Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Trào lưu biểu trưng trong điện ảnh hiện đại docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.3 KB, 4 trang )

Trào lưu biểu trưng trong điện ảnh hiện đại
"...A building is a symbol, as is the act of destroying it. Symbols a given
power by people. A symbol, in and of itself is powerless, but with enough people
behind it, blowing up a building can change the world" (trích lời của V trong phim
V for Vendetta)

Giống như mọi nghệ thuật khác, nghệ thuật điện ảnh là sự dàn dựng nên
những bố cục của những ấn tượng. Điều ấy đúng cả với nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Về mặt trực quan, trong điện ảnh có sự tương phản và đồng điệu giữa các sắc thái
ánh sáng, hình khối, và chuyển động. Về ý nghĩa nhân văn, điện ảnh là sự đối chọi
và hòa đồng của các sắc thái triết lý và cảm xúc. Các khái niệm trực quan và nhân
văn nói trên, khi tiếp xúc với nhận thức của con người thì có thể gọi chung bằng
hai chữ ấn tượng.
Điện ảnh cổ điển chịu ảnh hưởng sâu sắc từ người anh lớn của nó, nghệ
thuật kịch. Cũng tức là chịu ảnh hưởng của một người anh cổ xưa hơn nữa, nghệ
thuật kể chuyện. Mỗi bộ phim là một câu chuyện chỉnh chu đầy đủ có đầu và có
cuối. Tuy nhiên, thực chất mỗi câu chuyện cũng chỉ là một phương tiện cụ thể để
những người sáng tạo nghệ thuật bày tỏ một cảm nhận, một kết luận trừu tượng và
tổng quan hơn nào đó.
Trải qua thời gian, những người sáng tạo dần dần dứt khỏi ảnh hưởng của
quá khứ. Sau vài thập kỷ, họ đã học được cách gạn lọc để có thể bày tỏ trực tiếp
điều họ muốn bày tỏ. Dù sao thì vài thập kỷ vẫn là khoảng thời gian ngắn ngủi,
nếu so sánh với hàng thiên niên kỷ để nghệ thuật tạo hình học được cách biểu đạt
trực quan hiệu quả như ngày nay.
Những nhà làm phim hiện đại không còn phải úp mở như trước đây. Họ tạo
ra những bố cục tương phản mạnh mẽ và bộc trực nhằm phản ánh một cách hiệu
quả nhất điều họ muốn nói. Những bộ phim như Fight Club và The Matrix (phần
I) không hề quá mất công minh họa cho một câu chuyện hoàn chỉnh. Chúng chú
trọng việc biểu đạt trực tiếp một khái niệm, một cảm quan cụ thể nào đó về đời
sống. Hình ảnh trong phim cũng đơn giản gọn gàng. Các sắc độ sáng tối tương
phản mạch lạc, nhằm đem đến nhanh nhất ấn tượng mà người đạo diễn mong


muốn.
Sự rút gọn đến tối giản cuối cùng tất yếu dẫn đến chủ nghĩa biểu trưng
(symbolism). Trong phim xuất hiện những nhân vật đại diện cho một vấn đề hàm
súc của số đông xã hội trong từng thời đại.
Agent Smith trong The Matrix biểu trưng cho sự tư duy có lý của con
người. Nó thải loại một cách lạnh lùng những gì mà nó quy là vô lý và thừa thãi.
Ngược lại, tự nó cũng hiện thân cho sự mâu thuẫn và không tự giải quyết được
trong khả năng tư duy hữu hạn của con người.
The Hulk biểu trưng cho cơn giận dữ của con người trước sự phát triển của
môi trường xã hội. Sự phát triển ấy chịu tác động trực tiếp từ những tham vọng
trái tự nhiên. Càng phát triển thì con người càng trở nên mất tự do và bị lệ thuộc,
dần dà đi chệch khỏi bản chất hồn nhiên nguyên thủy. The Hulk là cơn giận bùng
nổ nhằm giải tỏa những uất ức tiềm ẩn.
Cùng một motive với The Hulk, nhưng theo những sắc thái đa dạng, có thể
kể tới Tyler (Fight Club), King Kong (King Kong), V (V for Vendetta), Morpheus
(The Matrix). Tất cả cùng nhằm chung cho việc thỏa mãn ham muốn được thoát ra
khỏi sự lệ thuộc ý chí, thoát khỏi tình trạng là nạn nhân của hoàn cảnh, và biểu đạt
chân thực nhất bản chất tự nhiên của con người.
Vì sao lại là chủ nghĩa biểu trưng, và vì sao nó phát triển theo chiều hướng
vừa được trình bày? Vì chưa bao giờ con người lại có cảm giác chịu lệ thuộc vào
hoàn cảnh như trong xã hội hiện đại. Trong thực tế, con người của thời đại nào
cũng lệ thuộc chặt chẽ vào hoàn cảnh. Nhưng kể từ khi con người cá nhân được đề
cao và phóng đại trong các trào lưu văn hóa của thế kỷ trước thì trí tưởng tượng
của con người đã thay đổi. Con người hiện đại ít cam chịu hơn, do đó mà sự bức
xúc cũng trở nên lớn hơn. Trong bối cảnh ấy, các biểu tượng trong phim ảnh ra đời
để thỏa mãn nhanh chóng nhất những nhu cầu cần được giải tỏa. Không gì được
minh họa điều ấy tốt hơn V trong V for Vendetta. V đại diện cho sự bức bối muôn
thuở của con người trước những ảo ảnh và trói buộc từ xảo thuật chính trị, một vấn
đề đã trở thành quá trực quan trong xã hội hiện đại.
Trào lưu biểu trưng trong điện ảnh hiện đại vẫn là một phần của trào lưu

biểu trưng cổ điển trong nghệ thuật nói chung (văn học, nghệ thuật tạo hình, âm
nhạc...). Mục đích trực tiếp của nó là biểu đạt tiếng nói của nội tâm, và nhằm thỏa
mãn những khát vọng thầm kín của nội tâm. Lưu ý rằng biểu trưng cũng là tiền
thân của người anh em siêu thực (surrealism), một trong những trào lưu nghệ thuật
lớn nhất của thế kỷ 20. Tuy nhiên, trong điện ảnh, ít tác phẩm mà nghệ thuật biểu
trưng đạt tới mức độ sâu sắc vô ngôn như từng thành công trong văn học và nghệ
thuật tạo hình (người viết không có khả năng thẩm định những nhà biểu trưng
trong âm nhạc nên không lạm bàn ở đây). Về mặt kỹ thuật, các tác phẩm điện ảnh
vẫn phải tả nhiều hơn gợi, một điều đi ngược lại với truyền thống cổ điển của trào
lưu biểu trưng. Tuy nhiên, vẫn có ngoại lệ. American Beauty và The Hours là
những ví dụ.


×