Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

skkn tich hop tu tuong dao duc Ho Chi Minh trong ngu van 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.5 KB, 56 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>MỤC LỤC STT. PHẦ NI 1 1.1 1. 2 2 3 4 4.1 4.2 5 6 7 PHẦ N II 1 2 3. NỘI DUNG Mục lục Các chữ cái viết tắt ĐẶT VẤN ĐỀ. TRA NG 1 3 4. Lý do chọn đề tài Cơ sở lý luận Cơ sở thực tiễn Mục đích nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm NỘI DUNG. 4 4 5 6 7 7 7 7 7 8 8 10. Cơ sở lý luận của đề tài SKKN Thực trạng vấn đề nghiên cứu đề tài SKKN Các biện pháp – Giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề. 10 12 14.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 3.1. 3.2. 3.3. 3.4. 3.5. 3.6. 3.7. 3.8 3.9. 3.10. Nắm được ý nghĩa của việc tích hợp giáo dục tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình ngữ văn THCS. Hiểu được mục đích tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình ngữ văn THCS Vận dụng nguyên tắc tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình ngữ văn THCS Tìm hiểu những chủ đề tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình ngữ văn THCS Áp dụng mức độ tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình ngữ văn THCS Nắm được nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn THCS Nắm được những chủ đề, mức độ, nội dung tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ở môn Ngữ Văn 6 Mô hình giáo án phân môn Văn. Một số ứng dụng tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong các địa chỉ Ngữ văn 6 Giáo án mẫu tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong tiết ngữ văn 6. 14. 15. 15. 16. 16. 17. 18. 19 21. 24.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> (tích hợp ở mức độ liên hệ). 4 Hiệu quả SKKN Phần KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ III Tài liệu tham khảo. 36 38 40. CHỮ CÁI VIẾT TẮT. THCS SGK, SGV NXBGD. Trung học cơ sở Sách giáo khoa, sách giáo viên Nhà xuất bản giáo dục.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> SKKN h/s,gv CNXH GDMT DT. Sáng kiến kinh nghiệm Học sinh, giáo viên Chủ nghĩa xã hội Giáo dục môi trường Dân tộc. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận Khi nói khái niệm tư tưởng là nói đến một hệ thống quan điểm, lý luận mang giá trị như một học thuyết được xây dựng trên một thế giới quan và phương pháp luận nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, phù hợp với nhu cầu tiến hóa của thực tiễn nhất định, trở lại chỉ đạo và cải tạo thực tiễn đó..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đọc trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX viết: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hoá nhân loại..."( Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 83). Định nghĩa trên là một bước tiến mới trong nhận thức của Đảng về tư tưởng Hồ Chí Minh, làm định hướng cho các nhà nghiên cứu tiếp tục đi sâu tìm hiểu về tư tưởng của Người, đặc biệt là xác định nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động cho toàn Đảng, toàn dân ta. Đứng trước xu thế phát triển của xã hội hiện đại, xu thế hội nhập toàn cầu của nền kinh tế tri thức, công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ đang là nhiệm vụ chiến lược quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hưởng ứng cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"của Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo về việc tích hợp nội dung "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào một số môn học ở trường phổ thông, trong đó có môn Ngữ văn cấp THCS vào giảng dạy trong chương trình chính khóa. Nhiều người nước ngoài đã bàn về sức mạnh cảm hóa kì lạ trong con người Hồ Chí Minh. Có người cho rằng do sự hiểu biết sâu rộng, do tài trí thông minh, do ý chí nghị lực phi thường của Người. Có người nói là do đức tính khiêm tốn, giản dị, do sự lạc quan, do đức tính thẳng thắn cởi mở, do sự từng trải của Người…Điều đó là đúng.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> nhưng bao trùm lên tất cả là sự quên mình vì mọi người. Vì Người có một ham muốn tột bậc là đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Chính vì vậy mà nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi: … “Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy nặng phù sa…” (Theo chân Bác) Tấm gương sáng ngời của Bác luôn được mọi thế hệ noi theo. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được triển khai sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, được toàn dân hưởng ứng bằng những việc làm thiết thực. Để triển khai cuộc vận động này trong khi giảng dạy, nhà trường đã có kế hoạch tích hợp đưa nội dung cuộc vận động vào nội dung dạy học trong đó có môn Ngữ văn. Trong nhà trường, môn Ngữ văn có nhiều ưu thế, thuận lợi trong việc tích hợp nội dung giáo dục " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" . Bởi mục tiêu môn Ngữ văn trong nhà trường là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có năng lực, có tri thức, được giáo dục theo quan điểm chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đào tạo những con người có ham muốn đem tài - trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hơn nữa, nội dung môn học có nhiều địa chỉ có thể tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh như : qua các câu chuyện truyền thuyết, các bài viết của các tác giả về Bác, các bài viết của Bác trong chương trình. Trực tiếp giảng dạy chuyên môn Ngữ văn, Trường THCS Hương Canh đã nhiều năm thực hiện, tôi thấy nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có vai trò, ý nghĩa quan trọng bởi đạo đức là nền tảng của người.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> cách mạng. Việc tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào một số môn học ở trường phổ thông góp phần rèn luyện đạo đức, tác phong cho các em học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, đáp ứng nhu cầu đào tạo thế hệ trẻ cho xã hội. 1. 2. Cơ sở thực tiễn Tư tưởng Hồ Chí Minh được tích hợp trong môn học sẽ đem đến cho học sinh một niềm tin, sự nhận thức đúng đắn, tránh được những biểu hiện sai lệch do tác động của xã hội trong cơ chế thị trường như hiện nay. Tôi thấy, việc tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn trong thời đại ngày nay là vô cùng cần thiết, là cấp bách bởi mục tiêu môn học chứa nội dung giáo dục nhân cách con người. Nội dung môn học có nhiều địa chỉ có thể giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh và đặc biệt đáp ứng nhu cầu đào tạo con người của xã hội Việt Nam hiện đại . Hơn nữa học sinh lớp 6 là lớp đầu cấp. Học sinh còn mới bước vào THCS chưa hình thành rõ nhân cách. Nên việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để hoàn thiện nhân cách cho học sinh là điều không thể bỏ qua. Chính vì vậy, tôi chọn nội dung “Giáo dục tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn ngữ văn THCS” (Lớp 6) làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích nghiên cứu của đề tài SKKN: " Giáo dục tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn ngữ văn THCS” (Lớp 6) được vận dụng trong giảng dạy một số các tác phẩm thơ, văn trong chương trình THCS nhằm củng cố kiến thức cơ bản, rèn kĩ năng cảm thụ thơ, văn cho học sinh về đề tài quê hương, đất nước, con người, tình yêu lãnh tụ, ….

