Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn (phim 1937) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.36 KB, 6 trang )

Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn
(phim 1937)


Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn (tiếng Anh: Snow White and the Seven
Dwarfs) là phim hoạt hình điện ảnh được sản xuất năm 1937, phim hoạt hình điện
ảnh đầu tiên của Walt Disney. Mặc dù không phải phim hoạt hình điện ảnh đầu
tiên được sản xuất (phim El Apóstol của Argentina năm 1917 có thể là phim đầu
tiên hoặc phim Cuộc phiêu lưu của hoàng tử Achmed năm 1926), Bạch Tuyết và
Bảy chú lùn là bộ phim hoạt hình điện ảnh đầu tiên thành công rộng rãi trong cộng
đồng nói tiếng Anh và là phim đầu tiên sử dụng âm thanh-trên-phim (Quirino
Cristiani sử dụng âm thanh trên đĩa năm 1931). Bạch Tuyết cũng là phim đầu tiên
được quay bằng công nghệ Technicolor.
Bạch Tuyết của Walt Disney được công chiếu đầu tiên tại rạp Carthay
Circle vào ngày 21 tháng 12 năm 1937 và được phát hành tới các rạp khác thông
qua RKO Radio Pictures vào ngày 8 tháng 2, 1938. Phim được chuyển thể từ
truyện cổ Grimm Nàng Bạch Tuyết bởi các họa sĩ Dorothy Ann Blank, Richard
Creedon, Merrill De Maris , Otto Englander, Earl Hurd, Dick Rickard, Ted Sears
và Webb Smith. Giám đốc giám sát là David Hand và William Cottrell , Wilfred
Jackson, Larry Morey (1905-1971) , Pearce Perce, và Ben Sharpsteen đạo diễn các
cảnh riêng lẻ của phim.
Nàng Bạch Tuyết là một trong số hai phim hoạt hình điện ảnh được xếp
hạng vào danh sách của Viện Phim Mỹ cho 100 Phim Mỹ hay nhất mọi thời đại
vào năm 1997 (cùng với Fantasia), xếp hạng 49. Phim này đạt được thứ hạng cao
hơn (thứ 34) trong danh sách cập nhật năm 2007, lần này là phim hoạt hinh điện
ảnh truyền thống duy nhất trong danh sách.
Vào 1989, Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn được đưa vào Tàng thư phim
Quốc gia Mỹ và được coi là "có ý nghĩa quan trọng về văn hóa, lịch sử, và thẩm
mỹ."
Cốt truyện
Ngày xửa ngày xưa, vào một ngày nọ, một hoàng hậu mải mê nhìn cảnh


tuyết rơi tuyệt đẹp ngoài cửa sổ khi đan len. Vì quá say sưa ngắm nhìn, bà vô ý để
que đan đam vào ngón tay và một giọt máu nhỏ xuống những bông tuyết đọng lại
trên bậu cửa. Nhịn giọt máu đào trên nền tuyết trắng, bà tự nhủ: "Ước gì mình có
một đứa con gái có da trắng như tuyết, môi đỏ như son và tóc đen như mun".
Chẳng lâu sau, ước mơ của bà thành hiện thực. Hoàng hậu sinh hạ được một công
chúa và đặt tên là Bạch Tuyết. Cũng không may, hoàng hậu qua đời ngay khi Bạch
Tuyết chào đời.
Chẳng bao lâu sau, đức vua cưới vợ mới cũng rất xinh đẹp nhưng rất phù
phiếm và có nhiều quyền năng siêu nhiên. Hoàng hậu mới có một chiếc gương
thần và hàng ngày đều hỏi gương thần: "Gương kia ngự ở trên tường, Thế gian ai
đẹp được dường như ta?". Gương thần luôn trả lời "Muôn thưa hoàng hậu, bà là
người đẹp nhất. Nhưng một ngày kia, khi Bạch Tuyết tròn 17tuổi, khi hoàng hậu
hỏi gương lại đựoc gương trả lời : "Xưa kia bà đẹp nhất trần, ngày nay Bạch Tuyết
muôn phần đẹp hơn"
Hoàng hậu nổi lòng ghen tức và ra lệnh cho một lính ngữ lâm mang Bạch
Tuyết vào rừng để giết và mang tim về làm chứng. Người lính ngự lâm tốt bụng
không đành lòng giết Bạch Tuyết bèn tha cho nàng và giết một con hươu non để
lấy tim mang về cho Hoàng hậu.
Bạch Tuyết lang thang đi mãi trong rừng tới khi đến được một túp lều nhỏ
của 7 chú lùn. Nàng nghỉ lại đây và được 7 chú lùn cưu mang. Hoàng Hậu lại được
một phen hoảng hồn và tức giận khi hỏi gương thần và được gương thần trả lời:
"Xưa kia bà đẹp nhất trần, giờ đây Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn, Nhà nàng ở
cách núi non, tại nhà của bảy chú lùn xa xa"
Hoàng hậu đã cải trang ba lần và tới nhà bảy chủ lùn để giết Bạch Tuyết.
Lần đầu tiên, bà đóng giả làm người bán hàng rong và bán áo nhiều màu sắc, tới
khi Bạch tuyết mặc thử, bà rút chặt dây làm Bạch tuyết ngất xỉu. Tưởng Bạch
Tuyết đã chết, hoàng hậu bỏ đi. Các chú lùn về thấy Bạch Tuyết ngất bèn tháo dây
nịt và Bạch Tuyết tỉnh lại. Lần tiếp theo, Hoàng hậu đóng giả thành một bà già bán
nữ trang. Khi gặp Bạch tuyết, bà chải tóc cho Bạch Tuyết bằng một chiếc lược tẩm
độc. Bạch Tuyết lại ngất xỉu nhưng sau đó lại được bảy chú lùn cứu sống. Lần

