóa trị giữa các Nu trong 2 mạch đơn của ADN, hay gen (tổng liên kết hóa trị) Ta có: Y =. 2(. N −1)=N −2 2. (liên kết hóa trị). - Nếu xét liên kết hóa trị của mỗi Nu và giữa Nu này với Nu bên cạnh: (hay còn gọi là số liên kết hóa trị Đ – P ) Trong mỗi Nu có 1 liên kết hóa trị gắn thành phần Axit Photphoric với đường . Do đó cứ mỗi Nu trong 1 mạch đơn có 2 liên kết, riêng Nu cuối cùng trong mạch chỉ tính có một liên kết nên số liên kết hóa trị trong 1 mạch là : 2. N/2 – 1 = N – 1 Vậy. Y = 2 ( N – 1 ) = 2N - 2. , hay Y =. 2(. N −1)+ N=2(N −1)=2 N −2 2. * Liên kết Hidro: Dựa theo NTBS: Trong ADN: - A liên kết với T bằng 2 liên kết Hidro (số liên kết Hidro giữa chúng là: 2A (hoặc 2T) - G liên kết với X bằng 3 liên kết Hidro (số liên kết Hidro giữa chúng là: 3G (hoặc 3X) Gọi H là tổng số liên kết Hidro của ADN (hay gen). Ta có: H = 2A + 3G = 2A + 3X = 2T + 3G = 2T + 3X. b. Bài tập vận dụng:(dạng 3.2).

<span class='text_page_counter'>(6)</span> I.. Một gen có 300Nu loại A và G = 40% tổng số Nu. 1. Số liên kết hóa trị giữa Axit và đường của gen là ? 2. Số liên kết hóa trị giữa các Nu và số liên kết Hidro của gen là ? 3. Khối lượng của gen là ? II. Tổng liên kết Hidro và liên kết hóa trị của một gen là 6448, trong đó số liên kết Hidro nhiều hơn liên kết hóa trị là 452 liên kết. 4. Gen có chiều dài là ? 5.Số Nu mỗi loại trong gen là ? III. Mạch đơn của gen cấu trúc có 1799 liên kết hóa trị giữa Axit và đường, có 2350 liên kết Hidro. 6. Số chu kì xoắn của gen là ? 7. Số Nu mỗi loại của gen là ? 8. Chiều dài của gen là ? IV. Gen có 2184 liên kết Hidro và có hiệu số Nu loại G với Nu khác bằng 10%. 9. Chiều dài của gen là ? 10. Số Nu từng loại là ? V.(11) Gen dài 3417 Å có số liên kết Hidro giữa G và X bằng số liên kết Hidro giữa A và T. Số Nu từng loại của gen là ? VI.(12) Một gen chứa 3900 liên kết hidro và tổng 2 loại Nu bằng 60%. Số Nu của gen là ? c. Hướng dẫn giải: (dạng 3.2) I.. 1.. Số liên kết hóa trị giữa Axit và đường của gen là: Ta có: G = 40% ; mà G + A = 50% => A = T = 10% , mà A = 300Nu =>. G= X=. 300 . 40 =1200 Nu 10. Số Nu của gen là: N = (1200 + 300)2 = 3000Nu Số liên kết hóa trị giữa axit và đường là: Y = 2N – 2 = (2 . 3000) – 2 = 5998.. II.. 2.. Số liên kết hóa trị giữa các Nu của gen: Y = N – 2 = 3000 – 2 = 2998 Số liên kết Hidro của gen là: H = 2A + 3G = (2.300) + (3.1200) = 4200. 3.. Khối lượng của gen là:. 4.. Chiều dài của gen là: Ta có: H + Y = 6448 Và: H – Y = 452 Cộng (1) và (2) 2H = 6900 => H = 3450 Từ: H + Y = 6448 => H = 6448 – Y Thế (3) và (2) 6448 – Y – Y = 452=> 2Y = 6448 – 452 => Y = 2998 Vậy: N = Y + 2 = 2998 + 2 = 3000(Nu) Chiều dài của gen. 5.. III.. L=. M = N . 300 M = 3000 . 300 = 900.000đvc (9.105 đvc) (1) (2) (3). N . 3,4=5100 (Å) 2. Số Nu mỗi loại trong gen là: Ta có: 2A + 3G = 3450 Và: 2A + 2G = 3000 Trừ (1) và (2) G = 450 Mà G + A = 1500. 6. Số chu kì xoắn của gen là:. (1) (2) => G = X = 450 (Nu) => A = T =1500 – 450 = 1050 (Nu).

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Ta có: (theo đề bài) Mà. 8. IV.. 9.. => Y = 1799 . 2 = 3598. Y = 2N – 2 C=. Vậy 7.. Y =1799 2. => 2N – 2 = 3598 => N = (3598 + 2) : 2 = 1800(Nu). N 1800 = =90( vòng) 20 20. Số Nu mỗi loại của gen là: Theo đề bài: 2A + 3G = 2350 (1) Và 2A + 2G = 1800 (2) Trừ (1) cho (2) G = 550 => G = X = 550 (Nu) => A = T = (1800 : 2) – G = 900 – 550 = 350(Nu) 11 Chiều dài của gen là: L = N . 3,4 = 1800 . 3,4 = 6120Å Chiều dài của gen là: Theo đề bài: G – A = 10% G + A = 50% Cộng (1) và (2) 2G = 60% => G = X = 60% : 2 = 30% => A = T = 50% - 30% = 20% Ta có: 2A + 3G = 2184 Thế (3),(4) vào (5). 2. 20 30 N +3 N =2184 100 100. (1) (2) (3) (4) (5). 40N + 90N = 218400 => N = 218400:130 = 1680 (Nu) L=. Vậy chiều dài của gen là: 10.. Số nu mỗi loại là: Ta có:. V.. N 1680 . 3,4= . 3,4=2856 Å 2 2. => G= X=. A = T = 20%. =>. (11). Số Nu từng loại của gen là: Số Nu của của gen: N ¿ Ta có: Mà Thế (1) vào (2) =>. 2 L 3417 .2 = =2010( Nu) 3,4 3,4. 2A = 3G 2A + 2G = 2010 3G + 2G = 2010 5G = 2010. Ta có tỉ số: =>. =>. N =1005 (Nu) 2. (1) (2) => G = X = 402 (Nu) => A = T = 1005 – 402 = 603 (Nu). * Cách khác: Cứ 2 Nu G có số liên kết Hidro bằng 3 Nu A.. VI.. 1680 .30=504 (Nu) 100 1680 A=T = . 20=336(Nu) 100. G = X = 30%. G 2 = Hay: A 3 G+ A 1005 = =201 2+3 5. G A = 2 3. => G = X = 201 . 2 = 402 (Nu) => A = T = 201 . 