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi có thêm kiến thức, kinh nghiệm để thực hành giảng dạy những năm học sau này. Ngoài ra, chúng tôi còn có mục đích mong muốn trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để cùng nhau tìm ra giải pháp tối ưu nhất trong giảng dạy theo hướng đổi mới: tích hợp liên môn trong nhà trường THCS hiện nay. Từ đó, chúng tôi đã tìm tòi nghiên cứu, áp dụng và đúc rút kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy để tìm ra những giải pháp hữu hiệu giúp học sinh hiểu được tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thông qua các văn bản trong nhà trường THCS nói riêng và các tác phẩm văn thơ trong nước và ngoài nước nói chung. Kinh nghiệm này đã mamg lại cho chúng tôi hiệu quả cao trong năm học vừa qua, phần nào nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành là “Nâng cao chất lượng dạy-học” và phong trào thi đua hai tốt “Dạy tốt – Học tốt” của ngành. Giúp học sinh tích cực, chủ động trong việc vận dụng kiến thức đã học vào đời sống thực tế để có thể giải quyết các tình huống ngoài ý muốn một cách thuận lợi theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Trên cơ sở giảng dạy các văn bản trong nhà trường THCS theo hướng tích hợp giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, người giáo viên có nhiệm vụ đi sâu nghiên cứu các bài giảng để tích hợp làm rõ: - Các hình ảnh, chi tiết, các biện pháp nghệ thuật nào… trong văn bản có nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; - Các hình ảnh, chi tiết, các biện pháp nghệ thuật nào… trong văn bản có nội dung, bản chất cách mạng và khoa học, đặc điểm của các quan điểm trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh;.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Các hình ảnh, chi tiết, các biện pháp nghệ thuật nào… trong văn bản có vai trò nền tảng, kim chỉ nam hành động của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam và giá trị tư tưởng của Người trong kho tàng tư tưởng, lý luận cách mạng thế giới của thời đại. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu SKKN: H " ọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn ngữ văn THCS” (Lớp 6) được vận dụng đối với học sinh trường THCS Hương Canh lớp 6a, 6c năm học 2010 – 2011; và hai lớp 6a,6c năm học 2014-2015 (đến tháng 4 năm 2015). Giáo viên giảng dạy tích hợp vào các giờ chính khóa, vào các buổi bồi dưỡng chuyên đề do nhà trường tổ chức. 4.2.Khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu của đề tài SKKN này là: Một số nguyên tắc, mục đích, ý nghĩa của giáo dục tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào các tác phẩm văn, thơ trong các bài được học, đọc thêm trong chương trình THCS (Lớp 6). 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Từ thực tế giảng dạy hai lớp 6a, 6c năm học 20102011, tôi đã nghiên cứu, vận dụng SKKN H " ọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn ngữ văn THCS” (Lớp 6) vào năm học 2014-2015 trường THCS Hương Canh. Trong khoảng thời gian có hạn, năng lực bản thân còn hạn chế nên đề tài này tôi chỉ giới hạn ở học sinh hai lớp 6a, 6c, các tác phẩm Ngữ văn lớp 6 THCS. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Tìm hiểu bằng cách đọc, nghiên cứu tài liệu về phương pháp giảng dạy: “Đổi mới sinh hoạt chuyên môn”; “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực”; Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. "Hướng dẫn sử dụng tài liệu tích hợp học tập nội dung, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy môn ngữ văn cấp THCS" của Bộ giáo dục và đào tạo xuất bản năm 2010. 6.2. Phương pháp khảo sát, điều tra Khảo sát đầu năm, điều tra qua phiếu học tập, qua sinh hoạt ngoại khóa. 6.3. Phương pháp đàm thoại Đàm thoại trực tiếp trong giờ học, ra chơi, sinh hoạt đầu giờ, giữa giờ. 6.4. Phương pháp kiểm tra đánh giá Sau mỗi giờ học có kiểm tra đánh giá kết quả một cách nhẹ nhàng, trung thực. Sau tiết kiểm tra có đánh giá rút kinh nghiệm cụ thể, động viên những em thực hiện tốt, nhắc nhở những em thực hiện chưa tốt. Giáo viên rút kinh nghiệm cho giờ giảng, bài giảng sau được tốt hơn và hình thức kiểm tra sát hơn, thiết thực hơn. 7. CẤU TRÚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5. Phạm vi nghiên cứu.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 6. Các phương pháp nghiên cứu 7. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm PHẦN II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận của đề tài 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 3. Những biện pháp, giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề 4. Kết quả thực hiện PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> PHẦN II. NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI SKKN Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng và nhân dân Việt Nam trên con đường xây dựng đất nước vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy, phải nghiêm túc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao tư duy lý luận, rèn luyện bản lĩnh chính trị, nâng cao đạo đức cách mạng, năng lực công tác, thực hiện tốt các nhiệm vụ cách mạng trọng đại của Đảng, của Nhà nước ta trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đối với thế hệ trẻ nói chung, với học sinh, sinh viên trong các trường cao đẳng và đại học nói riêng, cần đặc biệt coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng, đặc biệt là giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao lý luận, phương pháp tư duy biện chứng, góp phần đào tạo sinh viên thành những chiến sĩ đi tiên phong trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam đàng hoàng hơn và to đẹp hơn như Di chúc của Người để lại: "ĐOÀN VIÊN VÀ THANH NIÊN ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa “chuyên". Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết" (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 12, tr. 510). Ngày nay, với quan điểm dạy học hướng vào người học, thì việc phải hiểu đối tượng mà người thầy đang tác động vào học sinh là điều vô cùng cần thiết, không chỉ cho công việc dạy học mà cho cả công tác giáo dục. Trong một vài năm gần đây, do tác động của nhiều yếu tố, vấn đề quan hệ thầy - trò không được tuân thủ, không.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> mang tính chất đạo lý bị phanh phui trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài việc thể hiện tính dân chủ trong đưa tin, các sự việc được đề cập đến đã phản ánh tính “có vấn đề”, liên quan đến quan hệ thầy - trò trong các nhà trường phổ thông hiện nay. Vấn đề được đề cập đến ở trên không phải là mới, chưa phải là phổ biến nhưng cần quan tâm hơn. Một thực tế hết sức đơn giản là, sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em ngày nay diễn ra theo các giai đoạn hoàn toàn khác so với trẻ 15 năm trước. do sự bùng nổ của công nghệ thông tin và sự hòa nhập văn hóa giữa các nước. Với những lý do nêu trên, có thể nhận thấy, phải hiểu được tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ nói chung, của học trò “hôm nay” nói riêng, là điều cần thiết, với tư cách là một yếu tố, điều kiện “Cần”. Giáo viên cần phải hiểu các đặc điểm tâm sinh lý cơ bản ở học sinh THCS. Học sinh THCS có tuổi đời ứng với tuổi thiếu niên, do vậy các em còn có tên gọi khác là thiếu niên. Cách đây khoảng 20 năm, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, học sinh đầu bậc THCS, về phát triển cơ thể không có gì khác so với trẻ cuối bậc Tiểu học; Các em chỉ “lớn vọt” lên ở các năm tiếp theo. Nhưng đến thời điểm hiện nay, quy luật trên không còn tồn tại trong số đông trẻ em Việt Nam cả ở thành phố lẫn nông thôn, bởi lẽ, tuổi dậy thì của các em đã được “kéo xuống” ở đầu bậc THCS (em trai thường chậm hơn em gái 2 năm). Tuổi thiếu niên ở trong khoảng từ 11- 14 tuổi (2 năm). Đây là thời gian xảy ra rất nhiều các biến đổi ở các mức độ khác nhau trong cơ thể trẻ; sự hình thành nhân cách được hoàn thiện. Mặt khác, sự thay đổi trong lĩnh vực động cơ của nhân cách cũng diễn ra cùng với động cơ học tập( động cơ số 1), nhu cầu trong giao tiếp bạn bè, việc lĩnh hội các chuẩn mực và giá trị môi trường của thiếu niên cũng bắt đầu diễn ra. Trong quan hệ với cha mẹ, xuất hiện các dấu.