Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tài liệu Chăn nuôi thú nhai lại - Bài 7 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.04 KB, 11 trang )

Bài 7 CHĂN NUÔI BÊ
I. MỤC TIÊU NUÔI BÊ
Chăn nuôi bê là một khâu khó khăn quan trọng nhất trong quá trình chăn nuôi bò. Bản
thân bê lúc sơ sinh rất non yếu, sức chống bệnh kém. Bê dễ mắc bệnh, nhất là bệnh tiêu
chảy, viêm phổi …..v.v sẽ làm ảnh hưởng lâu dài và trầm trọng đến quá trình sinh trưởng và
sản xuất của nó (lớn chậm đi và có thể chết). Mặt khác, đứng về toàn bộ quá trình sinh trưởng
và phát dục mà nói thời kỳ nầy cũng dễ bò ảnh hưởng bởi điều kiện ngoại cảnh nhất.
Mục đích cuối cùng trong việc nuôi đàn bò cái hậu bò là nhằm sản xuất được những bò
có khả năng sản xuất tốt và sử dụng lâu dài. Bước đầu tiên trong quá trình này là việc nuôi bê.
Để việc nuôi bê thành công phải cung cấp cho bê đủ mọi nhu cầu cần thiết cho sự tăng trưởng
và phát triển. Những nhu cầu này thường thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh nhưng luôn luôn
phải được đáp ứng đầy đủ. Mục tiêu của việc nuôi bê là nhằm sản xuất bê cai sữa khỏe mạnh
có khả năng lợi dụng tốt nhất thức ăn thô trên đồng cỏ. Hệ thống nuôi bê tốt phải có những đặc
tính cần phải đạt được sau đây:
 Giảm thiểu tỷ lệ
bệnh
và chết đến mức thấp nhất
 Tối hảo hóa mức tăng
trưởng
theo đúng hướng sản xuất
 Chi phí thấp
nhất
kể cả chi phí lao động

II. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA BÊ
Bê sau khi được sinh ra có sự thay đổi rất lớn về quá trình phát dục của nó, lúc nầy
hoàn cảnh sinh sống cũng thay đổi đột ngột.
Về nguồn dinh dưỡng từ chỗ hoàn toàn do máu mẹ cung cấp (qua tónh mạch rốn) vào
thẳng cơ thể (phần lớn là vô trùng) đã chuyển sang dạnh bú sữa mẹ và phải tiêu hóa qua cơ
quan tiêu hóa. Oxy và CO
2


cũng từ chỗ do mạch máu mẹ cung cấp và thảy ra đã chuyển qua
dạng tự hô hấp bằng phổi và hệ thần kinh, trước đó toàn bộ được cơ thể mẹ giữ gìn che chở,
bây giờ tất cả mọi kích thích bên ngoài (như nhiệt độ, áp xuất...) đều trực tiếp tác động đến cơ
thể con vật.
Khi chưa bú sữa đầu các tuyến tiêu hóa, dạ dầy và ruột hoạt động kém, acit clohydric và men
không có. Đến khi bú sữa đầu thì các tuyến tiêu hóa mới hoạt động và khả năng chống bệnh
tăng lên.
Sự sinh trưởng và phát dục của bê nghé chưa phải đã được hoàn thành ngay cùng một
lúc, mà trong từng thời ký, có những đòi hỏi khác nhau. Nói chung sự sinh trưởng phát dục của
bê nghé có thể chia ra làm 5 thời kỳ như sau:
a) Thời kỳ sơ sinh : (từ khi đẻ đến 29 ngày hoặc 1 tháng tuổi) đặc điểm của thời kỳ nầy
chất dinh dưỡng chủ yếy là thức ăn động vật (sữa) mà sữa đầu chiếm một vò trí quan trọng vì
lúc nầy dạ dày bê nghé phát dục chưa hoàn chỉnh.
b) Thời kỳ thích ứng thức ăn thực vật (1 - 6 tháng tuổi): là giai đoạn quá độ giữa thức
ăn động vật và thực vật, trong giai đoạn nầy các cơ quan sinh trưởng rất khác nhau, phát triển
nhiều về xương ống và chiều cao. Thức ăn chính là sữa mẹ, nếu thiếu thì sự sinh trưởng bò
chậm, vì vậy cần tập cho bê nghé ăn thức ăn thực vật nhằm kích thích cơ quan tiêu hóa phát
triển làm tăng lượng vi khuẩn có ích trong dạ cỏ, tạo cho bê nghé về sau có nhiều khả năng
tiêu hóa chất thô xanh. Ở nước ta vì lượng sữa trâu bò mẹ ít ,nên có thể tập cho bê nghé ăn cỏ