3 = 603 (Nu) (12). Xảy ra 2 trường hợp: TH1: Giả sử A + T = 60% => A = T = 30% Mà: A + G = 50% => G = X = 50% - A% = 50% - 30% = 20% Theo bài ra: 2A + 3 G = 3900 =>. (2 .. 30 20 . N)+(3 . . N)=3900 100 100.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> => TH2: Giả sử ( giải tương tự). 120N = 390000 => N = 3250 (Nu) G + X = 60% => G = X = 30% 130N. = 3900. => N = 3000 (Nu). Dạng 4.2: Tính số lượng Nu mỗi loại của từng mạch đơn. a. Phương pháp giải: Gọi các Nu của mạch đơn 1 là: A1 , T1 , G1 , X1 Gọi các Nu của mạch đơn 2 là: A2 , T2 , G2 , X2 Theo NTBS ta có: A1 = T2 ; T1 = A2 ; G1 = X2 ; X1 = G2 => A = T = A1 + T1 = A2 + T2 = A1 +A2 = T1 + T2 => G = X = G1 + X1 = G2 + X2 = G1 +G2 = X1 + X2 Tính tỉ lệ phần trăm các loại Nu: ( xem thêm dạng 2) => =>. %A1+%A2 %T1+%T2 %A1+%T1 %A2+%T2 = = = 2 2 2 2 %G1+ %G2 %X1+%X2 %G1+%X1 %G2+%X2 %G=%X = = = = 2 2 2 2 %A=%T =. b. Bài tập vận dụng: (dạng 4.2) I.. Mạch đơn của gen có tỉ lệ các loại Nu: A: T: G: X = 1: 2: 3: 4. Gen chứa 3240 liên kết hidro 1. Chiều dài của gen ? 2. Số lượng từng loại Nu của gen ? 3. Số liên kết hóa trị giữa Axit và đường I. Trên một mạch của gen có tỉ lệ các loại Nu : A,T,G,X lần lượt là: 6: 4: 7: 3. Biết gen dài 6120Å 4. Tỉ lệ phần trăm từng loại Nu ở mạch thứ 2: A2, T2, G2, X2 so với số Nu của gen? 5. Số lượng các Nu ở mạch thứ nhất là ? 6. Số lượng từng loại Nu của gen ? III. Gen có 738 Nu loại X. Mạch thứ nhất của gen có hiệu số giữa Nu loại T với Nu loại A là 20%. Mạch thứ hai có tổng số giữa hai loại Nu G và X là 60%. 7. Chiều dài của gen? 8. Nếu mạch 1 có tỉ lệ G = 2X. Số lượng mỗi loại Nu: A , T , G , X mạch hai là ? c. Hướng dẫn giải: (dạng 4.2) I.. 1.. Chiều dài của gen: Giả sử mạch đơn đó là mạch 1 ta có: A1 : T1 : G1 : X1 = 1 : 2 : 3 : 4 A 1 T 1 G1 X 1 A 1+T 1+G 1+ X 1 100 %(nu) = = = = = =10 %  1 2 3 4 1+2+3+ 4 10 Vậy A1 = 10% ; T1 = 20% ; G1 = 30% ; X1 = 40% => A = T = (10% + 20%) : 2 = 15% (1) G = X = (30% + 40%) : 2 = 35% (2) Đề bài cho: 2A + 3G = 3240 (3) ¿ 15 35 2. N +3 . N =3240 Thế (1) và (2) vào (3) => 100 100 ¿ 135 N=3240  => N = 2400 (Nu) 100 N 2400 L= . 3,4= . 3,4=4080 (Å) Vậy chiều dài của gen là: 2 2. 2.. Số lượng từng loại Nu của gen là: Dựa vào kết quả câu 1 ta có: A = T = 15% . 2400 = 360 (Nu) G = X = 35% . 2400 = 840 (Nu).

<span class='text_page_counter'>(9)</span> II.. 3.. Số liên kết Hóa trị giữa Axit và đường: Gọi Y là số liên kết hóa trị giữa Axit và đường của gen ta có: Y = 2N – 2 = 2 . 2400 - = 4798 (Lk). 4.. Tỉ lệ phần trăm từng loại Nu ở mạch thứ 2 là: Theo NTBS ta có: A1 = T2 ; T1 = A2 ; G1 = X2 ; X1 = G2 .  A2 : T2 : G2 : X2 = 4 : 6 : 3 : 7 A 2 T 2 G2 X 2 A 2+T 2+ G2+ X 2 100 %N2 = = = = = =5 %N2 Vậy 4 6 3 7 20 20. . 5.. III.. => A 2 = 20% ; T2 = 30% ; G2 = 15% ; X2 = 35%. Cách 2: (4) Giả sử mạch đơn đó là mạch 1 ta có: A1 : T1 : G1 : X1 = 6 : 4 : 7 : 3 A 1 T 1 G1 X 1 A 1+T 1+G 1+ X 1 100%N1 = = = = = =5 %N1 Vậy 6 4 7 3 20 20 => A1 = 30% ; T1 = 20% ; G1 = 35% ; X1 = 15% Theo NTBS ta có: A1 = T2 = 30% G1 = X2 = 35% T1 = A2 = 20% X1 = G2 = 15% Số lượng các Nu ở mạch thứ nhất lần lượt là: Số Nu một mạch của gen là: 2L L 6120 N= => N 1= = =1800( Nu) (1) 3,4 3,4 3,4 Theo đề bài ta có: A1 : T1 : G1 : X1 = 6 : 4 : 7 : 3 A 1 T 1 G1 X 1 A 1+T 1+G 1+ X 1 100%N1 = = = = = =5 %% N 1 Vậy 6 4 7 3 20 20 Thế (1) vào (2) ta được: 1800 =90 = 20 => A1 = 540(Nu) ; T1 = 360(Nu) ; G1 = 630(Nu) ; X1 = 270(Nu) .. 6.. Số Nu mỗi loại của gen là: Ta có: A = T = A1 + A2 mà A2 = T1 Hay A1 + T1 = 540 + 360 = 900(Nu) Tương tự: G = X = G1 + G2 mà G2 = X1 G1 + X1 = 630 + 270 = 900(Nu). 7.. Chiều dài của gen là: Đề bài cho ở mạch thứ 2 của gen: G2 + X2 = 60% Đề bài cũng cho: X = 738 (Nu) Ta có công thức: G = X = G1 + G2 = X1 + X2 = G1 + X1 = G2 + X2. N => G = X = G2 + X2 = 60% N2 ( hay ) = 738 (Nu) 2 N 738 .100 =1230(Nu) Vậy N2 ( hay )= 2 60 N L= . 3,4=1230. 3,4=4182 Å. Chiều dài của gen: 2 Số lượng mỗi loại Nu A , T , G , X mạch 2 như sau: Ta có: G2 + X2 = 60%N2 => T2 + A2 = 40% N2 , mà T2 = A1 và A2 = T1 Nên: T1 + A1 = 40%N1 Đề cho: T1 – A1 = 20% N1 Cộng (1) và (2) 2T1 = 60% N1 => T1 = 30% Và A1 = 40% - 30% = 10% Ta cũng có: G1 + X1 = G2 + X2 = 60%N2 = 738 (Nu) Đề cho, G1 = 2X1 Thế (4) và (3) ta có: 3 X1 = 738 (Nu) => X1 = 738 : 3 = 246 (Nu) (5) Thế (5) và (4): G1 = 246 . 2 = 492 (Nu) Vậy: T1 = 30% . 1230 = 369 (Nu). 8.. (1) (2) (3) (4). (2).

