Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Mục tiêu điều trị: kiểm soát đường máu trong giới hạn nào được coi là thành công? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.95 KB, 4 trang )

Mục tiêu điều trị: kiểm soát đường máu trong
giới hạn nào được coi là thành công?


Thông thường các bệnh nhân ĐTĐ nên thử đường máu trước bữa ăn
và sau bữa ăn 2 giờ. Nhiều bệnh nhân có mức đường máu lúc đói hoặc trước
bữa ăn rất tốt nhưng vẫn bị nhiều biến chứng vì mức đường máu sau ăn của
họ lại khá cao.
Các nghiên cứu gần đây cho biết là đường máu sau ăn cao có khả năng gây
biến chứng gần bằng với đường máu lúc đói cao.

Bởi vậy, các bệnh nhân ĐTĐ cần biết và nắm rõ các thông số để chủ động
phòng tránh biến chứng:

- Đường máu quá thấp (hạ đường máu): Đường máu < 2,8 mmol/l.
- Có nguy cơ bị hạ đường máu: Đường máu < 3,5 mmol/l.
- Bình thường (tốt): Đường máu trước ăn = 4-6 mmol/l, sau ăn = 4-8
mmol/l.
- Chấp nhận được: Đường máu trước ăn = 6-7 mmol/l, sau ăn có thể lên tới
11 mmol/l.
- Cao (không tốt): Đường máu trước ăn > 7 mmol/l, sau ăn > 11 mmol/l.


Bác sĩ nên thường xuyên tư vấn, nhắc nhở các thông số cho bệnh nhân của
mình

Các nguyên nhân làm đường máu dao động (tăng hoặc giảm)
-Thức ăn: Thay đổi giờ ăn, loại thức ăn, số lượng thức ăn..
. - Tập thể dục thể thao hoặc lao động chân tay.
- Thay đổi loại, liều lượng thuốc điều trị ĐTĐ.
- Các stress về tâm lý, tình cảm.


- Mắc bệnh khác: cảm cúm, viêm phổi, đau dạ dày, tiêu chảy...
- Uống nhiều rượu bia.
- Dùng thêm các thuốc khác như thuốc chống viêm giảm đau, thuốc
corticoid...
- Do thay đổi kỹ thuật thử hoặc do thay máy, giấy thử khác...

×