66
Download»
sớm. Có tài liệu nghiên cứu cho thấy, vào tuần thứ 6 đến thức 9 hàm lượng acit béo ở dạ cỏ, tổ
ong, mâm tràng đã gần bằng trâu bò lớn, điều đó chứng tỏ bê nghé có khả năng tiêu hóa thức
ăn thực vật sớm.
c) Thời kỳ lớn lên (6 - 12 tháng tuổi): toàn bộ bộ máy tiêu hóa trong thời kỳ nầy đã phát
triển đủ để có khả năng tiêu hóa thức ăn thực vật. Vào thời kỳ nầy các núm vú và tuyến sinh
dục , tuyến sữa cũng bắt đầu phát triển. Chính vì vậy để làm tốt công tác bồi dục có đònh
hướng bê nghé cần phải có kế hoạch cụ thể trong thời kỳ nầy.
d) Thời kỳ phát dục (12 -24 tháng tuổi). Đặc điểm của giai đoạn nầy là bê nghé lớn lên

rất nhanh về tầm vóc : Cơ quan sinh dục cũng phát triển mạnh để chuẩn bò cho sự phối giống
và sinh đẻ. Các hướng sản xuất khác nhau được hình thành trong giai đoạn nầy (cách nuôi
dưỡng tốt hay xấu đều trực tiếp ảnh hưởng tới khả năng sản xuất và sinh sản).
e) Thời kỳ trâu bò lớn (trưởng thành). Từ 2 năm đến 5 năm trở đi lúc nầy tầm vóc của
trâu bò đã phát triển tới lúc tối đa.
Nhìn lại cả 5 thời kỳ thì thời kỳ a và b là thời kỳ phát triển xương ống và chiều cao,
một phần thời kỳ b và c là thời kỳ phát triển xương ngắn, xương dẹp và chiều dài. Còn thời kỳ
d, e là thời kỳ phát triển về chiều sâu và chiều rộng.

III. HỆ THỐNG TIÊU HÓA VÀ CHẤT DINH DƯỢNG
3.1. Hệ thống tiêu hóa
Dạ đày của trâu bò có 4 túi là dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. trâu bò trưởng
thành, dạ cỏ rất lớn so với các dạ khác và có thể tích vào khoảng 130-250 lít chiếm khoảng 70
- 80% thể tích của toàn bộ dạ dày. Dạ cỏ có vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn nhờ
hoạt động của vi sinh vật sống cộng sinh trong dạ cỏ. Khoảng 60-70% thức ăn được tiêu hóa ở
dạ cỏ. Nhờ có vi sinh vật dạ cỏ, thú nhai lại có khả năng sử dụng được chất xơ. bê con, dạ
cỏ rất nhỏ và chưa phát triển. Hệ thống tiêu hóa của bê trong thời kỳ ăn sữa hoạt động tương
tự như của heo hay của người, trong đó sự tiêu hóa xảy ra ở dạ dày thật hay dạ múi khế. .
Ngoài ra bê còn có hệ thống rãnh thực quản nhờ đó sữa có thể vào thẳng dạ múi khế mà
không vào dạ cỏ (hình 3.1). Trong dạ
múi khế, sữa hay thức ăn thay thế sữa bò
đóng vón lại dưới tác động của enzym
gọi là rennin. Sự hình thành cục sữa
đóng vón giúp làm chậm quá trình di
chuyển của casein (chất đạm chính
trong sữa) nhờ đó sự tiêu hóa ban đầu
của casein được xảy ra. Bê non không
có khả năng tiêu hóa và sử dụng đường
(trừ đường glucose và lactose) hay tinh
Hình 3.1 Dạ dày kép của bê bột cũng như rất khó tiêu hóa hầu hết các

loại protein trừ protein trong sữa.
Hệ thống tiêu hóa của bê phát triển rất nhanh, đặc biệt là từ 3 tuần tuổi khi bê được tập
cho ăn thức ăn khô. Thức ăn khô đi thẳng vào dạ cỏ kích thích sự gia tăng số lượng vi sinh vật
dạ cỏ nhờ vậy lúc cai sữa bê có thể tiêu hóa thức ăn thô một cách hữu hiệu như trâu bò lớn.