<span class='text_page_counter'>(10)</span> A1 = 10% . 1230 = 123 (Nu) Theo NTBS, ta được: A2 = T1 = 369 (Nu) T2 = A1 = 123 (Nu) G2 = X1 = 246 (Nu) X2 = G1 = 492 (Nu) . Cách 2: (8) Ở mạch thứ nhất cuả gen có T1 – A1 = 20% mà T1 = A2 ; A1 = T2  A2 – T2 = 20% (1) Mà đề cho G2 + X2 = 60%N2  A2 + T2 = 40%N2 (2) Từ (1) và (2) => 2A2 = 60% Vậy A2 = 30%N2 = 30% . 1230 = 369 (Nu) Và T2 = 10%N2 = 10% . 1230 = 123 (Nu) Ta có ( đề cho): G1 = 2X1 => X2 = 2G2 (3) Mà: G2 + X2 = 60%N2 (4) Thế (3) vào (4) ta được: 3G2 = 60%N2 => G2 = 20%N2 = 20% . 1230 = 246 (Nu) X2 = 40%N2 = 40% . 1230 = 492 (Nu). 3. Các dạng bài tập về cơ chế tự sao của ADN – GEN: Dạng 1.3: Xác định số Nu tự do môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tự sao. a. Phương pháp giải: - Cả 2 mạch của ADN mẹ đều làm mạch khuôn , các Nu của mạch khuôn liên kết với các Nu tự do trong môi trường nội bào theo NTBS. - Kết quả: sau 1 lần nhân đôi hình thành 2 ADN con giống nhau và giống ADN mẹ. Gọi Amt, Tmt ,Gmt ,Xmt là các Nu mà môi trường nội bào cung cấp; Nmt là tổng Nu môi trường nội bào cần cung cấp cho ADN tự sao một lần. Ta có: Amt = Tmt = AADN = TADN Gmt = Xmt = GADN = XADN Nmt = NADN * Khi ADN tự sao n lần: + Tổng ADN được tạo thành: 2n + Tổng Nu trong các ADN con: 2n . N + Tổng Nu mỗi loại trong các ADN con: 2n . A = 2n . T 2n . G = 2n . X => Amt = Tmt = ( 2n – 1 ) . AADN = ( 2n – 1 ) . TADN Gmt = Xmt = ( 2n – 1 ) . GADN = ( 2n – 1 ) . XADN Nmt = ( 2n – 1 ) . NADN * Xác định số Nu tự do môi trường cần cung cấp để tạo ra các gen con có nguyên liệu hoàn toàn mới (cả 2 mạch đơn đều được tạo thành từ các Nu tự do). Amt = Tmt = ( 2n – 2 ) . AADN = ( 2n – 2 ) . TADN Gmt = Xmt = ( 2n – 2 ) . GADN = ( 2n – 2 ) . XADN Nmt = ( 2n – 2 ) . NADN b. Bài tập vận dụng: (dạng 1.3) * Bài tập: Gen dài 2040Å có T = 20% tổng số Nu. 1. Khi gen tự nhân đôi 1 lần, môi trường nội bào cần cung cấp số Nu tự do thuộc mỗi loại là ? 2. Khi gen tự nhân đôi 5 lần liên tiếp thì môi trường nội bào cần cung cấp số Nu tự do là ? 3. Một trong 2 mạch đơn của gen có tỉ lệ các loại Nu A : T : G : X = 1 : 3 : 4 : 2 . Gen chứa 1560 liên kết hidro . khi gen tự nhân đôi thì môi trường nội bào đã cung cấp số Nu tự do các loại là bao nhiêu ?.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> !!! Câu 2: Đề bài nói không rõ. Đúng ra giải là Nmt , nhưng đáp án lại giải theo số Nu mỗi loại, tức là phải giải: Amt = Tmt và Gmt = Xmt = … => giải hết 2 phương án cho quen ! !!! Câu 3: Coi như một bài độc lập, không dùng kết quả câu trên, nghĩa là phải đi tìm N từ các dữ kiện của trong câu 3 , rồi đi tìm số lượng các loại Nu A, T, G, X như chưa biết ! c. Hướng dẫn giải: (dạng 1.3) * Bài tập: 1. Số Nu tự do mỗi loại môi trường nội bào cung cấp cho gen nhân đôi 1 lần là: Tổng Nu của gen:. N=. 2 L 2040 . 2 = =1200 (Nu) 3,4 3,4. Ta có: (NTBS) => Vậy:. T = A = 20% mà: T + G = 50% G = X = 50% - 20% = 30% T = A = 1200 . 20% = 240 (Nu) G = X = 1200 . 30% = 360 (Nu) Gọi A’, T’ ,G’ ,X’ là các Nu mà môi trường nội bào cung cấp: Vì gen nhân đôi có 1 lần nên ta có công thức: Amt = Tmt = A = T = 240 (Nu) Gmt = Xmt = G = X = 360 (Nu) 2. Số Nu tự do môi trường nội bào cung cấp cho gen nhân đôi 5 lần liên tiếp là: Gọi N’ là số Nu tự do môi trường nội bào cung cấp cho gen nhân đôi 5 lần liên tiếp: Ta có công thức: Nmt = NADN . (2n – 1) Nmt = 1200 . (25 – 1) = 37.200 (Nu) * Số Nu mỗi loại cần cung cấp là: Amt = Tmt = AADN . (2n – 1) = 240 . ( 25 – 1 ) = 7.440 (Nu) Gmt = Xmt = GADN . (2n – 1) = 360 . ( 25 – 1 ) = 11.160 (Nu) 3. Giả sử đó là mạch một của gen:. A 1 T 1 G1 X 1 A 1+T 1+G 1+ X 1 100%N1 = = = = = = 10%N1 1 3 4 2 1+3+ 4+ 2 10. Ta có: =>. A1 = 10% . 1 = 10% T1 = 10% . 3 = 30% G1 = 10% . 4 = 40% X1 = 10% . 2 = 20% Mà A = T = A1 + T1 = (10% + 30%) : 2 = 20% Và G = X = G1 + X1 = (40% + 20%) : 2 = 30% Ta có tổng Nu của gen là: Đề bài cho: H = 2A + 3G = 1560 Thế (1) và (2) vào (3):. 2.. 20 30 N +3 . N =1560 100 100. (1) (2) (3). N = 1200 (Nu) => A = T = 20% . N = 20% . 1200 = 240 (Nu) G = X = 30% . N = 30% . 1200 = 360 (Nu) Vậy số Nu môi trường cần cung cấp cho gen hoàn tất quá trình nhân đôi là: Ta có: Amt = Tmt = AADN = 240 (Nu) Gmt = Xmt = GADN = 360 (Nu) . Dạng 2.3:Số liên kết Hidro, liên kết hóa trị bị phá vỡ và được hình thành trong quá trình nhân đôi.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> a. Phương pháp giải: * Tổng số liên kết hidro trong phân tử ADN là: H = 2A + 3G hay H = 2T + 3X - Khi phân tử ADN tự nhân đôi cũng phá vỡ số liên kết hidro là: H = 2A + 3G hay H = 2T + 3X  Khi phân tử ADN nhân đôi n lần thì số liên kết hidro bị phá vỡ là: ( 2A + 3G )( 2n – 1) = H . ( 2n – 1) - Số liên kết hidro được hình thành sau quá trình nhân đôi gấp đôi so với số liên kết hidro ban đầu ( hình thành 2 phân tử mới). Do vậy số liên kết hidro được hình thành là: 2.