Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tài liệu Viết kịch bản phim như thế nào? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.52 KB, 11 trang )

Viết kịch bản phim như thế nào?
Ngày nay, việc viết một kịch bản dễ dàng hơn rất nhiều so với thời máy
đánh chữ Lanier. Nhờ những tiến bộ trong phần mềm viết kịch bản, bạn có thể
dùng thời gian, đáng lẽ dành cho học cách viết theo đúng khuôn mẫu Hollywood,
để chăm chút cho cốt truyện, trau chuốt lời thoại hoặc cấu trúc của nó.
Có nguời cho rằng viết kịch không bằng việc sáng tác một tiểu thuyết lớn
nhưng nó không hề dễ hơn. Dù thế nào, việc sản xuất ra một bộ phim cũng là một
quá trình hợp tác, đòi hỏi những người tham gia viết phải tạo ra một văn bản, có
khuôn mẫu, độ dài, chú giải nhất định, gọi là kịch bản.
Tài liệu này sẽ giúp bạn làm quen với khuôn mẫu kịch bản, những quy ước,
quy luật cần biết. Bạn có thể sẽ gặp những từ như “đừng”, “tránh”, “… trừ khi bạn
là đạo diễn”, tốt nhất, hãy ghi nhớ lấy chúng. Khi đã quen với việc viết kịch bản,
bạn sẽ hiểu tại sao nhưng khuôn khổ của văn bản này không cho phép giải thích
sâu hơn.
Học viết kịch bản bao gồm rất nhiều yếu tố, song tôi hy vọng những thông
tin cơ bản dưới đây sẽ là tạo đà cho ước muốn của bạn, bao gồm những thông tin
giúp tác phẩm của bạn được đọc. Mong rằng nó sẽ được dựng thành phim.
Phim luôn có những trở ngại, XUNG ĐỘT. Đây chính là trọng tâm của một
bộ phim. Ai đó muốn một thứ gì, nhưng người và vật cứ chắn ngang đường của
người này khi anh ta cố đạt mục tiêu đặt ra. Đôi lúc, trở ngại này xảy ra đối với cả
người hùng và nhân vật phản diện và mục đích cuối cùng đều quan trọng với cả
hai bên, như trong phim Jingle All the Way. Arnold Schwarzenegger và Sinbad
giành giật với nhau một món quà giáng sinh cho cậu con trai. Cả hai đều không
được phép thua cuộc. Trở ngại và xung đột có thể được thể hiện dưới dạng vật
chất hoặc tinh thần. Tuy nhiên, chúng phải hiện diện trong câu chuyện của bạn,
nếu không, bạn chẳng có chuyện nào cả. Hầu hết các câu chuyện hay, nhân vật
chính cũng mang trong mình một xung đột nội tâm, những thứ thuộc về tâm trí,
tinh thần của họ, chỉ có thể được giải quyết trước thời điểm cô/anh ấy đạt được kết
quả - tức là mục tiêu vật chất của câu chuyện. Một số người gọi con quỷ nội tâm
này là “ma” trong khi những người khác gọi đó là “vết thương”.
Bạn cũng cần có móc câu. Đây là một thuật ngữ trong khi viết bài hát, nó