67
Download»
3.2. Các dưỡng chất căn bản cho bê
Khi bê còn non, thức ăn phải ở dạng dễ tiêu, cung cấp các nhu cầu thiết yếu và không gây
tác hại. Sữa nguyên là thức ăn luôn đáp ứng được các yêu cầu này.
Các dưỡng chất căn bản và các dạng thích hợp được tóm tắt như sau:
3.2.1. Cung năng lượng
a) Chất béo:
Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng cao nhất, và dạng lý tương nhất là chất béo
trong sữa. Chất thay thế sữa (milk replacer) chứa những loại chất béo khác mặc dù có độ tiêu
hóa thấp hơn chất mỡ sữa nhưng cũng cung cấp đủ năng lượng cho bê nếu được cho ăn với
mức thích hợp.
b) Đường sữa (lactose):
Bê có khả năng tiêu hóa tốt đường lactose nhưng khi còn nhỏ bê chưa có khả năng tiêu
hóa các loại đường khác hay tinh bột. Điều đó có nghóa là nếu cho bê ăn các loại đường khác
hơn đường lactose thì chúng sẽ đi thẳng vào ruột non và lên men gây ra tiêu chảy. Ngay cả đối
với đường lactose, nếu cho ăn quá nhiều cũng có thể không tiêu hóa trọn vẹn được. Điều đó
cho thấy tại sao bê thường hay tiêu chảy trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển bộ máy
tiêu hóa.
3.2.2. Protein
Protein cần thiết để tạo ra hoặc thay thế mô cơ. Bê đang tăng trưởng cần được cung cấp
protein có phẩm chất tốt và dễ tiêu. Các loại protein trong sữa hết sức lý tưởng cho bê vì
chúng ở dạng thích hợp và được bê tiêu hóa rất dễ dàng. Các loại protein khác, thường hoặc là
khó tiêu, hoặc là ở dạng không cân bằng về phương diện dinh dưỡng hoặc là kết hợp với

những chất khó tiêu khác.
3.2.3. Sinh tố và khoáng chất
Ngay cả sữa nguyên cũng không cung đủ nhu cầu sinh tố và khoáng chất cho bê nếu
được cho ăn riêng lẽ trong một thời gian quá dài. Bê được nuôi hoàn toàn bằng sữa nguyên
cũng có khả năng phát triển triệu chứng thiếu sinh tố và khoáng chất. Cỏ tươi là nguồn sinh tố
và khoáng chất lý tường, vì thế cung cấp cỏ tươi và thức ăn tinh đậm đặc cho bê khi còn rất
nhỏ sẽ ngăn ngừa được tình trạng thiếu nói trên. Thức ăn thay thế sữa, thường được bổ sung
sinh tố và khoáng chất, trở nên một thức ăn cân bằng hơn cả sữa nguyên nếu sữa nguyên được
cho ăn đơn độc trong thời gian dài. Riêng sữa đầu là một nguồn cung cấp sinh tố và khoáng
rất tốt.
3.2.4. Nước uống
Nguồn nước sạch là một phần thiết yếu của nhu cầu dưỡng chất cho bê . Những bê
được nuôi bằng lượng sữa nguyên giới hạn sẽ cần nhiều nước hơn. Tương tự như vậy, khi bê
bắt đầu ăn thức ăn khô, nhu cầu nước uống của chúng cũng gia tăng.
3.3. Tóm tắt
Hệ thống nuôi bê tốt nhằm mục đích cung cấp khẩu phần cân bằng dưỡng chất thông
qua việc cho ăn sữa đầu, sữa nguyên hay thức ăn thay thế sữa và việc tự do nhấm nháp cỏ tươi
loại tết và thức ăn tinh.