( 2A + 3G ) .( 2n – 1) = 2H . ( 2n – 1) * Liên kết hóa trị giữa các Nu không bị phá vỡ  khi tự sao thì tăng lên số liên kết hóa trị bằng số liên kết hóa trị ban đầu của gen ( hình thành 2 mạch mới của 2 gen con ). Khi tự sao n lần thì liên kết hóa trị được hình thành là: Y . ( 2n - 1 ) b. Bài tập vận dụng: (dạng 2.3) * Bài tập α : Một gen có 450 Nu loại G và Nu loại T = 35%. 1. Khi gen tự nhân đôi đã phá vỡ số liên kết hidro là ? 2. Số liên kết hóa trị được thành lập khi gen tự nhân đôi 5 đợt liên tiếp là ? 3. Số liên kết hidro được hình thành sau 5 lần gen tự nhân đôi là ? * Bài tập β : Một gen chứa 900A và 600X. Khi gen đó tự nhân đôi 2 lần, số liên kết hidro bị phá vỡ và được hình thành lần lượt là ?  Giả sử thêm: Tính số LK hóa trị được hình thành là bao nhiêu ? c. Hướng dẫn giải: (dạng 2.3) * Bài tập α : 1. Số liên kết hidro bị phá vỡ là: Theo đề bài cho: T = 35% Theo NTBS: => A = T = 35% G = X = 50% - 35% = 15% = 450(Nu) Từ (1) và (2) =>. A = T = 35% =. 450 . 35 = 1050(Nu) 15. (1) (2). Số LK Hidro của gen là: H = 2A + 3G = (2 . 1050) + (3 . 450) = 3450 (Lk) Khi gen tự nhân đôi một lần, gen sẽ phá vỡ số liên kết của gen. Gọi H’ số LK hidro bị phá vỡ: H’ = HGen = 3450(Lk) 2. Số LK hóa trị được thành lập khi gen nhân đôi 5 đợt: Số Nu của gen là: N = 2A + 2G = (2 .1050) + (2 . 450) = 3000(Nu) Số LK hóa trị của gen là: Y = N – 2 = 3000 – 2 = 2998 (LK) Gọi Y’ là số LK hóa trị được hình thành khi gen nhân đôi 5 đợt. Ta có: Y’ = YGen . (2n – 1) Y’ = 2998 . (25 – 1) Y’ = 2998 . 31 = 92.938(Lk) 3. Số LK hidro được hình thành sau 5 lần gen nhân đôi là: Gọi HHT là số LK hidro được hình thành khi gen nhân đôi. Ta công thức: HHT = 2HADN (2n – 1) HHT = 2 . 3450 .(25 – 1) = 213.900 (Lk) * Bài tập β : Số LK hidro của gen là:. H = 2A + 3G.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> H = (2 . 9000) + (3 . 6000) = 3600 (Lk) Số LK Hidro bị phá vỡ khi gen nhân đôi 2 lần: Gọi HPV là số LK hidro bị pha vỡ. HPV = HGen (2n – 1) = 3600 . (22 – 1) = 10.800 (lk) Và gọi HHT là số LK Hiđrô được hình thành sau 2 lần gen nhân đôi. HHT = 2 . HGen (22 – 1) = 2 . 3600 . 3 = 21.600(Lk)  Số LK hóa trị được hình thành là: Gọi Y’HT là số LK hóa trị được hình thành sau khi ADN tự sao n lần. Ta có: Y’HT = YGen . (2n – 1) mà YGen = NGen – 2 = NGen – 2 (2n – 1) = (2 . 900) + (2 . 600) – 2 (22 – 1) = 3000 – 2 (3) = 8994 (Lk) Dạng 3.3: Xác định số lần tự nhân đôi của ADN hay gen: a. Phương pháp giải: - Các ADN cùng nằm trong 1 tế bào có số lần tự sao bằng nhau. - ADN nằm trong tế bào khác nhau có số lần tự sao bằng hoặc khác nhau. Biết số lần tự sao của ADN (hay gen) => Số ADN (hay gen) con, số Nu môi trường cần cung cấp, số đợt phân bào. Gọi n là số lần nhân đôi của ADN (hay gen) + Số phân tử ADN tạo ra là: 2n + Trong nguyên phân, tế bào phân chia bao nhiêu lần thì ADN (hay gen) phân chia bấy nhiêu lần. + Trong tế bào sinh dục: số lần tái sinh của gen bằng số đợt phân bào trừ một ( trong giảm phân 2 lần phân bào có một lần nhân đôi của ADN ). I.. II.. b. Bài tập vận dụng: (dạng 3.3) Một gen chứa 2520Nu trong đó 20% Nu loại X. Gen nhân đôi một số lần, trong các gen con có 40.320Nu. 1. Số lần nhân đôi của gen là ? 2. Số liên kết Hidro bị phá vỡ trong quá trình gen nhân đôi ? Một gen khi tái bản cần được môi trường nội bào cung cấp 3636 Nu, trong đó có 462Nu loại T. Các gen con chứa tất cả 4848 Nu. 3. Chiều dài của gen ban đầu là ? * (chú ý: hướng dẫn HS đặt hệ và giải hệ cho đúng) 4. Số lần gen tự nhân đôi ? 5. Số Nu từng loại của gen ban đầu ? 2 A . Gen nhân đôi 3 đợt liên tiếp. 3. III.. Một gen có số Nu loại A = 240; số Nu loại G =. IV.. 6. Số gen con được tổng hợp là ? 7. Số lượng từng loại Nu môi trường nội bào đã cung cấp cho gen là ? 8. Số liên kết hidro bị phá vỡ trong quá trình tự sao ? Hai gen nhân đôi 3 đợt liên tiếp và đều dài 3060Å. Gen 1 có 20% Nu loại A; gen 2 có 30% Nu loại A. 9. Số gen con tạo ra từ quá trình nhân đôi của 2 gen là ? 10. Số liên kết hidro bị phá vỡ trong quá trình nhân đôi của mỗi gen lần lượt là ?. * Chú ý: I. (câu:1)… trong các gen con có 40.320Nu. khác với câu nói “số Nu môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi là: 40.320Nu”. Nếu là câu nói như vậy thì sẽ không tính được, mà phải có số nhỏ hơn, cụ thể là nhỏ hơn bằng một tổng Nu (37.800) ! Do vậy không thể sử dụng công thức : Nmt = NGen . (2n – 1).

