Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu GIẢI OSCAR pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.79 KB, 5 trang )

GIẢI OSCAR
Giải thưởng Viện Hàn lâm (tiếng Anh: Academy Awards), thường được
biết đến với tên Giải Oscar (tiếng Anh: Oscars) là giải thưởng điện ảnh của Viện
Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (tiếng Anh: Academy of Motion
Picture Arts and Sciences, viết tắt là AMPAS) (Hoa Kỳ). Kể từ năm 1928, giải
Oscar được trao hàng năm tại thành phố Los Angeles[1] để ghi nhận những thành
tựu xuất sắc của điện ảnh trong năm về các đạo diễn, diễn xuất, kịch bản và nhiều
lĩnh vực khác.
Chịu trách nhiệm bầu chọn và trao giải Oscar là AMPAS, một tổ chức nghề
nghiệp danh dự của những người làm điện ảnh Hoa Kỳ. Cho đến năm 2007 số
người đủ tiêu chuẩn tham gia bầu chọn là 5830 người, trong đó có 1311 diễn viên
(tỉ lệ cao nhất, chiếm 22 phần trăm). Tính cho đến năm 2007, đã 72 năm quá trình
bầu chọn này được thống kê bởi công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers và
công ty tiền nhiệm của nó là Price Waterhouse.
Lễ trao giải Oscar gần đây nhất, Giải Oscar lần thứ 80 đã được tổ chức vào
24 tháng 2 năm 2008 tại Nhà hát Kodak.

Tượng vàng Oscar đã được 80 tuổi
1. Quá trình bầu chọn giải:
Tất cả các thành viên của AMPAS đều phải có lời mời chính thức mới được
tham gia quá trình lựa chọn đề cử và bầu ra người thắng giải. Các lời mời được
đưa ra bởi Hội đồng quản trị (Board of Governors) thay mặt cho các Ủy ban nhánh
của Viện Hàn lâm (Academy Branch Executive Committee). Những người được
mời được lựa chọn cũng qua một quá trình đề cử hoặc được xét dựa trên sự cống
hiến của họ cho ngành công nghiệp điện ảnh. Tuy rằng những người từng được
trao giải Oscar thường là được mời tham gia bầu chọn vào các năm sau đó, nhưng
điều này không nằm trong quy định của Hội đồng.
Việc đề cử các thành viên mới cho việc tuyển chọn được tiến hành hàng
năm. Tuy rằng AMPAS không chính thức công bố danh tính những người được
tham gia bầu chọn, nhưng báo chí vẫn đưa ra tên tuổi của những người này, theo
đó năm 2007 có khoảng gần 6000 người được mời tham gia quá trình xét giải.


Những người này nằm trong 15 nhánh của Viện Hàn lâm, việc phân chia dựa vào
các quá trình và bộ phận khác nhau của việc làm phim. Những người không nằm
trong nhánh nào được xếp vào nhóm Thành viên chung (Members At Large).
Ngày nay, theo điều số hai và số ba trong quy định chính thức của giải
Oscar, một phim muốn đủ điều kiện tranh giải phải được trình chiếu trong năm
trước đó, tức là từ nửa đêm ngày 1 tháng 1 đến nửa đêm ngày 31 tháng 12, tại
quận Los Angeles, California. Điều số hai còn nói rõ các bộ phim nộp dự giải phải
là phim dài (feature-length), tức là có độ dài ít nhất 40 phút, trừ các phim tham gia
hạng mục phim ngắn, và phải sử dụng phim 35 mm hoặc phim 70 mm, tốc độ 24
hoặc 48 hình trên giây, độ phân giải không được thấp hơn 1280x720.
Các thành viên thuộc cánh nhánh khác nhau sẽ bầu chọn ứng cử viên cho
các hạng mục thuộc nhánh mình, riêng hạng mục Phim hay nhất (Best Picture) thì
tất cả đều có quyền tham gia đề cử. Những người thắng giải sẽ được lựa chọn bằng
vòng bỏ phiếu thứ hai, trong đó mọi thành viên đều được phép bầu cho hầu hết các
hạng mục, kể cả hạng mục Phim hay nhất.