mô tả thứ thu hút được sự chú ý của mọi người. Hollywood gọi đó là hướng tới
đông đảo khán giả. Nói đơn giản hơn là “giả sử”. Ví dụ trong phim Galaxy Quest,
một ý tưởng có thể đưa ra là: giả sử những diễn viên trong đoàn làm một bộ phim
khoa học giả tưởng đang tạm thời ngừng quay, tuy vậy họ vẫn nổi tiếng, bị cuốn
vào cuộc chiến không gian với người ngoài hành tinh, những người tin rằng phim
của họ là tư liệu về cuộc sống ngoài trái đất?”. Một giả định tốt sẽ khiến kịch bản
của bạn nổi bật hơn. Đó là lý do tại sao khán giả sẵn sàng hy sinh sự thoải mái ở
nhà và ném tiền họ khó nhọc kiếm được để đi xem ngoài rạp.
Hollywood chú ý tới các thể loại phim. Một số nhà sản xuất thường có xu
hướng quan tâm đặc biệt tới một số loại phim nhất định, vì vậy, bạn hãy tiếp cận
họ bằng những thứ mà họ có thể cho là ý tưởng thú vị. Những kịch bản thành công
thường mang một dáng vẻ mới nhưng người ta vẫn xác định được thể loại của nó.
Bạn biết rõ điều gì khiến ý tưởng của mình trở thành độc nhất nhưng bạn có thể
nhanh chóng diễn tả nó cho người khác được không? Liệu đó có phải là một câu
chuyện hãi hùng, tiết tấu nhanh, tình cảm hài hước hay phiêu lưu hành động?
Bạn cần giới thiệu tác phẩm của mình như một người trong cuộc. Do số
lượng các kịch bản đem đi duyệt khá lớn, nên BẤT CỨ ĐIỀU GÌ khiến tác phẩm
của bạn khác lạ, nó sẽ lọt vào vòng sau. Nếu bạn không hiểu được trò chơi, sẽ
không có ai chơi cùng bạn. Biên kịch phải bám sát những quy ước, bao gồm
những thứ như số trang, font chữ dù đó mới chỉ là bước đầu. Bạn nên làm theo
những quy ước đó trừ khi bạn rất giàu và có ý định chi tiền để sản xuất và đạo diễn
bộ phim của mình. Tuy nhiên, kể cả như vậy, những người bạn sẽ làm việc cùng
cũng cần những thứ theo chuẩn mực có sẵn.
Điện ảnh là một khái niệm lớn bao gồm các bộ phim tạo bởi những khung
hình chuyển động (phim); kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh và ánh sáng để tạo
thành một bộ phim (kỹ thuật điện ảnh); hình thức nghệ thuật liên quan đến việc tạo
ra các bộ phim và cuối cùng ngành công nghiệp và thương mại liên quan đến các
công đoạn làm, quảng bá và phân phối phim ảnh (công nghiệp điện ảnh).
Xét trên phương diện nghệ thuật, điện ảnh thường được gọi là nghệ thuật
thứ bảy. Sáu nghệ thuật trước đó theo phân loại của Hegel là kiến trúc, điêu khắc,

hội họa, âm nhạc, múa và thi ca. Điện ảnh được dùng để nói đến những bộ phim
trình chiếu ở rạp, khác với những phim truyền hình. Vì lý do đó, từ "màn bạc" hay
"màn ảnh lớn" cũng được dùng để chỉ điện ảnh (màn ảnh rạp chiếu phim có màu
trắng), phân biệt với truyền hình, được gọi là màn ảnh nhỏ.
Trong tiếng Việt, các phim điện ảnh được gọi là "phim nhựa", phân biệt với
phim video. Nhưng thực tế, phim nhựa không phải là chất liệu duy nhất của điện
ảnh. Có những phim dùng chất liệu video đã được làm lại để trình chiếu ở rạp và
ngược lại, một số phim truyền hình cũng sử dụng chất liệu phim nhựa. Đặc biệt
với sự phát triển của kỹ thuật số, có cả những phim điện ảnh và phim truyền hình
đều dùng công nghệ này.
2. Các vị trí khác trong nhóm quay phim
Nhà quay phim ( Camera Operator )
Đạo diễn hình ảnh có phải là nhà quay phim không?
Câu trả lời là "phải". Trong những đoàn làm phim nhỏ, Đạo diễn hình ảnh
vẫn hay đảm nhận việc ghi hình. Nhưng nhà quay phim không phải lúc nào cũng
là Đạo diễn hình ảnh. Nhà quay phim thường sử dụng ánh sáng từ các hướng khác
nhau để quay cận cảnh mặt diễn viên. Đôi lúc trong những cảnh nhiều máy quay
phim ở các góc độ, họ không sử dụng ánh đèn nào cả. Nhà quay phim điều khiển
máy quay, kiểm tra và chịu trách nhiệm về các đoạn phim đã thực hiện: ánh sáng,
góc nhìn, hình ảnh và sự diễn đạt âm thanh. Họ cần nắm rõ cấu tạo của máy quay
và thường giải quyết những vấn đề kỹ thuật xảy ra trong suốt quá trình làm phim.
Đạo diễn hình ảnh thì thạo sử dụng ánh sáng với nhiều kiểu và độ nhoè
khác nhau. Trong những cảnh hoành tráng, đạo diễn hình ảnh thường quản lý
nhiều nhà quay phim lo riêng về các chuyển động của máy quay. Sự khác biệt giữa
hai chức danh, ngoài kinh nghiệm và kỹ thuật, còn nằm ở khoản lương họ nhận
được.
Trong những đoàn làm phim lớn sẽ có thêm:
+ Trợ lý quay phim thứ nhất ( Focus Fuller ) - thay ống kính, giữ máy quay
hoạt động theo đúng chế độ, giữ nguyên mục tiêu khi máy quay chuyển động,
đánh dấu vị trí diễn viên đứng và đo khoảng cách từ vật thể đến ống kính.