<span class='text_page_counter'>(14)</span> II I.. (câu 3): * (chú ý: hướng dẫn HS đặt hệ và giải hệ cho đúng) c. Hướng dẫn giải: (dạng3.3) 1. Số lần nhân đôi của gen là: * xem chú ý!!! Số gen con được tạo ra là: 40.320 : 2520 = 16 (gen con) Số lần nhân đôi của gen là: n Số gen tham gia nhân đôi ban đầu là: 1 Ta có: 1 . 2n = 16 => n = 4 2. Số LK hidro bị phá vỡ trong quá trình gen nhân đôi là: Số Nu X trong gen là: X = G = 20%N hay: 20% . 2520 = 504 (Nu) Mà A + G = 50% => A = T = 30%N hay: 30% . 2520 = 756 (Nu) Gọi HPV số LK hidro của gen bị phá vỡ sau 4 lần nhân đôi là: HPV = HGen (2n – 1) = ( 2 . 756 ) + ( 3 . 504 )(24 – 1) = 45.360 (lk). II.. 3. Chiều dài của gen ban đầu là: Gọi n là số lần tái bản của gen. N là tổng nu của gen ( n và N nguyên dương) Ta có: 2n . N = 4848 (1) n (2 – 1) . N = 3636 Hay (2n . N - N) = 3636 (2) ¿ Từ (1) và (2) ¿ trừ (1) cho (2) ¿ => N = 1212 (Nu) L=. Chiều dài của gen ban đầu:. N 1212 . 3,4= . 3,4=2060 Å 2 2. 4. Số lần tái bản của gen là: Ta có 2n = 4848 : 1212 = 4 => n = 2 (lần) * Cách khác: Ta có =>. Nmt = Ngen . (2n - 1) mà Nmt = 3636 n 3636 = 1212 . (2 – 1) 2n = (3636 : 1212) + 1 = 4 n=2. 5. Số Nu từng loại của gen ban đầu. Ta có công thức: Tmt = Tgen . (2n – 1) 462 = Tgen . (22 – 1) => T = A = 462 : 3 = 154 (Nu) G = X = (1212 : 2) – 154 = 452 (Nu) * Cách khác: (dùng quy tắc tam suất – cách không chính thức) Ta có 3636 (Nu) trong đó có 462 Nu loại T Vậy 1N = 1212 (Nu) trong đó có x? Nu loại T Do đó T = A = (1212 . 462) : 3636 = 154 (Nu) G = X = (1212 : 2) – 154 = 452 (Nu) III.. 6. Số gen con được tổng hợp là: Ta có số gen con là: 2n , mà n = 3 => 23 = 8 (gen con) 7. Số lượng từng loại Nu môi trường nội bào cung cấp cho gen nhân đôi 3 lần là: Ta có: Amt = Tmt = Agen . (2n – 1) = 240 . (23 – 1) = 1680 (Nu) Ta cũng có:. 3 G= A 2. hay. G =. 3 240=360 (Nu) 2.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Vậy. Gmt = Xmt. = Ggen . (2n – 1) = 360 . (23 – 1) = 2520 (Nu). 8. Số liên kết hidro bị phá vỡ trong quá trình gen (tự sao) nhân đôi 3 đợt là: Ta có: Hpha vỡ = Hgen . (2n – 1) = (2A + 3G) . (23 – 1) = (2.240 + 3.360).7 = 10.920 (lk) IV.. 9. Số gen con tạo ra từ 2 gen nhân đôi 3 lần là: Gọi x là số gen tham gia nhân đôi Ta có công thức: x . 2n = 2 . 2n , mà n = 3 Nên số gen con là = 2 . 23 = 16 (gen con) 10. Số LK hidro bị phá vỡ trong quá trình nhân đôi của mỗi gen như sau: * Gen 1:. 2 L 2. 3060 = =1800(Nu) 3,4 3,4 20 .1800=360(Nu) , mà A + G = 1800 : 2 Gen 1 có 20%A => A = T = 100 1800 − A=900 −360=540(Nu) => G = X = 2. Số Nu của gen 1:. N (G1) =. Số LK hidro gen 1 là: H = (2 .360) + (3 . 540) = 720 + 1620 = 2340 (Lk) Số LK hidro gen 1 bị phá vỡ là: Hphá vỡ = Hgen . (2n – 1) = 2340 .(23 – 1) = 16.380 (Lk) * Gen 2:. 2 L 2. 3060 = =1800(Nu) 3,4 3,4 30 .1800=540(Nu) , mà A + G = 1800 : 2 Gen 2 có 30%A => A = T = 100 1800 − A=900 −540=360(Nu) => G = X = 2. Số Nu của gen 2:. N (G2) =. Số LK hidro gen 2 là: H = (2 .540) + (3 . 360) = 1080 + 1080 = 2160 (Lk) Số LK hidro gen 2 bị phá vỡ là: Hphá vỡ = Hgen . (2n – 1) = 2160 .(23 – 1) = 15.120 (Lk) II. ARN VÀ CƠ CHẾ SAO MÃ: 1.II Tóm tắt lí thuyết và cơ chế sao mã: 1.1.II cấu tạo ARN: - ARN có cấu tạo đa phân gồm nhiều đơn phân là Ribônuclêôtit. Mỗi Ribônuclêôtit cấu tạo bỡi 3 thành phần. + Đường ribôzơ (C5H10O5) + Axit photphoric (H3PO4) + Bazơ nitơ: một trong 4 loại (A) ; (U) ; (G) ; (X). - Cấu trúc bậc 1: Phân tử ARN là một chuỗi mạch đơn Ribônuclêôtit nối với nhau bằng liên kết dọc điestephotphat (liên kết hóa trị). - Cấu trúc bậc 2: Phân tử ARN có thể uốn cong gấp khúc đặc biệt tạo ra cấu trúc bậc 2. * So sánh ADN và ARN: - Giống nhau: + Đều là Axit nucleic có cấu trúc đa phân. + Đơn phân đều gồm 3 thành phần: H3PO4, C5H10O5 , và bazơ nitơ . + Các đơn phân phải nối với nhau bằng mối liên kết bazơ nitric điestephotphat. - Khác nhau:.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> ADN Số lượng đơn phân và khối lượng lớn. ARN Số lượng đơn phân và khối lượng nhỏ hơn nhiều. Đơn phân có đường đêoxyribôzơ (C5H10O4). Đơn phân có đường ribôzơ (C5H10O5). Có bazơ nitơ loại T. Có bazơ nitơ loại U. Cấu trúc không gian xoắn kép. Cấu trúc không gian mạch thẳng (mARN) hoặc xếp nhiều hình dạng uốn cong gấp khúc.. 1.2.II Các loại ARN: ( xem sách giáo khoa – Sinh học 9) 1.3.II Phiên mã (sao mã): a. Khái niệm: Sự truyền tính trạng từ phân tử ADN mạch kép  phân tử ARN mạch đơn là quá trình phiên mã (quá trình tổng hợp ARN). b. Cơ chế phiên mã: Nhờ sự xúc tác của Enzim ARN – pôlimeraza 2 mạch đơn của gen điều hòa (phân tử ADN) tách nhau, mạch 3’  5’ dùng làm khuôn để tổng hợp mARN . Các Nu trên mạch khuôn liên kết với các Nu tự do tromg môi trường nội bào theo NTBS tạo ra mARN. Đoạn ADN phiên mã xong xoắn lại, mARN sơ khai được phiên mã theo hướng 5’  3’. Việc tổng hợp ARN chuỗi thẳng sau đó thành cấu trúc bậc 2, tạo thành tARN và rARN. * Gen có những đoạn không dịch mã gọi là intron, đoạn dịch mã là exon mARN sơ khai bị loại bỏ các intron  mARN chức năng. (câu này chỉ mục đích phân biệt hai từ: intron, exon . * So sánh quá trình tự sao với quá trình phiên mã: Tự sao (ADN nhân đôi) - Xảy ra một lần, diễn ra toàn bộ phân tử ADN - Nguyên liệu là các Nuclêôtit, enzim ADN pôlimeraza. - Sự lắp ghép các Nu diễn ra trên cả 2 