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> hiệu từ phản ứng, muốn thoát khỏi sự áp đặt quan điểm của người lớn về các vấn đề khác nhau đến việc bỏ trốn khỏi nhà. Liên quan tới việc hình thành tính tích cực nhân cách trong giai đoạn này là việc đẩy nhanh tính chất mạnh mẽ trong hình thành các đặc điểm nhân cách ở trẻ. Chính sự đẩy nhanh tốc độ cả về cơ thể lẫn nhân cách là bước chuyển từ trạng thái trẻ em sang người lớn. Sự phụ thuộc vào cha mẹ và người lớn dần phải được thay thế định hướng cho trẻ hướng tới tương lai của chính bản thân của các em. Chính vì vậy, giáo viên phải ý thức rằng, những phát triển trong cơ thể trẻ lúc này diễn ra chưa đồng bộ và với diện mạo “to cao” bên ngoài của các em. Các em vẫn chưa là người lớn thực thụ về tất cả các chức năng trong cơ thể. Về trí tuệ, ở giai đoạn lứa tuổi này, tiếp tục diễn ra sự phát triển của trí nhớ, tư duy lôgic và trừu tượng cũng phát triển mạnh. Với những đặc điểm tâm sinh lý trên, ở lứa tuổi học sinh THCS là khó dạy, các em phát triển bình thường hay không trong tương lai phụ thuộc vào chính sự quan tâm và cách giáo dục của người lớn với trẻ. Vấn đề chỉ thực sự được giải quyết kết hợp từ nhiều phía: nhà trường, gia đình, xã hội. Học sinh THCS hoàn toàn có thể tiếp thu tích cực các kiến thức khoa học bộ môn trong nhà trường và giải quyết các tình huống có vấn đề trong cuộc sống. Cho nên, việc tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy nói chung và bộ môn Ngữ văn nói riêng là phù hợp và cần thiết. Vì thế, các thầy cô giáo cần biết về sự phát triển của học sinh, vận dụng chúng trong giao tiếp, trong giải quyết các vấn đề liên quan đến các sản phẩm giáo dục của mình. Có như vậy, quan hệ thầy – trò mới trở thành nền tảng, để từ đó xây dựng các lâu đài đầy ắp tri thức cho trẻ..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI SKKN 2.1. Thuận lợi Trường THCS Hương Canh là trường thị trấn trung tâm của huyện Bình Xuyên, năm học 2011 đã được công nhận là trường chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học tương đối đầy đủ. Trong những năm gần đây, kinh tế xã hội phát triển, huyện có nhiều khu công nghiệp , đời sống của nhân dân được nâng cao nên phần lớn phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học của con em mình. Ban giám hiệu nhà trường phân công, phân nhiệm đúng người, đúng việc, kịp thời nên tình hình học tập của trường nói chung và việc dạy học môn ngữ văn nói riêng đều được tiến hành thuận lợi theo đúng năng lực chuyên môn, đúng, đủ theo phân phối chương trình, đúng nhiệm vụ năm học.Thực hiện theo tiêu chí của “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” Nhà trường phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể: Đoàn, Đội, Công đoàn tổ chức các chuyên đề, hoạt động ngoại khóa tập thể vui tươi lành mạnh theo chủ điểm của tháng, giáo dục cho các em kỹ năng sống khiến cho học sinh yêu trường, yêu lớp, điều đó giúp giáo viên dễ tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với học sinh. Hoạt động giáo dục là của toàn dân, nên nhà trường đã đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, học sinh dược tham gia các hoạt động xã hội: Chăm sóc, giữ gìn, bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa cách mạng ở địa phương, từ đó chất lượng giáo dục ngày một nâng cao. Qua kinh nghiệm giảng dạy và tìm hiểu tâm lý học sinh nhiều năm, tôi nhận thấy học sinh luôn tích cực, chủ động tìm tòi, tìm hiểu cái mới, cái hay, cái lạ. Đặc biệt là yêu thích tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Giáo viên giảng dạy lâu năm, có kinh nghiệm, nhiệt tình trong giảng dạy, yêu nghề, mến trẻ, luôn học hỏi và tự học để nâng cao trình độ, hiểu biết xã hội, đọc, thuộc các câu chuyện, câu thơ, câu văn về Bác nên được học sinh tin tưởng, yêu mến, kính trọng. Từ đó, học sinh thích học, thích nghe và thích được làm theo lời cô giáo hướng dẫn để thể hiện mình là học sinh đã học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Học sinh mới vào đầu cấp, còn non nớt, ngây thơ có tư tưởng đạo đức ngoan, có ý thức học tập nên việc giảng dạy và việc tích hợp liên môn và các bài giảng được tiến hành thuận lợi. Đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Tiếp nhận những giá trị tác phẩm viết về Hồ Chí Minh và do Hồ Chí Minh sáng tác càng thấy rõ hơn tầm vóc tư tưởng và chiều sâu tình cảm của nhà yêu nước, nhà văn hóa Hồ Chí Minh. Trong nhà trường, với đặc trưng của môn KHXH & NV và với tính giáo dục thẩm mỹ, môn Ngữ văn giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mỹ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Về mặt lý tưởng, tình cảm cách mạng các em hoạt động trong thực tế đã thực hiện được việc "Sống và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại" , đã thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. Tuy nhiên, vẫn còn có một số học sinh chưa thường xuyên thực hiện. Có khoảng 95% học sinh từ Tiểu học đến Trung học phổ thông đều có những hiểu biết cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua học tập các môn KHXH, sinh hoạt Đoàn, Đội, tiếp nhận những thông tin đại chúng, tiến hành các hoạt động ở cộng đồng xã hội. Đối với học sinh THCS, ở mức độ nhất định, các em nhận thức được vai trò, công lao to lớn của Bác với dân tộc, nhân loại đối với gia đình và bản thân mỗi em..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Nội dung SGK với việc giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh THCS có rất nhiều văn bản có nhiều nội dung nói lên vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm và nhân cách của Người. 2.2. Khó khăn Về phía học sinh, một số các em đời sống còn gặp nhiều khó khăn do bố mẹ là công nhân, phải đi làm ca hoặc do sự thiếu ý thức trách nhiệm trong hôn nhân dẫn đến tình trạng bố mẹ ly hôn nên phụ huynh học sinh không có điều kiện chăm sóc con về vật chất và tinh thần, không có thời gian quan tâm đến việc học của các em. Để tiếp cận một bài giảng Ngữ văn THCS, ngoài kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; học sinh còn cần có khả năng quan sát, nhận xét, tưởng tượng, liên tưởng và cần phải có vốn sống, vốn hiểu biết xã hội. Trong khi đó, các em mới chuyển cấp học, mới làm quen với nhiều môn học chuyên sâu trong đó có môn ngữ văn nên còn nhiều khó khăn, trở ngại trong tiếp cận văn bản và khả năng tích hợp phân môn Ngữ văn và liên môn khác vào quá trình học tập. Hiện nay, trong nhà trường tình hình giáo dục đạo đức của học sinh có chiều hướng đi xuống. Đây là nguy cơ rất lớn ảnh hưởng đến uy tín sự nghiệp của ngành giáo dục chúng ta và cũng là mối đe dọa cho tương lai của đất nước sau này. Khoảng 40% học sinh THPT hiểu biết về cuộc đời và hoạt động tư tưởng của Bác chưa sâu sắc, có một số nhầm lần, sai lầm về sự kiện. Một phần rất nhỏ không nhiệt tình trong việc tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh, sự hiểu biết về Bác Hồ cũng như tư tưởng của Bác ở nhà trường còn đơn giản, tác động đến tư tưởng tình cảm của học sinh chưa có hiệu quả cao..