Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tài liệu Nhượng quyền thương mại gia tăng tính hấp dẫn doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.73 KB, 10 trang )

Nhượng quyền thương mại gia tăng tính
hấp dẫn
Hoạt động nhượng quyền chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực
như đồ ăn nhanh, nhà hàng, thực phẩm, thời trang, đào tạo, bất
động sản, bán lẻ (cửa hàng tiện ích, cửa hàng bán lẻ), cho thuê
xe ô tô, kinh doanh dịch vụ internet, dịch vụ đóng gói và vận
chuyển đồ đạc...



Cùng với sự phát triển của các hệ thống nhượng quyền quốc tế
nổi tiếng tại Việt Nam như Jollibee, KFC, hệ thống siêu thị
Parkson, Hard Rock Café, Chilli’s, The Body Shop... thì sự xuất
hiện các hệ thống nhượng quyền của Việt Nam như cà phê Trung
Nguyên, Phở 24, Qualitea, Bakery Kinh Đô... và đặc biệt có
những thương hiệu Việt Nam tích cực nhượng quyền ra nước
ngoài, làm cho bức tranh thị trường Việt Nam ngày càng trở nên
hấp dẫn.

Ông Phạm Đình Thưởng, Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương) cho
biết, trong 11 tháng đầu năm 2009, Bộ Công Thương đã nhận
được đăng ký hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam của 39
thương hiệu nước ngoài. Đó hầu hết đều là thương hiệu của các
doanh nghiệp lớn đến từ các nước phát triển như Anh, Mỹ,
Canada, Thụy Sỹ, Italia, Australia...

Tăng trưởng dựa vào lợi thế thương hiệu

Hoạt động nhượng quyền chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như
đồ ăn nhanh, nhà hàng, thực phẩm, thời trang, đào tạo, bất động
sản, bán lẻ (cửa hàng tiện ích, cửa hàng bán lẻ), cho thuê xe ô


tô, kinh doanh dịch vụ internet, dịch vụ đóng gói và vận chuyển
đồ đạc...

Cũng trong thời gian này, Bộ Công Thương xác nhận đăng ký
cho 3 thương hiệu của Việt Nam nhượng quyền ra nước ngoài,
gồm thương hiệu Fashion T&T của doanh nghiệp tư nhân Đức
Triều, thương hiệu Phở 24 của Công ty Cổ phần Phở Hai mươi
bốn và thương hiệu Café Bobby Brewers của Công ty TNHH Vũ
Giang.

Và tại thị trường nội địa, có 9 thương hiệu của các doanh nghiệp
trong nước đăng ký phát triển nhượng quyền, trong đó tại Hà Nội
là 4 thương hiệu và tại Tp.HCM là 8 thương hiệu. Như vậy, hiện
tại, Việt Nam có khoảng 90 thương hiệu trong và ngoài nước đã
được nhượng quyền thương mại với khoảng hơn 800 cửa hàng
nhượng quyền.

Một quán cà phê Trung Nguyên.

Hiện nay cũng đang xuất hiện xu hướng các doanh nghiệp nước
ngoài một mặt đăng ký nhượng quyền thương mại vào Việt Nam,
mặt khác lại xin thành lập pháp nhân để cung cấp hàng hóa và
quản lý các doanh nghiệp nhận quyền thương mại. Hình thức
mới này sẽ làm cho việc kinh doanh thương mại mang tính văn
minh, hiện đại nhưng sẽ gây áp lực cạnh tranh trực tiếp cho các
cửa hàng nhỏ lẻ tại Việt Nam.

Lý giải vì sao nhượng quyền thương mại ở Việt Nam lại phát triển
thành làn sóng mới trong vài năm trở lại đây, ông Phạm Đình
Thưởng nhấn mạnh, kết quả mà hoạt động nhượng quyền mang

lại cho các doanh nghiệp chính là “thành công nhờ thành công”.

Theo một kết quả nghiên cứu, gần 90% công ty kinh doanh theo
hình thức nhượng quyền thương mại tiếp tục hoạt động sau 7
năm, trong khi chỉ còn lại khoảng 20% công ty độc lập còn tồn tại,
điều này đồng nghĩa với 80% công ty độc lập phải đóng cửa sau
7 năm ra đời.

Còn ông Nguyễn Trí Thanh, Giám đốc điều hành Mạng mua bán
& sáp nhập Việt Nam cũng phân tích rõ, nhượng quyền thương
mại được coi là một trong những chiến lược của doanh nghiệp để
tăng trưởng dựa vào lợi thế thương hiệu và chuẩn hóa mô hình
kinh doanh của bên nhượng quyền.

×