mạch theo NTBS: A lk vớiT, G lk với X và ngược lại. Phiên mã (tổng hợp mARN) - Xảy ra nhiều lần trong chu kì trung gian, chỉ xảy ra trên một đoạn ADN tương ứng với một hoặc một vài gen cấu trúc. - Nguyên liệu là các ribônuclêôtit , enzim ARN pôlimeraza. - Chỉ xảy ra trên một mạch gốc có chiều 3’  5’ của ADN, theo NTBS: A lk với U, T lk với A, G lk với X và X lk với G. - Tạo ra nhiều mARN giống nhau.. - Tạo ra 2 ADN con giống nhau, giống ADN ban đầu. - Truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào - Truyền thông tin di truyền từ trong ra ngoài và cơ thể. nhân.. c. Điều kiện để có sự tổng hợp mARN: - Gen khởi động không bị ức chế . - Có sự hiện diện của một số enzim đặc trưng chủ yếu là ARN pôlimeraza hoạt động. - Có năng lượng ATP. d .Những điều cần ghi nhớ về ARN: (1) Trong phân tử mARN, các loại ribônuclêôtit A không bằng U, G không bằng X. (2) Khi tổng hợp ARN chỉ có 1 mạch đơn của gen làm mạch khuôn, do đó 1 gen phiên mã 1 lần cho 1 phân tử mARN có số ribônuclêôtit bằng với số Nu của mạch khuôn, chiều dài của gen bằng với chiều dài của mARN. (3) Một gen sao mã x lần, môi trường nội bào phải cung cấp số ribônuclêôtit các loại là:.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> x.. N 2. (N là số Nu của gen), hay x . rN (rN là số ribônuclêôtit của mARN). (4) Khi đề bài cho biết số ribônuclêôtit từng loại cung cấp cho quá trình sao mã, yêu cầu tìm số lần sao mã, thì phải xác định được mạch nào là mạch mã gốc của gen. Ví dụ: Một gen có trên mạch đơn thứ nhất A1 = 600; T1 = 450. Gen sao mã (phiên mã) một số lần liên tiếp môi trường nội bào đã phải cung cấp 2250 loại U. Tính số lần sao mã của gen ? Giải: Theo NTBS ta có: A2 = T1 = 450 (Nu) Cũng theo NTBS: U phải bổ sung với A Gọi x là số lần sao mã (điều kiện là x phải nguyên, dương) Ta có công thức: x . A1 = 2250 Và x . A2 = 2250 => x = 2250 : A1 = 2250 : 600 = 3,75 (trái với điều kiện) => x = 2250 : A2 = 2250 : 450 = 5 (lần) Vậy gen đã phiên mã (sao mã) 5 lần từ mạch khuôn là mạch 2. (5) Khi biết số lượng hay tỉ lệ % các loại rN của phân tử ARN thì suy ra tỉ lệ % hay số lượng mỗi loại Nu của gen tương ứng, nhưng ngược lại nếu biết số lượng hay tỉ lệ % số Nu của gen thì không suy ra được tỉ lệ % hay số lượng các loại rN của mARN vì không xác định được mạch nào là mạch khuôn và tỉ lệ % các Nu của một mạch đơn của gen, nên với mỗi trị số của các loại Nu một mạch đơn của gen ta đều có 1 phân tử ARN khác nhau (vô định). A = T = A1 + A2 = Um + Am ; G = X = G1 + G2 = Gm + Xm . 2.II Các dạng bài tập về cơ chế sao mã: Dạng 1.2.II: Biết cấu trúc của gen, xác định cấu trúc ARN và ngược lại, tương quan số lượng, tỉ lệ % giữa Nu với ri bônuclêôtit. a. Phương pháp giải: (dạng 1.2.II) - Chỉ một trong 2 mạch của gen dựng làm mạch khuôn theo chiều từ 3’  5’. - Các Nu trên mạch khuôn LK với các Nu tự do theo NTBS: A – U ; T – A ; G – X ; X - G Về số lượng: A = T = A1 + A2 = Um + Am ; G = X = G1 + G2 = Gm + Xm . Tỉ lệ phần trăm (mỗi mạch đơn tính 100%) %A=%T =. % Am +% Um 2. ;. %G=%X =. % Gm+% Xm 2. - Biết cấu trúc của gen ta xác định đượccấu trúc của ARN và ngược lại. b. Bài tập vận dụng: (dạng 1.2.II) I.. Một phân tử mARN có số rN loại A = 3000 chiếm 20% số rN của phân tử. 1. Số Nu củ gen đó tổng hợp nên mARN đó là ? 2. Số Nu thuộc mỗi loại có trong gen (biết các rN trong mARN được phân bố theo tỉ lệ: U = 2A ; G = 3X) là? 3. Chiều dài của gen là ?. II.. Trên một gen, có 3820 liên kết hidro giữa 2 mạch đơn . Gen này tổng hợp một phân tử mARN có khối lượng phân tử bằng 504.000đvc. Biết tổng số (U + X) gấp 2 lần tổng số (G + A). 4. Chiều dài của gen? 5. Số Nu mỗi loại của gen ? 6. Số Nu môi trường cung cấp khi gen tự sao 3 lần ?. I.. Giải Bài tập vận dụng: (dạng 1.2.II) Một phân tử mARN có số rN loại A = 3000 chiếm 20% số rN của phân tử. 1. Số Nu của gen đó tổng hợp nên mARN đó là ? 2. Số Nu thuộc mỗi loại có trong gen (biết các rN trong mARN được phân bố theo tỉ lệ: U = 2A ; G = 3X) là?.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 3. Chiều dài của gen là ? Giải: 1. Ta có:  . A = 20% rN Số rN của phân tử mARN là: rN = 3.000 . 100 : 20 = 15.000 (ribonu) Số Nu của gen là: N = 2 . rN = 2 . 15000 = 30.000Nu. 2. Ta có số lượng mỗi loại rN của mARN là: Am = 3000 mà Um = 2Am = 3000 . 2 = 6000 (ribonu)  Gm + Xm = rN – (Am + Um) = 15 000 – (6000 + 3000) = 6 000 Mà Gm = 3Xm Thế (2) vào (1) ta được: 4Xm = 6 000 => Xm = 1 500 (ribonu) Vậy Gm = 4 500 (ribonu) Giả sử, mạch 1 của gen tham gia tổng hợp mARN . Suy ra số lượng mỗi loại Nu của gen như sau: Am = 3000 => T1 = 3000 => A2 = 3000 (Nu) Um = 6000 => A1 = 6000 => T2 = 6000 (Nu) Gm = 4500 => X1 = 4500 => G2 = 4500 (Nu) Xm = 1500 => G1 = 1500 => X2 = 1500 (Nu) Vậy A = T = A1 + A2 = 6000 + 3000 = 9000 (Nu) G = X = G1 + G2 = 1500 + 4500 = 6000 (Nu). (1) (2). 3. Chiều dài của gen là chiều dài của mARN hay chiều dài của 1 mạch đơn: L = (N : 2) . 3,4 Å = 15000 . 3,4 = 51 000Å = 5,1µm II. Trên một gen, có 3820 liên kết hidro giữa 2 mạch đơn . Gen này tổng hợp một phân tử mARN có khối lượng phân tử bằng 504.000đvc. Biết tổng số (U + X) gấp 2 lần tổng số (G + A). 4. Chiều dài của gen? 5. Số Nu mỗi loại của gen ? 