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Cho nên, hơn lúc nào hết, cần phải tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh trong các nhà trường nói chung và THCS nói riêng. Với những thuận lợi và khó khăn như vậy, là người giáo viên đang trực tiếp đứng lớp nói chung, bản thân tôi nói riêng cần có những biện pháp giáo dục học sinh như thế nào? Làm gì để học sinh tiếp cận thực tế vào bài giảng nhẹ nhàng mà thấm thía? Điều gì phù hợp với từng đối tượng và từng lứa tuổi để các em dễ dàng nhận thức, từ đó hiệu quả giáo dục đạo đức và học tập của học sinh đạt kết quả cao. 3. CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hiện nay đang có giá trị to lớn trong xã hội, đặc biệt là đối với giáo dục. Ðể thực hiện tốt nội dung học tập và làm theo Bác theo hướng tích hợp phân môn Ngữ văn, giáo viên cần quán triệt và thực hiện tốt các giải pháp cơ bản sau đây: 3.1. Nắm được ý nghĩa của việc tích hợp giáo dục tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình ngữ văn THCS. - Tư tưởng và đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh là sự phản ánh, phát triển những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân lao động từ xưa đến nay phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. - Hồ Chí Minh là anh hùng dân tộc Việt Nam, là một nhà văn hóa lớn. Tác phong đạo đức đã hun đúc nên những giá trị mới của đời sống và hình thành những chuẩn mực đạo đức cho dân tộc. - Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh góp phần làm nên những giá trị mới về đạo đức và văn hóa, tư tưởng cho Việt Nam và thế giới..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Hồ Chí Minh là người luôn chú ý đến việc bồi dưỡng giáo dục thế hệ trẻ để họ trở thành những con người có phẩm chất "vừa hồng, vừa chuyên". - Tiếp nhận những giá trị tác phẩm viết về Hồ Chí Minh và do Hồ Chí Minh sáng tác càng thấy rõ hơn tầm vóc tư tưởng và chiều sâu tình cảm của nhà yêu nước, nhà văn hóa Hồ Chí Minh. - Trong nhà trường với đặc trưng của môn Khoa học xã hội và nhân văn, với tính giáo dục thẩm mỹ, môn Ngữ văn giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mỹ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách cho học sinh. 3.2. Hiểu được mục đích tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình ngữ văn THCS - Trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về đạo đức Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó các em có được nhận thức, thái độ và hành vi tích cực theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Giáo dục ý thức quan tâm đến việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tạo thành thói quen và nếp sống của học sinh. - Phát triển kỹ năng thực hành, kỹ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Góp phần giáo dục cho học sinh trở thành người công dân tốt, biết sống và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và có trách nhiệm với đất nước. 3.3. Vận dụng nguyên tắc tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Với giáo viên dạy ngữ văn THCS, nội dung tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> nội dung bắt buộc trong chương trình, điều đó thể hiện trong kế hoạch dạy học bộ môn ở nhà trường. - Mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các cấp học, bậc học phải phù hợp với mục tiêu giáo dục của các cấp học, bậc học tương ứng, góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông nói chung, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học. - Giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, được triển khai theo hướng tích hợp vào các môn học và các hoạt động giáo dục chính khóa, ngoại khóa phù hợp với đặc trưng môn học, không làm thay đổi mục tiêu và nội dung của môn học, bài học, đảm bảo tự nhiên, nhẹ nhàng, tránh gây nặng nề, góp phần vào việc tạo nên sự gắn bó nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống. Tức là dựa trên cơ sở đổi mới phương pháp dạy học để giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh. Đa dạng hóa các hình thức hoạt động của học sinh, tạo hứng thú, chủ động, tích cực của học sinh. - Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, sưu tầm tư liệu, hình ảnh để tiết dạy có hiệu quả giáo dục cao . 3.4. Tìm hiểu những chủ đề tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Tấm gương đạo đức Hồ Chỉ Minh về trung thực, trách nhiệm. - Tư tưởng Hồ Chí Minh về tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân và tẩm gương đạo đức Hồ Chí Minh về suốt đời gắn bó với nhân dân. - Tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người. - Tấm gương cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về đoàn kết. Tùy theo lứa tuổi học sinh ở các lớp, các cấp học, bậc học mà nội dung giáo dục ở các mức độ khác nhau, thông qua môn học và hoạt động giáo dục khác nhau. 3.5. Áp dụng mức độ tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào bài giảng Ngữ văn - Tùy theo nội dung từng bài, đặc điểm môn học để lựa chọn mức độ tích hợp thích hợp. Không thể lấy việc dạy học nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh hay kể chuyện Hồ Chí Minh thay thế cho bài học Ngữ văn. - Các mức độ giáo dục: + Tích hợp giáo dục toàn phần (cả bài) mức độ cao nhất + Tích hợp giáo dục bộ phận (một phần của bài học) + Tích hợp giáo dục bằng liên hệ vào nội dung bài học. - Trong thực tế giảng dạy, giáo viên có khi không hoặc ít chú ý đến việc đưa nội dung tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào thiết kế hoạt động dạy và học trong giáo án. Bởi một số còn mờ nhạt về nội dung tích hợp giáo dục, thậm trí chưa nắm rõ những chủ đề tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh . - Có khi giáo dục chưa hiểu những mức độ tích hợp, nội dung tích hợp. Mặc dù nó đã được triển khai trên diện rộng. Nhiều khi giáo viên tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh chưa triệt để, chưa khoa học, dẫn đến chưa đạt mục tiêu giáo dục môn học, cấp học. Thậm chí nội dung tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ là hình thức trong giáo án. Hiệu quả giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh còn nhiều hạn chế. Bài giảng chưa rõ các phương pháp và kỹ thuật dạy học, chưa rõ nội dung tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, chưa rõ mức độ tích hợp..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 3.6. Nắm được nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn THCS Theo cuốn "Hướng dẫn sử dụng tài liệu tích hợp học tập nội dung, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy môn ngữ văn cấp THCS" của Bộ giáo dục và đào tạo xuất bản năm 2010, tổng số 24 bài có thể tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. * Lớp 6 bài: Con Rồng, cháu Tiên, Thánh Gióng, Đêm nay Bác không ngủ, Lòng yêu nước. * Lớp 7 bài: Sông núi nước Nam, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu. * Lớp 8 bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn, Tức cảnh Pắc Bó, Ngắm trăng, Đi đường, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Thuế máu. * Lớp 9 bài: Phong cách Hồ Chí Minh, Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Tiếng nói của văn nghệ, Viếng lăng Bác. - Những nội dung tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn THCS được thể hiện cụ thể trong các văn bản văn học. Mỗi bài học có chủ để tích hợp cụ thể. Nội dung tích hợp phong phú, đa dạng: - Lòng yêu thiên nhiên của Bác, lối sống thanh cao giản dị: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Ngắm trăng, Đi đường... - Lòng yêu quê hương, đất nước gắn với độc lập dân tộc, tinh thần quốc tế trong sáng: Lòng yêu nước, sông núi nước Nam, Hịch tướng sĩ... - Lòng thương dân, hy sinh quên mình vì nhân dân: Đêm nay Bác không ngủ, Thuế máu, Viếng lăng Bác.....

