Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

So 204PGDDTCMTH danh gia HS truong Vnen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.51 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND HUYỆN AN PHÚ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Số: 204/PGDĐT-CMTH. An Phú, ngày 12 tháng 11 năm 2015. V/v đánh giá học sinh trường tiểu học. thực hiện Mô hình VNEN. Kính gửi: Ban Giám hiệu các trường tiểu học thực hiện Mô hình VNEN Căn cứ công văn số 1170/SGDĐT-GDTH ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang về việc đánh giá học sinh trường tiểu học thực hiện Mô hình VNEN; Phòng Giáo dục và Đào tạo An Phú hướng dẫn đánh giá học sinh các trường tiểu học thực hiện Mô hình VNEN theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hồ sơ sổ sách của giáo viên như sau: I. Đánh giá thường xuyên Đánh giá thường xuyên học sinh bằng nhận xét, không bằng điểm số. Giáo viên đánh giá học sinh bằng lời nói trực tiếp hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của học sinh về những kết quả đã được hoặc chưa được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kỹ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của học sinh. Giáo viên thực hiện: - Nhận xét bằng lời tại nhóm học tập, nhận xét mang tính động viên, khen thưởng tại lớp; tránh chê bai học sinh trước lớp. - Nhận xét bằng chữ viết vào vở bài học, vở bài tập, kiểm tra của học sinh tại nhóm học tập. - Hàng tháng, giáo viên ghi nhận xét vào Sổ theo dõi chất lượng giáo dục của học sinh tùy vào quá trình phát triển của học sinh (có thể ghi đầy đủ hoặc 1, 2 nội dung). Giáo viên quan tâm đánh giá tất cả học sinh nhưng không bắt buộc phải ghi nhận xét tất cả học sinh vào Sổ theo dõi chất lượng giáo dục hàng tháng. - Vào cuối học kỳ I, vào cuối năm học, cần ghi rõ vào Sổ theo dõi chất lượng để làm cơ sở ghi vào các loại hồ sơ, sổ sách khác: + Các môn học, các hoạt động giáo dục: Hoàn thành hoặc Chưa hoàn thành. + Năng lực: Đạt hoặc Chưa đạt + Phẩm chất: Đạt hoặc Chưa đạt II. Đánh giá định kỳ.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Đánh giá định kỳ bằng điểm số. Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng để xếp loại học sinh, không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác, không dùng để xếp loại khen thưởng mà để giáo viên, cha mẹ học sinh kiểm chứng lại việc nhận xét, đánh giá thường xuyên. Hiệu trưởng trường tiểu học quyết định việc ra đề chung cho cả khối lớp hay đề riêng cho từng lớp. Nếu ra đề riêng cho từng lớp thì thống nhất cấu trúc đề, dạng đề. Bài kiểm tra định kỳ được cho điểm, sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm và góp ý những hạn chế, trả bài kiểm tra để học sinh được đọc những lời nhận xét. Thu lại bài kiểm tra định kỳ Cuối năm học để lưu vào hồ sơ học sinh. Nếu bài kiểm tra định kỳ chưa phù hợp với nhận xét, đánh giá thường xuyên, giáo viên xem xét và có thể báo cáo với Hiệu trưởng để cho học sinh làm bài kiểm tra khác. Mục đích cuối cùng của việc làm này là vì sự tiến bộ của học sinh, nhằm giúp cho học sinh học được, học tốt. Kiểm tra định kỳ được tổ chức theo thời khóa biểu chính khóa và kế hoạch giảng dạy của giáo viên; kiểm tra xong môn này, tiếp tục học môn khác theo thời khóa biểu; giáo viên lớp nào kiểm tra học sinh lớp đó. Không đổi chéo giáo viên, không tổ chức tuần lễ kiểm tra định kỳ riêng, không phải quay lại bàn ghế theo cách ngồi truyền thống. III. Khen thưởng Cuối học kỳ I, cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh bình bầu những học sinh