Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

so sanh bai tho viet bac to huu va bai dat nuoc nkd

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.45 KB, 1 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

o sánh hình ảnh đất nước trong Việt Bắc của Tố Hữu và “Đất nước” (Trích “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa
Điềm)?


Câu 3a.


Ý 1 (0.5đ): Giới thiệu sơ lược hai tác phẩm – tác giả và vấn đề cảm hứng về đất nước mang lại cho người đọc
những ấn tượng sâu sắc về hình ảnh đất nước với những nét chung, và riêng đầy ấn tượng. (yêu cầu ngắn gọn,
chính xác, nêu đúng định hướng của đề)


Ý 2 (1.0 đ): Đánh giá những nét chung:


- Cảm hứng tự hào và tình yêu Tổ quốc của hai nhà thơ đã tạo nên hình ảnh đát nước chân thực, tươi đẹp, gần gui
như những gì đang hiện hữu trong cuộc sông của con người Việt Nam (phân tích một số dẫn chứng tiêu biểu trong 2
bài thơ đẻ làm sáng rõ) (0.25đ)


- Đất nước gắn liền với những trang sử hào hùng của dân tộc đặc biệt là truyền thống đánh giặc ngoại xâm: Việt Bắc
là cả khúc ca hào hùng về cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc, đặc biệt ca ngợi những chiến thắng dồn dập
đã đi vào lịch sử: sông Lơ, phố Ràn, Hịa Bình, Tây Bắc, Đồng Tháp, đèo De, núi Hồng …; Đất Nước của Nguyễn
Khoa Điềm tái hiện truyền thống đánh giặc ngoài xâm của dân tộc qua bốn nghìn năm. (0.25đ)


- Hai bài thơ đều làm nổi bật hình ảnh con người Việt Nam yêu nước, anh hùng, nghĩa tình sâu nặng, thủy chung,
đồn kết (Khơi gợi một vài dẫn chứng) (0.25đ)


- Hai bài thơ đều hướng tới nghệ thuật thể hiện có tính truyền thống, đậm chất dân gian: thi liệu, ngôn ngữ, giọng
điệu… (0.25đ)


Ý 3: So sánh những nét riêng (3.0 đ)
- Việt Bắc của Tố Hữu:


+ Viết vào thời điểm kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp 1954 – vì vậy cảm hứng về đất nước tập trung vào mảnh
đất Việt Bắc – một thời gian dài nó có ý nghĩa đại diện cho đất nước, là linh hồn của đất nước cả về cảnh sắc và


những trang sử. Điểm nhấn của bài thơ là khúc ca về cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng hào hùng trong sức mạnh
đoàn kết dân tộc, kết thúc với những thắng lợi vẻ vang. (0.5đ)


+ Bài thơ tô đậm phẩm chất anh hùng, đồn kết, nghĩa tình, chia ngọt sẻ bùi, thủy chung vẹn toàn của con người VN
trong thử thách. Những nét đẹp truyền thống và hiện đại hòa quyện, thống nhất, tất cả dồn trong nỗi nhớ da diết, sâu
nặng giữa người đi kháng chiến và đồng bào Việt Bắc (0.5đ)


+ Cảm hứng về VB – đất nước hòa quyện trong nghĩa tình lưu luyến, nhớ nhung – cách thể hiện độc đáo: hình thức
đối đáp, chia tay, giọng điệu, ngôn từ của ca dao, dân ca… (0.5đ)


- Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm:


+ Trích từ một chương trong trường ca “Mặt đường khát vọng” nhưng phần thơ cũng có ý nghĩa như một bài thơ độc
lập viết về đất nước vì cảm hứng có tính tập trung về hình tượng Đất Nước. Đất Nước dược cảm nhận ở tầm khái
quát với nhiều phương diện: sự hình thành, phát triển, khái niệm, lịch sử dựng nước và giữ nước, nền văn hóa, tâm
hồn dân tộc… hình tượng đất nước trọn vẹn tổng thể / khác với Việt Bắc… (0.5đ)


+ hình tượng đất nước được nhìn nhận từ một tư tưởng bao trùm, chi phối tất cả, đó là tư tưởng: Đất Nước của
nhân dân hay nhân dân đã làm nên Đất Nước. Khẳng định điều này, bài thơ làm xúc động người đọc về một chân lý
thiêng liêng mà giản dị, tính giáo dục cao, cần thiết cho nhận thức của thế hệ thanh niên vùng tạm chiếm thời kì
chống Mĩ và cả các thế hệ mai sau. (0.5đ)


+ Nghệ thuật thể hiện đậm chất văn hóa và văn học dân gian, những gì giản dị của cuộc sống thường nhật đồng thời
sang trọng trong triết lý, ngọt ngào trong giọng điệu tâm tình giữa anh và em – dễ làm người đọc xúc động, được
thuyết phục. (0.5đ)


Ý 4 (0.5đ)


- Nguyên nhân: Do hoàn cảnh sáng tác, nội dung cảm hứng và cá tính sáng taojcuar mỗi nhà thơ có sự khác nhau…
(0.25đ)



- Đánh giá khái quát:


+ Khẳng định giá trị về tư tưởng trong khi xây dựng hình ảnh đất nước VN và con người VN ở 2 tác phẩm, bao quát
hai thời kì lịch sử hào hùng của dân tộc.


</div>

<!--links-->

×