6. Số Nu môi trường cung cấp khi gen tự sao 3 lần ? Giải: 4. Chiều dài của gen là: Cách chuẩn: Theo đề bài ta có: U + X = 2(A + G) (1) Mà 300 . (U + X + A + G) = 504000đvc (2) Thế (1) vào (2) => A + G = 560 (nu) U + X = 1120 (nu) Ta tính được rN = A + G + U + X = 560 + 1120 = 1680 (rNu) Vậy chiều dài của gen cũng là chiều dài của mARN tương ứng. L = (N : 2) . 3,4 = rN . 3,4 = 1680 . 3,4 = 5712 Å. Cách gọn:. Chiều dài của gen là: Theo đề bài ta có: U + X = 2(A + G) Ta cũng có: rN = 504000 : 300 = 1680 (rNu) Vậy chiều dài của gen cũng là chiều dài của mARN tương ứng. L = (N : 2) . 3,4 = rN . 3,4 = 1680 . 3,4 = 5712 Å. 5. Số Nu mỗi loại của gen là: Số liên kết Hidro của gen là: Mà 2rN = 2 . 1680 = N = Trừ (1) cho (2) ta được: Và. 2A + 3G = 3820 (1) 2A + 2G = 3360 (2) G = X = 460 (nu) A = T = 1680 – 460 = 1220 (nu).. 6. Số Nu môi trường cung cấp khi gen tự sao 3 lần là:.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> * Đề nói không rõ nên làm 2 trường hợp : TH 1: Số Nu mỗi loại môi trường cung cấp cho gen sao 3 lần: Amt = Tmt = AADN (2n – 1) = 1220 (23 – 1) = 8540 (nu) Gmt = Xmt = GADN (2n – 1) = 460 (23 – 1) = 3220 (nu). TH 2: Số Nu môi trường cung cấp cho gen sao 3 lần: Nmt = NADN (2n – 1) = 3360 (23 – 1) = 23.520 (nu).. MỘT SỐ BÀI TẬP TỔNG HỢP. Bài 1: Một gen chứa 2580 Nu và 3354 liên kết (LK) hidro. a) Xác định số lượng và tỉ lệ từng loại Nu của gen ? b) Trên mạch thứ nhất gen có 10%A và trên mạch thứ hai gen có 20%X. Xác định số lượng từng loại Nu trên từng mạch của gen ? c) Nếu gen phiên mã và lấy mạch 1 làm mạch khuôn. Tính số rN mỗi loại của phân tử mARN đó. Bài 2: Một phân tử ADN có 1239 LK hidro. Hiệu số số lượng giữa Nu loại T với Nu loại G là 182 . a) Xác định thành phần % Nu các loại ? b) Để hoàn tất 3 lần nhân đôi của phân tử ADN, môi trường nội bào đã cung cấp 89.376Nu tự do các loại. Vậy có bao nhiêu phân tử ADN ban đầu cùng tham gia ? Bài 3: Một phân tử ADN gồm có 3 gen: I , II , III Gen I có khối lượng phân tử gấp 3 lần gen III Gen II có khối lượng phân tử gấp 3 lần gen I a) Tính chiều dài của 3 gen: I , II , III . Biết tổng số phân tử lượng của 3 gen là 390.000đvc. b) Tính chiều dài của phân tử ADN ra mm ? c) Tính số lượng Nu các loại trong mỗi gen . Cho biết: - Gen I có A chiếm 10% tổng số các loại Nu . - Gen II có A% - G% = 10%. - Gen III có X chiếm 25% tổng số các loại Nu. Bài 4: Gen thứ nhất có chiều dài 0,306µm trong đó X chiếm 20% số Nu của gen. Gen thứ hai dài bằng gen thứ nhất , nhưng số A của gen thứ hai nhiều hơn số T của gen thứ nhất là 90 Nu. a) Tìm tỉ lệ % và số Nu mỗi loại của gen thứ nhất ? b) Tìm tỉ lệ % và số Nu mỗi loại của gen thứ hai ? c) Trên mạch thứ nhất của cả 2 gen có A = 23% số Nu của mạch, trên mạch thứ 2 của 2 gen có X = 5% số Nu của mạch. Tìm số Nu từng loại trên mỗi mạch gen một và gen hai ?.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP TỔNG HỢP. Bài 1: Một gen chứa 2580 Nu và 3354 liên kết (LK) hidro. a) Xác định số lượng và tỉ lệ từng loại Nu của gen ? b) Trên mạch thứ nhất gen có 10%A và trên mạch thứ hai gen có 20%X. Xác định số lượng từng loại Nu trên từng mạch của gen ? c) Nếu gen phiên mã và lấy mạch 1 làm mạch khuôn. Tính số rN mỗi loại của phân tử mARN đó. Giải: a) Số lượng và tỉ lệ từng loại Nu của gen: Ta có: N = 2580 và H = 3354. Hay: 2A + 2G = 2580 (1) 2A + 3 G = 3354 (2) Trừ (2) cho (1) ta được G = 774 N = 2. 2580 2. Mà. A+G=. Vậy Ta có: Vậy Và. G=X= 774 (Nu) A = T = 1290 – 774 = 516 (Nu). A% + G% = 50% = 1290 (Nu) G% = X% = 774 (Nu) A% = T% = 516 (Nu). =>. G% = X% A% = T%. = 1290 (Nu). 774 x 50 =30 % 1290 516 x 50 =20 % , hoặc = 50% - G% = 50% - 30% = 20%. = 1290. =. b) Số lượng Nu từng loại trên mỗi mạch đơn của gen: Số Nu của 2 mạch bổ sụng cho nhau và tổng Nu mạch 1 luôn bằng tổng Nu mạch 2. A1 = T 2 ; T 1 = A 2 ; G 1 = X 2 ; X 1 = G 2 Số Nu 1 mạch của gen là = N : 2 = 2580 : 2 = 1290 (Nu) Ta có: A1 = 10 : 100 x 1290 = 129 (Nu) Mà A = T = 516 Trong đó: A = A1 + A2 = T1 + T2 = 516 => A2 = A – A1 = 516 – 129 = 387 (Nu) Tương tự : X2 = 20 : 100 x 1290 = 258 (Nu) G = X = 774.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> X1 = X – X2 = 774 – 258 = 516 (Nu) Số Nu mỗi loại trên mỗi mạch đơn như sau: A1 = T2 = 129 (Nu) T1 = A2 = 387 (Nu) G1 = X2 = 258 (Nu) X1 = G2 = 516 (Nu). c) Số rN mỗi loại của mARN phiên mã từ mạch 1 như sau: mARN phiên mã từ mạch khuôn theo NTBS (A – Um ; T – Am ; G – Xm ; X – Gm ) A1 = Um = 129 (Nu) T1 = Am = 387 (Nu) G1 = Xm = 258 (Nu) X1 = Gm = 516 (Nu). Bài 2: Một phân tử ADN có 1239 LK hidro. Hiệu số số lượng giữa Nu loại T với Nu loại G là 182 . a) Xác định thành phần % Nu các loại ? b) Để hoàn tất 3 lần nhân đôi của phân tử ADN, môi trường nội bào đã cung cấp 89.376Nu tự do các loại. Vậy có bao nhiêu phân tử ADN ban đầu cùng tham gia ? Giải: a) Thành phần % Nu các loại có trong phân tử ADN: Ta có: H = 2A + 3G = 1239 (1) Đề cho T – G = 182 mà A = T Hay A – G = 182 (2) Thế (2) vào (1) 2(182 + G) + 3G = 1239 5G = 1239 – 364 => G = 175 (Nu) Vậy G = X = 175 (Nu) A = T = G + 182 = 357 (Nu) Tổng Nu của ADN: N = 2A + 2G = 2(357) + 2(175) = 1064 (Nu) 357 x 100 =¿ 33,6% 1064 175 x 100 =¿ 16,4% %G = %X = 1064. =>. %A = %T =. hoặc = 50% - A% = 50% - 33,6% =. 16,4%. b) Số phân tử ADN cùng tham gia nhân đôi 3 lần. Gọi n là số lần nhân đôi ; X số phân tử ADN tham gia nhân đôi. Ta có Nmt = x . NADN . ( 2n – 1 ) 89.376 = x . 