cuối cùng, Hoàng hậu thâm độc tẩm thuốc độc vào một nửa quả táo và cải trang
thành một bà nông dân. Khi Bạch Tuyết ngần ngại, hoàng hậu đã cắt nửa quả táo
màu trắng phần không độc và ăn. Bạch Tuyết tin và ăn nửa đỏ còn lại, trúng độc
và ngã lăn ra đất. Bảy chú lùn lần này không thể cứu được nữa và họ làm một cỗ
quan tài bằng thủy tinh trong suốt và đặt Bạch Tuyết vào trong.
Thời gian trôi qua, một hoàng tử đi ngang qua và thấy Bạch Tuyết trong cô
quan tài thủy tinh. Hoàng tử ngây ngất trước sắc đẹp của Bạch Tuyết và nảy sinh
tình cảm với nàng. Hoàng tử xin lại thi hài Bạch Tuyết và mang về cung điện.
Trên đường đi, một người hầu khiêng quan tài bị vấp ngã và làm quan tài rơi
xuống đất. Miếng táo độc văng ra khỏi miệng Bạch tuyết và nàng tỉnh lại. Hoàng
tử vui mừng vội cầu hôn nàng và tuyên bố tổ chức lễ cưới.
Hoàng hậu tưởng rằng Bạch Tuyết đã chết lại hỏi lại gương thần "Gương
kia ngự ở trên tường, thế gian ai đẹp được dường như ta?" và lần này gương thần
trả lời "Xưa kia bà đẹp nhất trần, Nay hoàng hậu mới muôn phần đẹp hơn"
Không biết hoàng hậu mới chính là Bạch Tuyết, Hoàng hậu tới dự lễ cưới
và bà thực sự hoảng sợ khi nhận ra đó chính là Bạch Tuyết.
Bà hoàng hậu bị trừng phạt vì những điều không phải với bạch tuyết. Một
đôi giày bằng sắt nung đỏ được đưa ra. Bà bị ép phải đi đôi giày này và nhảy cho
tới khi chết.
Chuyện hậu trường
Với một cốt truyện quá quen thuộc với thiếu nhi và cả người lớn, ban lãnh
đạo hãng phim Walt Disney thời bấy giờ thực sự băn khoăn liệu một cô gái được
vẽ bằng tay có đủ sức thu hút sự chú ý người xem, nếu có thì hình ảnh ấy có giống
như trong tưởng tượng của họ. Nhưng Bạch Tuyết và 7 người bạn của cô đã mang
đến cho người xem một bộ phim hết sức ngọt ngào. Ấn tượng của hoạt hình này
được tạo nên trước hết từ tài năng của các nghệ sĩ của Walt Disney, họ đã sáng tạo
ra những màu sắc sáng đẹp, khung cảnh nền có độ sâu, nhân vật sống động.
Khó khăn nhất là nhân vật chính, nàng Bạch Tuyết. Nhân vật này phải là
một cô gái rất xinh, duyên dáng, ngây thơ, vị tha, nhạy cảm và phải có một dáng đi
uyển chuyển, nhẹ nhàng. Thật là một nhân vật đẹp như một siêu sao màn bạc và

hoàn toàn tự nhiên như một con người thật ngoài đời. Để thực hiện ý đồ đó,
Disney đã cất công tìm kiếm và chọn lựa từ rất nhiều diễn viên ra ứng cử. Cuối
cùng, một cô bé 17 tuổi, là con của một ông chủ trường múa đã lọt vào mắt của
Disney. Cô bé có dáng người mảnh mai, mềm mại được chọn làm người mẫu để
các họa sĩ phát họa, ghi chép, nghiên cứu thể hiện.
Việc chọn giọng cho nàng Bạch Tuyết này cũng thật công phu. Nhiều ngày
liền, Disney ngồi trong phòng ngăn riêng để nghe tiếng nói của các cô gái đến thử
giọng cho Bạch Tuyết. Cuối cùng một giọng nói trong như pha lê, long lanh như
bạc, ngân rung như họa mi của Adriana Caselotti - xuất thân từ gia đình nghệ sĩ
hát opera được Disney chọn.
Bên cạnh chất lượng hình ảnh đẹp, những giai điệu tuyệt vời của các bản
nhạc Someday My Prince Will Come, Heigh-Ho hay Whistle While You Work là
những nét vẽ mang giai điệu khiến bức tranh Bạch Tuyết và 7 Chú Lùn càng xứng
tầm tuyệt tác.
Ngoài ra, có rất nhiều điều thú vị trong quá trình sản xuất bộ phim này.
Người ta đã liệt kê ra 50 ý tưởng khi sáng tạo 7 chú lùn và đặt tên cho họ theo đặc
điểm hay tính cách. Nào là Awful, Biggy, Blabby, Dirty, Gabby, Gaspy, Gloomy,
Hoppy, Hotsy, Jaunty, Jumpy, Nifty, Shifty... Chốt lại danh sách này, có 7 cái tên
chính thức được chọn đó là Doc (Thầy Lang), Happy (Vui Vẻ), Sneezy (Hắt Hơi),
Sleepy (Ngái Ngủ), Bashful (Bẽn Lẽn), Dopey (Ngốc Nghếch) và Grumpy (Gắt
Gỏng). Ngoài ra, nhân vật Hoàng tử từng được dự tính là nhân vật chính nhưng

×