<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh thần đoàn kết, lòng tương thân, tương ái: Con Rồng, cháu Tiên, Thánh Gióng, Sự giàu đẹp của tiếng Việt, Tiếng nói của văn nghệ... - Tư tưởng nhân nghĩa: Nước Đại Việt ta... 3.7. Nắm được những chủ đề, mức độ, nội dung tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ở môn Ngữ Văn 6 THCS Trong chương trình Ngữ văn THCS có nhiều địa chỉ tích hợp như trên, nhưng trong chuyên đề này tôi chỉ đề cập đến tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua các văn bản trong chương trình Ngữ văn 6. Để có một tiết giảng văn hay, hấp dẫn, nội dung tích hợp đúng, vừa, đủ, giáo viên cần xác định đúng chủ đề và nội dung tích hợp. Ví dụ: Tiết 1: Đọc thêm: Con Rồng, cháu Tiên (truyền thuyết) - Chủ đề: Giữ gìn truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc, tinh thần đoàn kết, lòng tương thân, tương ái. - Mức độ: Bộ phận - Nội dung tích hợp: Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi. Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của cộng đồng người Việt. Tiết 5,6: Thánh Gióng (Truyền thuyết) - Chủ đề: Giữ gìn truyền thống yêu nước tốt đẹp của dân tộc, tinh thần đoàn kết, lòng tương thân, tương ái. - Mức độ: Liên hệ nội dung bài. - Nội dung tích hợp: Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh thần đoàn kết, lòng tương thân, tương ái. Tiết 93,94: Văn bản: Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ).

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Chủ đề: Lòng thương dân, hy sinh quên mình vì nhân dân. - Mức độ: Toàn bộ - Nội dung tích hợp: Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông, sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sĩ và đồng bào, tình yêu thương nhân loại. Sự hi sinh quên mình vì hạnh phúc dân tộc, lối sống giản dị, đức tính khiêm tốn.Thấy được tình cảm yêu quí, kính trọng của người chiến sĩ đối với Bác Hồ. Tiết 93: Văn bản: Lòng yêu nước (I-li-a Ê-ren-bua) - Chủ đề: Lý tưởng độc lập dân tộc: Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc của quê hương. Sức mạnh của lòng yêu nước được bộc lộ rõ trong cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước. - Mức độ: Liên hệ - Nội dung tích hợp: Lòng yêu quê hương, đất nước gắn với độc lập dân tộc, tinh thần quốc tế trong sáng. 3.8. Mô hình giáo án phân môn Văn I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức (Theo chuẩn kiến thức, kỹ năng) * Nội dung tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh (theo địa chỉ bắt buộc) * Nội dung khai thác giáo dục môi trường (Theo địa chỉ bắt buộc) 2. Kĩ năng 3. Thái độ II. Các kĩ năng cơ bản cần sử dụng trong bài (Theo địa chỉ bắt buộc) III. Phương pháp – Phương tiện - Phương pháp dạy học.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> - Kỹ thuật dạy học GV: Sgk, Sgv, chuẩn kiến thức kĩ năng... HS: Sgk, vở soạn IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 1. Tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới * Hoạt động 1 Bước 1: Khám phá Gv giới thiệu bài mới Bước 2: Kết nối *Hoạt động 2 I. Đọc - Chú thích 1. Đọc 2. Tìm hiểu chú thích a. Tác giả b. Tác phẩm c. Từ khó *Hoạt động 3 II. Tìm hiểu văn bản 1. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt (Tùy theo văn bản) 2. Bố cục 3. Phân tích (Theo nội dung từng bài) *Hoạt động 4 III.Tổng kết Bước 3: IV. Luyện tập.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Bước 4: V. Vận dụng 4. Củng cố 5. Hướng dẫn về nhà Ứng với các hoạt động giáo dục là các nội dung tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh tùy từng bài, tùy từng hoạt động... 3.9. Một số ứng dụng tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong các địa chỉ Ngữ văn 6 Chương trình Ngữ văn 6, Tiết 1 đọc thêm văn bản: Con Rồng cháu Tiên (truyền thuyết). Đối với văn bản này, giáo viên tích hợp ở mức độ: liên hệ. Đối với văn bản này, giáo viên ngoài việc rèn cho học sinh kỹ năng sống:Tự nhận thức và xác định được nguồn gốc tổ tiên, xác định giá trị bản thân: lòng biết ơn tổ tiên và có trách nhiệm với việc phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cần bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết. Giáo viên tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào văn bản theo mức độ liên hệ về việc: Đề cao truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc anh em và niềm tự hào về nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên. Giáo viên đặt câu hỏi dẫn dắt như sau: Ông cha ta sáng tạo ra câu chuyện này nhằm mục đích gì? (Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi. Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt). Truyện đã bồi đắp cho em những tình cảm nào? (Tự hào dân tộc, yêu quí truyền thống dân tộc, đoàn kết, thân ái với mọi người). Sau đó giáo viên hỏi câu hỏi liên hệ tích hợp gần gũi với vấn đề trao đổi ở trên: Khi đến thăm đền Hùng, Bác Hồ đã nói như thế nào? (Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước). Trong công cuộc giữ nước, nhân dân ta đã thực hiện lời hứa của Bác ra sao? (Tinh thần đoàn kết giữa.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> miền ngược và miền xuôi. Cùng đồng lòng xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam). Còn là học sinh, em sẽ làm gì để thực hiện lời dạy đó của Bác? (Chăm học chăm làm. Yêu thương, giúp đỡ bạn và mọi người xung quanh). Tiết 5,6 Văn bản: Thánh Gióng ( Truyền thuyết) Đây là văn bản truyền thuyết với chủ đề yêu nước, tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, ưa chuộng hòa bình. Đối với văn bản này sau khi giáo viên cho học sinh tìm hiểu về sự ra đời của Gióng, Thánh Gióng lớn lên và ra trận. Từ hình ảnh này giáo viên tích hợp về tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau của nhân dân ta. Giáo viên hỏi: Em nào biết ngày nay ở làng Gióng vẫn truyền lại phong tục gì? Điều đó có ý nghĩa gì? (Thi nấu cơm, hái cà. Đây là hình thức tái hiện lại quá khứ. Gióng lớn lên bằng thức ăn đồ mặc của nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng bằng những cái bình thường, giản dị). Chi tiết Gióng nhổ tre đánh giặc giáo viên tích hợp câu nói của Bác trong: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “Ai có súng thì dùng súng, ai có gươm thì dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc” để thấy được nhân dân ta ai cũng yêu nước, không chỉ đánh giặc bằng vũ khí mà bằng cả cỏ cây của đất nước, bằng tất cả những gì giết được giặc. Trong những ngày đầu kháng chiến, Đảng ta đã lãnh đạo hàng nghìn, hàng vạn anh hùng noi gương Thánh Gióng dùng gậy tầm vông đấu tranh chống thực dân Pháp. Em thuộc câu thơ, câu văn nào có nội dung tương tự không? Giáo viên cung cấp cho các em thêm các địa chỉ về lòng yêu nước: Ôi Việt Nam xứ sở lạ lùng Đến em thơ cũng hóa những anh hùng Đến ong dại cũng luyện thành dũng sĩ, Bao hoa trái cũng trở thành vũ khí. (Tố Hữu).

