Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tài liệu Điện ảnh Đức pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.84 KB, 12 trang )

Điện ảnh Đức

Điện ảnh Đức là nền nghệ thuật và công nghiệp điện ảnh của Đức. Ra đời từ cuối
thế kỉ 19, cho đến nay điện ảnh Đức đã có nhiều đóng góp kỹ thuật và nghệ thuật quan
trọng cho điện ảnh thế giới.
Lịch sử điện ảnh Đức trước thập niên 1950
Trước năm 1918: Những nhà điện ảnh tiên phong
Đức là một trong những nước đầu tiên phát triển kỹ thuật điện ảnh. Ngày 1 tháng 11
năm 1895, hai anh em người Đức Max và Emil Skladanowsky đã giới thiệu hệ thống
Bioskop, một thiết bị để trình chiếu hình ảnh chuyển động, tại nhà hát Wintergarten ở
Berlin. Max Skladanowsky cũng đã có mặt trong buổi chiếu thu tiền đầu tiên trên thế giới
của Anh em Lumière tại Paris ngày 28 tháng 12 và nhận thấy sự vượt trội của hệ thống
Cinématographe so với hệ thống Bioskop của mình. Những nhà điện ảnh tiên phong của
điện ảnh Đức còn phải kể tới hai người Berlin Oskar Messter và Max Gliewe, hai nhà sáng
chế đã sử dụng kỹ thuật Chữ thập Malta (Croix de Malte, cho phép biến chuyển động tròn
liên tục thành chuyển động tròn gián đoạn) để chiếu các hình ảnh chuyển động.
Trong thời kì đầu, cũng như ở các nước châu Âu khác, kỹ thuật điện ảnh Đức chỉ
được coi là một kỹ xảo biểu diễn lạ mắt để trình chiếu tại các hội chợ, các đoạn phim được
chiếu chủ yếu là quay lại các cảnh đời thực và có thời gian ngắn. Phải đến thập niên 1910,
những bộ phim điện ảnh thực sự đầu tiên mới được thực hiện ở Đức, có thể kể tới một
chuyển thể điện ảnh từ tiểu thuyết The Student of Prague của Edgar Allan Poe, bộ phim
này do Paul Wegener và Stellan Rye (người Đan Mạch) đồng đạo diễn, Guido Seeber phụ
trách quay phim và các diễn viên được tuyển từ đoàn kịch của nghệ sĩ nổi tiếng Max
Reinhardt.
Trước năm 1914, có rất nhiều bộ phim câm nước ngoài, đặc biệt là phim câm Ý và
Đan Mạch, được nhập khẩu vào Đức vì công chúng nước này rất ưa chuộng các bộ phim có
các ngôi sao điện ảnh và cốt truyện hấp dẫn. Nhu cầu nội địa này đã thúc đẩy sự phát triển
của điện ảnh Đức, các ngôi sao điện ảnh nội địa bắt đầu xuất hiện, tiêu biểu là nữ diễn viên
Henny Porten, thể loại phim trinh thám, sở trường của điện ảnh Đức, cũng bắt đầu được
sản xuất nhiều với chất lượng ngày một nâng cao, đặc biệt là những tác phẩm của Fritz
Lang, người sau này trở thành đạo diễn huyền thoại của điện ảnh Đức.


Thế chiến thứ nhất nổ ra đã khiến thị trường Đức với hơn 2000 rạp chuyên dụng cho
điện ảnh bị thiếu hụt phim vì Pháp, một trong những nước cung cấp phim nhiều nhất lại
đang ở phe đối nghịch với nước Đức trong chiến tranh. Từ năm 1916, các rạp phim bắt đầu
phải tổ chức các buổi diễn tạp kỹ để thay thế cho những buổi chiếu phim bị hoãn. Trước
tình hình này, năm 1917 quá trình tập trung và quốc hữu hóa từng phần công nghiệp điện
ảnh Đức bắt đầu được xúc tiến với việc thành lập hãng phim Universum Film AG (Ufa).
Hãng này đã lập tức cho sản xuất những bộ phim tuyền truyền chất lượng cao (phim
Vaterland - phim về Tổ quốc, vốn cũng là một thế mạnh của nghệ thuật điện ảnh Đức), để
đáp trả lại những tác phẩm kiểu này của phe Liên minh. Bên cạnh đó Ufa cũng tung ra các
bộ phim giải trí nhẹ nhàng để thu hút khán giả, với phương thức sản xuất cân bằng như vậy,
công nghiệp điện ảnh Đức đã nhanh chóng vươn lên vị trí hàng đầu của điện ảnh châu Âu.
1918-1933: Điện ảnh Cộng hòa Weimar
Chủ nghĩa biểu hiện Đức