1064 . ( 23 – 1 ) x Vậy. =. 89 .376 =¿ 1064 x 7. 12. x = 12. Bài 3: Một phân tử ADN gồm có 3 gen: I , II , III Gen I có khối lượng phân tử gấp 3 lần gen III Gen II có khối lượng phân tử gấp 3 lần gen I a) Tính chiều dài của 3 gen: I , II , III . Biết tổng số phân tử lượng của 3 gen là 390.000đvc. b) Tính chiều dài của phân tử ADN ra mm ? c) Tính số lượng Nu các loại trong mỗi gen . Cho biết: - Gen I có A chiếm 10% tổng số các loại Nu . - Gen II có A% - G% = 10%. - Gen III có X chiếm 25% tổng số các loại Nu. Giải: a) Chiều dài của 3 gen I , II , III là:.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Gọi M1 là khối lượng phân tử gen I Gọi M2 là khối lượng phân tử gen II => Gọi M3 là khối lượng phân tử gen III Mà M1 + M2 + M3 = 390.000 đvc Hay: 3M3 + 9M3 + M3 = 390.000 đvc. M1 = 3M3 MII = 3M1 = 9M3. =>. M3 =390.000 : 13 = 30.000 đvc M2 = 9 x 30.000 = 270.000 đvc M1 = 3 x 30.000 = 90.000 đvc - Chiều dài gen I: NGen I = M1 : 300 = 90.000 : 300 = 300Nu => LGen I = NGen I: 2 . 3,4 = 300 : 2 . 3,4 = 510 ( Å ) - Chiều dài gen II: NGen II = M2 : 300 = 270.000 : 300 = 900Nu => LGen II = NGen II: 2 . 3,4 = 900 : 2 . 3,4 = 1530 ( Å ) - Chiều dài gen III: NGen III = M3 : 300 = 30.000 : 300 = 100Nu => LGen III = NGen III: 2 . 3,4 = 100 : 2 . 3,4 = 170 ( Å ) b) chiều dài phân tử ADN ra mm: ta có: LADN = LGen I + LGen II + LGen III = 510 + 1530 + 170. = 2210 ( Å ) = 0,0002210 mm = 221.10-6. c) Số Nu các loại trong mỗi gen: * Gen I: Ta có: A = T = 10% (đề cho) , N1 = 300 Vậy A = T = 10 : 100 . 300 = 30Nu Và G = X = 40 : 100 . 300 = 120Nu Hoặc G = X = N1 – ( A + T ) : 2 = 150 – 60 = 120Nu ( 3 cách, cách nào cũng đúng) Hoặc G = X = N1 : 2 – A = 150 – 30 = 120Nu * Gen II: Ta có: A% + G% = 50% (1) A% - G% = 10% (2) Cộng (1) và (2) 2A% = 60% => A% = 30% Vậy A% = T% = 30% và G% = X% = 50% - 30% = 20% Do đó A = T = 30 : 100 . 900 = 270Nu G = X = 20 : 100 . 900 = 180Nu * Gen III: Ta có: X = G = 25 : 100 .100 = 25Nu A = T = 100 – (X + G) : 2 = 25Nu. Bài 4: Gen thứ nhất có chiều dài 0,306µm trong đó X chiếm 20% số Nu của gen. Gen thứ hai dài bằng gen thứ nhất , nhưng số A của gen thứ hai nhiều hơn số T của gen thứ nhất là 90 Nu. a) Tìm tỉ lệ % và số Nu mỗi loại của gen thứ nhất ? b) Tìm tỉ lệ % và số Nu mỗi loại của gen thứ hai ? c) Trên mạch thứ nhất của cả 2 gen có A = 23% số Nu của mạch, trên mạch thứ 2 của 2 gen có X = 5% số Nu của mạch. Tìm số Nu từng loại trên mỗi mạch gen một và gen hai ? Giải: a) Tỉ lệ % và số Nu mỗi loại của gen thứ nhất: Ta có: Ngen I = 2L : 3,4 = (2 . 3060) : 3,4 = 1800 Nu Giả thiết cho X gen I = 20% tổng số Nu của gen. Theo NTBS ta có: X% = G% = 20% => X = G = (1800 . 20) : 100 = 360 Nu Và A% = T% = 30% => A = T = (1800 . 30) : 100 = 540 Nu..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 32 b) Tỉ lệ % và số Nu mỗi loại của gen thứ hai: Ta có: L gen II = L gen I => N gen II = N gen I = 1800 Nu. Giả thiết cho: A gen II = T gen II + 90 = 540 + 90 = 630 Nu. Theo NTBS ta có: A gen II = T gen II = 630 Nu => AII% = TII% = (630 . 100) : 1800 = 35% Và G genII = X gen II = (1800 : 2) - 630 = 270 Nu => GII% = TII% = (270 . 100) : 1800 = 15% hay GII% = TII% = 50% - 35% = 15%. c) Số Nu mỗi loại trên mỗi mạch của gen I và gen II: * Xét gen I: Ta có: A1 = 23% => T2 = 23% Và G1 = 5% <= X2 = 5% Theo NTBS ta tính được: A1 =T2 = 23% = [ 23 . (N : 2)] : 100 = (23 . 900) : 100 = 207Nu T = T1 + A1 => T1 = T – A1 = 540 – 207 = 333Nu G1 = X2 = 5% = [ 5 . (N : 2)] : 100 = (5 . 900) : 100 = 45Nu Và X = X1 + G1 => X1 = X – G1 = 360 – 45 = 315Nu. Vậy gen I: A1 = T2 = 207 Nu T1 = A2 = 333 Nu G1 = X2 = 45 Nu X1 = G2 = 315 Nu * Xét gen II: tương tự ta có. Ta có: A1 = 23% => T2 = 23% Và G1 = 5% <= X2 = 5% Theo NTBS ta được: A1 = T2 = 23% = [ 23 . (N : 2)] : 100 = (23 . 900) : 100 = 207Nu T = T1 + A1 => T1 = T – A1 = 630 – 207 = 423Nu G1 = X2 = 5% = [ 5 . (N : 2)] : 100 = (5 . 900) : 100 = 45Nu Và X = X1 + G1 => X1 = X – G1 = 270 – 45 = 225Nu. Vậy gen I: A1 = T2 = 207 Nu T1 = A2 = 423 Nu G1 = X2 = 45 Nu X1 = G2 = 225 Nu. TRƯỜNG THCS…………………........... Họ và tên HS:……………….................... Điểm:. ĐỀ KIỂM TRA H.S BỒI DƯỠNG MÔN: SINH - HÈ: 2013 Phần: ADN – Biến dị Nhận xét của Gáo viên:.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Câu 1: Tóm tắt cơ chế hình thành thể tứ bội trong nguyên phân và trong giảm phân ? Câu 2: Một gen có chiều dài 0,255µm , trong đó số Nu loại X là 150 Nu. a. Tính khối lượng phân tử của gen ? b. Tìm số lượng và tỉ lệ mỗi loại Nu của gen ? c. Trên mạch thứ nhất của gen có số T = 450, số G = 30 . Hãy tính số Nu từng loại của mỗi mạch của gen ?. PHÒNG GD-ĐT TUY PHƯỚC TRƯỜNG THCS…………………........... Họ và tên HS:……………….................... Điểm:. ĐỀ KIỂM TRA H.S BỒI DƯỠNG MÔN: SINH - HÈ: 2014 Phần: ADN – Biến dị Nhận xét của Gáo viên:. Câu 1: Trình bày cơ chế nhân đôi của ADN và nêu ý nghĩa của nó ? Câu 2: Một gen có chiều dài 0,255µm , trong đó số Nu loại X là 150 Nu. a. Tính khối lượng phân tử của gen ? b. Tìm số lượng và tỉ lệ mỗi loại Nu của gen ? c. Trên mạch thứ nhất của gen có số T = 450, số G = 30 . Hãy tính số Nu từng loại của mỗi mạch của gen ?.

<span class='text_page_counter'>(25)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×