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Hay: hùng lên đen. Đất nghèo nuôi những anh Chìm trong máu lửa lại vùng đứng Đạp quân thù xuống đất. Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa. (Nguyễn Đình Thi, Bài thơ Hắc Hải) Truyền thuyết Thánh Gióng kết thúc với chi tiết Thánh Gióng cùng ngựa bay về trời. Trong kịch bản phim “Ông Gióng”, Tô Hoài kết thúc với hình ảnh tráng sĩ Gióng cùng ngựa thu nhỏ lại thành em bé cưỡi trâu trở về trên con đường làng mát rượi bóng tre. Giáo viên cho học sinh so sánh hai kết thúc ấy để làm nổi bật tư tưởng yêu hòa bình của dân tộc, khi có giặc ngoại xâm thì: Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt Mỗi dòng sông đều muốn hóa Bạch Đằng. Khi hòa bình thì các em lại trở thành những em bé chăn trâu hồn nhiên, ngây thơ: “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”. Các em thực hiện đúng lời Bác dạy: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Tùy theo sức của mình. Để tham gia kháng chiến. Và gìn giữ hòa bình. Các cháu hãy xứng đáng. Cháu Bác Hồ Chí Minh. Hàng năm các em vẫn tham gia thi: “Hội khỏe Phù Đổng” trong các nhà trường nhằm rèn luyện sức khỏe để học tập tốt, lao động .tốt, thực hiện tốt năm điều Bác dạy góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Tiết 93, 94 Văn bản: Đêm nay Bác không ngủ ( Minh Huệ). Mức độ: Toàn bộ. Đây là một tác phẩm trữ tự sự trữ tình viết về Bác. Giáo viên ngoài việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu xem trong bài thơ, hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua các chi tiết.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> nào về: Thời gian, không gian? Hình dáng? Cử chỉ? Lời nói? Tâm tư? Sau đó, giáo viên dẫn dắt hỏi học sinh xem trong văn bản: Chi tiết gợi cho em nhiều cảm xúc nhất là chi tiết nào? ( Chi tiết: Người cha mái tóc bạc: Gợi cảm xúc thương cảm, biết ơn Bác. Chi tiết: Bác đi “nhón” chân để dém chăn cho từng người gợi cảm xúc thân thương, cảm phục đối với Bác...). Nhận xét của em về cách tác giả miêu tả Bác trong văn bản này? Thứ tự miêu tả? Cấu tạo lời văn? Sử dụng ngôn từ? Tác dụng của cách miêu tả này? (Miêu tả Bác theo trình tự: Không gian, thời gian, cử chỉ, lời nói, tâm trạng. Dùng thể thơ năm tiếng có vần, điệu. Dùng nhiều từ láy gợi hình “trầm ngâm, đinh ninh, phăng phắc” làm cho hình ảnh Bác hiện lên cụ thể, sinh động, chân thực. Cách miêu tả dễ đọc, dễ nhớ, nhớ lâu). Từ sự cảm nhận về hình ảnh Bác qua văn bản như trên, giáo viên dễ dàng tích hợp nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tình cảm yêu mến, quí trọng, tự hào về Bác. Đồng thời giáo dục cho học sinh biết yêu thương, quan tâm đến người khác. Giáo viên có thể gợi mở: Tưởng tượng của em về Bác Hồ qua các chi tiết miêu tả của tác giả? (Bác như là người cha, người ông thân thiết đang lo lắng, ân cần chăm sóc đàn con cháu). Em cảm nhận đức tính cao đẹp nào của Bác Hồ được thể hiện trong bài thơ? (Tình thương bao la của Bác dành cho quân và dân ta. Đó là một tình thương yêu giản dị, sâu sắc, đến độ quên mình, một phẩm chất tinh thần cao quí để chúng ta gọi Bác là Cha, là Bác, là anh...). Tiết 112: Hướng dẫn đọc thêm: Lòng yêu nước (I-li-a Ê-ren-bua) Đối với văn bản này, sau khi giáo viên cho học sinh tìm hiểu những biểu hiện về lòng yêu nước và sức mạnh của lòng yêu nước theo nội dung bài học. Giáo viên tích hợp về ý thức độc lập dân tộc, tinh thần quốc tế vô sản. Giáo viên có thể hỏi: Theo em, lòng yêu nước của con.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> người Xô viết được phản ánh trong văn bản này có gì gần gũi với lòng yêu nước của người Việt Nam chúng ta? Giáo viên: Liên hệ thực tế cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ của nhân dân ta với nhiều điều gần gũi: + Mọi người Việt Nam đều sẵn có lòng yêu nhà, yêu xóm, yêu quê: “Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt Như mẹ, như cha, như vợ, như chồng Ôi Tổ quốc nếu cần sẽ chết Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi bờ sông” (Chế Lan Viên) + Lòng yêu nước của người Việt Nam chúng ta luôn được thử thách trong bom đạn chiến tranh: “Tình yêu Tổ quốc là đỉnh núi bờ sông. Đến lúc tột cùng là dòng huyết chảy” (Xuân Diệu). Bác đã viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Ngữ văn 7 – Tập 2). Người đã khẳng định: “Không có gì quí hơn độc lập tự do”. 3.10. Giáo án mẫu tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong tiết ngữ văn 6 (tích hợp ở mức độ liên hệ). Dưới đây, tôi xin phép được chia xẻ một giáo án tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh ở mức độ liên hệ. Giáo án chắc chắn sẽ còn nhiều điều cần điều chỉnh, bổ.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> sung. Rất mong được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp.. Ngày soạn: 15.8.2015 Ngày dạy: 18.8.2015 Văn bản:. Tuần 1- Bài 1- Tiết 1 CON RỒNG CHÁU TIÊN. I. Mức độ cần đạt : 1. Kiến thức: - Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết. - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu. - Bóng dáng lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kỳ dựng nước. - Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên. - Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện * Nội dung tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: Đề cao truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc anh em và niềm tự hào về nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên (Liên hệ) * Nội dung khai thác giáo dục môi trường: Tham gia giữ gìn, bảo vệ môi trường di tích lịch sử đền Hùng, phát huy xây dựng cảnh quan đất nước tươi đẹp. 2. Kĩ năng.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> - Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết. - Nhận ra những sự việc chính của truyện. - Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kỳ ảo của truyện 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết. II. C¸c kÜ n¨ng c¬ b¶n cÇn sö dông trong bµi. - KÜ n¨ng tù nhËn thøc; kn thÓ hiÖn sù tù tin, kn tư duy; kn kiểm định; kn quản lý thời gian; kn tìm kiếm và sö lý th«ng tin. - Kỹ năng tổng hợp khái quát, kỹ năng hợp tác… * KÜ n¨ng sèng - Tự nhận thức và xác định đợc nguồn gốc tổ tiên. - Xác định giá trị bản thân: lòng biết ơn tổ tiên và có trách nhiệm với việc phát huy truyền thống tốt đẹp của d©n téc. III. Ph¬ng ph¸p- Ph¬ng tiÖn - Phư¬ng ph¸p nghiªn cøu; Phư¬ng ph¸p gi¶i quyÕt vấn đề. Phương phỏp học nhúm, phõn tớch, đàm thoại, bình giảng, thuyết trình. - Kỹ thuật dạy học: động não, đặt câu hỏi, hỏi trả lời, chia nhóm, dùng hình ảnh trực quan … Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. GV: Giáo án, sách Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN, sách tham khảo, tranh ảnh. Máy chiếu. -Bức tranh Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng 100 người con chia tay nhau lên rừng, xuống biển. -Tranh ảnh về đền Hùng hoặc về vùng đất Phong Châu, Ảnh câu nói của Bác. HS: SGK.