68
Download»
IV. NGUỒN THỨC ĂN
4.1. Sữa đầu (Colostrum)
Bê mới sinh ra không có sức đề kháng đối với bệnh tật và chỉ có nguồn dự trữ rất thấp đối
với một số sinh tố và khoáng chất. Sự thiếu hụt này bình thường được bù đấp bằng sữa đầu là
sữa được tiết ra từ bò mẹ trong giai đoạn đầu sau khi sanh. Thành phần của sữa đầu thay đổi
rất nhanh và sẽ trở thành sữa thường sau 4-7 ngày.

Bảng 1 Thành phần của sữa đầu và sữa thường:
Thành phần

Sữa đầu
vắt lần 1
Sữa đầu
vắt lần 2
Sữa đầu vắt
ngày thứ 2
Sữa đầu vắt
ngày thứ 3
Sữa
thường
Vật chất khô(%)
23,9 17,9 14,0 13,6 12,9
Chất béo (%)
6,7 5,4 4,1 4,3 4,0
Chất đạm (%)
14,0 8,4 4,6 4,1 3,1
Lactose (%)
2,7 3,9 4,5 4,7 5,0
Khoáng (%)
1,1 1,0 0,8 0,8 0,7
Kháng thể (%)
6,0 4,2 1,0 - -
Vit. A (g/100ml)
295,0 190,0 95,0 74,0 34,0
* Linn, 1998
(a) Cung cấp nguồn năng lượng tức thời nhờ nó chứa một chất có khả năng huy động nguồn
năng lượng dự trữ trong bê.

(b) Sữa đầu rất dồi dào kháng thể sẽ cung cấp sự miễn dòch thụ động cho bê chống lại bệnh
tật. Bê hấp thụ những kháng thể này xuyên qua thành ruột và nhờ đó có được sức đề kháng đối
với bệnh. Khả năng hấp thu kháng thể giảm sau khi bê sanh ra được 8 giờ (đôi khi sớm hơn)
và hầu như ngừng hẳn sau 24 giờ. Do đó, việc cho bê bú sữa đầu trong vòng vài giờ sau khi
sanh hết sức quan trọng đối với sức khoẻ của bê về sau (tốt nhất là nên cho bê bú sữa đầu lần
1 trong vòng 3 giờ đầu và lần 2 trong vòng 12 giờ đầu sau khi sinh)
(c) Sữa đầu tạo cho bê nguồn dự trữ sinh tố và khoáng chất vì sữa đầu có nồng độ những chất
thiết yếu này nhiều lần cao hơn sữa thường (Vit A, D, E trong sữa đầu vắt lần thứ 1 cao gấp 5
lần so với sữa thường)
Tầm quan trọng rõ ràng của sữa đầu đối với sự sống còn của bê có nghóa rằng bằng mọi
cách phải cho bê bú sữa đầu vì trong nhiều trường hợp, bê không nhận được sữa đầu từ bò mẹ.
Có nhiều điều kiện có thể dẫn đến tình trạng này như:
• Bò mẹ sản xuất sữa quá kém
• Bò mẹ có khả năng nuôi con kém, nhất là bò đẻ lứa đầu
• Bò mẹ bò sốt sữa
• Thời tiết xấu
• Bò mẹ tiết sữa trước khi sanh
Sữa đầu từ những bò cái mới sanh khác cũng có thể được dùng trong những trường hợp này
miễn là con của chúng đã bú đủ lượng sữa đầu cần thiết. Sữa đầu phải từ những bò cái khác
trong cùng một đàn bởi vì sự miễn nhiễm đối với bệnh tật khác nhau giữa các trại phụ thuộc
vào những bệnh mà bò cái ở mỗi trại có khả năng mắc phải. (Cần nhớ rằng những bò cái tơ
không được nuôi chung với đàn có thể không sản xuất đủ kháng thể trong sữa đầu để cung cấp
sự bảo vệ cho con của chúng). Sữa đầu từ những bò cái đẻ gần nhau vắt trong vài lần đầu sau