Sau khi chiến tranh kết thúc, phim ảnh vươn lên trở thành phương tiện giải trí hàng
đầu của người Đức, tạo điều kiện cho công nghiệp điện ảnh nước này bùng nổ mạnh mẽ.
Tình trạng lạm phát phi mã cũng giúp các nhà sản xuất phim trở nên giàu có và dễ dàng bỏ
tiền đầu tư cho các bộ phim nghệ thuật vốn có doanh thu thấp. Với những thuận lợi này,
nghệ thuật điện ảnh Đức bắt đầu đặt được dấu ấn ở châu Âu với các tác phẩm theo Chủ
nghĩa biểu hiện Đức (Expressionismus). Bộ phim đánh dấu sự phổ biến của trào lưu biểu
hiện là Das Cabinet des Dr. Caligari (1920) của Robert Wiene. Các tác phẩm đáng chú ý
khác của trào lưu này có thể kể tới Nosferatu (1922) của Friedrich Wilhelm Murnau hay
Der Golem, wie er in die Welt kam (1920) của Carl Boese và Paul Wegener. Tuy trào lưu
nghệ thuật này sớm chấm dứt vào khoảng giữa thập niên 1920 nhưng nó vẫn có ảnh hưởng
lớn đến điện ảnh thế giới, đặc biệt là với dòng phim kinh dị và phim đen (film noir) ở Mỹ
hay các tác phẩm của Jean Cocteau và Ingmar Bergman.
Năm 1921, Ufa được bán cho ngân hàng Deutsche Bank, với nguồn vốn tư nhân lớn
từ hãng này, Ufa đã trở thành đầu tàu cho công nghiệp điện ảnh Đức với sản lượng khổng
lồ khoảng 600 phim một năm trong thập niên 1920. Bên cạnh Ufa, công nghiệp điện ảnh
nước này còn có khoảng 230 công ty điện ảnh chỉ tính riêng ở Berlin. Sự phát triển của

công nghiệp điện ảnh Đức đã giúp tạo ra những bộ phim với kinh phí cực lớn như
Metropolis (1927) của Fritz Lang, tác phẩm đắt giá nhất thế giới thời kì phim câm này tiêu
tốn tới 7 triệu Reichsmark (tương đương khoảng 200 triệu USD hiện nay) để thực hiện
[1]
.
Tuy vậy với bản chất là một ngành công nghiệp nhiều rủi ro nằm trong nền kinh tế chung
của thời kì Cộng hòa Weimar vốn cũng thiếu tính ổn định, công nghiệp điện ảnh Đức đã
gặp phải những cuộc khủng hoảng khi các hãng phim nhỏ lâm vào tình trạng chi tiêu vượt
mức dẫn đến phá sản. Ngay cả ngọn cờ đầu Ufa cũng gặp rắc rối khi cộng tác với hai hãng
phim Mỹ là Paramount Pictures và Metro-Goldwyn-Mayer năm 1925 để rồi năm 1927 phải
bán lại cho một nhà tư bản theo Chủ nghĩa dân tộc tên là Alfred Hugenberg. Tuy vậy
những rắc rối tài chính của Ufa không ngăn cản hãng phim này cho ra đời những bộ phim
để đời như Madame Dubary (1919 của Ernst Lubitsch, Die Nibelungen (1924) của Fritz
Lang và Der letzte Mann (1925) của F.W. Murnau.
Giai đoạn Weimar cũng chứng kiến sự ra đời của nền phê bình phim Đức với những
nhà phê bình nổi tiếng như Rudolf Arnheim của tờ Die Weltbühne, Béla Balázs của tờ Der
Sichtbare Mensch, Siegfried Kracauer của tờ Frankfurter Zeitung và Lotte H. Eisner của tờ
Filmkurier.
Đa dạng hóa thể loại
Sau sự thống chỉ của trào lưu biểu hiện, các nhà điện ảnh Đức bắt đầu tìm kiếm các
đề tài và thể loại mới trong thập niên 1920. Các bộ phim chịu ảnh hưởng của Chủ nghĩa
khách quan mới (Neue Sachlichkeit) thường tập trung vào các đề tài xã hội như nạn nạo
thai, mại dâm, đồng tính luyến ái và nghiện ngập với phong cách thể hiện hiện thực chứ
không còn sử dụng các phương pháp biểu tượng theo trào lưu biểu hiện, các tác phẩm đáng
chú ý của trào lưu mới này có thể kể tới hai bộ phim của Georg Wilhelm Pabst, Die
Freudlose Gasse (1925) và Die Büchse der Pandora (1929). Ngược với trào lưu khách
quan mới, các bộ phim theo trào lưu Bergfilm, tiêu biểu là những tác phẩm của Arnold
Fanck, lại tập trung vào cuộc đối đầu giữa con người với thiên nhiên ở vùng núi. Một
hướng đi khác của điện ảnh Đức là phim thể nghiệm với các đại diện như Lotte Reiniger,
Oskar Fischinger và Walter Ruttmann. Sự phân hóa về chính trị vào cuối thời Weimar cũng

