Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Cách kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.69 KB, 7 trang )

Cách kiểm soát lượng đường
trong máu hiệu quả

Cần loại trừ hoàn toàn những đồ uống không cần thiết
Những cơn đói, thèm ăn những món đồ nhất định đều liên quan đến
lượng đường trong máu. Nếu lượng đường trong máu luôn duy trì ở mức ổn
định thì nhu cầu ăn uống sẽ trở nên điều độ hơn.
Nhưng khi cơ thể bị bỏ đói trong vài giờ thì những cơn đói sẽ “ra hiệu” và
dĩ nhiên cơ thể bạn không thể làm gì khác ngoài việc “trả lời”. Theo các bác sĩ
nghiên cứu, lượng đường trong máu sẽ bị tụt xuống quá thấp chỉ sau 4 tiếng liên
tiếp không ăn gì.
Do vậy kết quả là bạn sẽ đi lùng sục đồ ăn và bỏ vào miệng bất kỳ thứ gì có
thể tìm thấy. Vấn đề ở đây là khi lượng đường tăng quá nhanh thì cơ thể bạn sẽ
sinh ra một luồng insulin, loại hormone không chỉ có chức năng kiểm soát đường
trong máu mà còn ra hiệu cho cơ thể bạn tích trữ chất béo.
Và có nhiều trường hợp lượng insulin tăng quá nhanh và khiến cho lượng
đường trong máu bị rối loạn và bạn cảm thấy mình vẫn chưa được nạp đủ đường.
Cách kiểm soát lượng đường trong máu
Cách hiệu quả nhất để kiểm soát được lượng đường trong máu đó là tránh
những thức ăn, đồ uống có đường bổ sung như soda, những loại nước quả đóng
hộp, những thứ bánh nướng. Bạn có thể loại trừ hoàn toàn những thức ăn, đồ uống
vừa kể trên vì đó là những đồ không cần thiết.
Với những món ăn nhiều tinh bột như mì pasta, gạo, khoai tây, bánh mì hay
những đồ ăn làm từ bột mì ngon nhưng lại chứa nhiều vitamin và chất xơ cần thiết.
Tuy nhiên, cần kiểm soát để chỉ nạp vào cơ thể khoảng 30-40g carbonhydrate
trong ba bữa chính, những món phụ dao động trong khoảng 10-20g.
Để kiểm soát được cần lưu ý đọc kỹ trên hộp đựng. Ngoài ra, việc tuân thủ
3 quy tắc dưới đây cũng sẽ giải quyết được phần nào vấn đề kiểm soát ăn uống:
Ăn thường xuyên: (khoảng 3 tiếng thì ăn 1 lần). Thói quen này sẽ giúp bạn ăn ít đi
mà cơ thể không bao giờ bị đói.
Protein (đạm) và chất béo (thịt, bơ, lạc, trứng): đây là những thành phần


không bao giờ được thiếu trong các bữa ăn. Những chất này sẽ làm chậm quá trình
tiêu hóa carbonhydrate và lượng đường trong máu của bạn cũng được kiểm soát
tốt hơn.
Nguyên vỏ: Nên làm quen với những món ăn được làm từ ngũ cốc nguyên
vỏ như gạo lứt bởi đây là nguồn chất xơ dồi dào có tác động rất tốt trong việc kiểm
soát đường trong máu.
1. Tiên đoán được thành công
Bạn có thể thực hiện một kế hoạch tốt nhất trong thời gian bao lâu? Hãy tự
đặt ra một mốc thời gian nhất định để thực hiện kế hoạch một cách quy củ, không
ăn gian, ngay cả khi chỉ là vài ngày ngắn ngủi.
Sau khi hoàn thành khoảng thời gian đó, hãy lặp lại quá trình này thêm một
lần nữa. Việc này không chỉ giúp bạn nhận ra việc ăn uống quy củ không khó khăn
chút nào mà còn cho bạn thấy rõ được ích lợi của việc ăn có kiểm soát.
Một khi đã thấy rõ ích lợi thì bạn sẽ dần dần hình thành thói quen ăn khoa
học.
2. Xác định động cơ
Nếu việc ăn uống kiêng khem của bạn chỉ vì mục đích là một cơ bụng sáu
múi chắc nịch thì có thể là kế hoạch này sẽ không bền lâu.
Hãy cho bản thân mình nhiều lý do hơn để bắt đầu việc ăn uống khoa học
ngay lập tức. Ăn uống khoa học sẽ giúp cơ thể chống lại rất nhiều bệnh như đau
nửa đầu, mụn nhọt, viêm nhiễm, bệnh tim mạch,...
Ăn uống khoa học sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn cũng là một
động cơ thúc đẩy việc ăn uống có kiểm soát nhanh chóng đi vào thực tiễn.
3. Trục trặc không tránh khỏi
Có thể bạn đã vô tình nạp hơi nhiều trong một bữa ăn trong ngày, nhưng
điều đó không có nghĩa là bạn đã thất bại hoàn toàn. Hãy coi đó như một trục trặc
bình thường. Một bữa ăn không thể quyết định toàn bộ chế độ ăn của bạn được.
Giải pháp sau bữa ăn “trục trặc” này, bạn nên tập trung hoàn thiện đủ 5 bữa
ăn nghiêm ngặt khác. Điều này sẽ đảm bảo bạn ăn uống khoa học hơn.
4. Ăn sáng đầy đủ

Nếu bạn cho rằng sau 6-8 tiếng ngủ bạn có thể bỏ qua bữa sáng vì cơ thể có
vận động gì khi ngủ đâu thì bạn đã nhầm.
Hậu quả của việc bỏ bữa sáng là cơ thể bạn không bao giờ đạt được mức
cân bằng về lượng đường trong máu và bạn sẽ hướng tới những thực phẩm tiện
dụng nhiều hơn là thực phẩm khỏe mạnh.
5. Hoàn chỉnh kế hoạch ăn uống khoa học

Đã đến lúc phải nghiêm túc hơn trong việc lên kế hoạch ăn uống khoa học.
Hãy dọn sạch tủ bánh, tủ lạnh và thay vào đó bằng những loại thực phẩm khoa học
như các loại hạt, phomát, hoa quả và rau, cá ngừ, gà và cá hồi.
Việc loại trừ những món ăn không cần thiết và không tốt cho sức khỏe sẽ
giúp ích hơn cho việc ăn uống khoa học đạt được hiệu quả mong muốn.
6. Tư duy như một nhà sinh hóa

×