đạt thành tích nổi bật hay có tiến bộ vượt bậc về một trong ba nội dung đánh giá trở lên, đạt thành tích nổi bật trong các phong trào thi đua hoặc thành tích đột xuất khác; tham khảo ý kiến cha mẹ học sinh; tổng hợp và lập danh sách đề nghị hiệu trưởng tặng giấy khen hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng. Số lượng học sinh được khen thưởng do Hiệu trưởng quyết định. Nội dung khen thưởng có thể là: 1. Về các môn học, hoạt động giáo dục. 2. Về phát triển năng lực. 3. Về phát triển phẩm chất. Nội dung giấy khen có thể ghi: Hoàn thành tốt các nội dung học tập các môn học; Hoàn thành tốt nội dung học tập môn Toán; Hoàn thành tốt nội dung học tập môn Khoa học và Âm nhạc; Có tiến bộ vượt bậc trong học tập môn Tiếng Việt; Có sáng tạo, say mê học tập môn Mỹ thuật; Có tiến bộ vượt bậc trong giao tiếp; Có ý thức và trách nhiệm về tự phục vụ và tự quản; Luôn nhiệt tình giúp đỡ bạn trong học tập; Việc ghi giấy khen cần linh hoạt, không theo khuôn mẫu có sẵn..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Tùy theo kinh phí có được (từ ngân sách, doanh nghiệp, mạnh thường quân, cha mẹ học sinh) mà Hiệu trưởng quyết định số liệu số lượng giấy khen, số lượng phần thưởng và lập hồ sơ tiếp nhận, thanh toán theo quy định. Riêng về khen thưởng theo Dự án Mô hình Trường học mới, hiệu trưởng cần thực hiện đúng yêu cầu (B Khánh Bình). - Khuyến khích thực hiện khen thưởng bằng tặng giấy khen; có thể khen thưởng bằng hiện vật (viết, sách vở, cặp sách, vật phẩm lưu niệm, quần áo) một lần vào cuối năm học. - Chi khen thưởng cho học sinh học tập theo Mô hình VNEN, có thành tích nổi bật nhất về tổ chức lớp học, có nhiều sáng tạo của từng khối lớp. - Chi khen thưởng cho giáo viên giảng dạy theo Mô hình VNEN, có thành tích nổi bật nhất về tổ chức lớp học, có nhiều sáng tạo của từng khối lớp. IV. Sổ sách Căn cứ công văn số 23/HD-PGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện hồ sơ, sổ sách giáo viên năm học 2015-2016. Riêng Giáo án (bài soạn, Kế hoạch bài học): - Đối với các môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và xã hội (Khoa học, Lịch sử, Địa lý). Do đã có Tài liệu hướng dẫn học nên giáo viên không phải soạn bài nhưng phải có sổ ghi chép sự chuẩn bị về đồ dùng dạy học, phiếu bài tập, chỉnh sửa tài liệu - Đối với các môn còn lại: Giáo viên phải soạn bài, có thể hiện việc tổ chức các hoạt động cho học sinh. Giáo viên có thể lập sổ sách điện tử miễn sao đạt được các yêu cầu và chính xác. Yêu cầu Hiệu trưởng các trường triển khai đầy đủ nội dung công văn này đến giáo viên dạy VNEN./. Nơi nhận:. KT. TRƯỞNG PHÒNG. - Như trên;. PHÓ TRƯỞNG PHÒNG. - Lưu: VT, CMTH.. Đã ký Thái Kim Khải.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC…………… Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số:. /BC-TH…….. ………, ngày. tháng. năm 201…. BÁO CÁO Về việc thực hiện giảng dạy môn Mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch (tài liệu mới) cuối học kỳ I (cuối năm) năm học 2015-2016 I. TÌNH HÌNH CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA TRƯỜNG. 1. Thuận lợi 2. Khó khăn -.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> II. TÌNH HÌNH TIẾP NHẬN VÀ TRIỂN KHAI CÁC VĂN BẢN, TÀI LIỆU III. TÌNH HÌNH GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN. 1. Thuận lợi 2. Khó khăn IV. TÌNH HÌNH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH. 1. Thuận lợi 2. Khó khăn V. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT HIỆU TRƯỞNG.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×