69
Download»
khi sanh có thể được trộn chung lại và trữ đông lạnh để bảo quản kháng thể sau đó để tan ra
và dùng cho những con bê mà ta nghi rằng chúng không được bú sữa đầu từ mẹ ruột. Thông
thường, mỗi con bê cần ít nhất 2 lít sữa đầu mới đủ được bảo vệ đối với bệnh tật.
Tuy nhiên, trong trường hợp không có sữa đầu nguyên chất cho bê sơ sinh uống, có thể

dùng “sữa đầu nhân tạo” được làm bằng cách pha 300 ml nước, 600ml sữa nguyên, 2 ml dầu
ăn và 1 quả trứng đánh đều. Sữa đầu nhân tạo này dùng để cho bê ăn 3 lần . ngày trong vòng 3
ngày đầu sau khi sinh. Cần nhớ rằng sữa đầu nhân tạo không thể cung cấp kháng thể nhưng ít
nhất cũng bổ sung thêm protein và vitamin vào trong sữa thường.
4.2. Dự trữ sữa đầu
Theo luật, sữa đầu không được trộn chung với sữa thường ít nhất trong vòng 7 ngày sau khi
sanh bởi vì trong quá trình chế biến, sữa có lẫn sữa đầu sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình chế
biến phó mát. Tuy nhiên, sữa đầu lại là một thức ăn lý tưởng cho bê vì đó là một nguồn năng
lượng rất tốt. Hơn nữa do sữa đầu không có giá trò thương mại, cho nên việc dùng sữa đầu để
nuôi bê giúp làm giảm chi phí thức ăn. Sữa đầu có giá trò cao nhất nếu cho ăn trong vòng 1-2
ngày từ khi vắt. Tuy nhiên, nếu có nhiều hơn nhu cầu cho bê uống tươi, sữa đầu có thể được dự
trữ để dùng dần dù giá trò dinh dưỡng có thể bò giảm đôi chút.
4.2.1. Cách dự trữ sữa đầu
Sữa đầu trữ bằng cách đông lạnh có thể giữ được trong vòng 18 tháng.
Phương pháp dễ nhất và được áp dụng nhiều nhất là dự trữ sữa đầu bằng cách để cho lên
men tự nhiên. Sự lên men bởi vi khuẩn lactic sẽ tạo ra aciđ làm hạ thấp pH của sữa đầu nhờ
vậy sẽ ngăn cản sự sinh xôi nảy nở của những vi khuẩn khác và chạân đứng quá trình hư hỏng
của sữa đầu.
Tuy vậy cũng cần tuân theo một số điều sau đây trong việc dự trữ sữa đầu :
• Sữa đầu phải được giữ sạch sẽ để tránh bò nhiễm tạp khuẩn.
• Nên dự trữ trong bao plastic hay thùng chứa có tráng plastic và phải có nấp đậy
• Sữa đầu có lẫn máu không nên dự trữ mà nên cho ăn ngay.
• Sữa đầu từ những bò cái mới được điều trò viêm vú không nên dự trữ (mà có thể cho ăn
ngay) vì chất kháng sinh sẽ ngăn cản sự lên men.
• Mồi ngày phải khuấy trộn đều để phá vỡ váng sữa trên mặt. Ngay trước khi cho ăn
cũng phải khuấy đều.
• Có thể thêm sữa đầu vào thùng dự trữ hay lấy ra cho ăn vào bất cứ lúc nào nhưng đừng
thêm sữa mới vắt vào thùng mà phải chờ nguội, sau khi thêm vào cũng phải khuấy đều.
• Phải dự trữ sữa đầu đã lên men nhiệt độ dưới 20
O

C.
• Sữa đầu dự trữ theo lối lên men nên sử dụng trong vòng vài tuần vì giá trò dinh dưỡng
sẽ giảm nhanh sau đó. Tuy nhiên cũng có trường hợp sữa đầu được lên men tốt được sử dụng
tết sau 10-12 tuần.
4.2.2. Cho ăn sữa đầu dự trữ
Sữa đầu có giá trò dinh dưỡng cao hơn sữa thường cho nên có thể dùng một lượng sữa
đầu hơi ít hơn sữa thường hoặc có thể pha thêm một ít nước ấm rồi cho ăn cùng mức như sữa
thường để đạt được cùng một mức tăng trưởng như nuôi bằng sữa thường.
Khi tập cho bê ăn, nên bắt đầu bằng sữa đầu có pha thêm nước ấm ( pha nước nóng sẽ
làm đóng vón sữa đầu) sau đó chuyển dần sang cho uống sữa đầu lên men và cho uống nguội.

70
Download»

×