ảnh hưởng tới một số tác phẩm, ví dụ điển hình là loạt phim lịch sử lấy bối cảnh Vương
quốc Phổ trong đó Otto Gebühr thủ vai Friedrich Đại đế rất được những người dân tộc chủ
nghĩa cánh hữu ưa chuộng.
Cuối những năm 1920, kỹ thuật đồng bộ hóa âm thanh đã cung cấp thêm cho các
nghệ sĩ điện ảnh Đức những cách thể hiện phim mới và thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nền
công nghiệp điện ảnh Đức. Trước khi nền Cộng hòa Weimar sụp đổ năm 1933, điện ảnh
Đức đã kịp trang bị âm thanh cho 3800 rạp phim. Bộ phim Đức có tiếng đầu tiên, Der
blaue Engel, được đạo diễn người Áo Josef von Sternberg thực hiện năm 1930 với sự tham
gia của ngôi sao điện ảnh quốc tế Marlene Dietrich. Nằm trong số những bộ phim có tiếng
đầu tiên này còn phải kể tới M (1931) của Lang và Berlin Alexanderplatz (cũng 1931) của
Pabst dựa theo vở nhạc kịch Die Dreigroschenoper của kịch tác gia nổi tiếng Bertolt
Brecht. Brecht cũng là một trong các tác giả kịch bản của bộ phim cộng sản Kuhle Wampe
(1932), tác phẩm này bị cấm trình chiếu gần như ngay sau khi nó được phát hành.
1933-1945: Điện ảnh Đức Quốc xã
Nền kinh tế và chính trị bất ổn của Cộng hòa Weimar đã buộc một số đạo diễn và
diễn viên nổi tiếng phải rời nước Đức, phần lớn trong số họ đến Hollywood để tiếp tục làm
việc và nổi tiếng, có thể kể tới đạo diễn Ernst Lubitsch (rời Đức năm 1923), đạo diễn gốc
Hungary Michael Curtiz (tới Mỹ năm 1926), ngôi sao điện ảnh Marlene Dietrich (rời Đức
năm 1930). Tình trạng này càng trở nên tồi tệ khi Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội
chủ nghĩa (Đảng Quốc xã) của Adolf Hitler lên nắm quyền năm 1933, chỉ trong vài năm đã
có tới chừng 1500 đạo diễn, nhà sản xuất, diễn viên và các nghệ sĩ điện ảnh khác rời bỏ Tổ
quốc. Trong số này có những trụ cột của nền điện ảnh Đức như người đứng đầu Ufa Erich
Pommer, ngôi sao điện ảnh Peter Lorre và đạo diễn huyền thoại Fritz Lang. Những người
này sau đó đã đóng góp rất lớn cho sự thịnh vượng của điện ảnh Hollywood, phần lớn
phim kinh dị của hãng Universal Pictures thực hiện trong thập niên 1930 được đạo diễn bởi
những đạo diễn Đức lưu vong như Karl Freund, Joe May và Robert Siodmak.
Khi Đảng Quốc xã giành lấy quyền lực, tháng 3 năm 1933, ông chủ của Ufa Alfred
Hugenberg, một đảng viên Đảng Quốc xã, đã nhanh chóng sa thải toàn bộ nhân viên người
Do Thái khỏi xưởng phim. Tháng 6 năm 1933, Reichsfilmkammer (Phòng điện ảnh đế chế
Đức) được thành lập dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Đức Quốc

×