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> - Đọc văn bản “Con rồng cháu tiên”. - Trả lời các câu hỏi phần “Đọc – Hiểu văn bản vào vở soạn”. IV.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học 1. Ổn định lớp Lớp 6a: 33/33 em Lớp 6c: 32/32 em 2. Bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị sách, vở, đồ dùng học tập của học sinh. 3. Bài mới * Hoạt động 1 Bước1: Khám phá: 2 phút (Nhóm múa phụ họa): 3 em Có phải mẹ Âu Cơ đã đi vòng trái đất Để làm chỗ khai sinh con Lạc cháu Hồng Mẹ đã tìm ra dải đất hình tia chớp Chọn vùng tâm bão để sinh con …Cái dải đất giống như nàng Tiên múa Lại có hình ngọn lửa lúc cuồng phong Lịch sử thành văn trên mình ngựa Con trẻ mà mang áo giáp đồng (Trần Mạnh Hảo) Đúng vậy! Nhắc đến giống nòi, mỗi người Việt nam đều rất tự hào về nguồn gốc cao quí của mình- nguồn gốc Rồng – Tiên. Đoạn thơ trên phần nào đã giới thiệu cho chúng ta về dòng máu Lạc Hồng. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu hơn về cội nguồn dân tộc, về lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết của nhân dân ta từ miền xuôi đến.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> miền ngược, để rồi từ đó chúng ta càng thêm yêu Tổ quốc mình các em nhé! Bước 2: Kết nối *Hoạt động 2 Hoạt động của giáo viên và học sinh - GV: Hướng dẫn HS cách đọc: Đọc giọng kể chuyện, trầm, ấm, rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh các chi tiết li kì, thể hiện lời thoại của Lạc Long Quân và Âu Cơ. *Giọng Âu Cơ: lo lắng, than thở. *Giọng Long Quân: tình cảm, ân cần, chậm rãi. - GV đọc, gọi HS đọc – h/s nhận xét bạn đọc. Gv nhận xét và đọc mẫu lại 1 đoạn ? Em hãy kể tóm tắt văn bản “Con rồng cháu tiên” H/s kể được cá ý sau: Gv trình chiếu tóm tắt văn bản - Nguồn gốc của Lạc Long Quân và Âu Cơ - Việc kết hôn của Lạc Long Quân và Âu Cơ - Âu Cơ sinh con và hai. Nội dung kiến. thức I. Đọc – Chú thích 1. Đọc – Kể * Đọc. * Kể.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> người chia con - Tên nước Văn Lang, tên vua Hùng Vương, tục lệ nối ngôi mười mấy đời . - Nhân dân ta tự hào về nguồn gốc tổ tiên của mình. Nhận xét khi nghe HS kể H/s đọc chú thích ? Nêu hiểu biết của em về truyền thuyết.. Gv cho h/s tìm hiểu một số từ khó SGK: Ngư Tinh, Thủy cung, Thần nông, tập quán, Phong Châu. H/s trả lời theo chú thích 1,2, 3,5,7 ở SGK Hoạt động 3. 2. Tìm hiểu chú thích a. Thế nào là truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. - Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. - Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. b. Từ khó. II. Tìm hiểu văn bản 1. Bố cục Phần 1: Từ đầu đến ….“Long Trang”- Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ. Phần 2: Tiếp đến …“lên đường” – Chuyện Âu Cơ sinh nở kì lạ và lạc Long ?Bố cục văn bản có thể Quân và Âu Cơ chia con. chia làm mấy phần, nội Phần 3: Còn lại – Giải dung từng phần. thích nguồn gốc con Rồng cháu Tiên. H/s nêu bố cục 3. Phân tích.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> ?Truyền thuyết này kể về ai và về sự việc gì. (Truyện kể về Lạc Long Quân nòi rồng kết duyên cùng Âu Cơ dòng tiên sinh ra cái bọc trăm trứng, nở trăm con từ đó hình thành nên dân tộc Việt Nam) Gọi HS đọc đoạn 1 ?Lạc Long Quân và Âu Cơ được giới thiệu như thế nào?(Nguồn gốc, hình dáng, tài năng) H/s hoạt động độc lập. a. Giới thiệu Lạc Long Quân – Âu Cơ Đặc điể m Ngu ồn gốc. Lạc Long Quân Nòi Rồng Con thần Long nữ. Hìn Mình h rồng, dáng sống ở dưới nước Tài năng Phẩ m chất. Có nhiều phép lạ Giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn. Âu Cơ Dòng Tiên Dòng họ thần Nông Xinh đẹp tuyệt trần sống ở trên cạn. Dòng họ thần Nông – vị thần chủ trì nghề nông, dạy loài.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> nuôi, ăn ở.. ?Tại sao tác giả dân gian lại không tưởng tượng Lạc long Quân và Âu Cơ có nguồn gốc từ các loài khác mà lại tưởng tượng LLQ và AC có dòng dõi thần tiên. ? Điều đó có ý nghĩa gì H/s thảo luận nhóm nhỏ Kỹ thuật khăn phủ bàn Gv chốt: (Ý nghĩa: Rồng là một trong nhóm linh mà nhân dân ta tôn sùng và thờ cúng. Tiên là vẻ đẹp tuyệt mĩ không gì sánh được. T/g dân gian muốn ca ngợi nguồn gốc cao quí và hơn thế nữa muốn thần kỳ hóa, linh thiêng hóa nguồn gốc giống nòi của dân tộc Việt). ?Qua các chi tiết trên em thấy hình tượng LLQ và AC hiện lên ntn.. người trồng trọt và cày cấy. Yêu thiên nhiên, cây cỏ.. - Đẹp kì lạ, lớn lao với nguồn gốc vô cùng cao quí. b. Âu Cơ sinh nở và hai người chia con * Sinh nở kì lạ: - Sinh bọc trăm trứng, nở trăm con, đẹp đẽ, khôi ngô, không cần bú mớm, lớn nhanh như thổi. - Tưởng tượng sáng tạo.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> H/s đọc đoạn 2 ?Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ.. diệu kỳ nhấn mạnh sự gắn bó keo sơn, thể hiện ý nguyện đoàn kết giữa các cộng đồng người Việt.. ?Chi tiết này có ý nghĩa gì. *GV: Chi tiết lạ mang tính chất hoang đường nhưng rất thú vị và giàu ý nghĩa. Nó bắt nguồn từ thực tế rồng, rắn đẻ trứng. Tiên (chim) cũng đẻ trứng. Tất cả mọi người Việt Nam chúng ta đều sinh ra từ trong cùng một bọc trứng (đồng bào) của mẹ Âu Cơ. DTVN chúng ta vốn khỏe mạnh, cường tráng, đẹp đẽ, phát triển nhanh. ?Em hãy quan sát bức tranh trong SGK và cho biết bức tranh minh họa cảnh gì? ?Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào. ?Việc chia tay thể hiện ý nguyện gì. * Hai người chia con: - 50 người con xuống biển - 50 người con lên núi - Cuộc chia tay phản ánh nhu cầu phát triển DT: làm ăn, mở rộng và giữ vững đất đai. Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất DT. Mọi người ở mọi vùng đất nước đều có chung một nguồn gốc, ý chí và sức mạnh..