+ Trợ lý quay phim thứ hai ( Clap Boy)- chuẩn bị đạo cụ cho Trợ lý thứ
nhất, thay phim, điền vào bản báo cáo hoạt động và sử dụng clapperboard ở đầu
hay cuối mỗi phân cảnh.
Phụ trách ánh sáng ( Gaffer )
Vai trò của người phụ trách ánh sáng ảnh hưởng mật thiết đến sự thành
công của một bộ phim. Nói cho cùng, tất cả những công việc sản xuất như phông
màn, đạo cụ, tài năng, và quay phim đều phải dựa vào ánh sáng mới nổi bật được.
Ánh sáng ẩu dễ làm hư một tác phẩm nghệ thuật, và ngược lại, ánh sáng đẹp sẽ
làm tăng thêm giá trị một bộ phim bình thường.
Phụ trách ánh sáng quản lý độ sáng, màu sắc, độ tương phản, nguồn sáng và
tính tự nhiên của ánh sáng. Họ cũng thường là người quản lý điện đóm, bảo đảm
đủ năng lượng cho các độ sáng ở mọi cảnh quay. Trong những cảnh rộng, họ
thường có thợ điện và vài người thợ lắp ráp giúp những việc tay chân cần thiết cho
các yêu cầu điện đóm. Nhờ đó người phụ trách có thể rảnh rang lo ánh sáng, cụ thể
là thiết kế, sắp đặt, và điều khiển những thiết bị ánh sáng và dàn đèn.
Kinh nghiệm và phong cách là những yếu tố cần thiết để chọn một người
quản lý ánh sáng. Kinh nghiệm rất quan trọng. Lo ánh sáng cho một góc quay hay
nhiều góc quay cùng một lúc là những chuyện rất khác nhau. Nhiều người phụ
trách ánh sáng đã vô cùng lúng túng khi tìm cách lên đèn cho một cảnh sử dụng
nhiều máy quay ở các góc độ, nhất là khi họ đã quen với kiểu quay một máy. Nói
về phong cách, đó là khả năng ghi nhớ bối cảnh của một bộ phim. Ví dụ trong một
bộ phim khung cảnh đồng quê, phụ trách ánh sáng cần chú ý hạn chế kiểu ánh
sáng thành thị màu mè.
Phụ trách ánh sáng phối hợp chặt chẽ với Đạo diễn hình ảnh để cùng làm
tôn lên phong cách nghệ thuật của một bộ phim. Họ thường đứng ở vị trí thứ ba,
sau Đạo diễn, Đạo diễn hình ảnh ( và nhà quay phim, nếu có ). Có câu chuyện kể
rằng khi một vị đạo diễn hình ảnh nổi tiếng và đáng kính được các sinh viên hỏi
điều gì quan trọng nhất họ có thể làm để nâng cao chất lượng hình ảnh, ông đã trả
lời: “Hãy thuê người phụ trách ánh sáng tốt nhất có thể, thậm chí chia một phần
lương của mình cho anh ta”.

Trợ lý ánh sáng ( Best Boy )
Trong những đoàn làm phim lớn sẽ có trợ lý ánh sáng. Trợ lý làm việc chủ
yếu với đạo diễn hình ảnh và là cánh tay phải của người phụ trách ánh sáng. Công

×