Tượng vàng Oscar - giấc mơ của điện ảnh
2. Giải thưởng:
Phần thưởng của giải Oscar là một bức tượng nhỏ có tên chính thức là Giải
thưởng của Viện Hàn lâm cho đóng góp xuất sắc (tiếng Anh: Academy Award of
Merit). Bức tượng bao gồm phần gốc bằng kim loại đen được mạ vàng và
britannium, nó cao 34 cm và nặng 3,85 kg có hình dáng của một hiệp sĩ được điêu
khắc theo phong cách Art Deco, người hiệp sĩ này cầm gươm và đứng trên một
cuộn phim có năm cánh. Năm cánh này tượng trưng cho các nhánh gốc của Viện
Hàn lâm bao gồm diễn viên, biên kịch, đạo diễn, nhà sản xuất và kỹ thuật viên.
Người nghĩ ra ý tưởng cho bức tượng Oscar là chỉ đạo nghệ thuật của hãng
MGM, Cedric Gibbons, một trong các thành viên đầu tiên của Viện Hàn lâm.
Những người cụ thể hóa ý tưởng của Gibbons là nhà điêu khắc George Stanley,

người đã tạo ra một bản tượng bằng đất sét trước khi Alex Smith chế ra bản tượng
bằng thiếc và đồng được mạ vàng với tỉ lệ 92,5 phần trăm thiếc và 7,5 phần trăm
đồng. Ngày nay, mỗi năm có khoảng 40 bức tượng Oscar được sản xuất bởi công
ty R.S. Owens với sự kiểm soát chất lượng rất nghiêm ngặt, các bản tượng lỗi
trong quá trình sản xuất lập tức được cắt đôi và nung chảy.
Nguồn gốc cái tên "Oscar" hiện vẫn còn gây tranh cãi. Trong cuốn tự
truyện của mình, Bette Davis cho rằng chính mình là người nghĩ ra cái tên này, cô
đặt nó theo tên người chồng đầu tiên, chỉ huy dàn nhạc Harmon Oscar Nelson.
Một người khác được coi là người khai sinh ra cái tên Oscar, đó là Margaret
Herrick, một thư ký của Viện Hàn lâm, khi lần đầu tiên nhìn thấy bức tượng năm
1931, cô đã nói rằng bức tượng này trông giống ông chú Oscar của mình, nhà báo
Sidney Skolsky cũng có mặt ở đó đã lập tức chộp lấy cái tên đó để làm tựa đề cho
bài báo của ông có tên: "Một nhân viên đã yêu mến đặt tên cho bức tượng nổi
tiếng là 'Oscar'".
Ngày nay cả hai cái tên Oscar và Giải thưởng Viện Hàn lâm (Academy
Award) đều được AMPAS đăng ký tên thương mại để tránh các vụ kiện tụng hoặc
tranh chấp có thể xảy ra.
Tính cho đến lễ trao giải gần đây nhất tổ chức vào năm 2007, đã có tổng
cộng 2671 bức tượng Oscar được trao. Có 290 diễn viên khác nhau đã được trao
giải Oscar về diễn xuất (bao gồm cả các giải Oscar danh dự và giải Oscar cho trẻ
em), trong số này 144 người vẫn còn sống cho đến năm 2007.
Kể từ năm 1950, AMPAS đã ra quy định về việc chủ nhân của các bức
tượng Oscar và người thừa kế của họ không được phép bán bức tượng, trừ trường
hợp bán lại cho chính Viện Hàn lâm với giá tượng trưng 1 USD. Nếu người được
chọn trao giải từ chối vinh dự này, Viện Hàn lâm sẽ giữ lại bức tượng. Quy định
này đã gây ra nhiều tranh cãi, vì nó đồng nghĩa với việc người được trao tượng
vàng Oscar lại không được sở hữu hoàn toàn giải thưởng của mình. Đã có trường
hợp cháu trai của nhà sản xuất phim Michael Todd đã cố bán bức tượng Oscar của
ông mình cho một nhà sưu tập, AMPAS đã ngăn cản được việc này bằng một lệnh
của toà án.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×