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> ?Bằng sự hiểu biết của em về LS chống ngoại xâm và công cuộc xây dựng đất nước, em thấy lời căn dặn của thần sau này có được con cháu thực hiện không? Gv tích hợp lịch sử, giáo dục kỹ năng sống, tìm hiểu lịch sử dân tộc. Thảo luận nhóm lớn Cử đại diện lên trình bày *GV chốt: LS mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh hùng hồn điều đó. Bốn ngàn năm dựng cơ đồ Vạn năm từ thuở ấu thơ loài người Việt Nam ơi! Ơi Việt Nam! Việt Nam ta gọi tên người thiết tha. ?Trong truyện dân gian thường có chi tiết tưởng tượng kỳ ảo. Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tưởng tượng kỳ ảo? H/s hoạt động độc lập (Chi tiết tưởng tượng kỳ ảo. * Ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng kỳ ảo: - Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của các nhân vật, sự kiện. - Thần kỳ, linh thiêng hóa nguồn gốc giống nòi, dân tộc để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc. - Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm. c. Ý nghĩa của truyện: - Con trưởng lên ngôi vua, lấy hiệu Hùng Vương, lập kinh đô, đặt.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> là chi tiết không có thật được dân gian sáng tạo ra nhằm mục đích nhất định.) ?Chi tiết nói về LLQ và Âu Cơ, việc Âu Cơ sinh nở kỳ lạ là những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo. Vai trò của nó trong truyện này như thế nào? H/s hoạt động độc lập. *Gọi HS đọc đoạn cuối ?Em hãy cho biết, truyện kết thúc bằng những sự việc nào? H/s hoạt động độc lập ?Việc kết thúc như vậy có ý nghĩa gì.. tên nước. - Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của người VN là con Rồng, cháu Tiên.Thể hiện sự đoàn kết, thống nhất các dân tộc của nhân dân ta ở mọi miền đất nước. - Cách kết thúc muốn khẳng định nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên là có thật..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> ?Vậy theo em, cốt lõi sự thật LS trong truyện là ở chỗ nào. *Gv: Là mười mấy đời vua Hùng trị vì, hàng năm vẫn diễn ra lễ hội rất lớn - lễ hội đền Hùng. Lễ hội đó đã trở thành một ngày quốc giỗ của cả dân tộc: Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba ?Đoạn văn cho ta biết thêm điều gì về xã hội, phong tục, tập quán của người Việt Nam cổ xưa? H/s thảo luận nhóm nhỏ Gv chốt: Ta được biết thêm nhiều điều lí thú, chẳng hạn tên nước đầu tiên của chúng ta là Văn Lang. Thủ đô đầu tiên của Văn Lang đặt ở vùng Phong Châu, Bạch Hạc. Người con trai trưởng của Long Quân và Âu Cơ lên làm vua gọi là Hùng Vương. Từ đó có phong tục nối đời cha truyền con nối, tục truyền cho con trưởng.. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Chi tiết tưởng tượng kỳ ảo như: Thần có nhiều phép lạ, diệt trừ ngư tinh, mộc tinh, các loài yêu quái… Hay: bọc trăm trứng… 2. Nội dung: - Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi. - Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của cộng đồng người Việt. * Ghi nhớ:.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Xã hội Văn Lang thời đại Hùng Vương đã là một xã hội văn hóa dù còn sơ khai. Gv trình chiếu tranh Đền Mẫu Âu Cơ , và Đền Hùng cho HS quan sát . ?Em hãy cho biết đền Mẫu Âu Cơ và Đền Hùng nằm ở tỉnh nào trên đất nước ta? (Phú Thọ). ?Em phải làm gì để bảo vệ di tích lịch sử này. Gv tích hợp môi trường Tham gia giữ gìn, bảo vệ môi trường di tích lịch sử Đền Mẫu Âu Cơ và Đền Hùng, phát huy xây dựng cảnh quan đất nước tươi đẹp.. IV. Luyện tập: Kết hôn LLQ ÂC (rồng) (tiên) TRỨNG. BỌC 100. 50 lên non 50 xuống biển NGUỒN GỐC DÂN TỘC V. Vận dụng:. Bước 4 ?Trong truyện tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật nào?. ?Truyện thể hiện nội dung gì?. - Kinh và Ba Na là anh em - Quả trứng to nở ra con người (Mường) - Quả bầu mẹ (Khơ- me).

<span class='text_page_counter'>(43)</span> Gv trình chiếu ghi nhớ H/s đọc ghi nhớ SGK- t/3. Bước 3: ?Khái quát hóa nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy. Kỹ thuật sơ đồ tư duy Gv trình chiếu. Bước 4: 1. Học xong truyện: Con Rồng, Cháu Tiên em thích chi tiết nào? Vì sao? H/s thảo luận Kỹ thuật trình bày một phút theo sự cảm nhận của các em..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> 2. Kể tên một số truyện tương tự giải thích nguồn gốc của dân tộc VN mà em biết? H/s hoạt động độc lập 4. Củng cố: Gv đặt câu hỏi củng cố bài học theo nội dung liên hệ tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Gv trình chiếu câu hỏi, h/s trả lời (Hoạt động độc lập) ?Ông cha ta sáng tạo ra câu chuyện này nhằm mục đích gì (Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi. Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt). ?Truyện đã bồi đắp cho em những tình cảm nào (Tự hào dân tộc, yêu quí truyền thống dân tộc, đoàn kết, thân ái với mọi người). Sau đó, giáo viên hỏi câu hỏi liên hệ tích hợp gần gũi với vấn đề trao đổi ở trên: ?Khi đến thăm đền Hùng, Bác Hồ đã nói như thế nào (Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước). ?Trong công cuộc giữ nước, nhân dân ta đã thực hiện lời hứa của Bác ra sao (Tinh thần đoàn kết giữa miền ngược và miền xuôi. Cùng đồng lòng xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam). ?Còn là học sinh, em sẽ làm gì để thực hiện lời dạy đó của Bác (Chăm học chăm làm. Yêu thương, giúp đỡ bạn và mọi người xung quanh). 5. Hướng dẫn về nhà: - Đọc, kể diễn cảm lại truyện . - Nêu ý nghĩa của truyện..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> - Vẽ lại sơ đồ tư duy theo các cách khác nhau vào giấy A4 (dùng màu sắc khác nhau). - Viết đoạn văn hoàn thành bài tập 1 phần vận dụng ở trên. * Bài mới Soạn: Bánh chưng, bánh giầy - Nhóm 1: Kể và nêu chủ đề của truyện “ Bánh chưng, bánh giầy” - Nhóm 2: Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? Hình thức như thế nào? -Nhóm 3: Vì sao Lang Liêu được thần giúp đỡ? Nhóm 4: Nêu ý nghĩa của truyện? –Học ý nghĩa truyện và tập kể lại câu chuyện. CHỈNH LÝ- BỔ SUNG. 4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN - Bản thân tôi đã từng ứng dụng tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh trong giờ Ngữ văn năm học 2014 - 2015 ở khối 6 gồm 66 em ở hai lớp 6a, 6c. - So với lớp 6a, 6c khóa trước năm học 2010 -2011 hiệu quả đem lại rất rõ rệt: + Ý thức đạo đức của học sinh tốt hơn, học sinh chấp hành tốt hơn nội qui của trường, lớp. Vệ sinh cá nhân, tham gia thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe một cách tự giác, thiết thực. Học sinh quan tâm đến học tập hơn, có ý chí, có nghị lực vượt khó để vươn lên. Học sinh có sự đối xử nhân ái với bạn bè hơn, vị tha hơn, khoan dung và nhân hậu hơn. Biết sống giản dị, chan hòa, khiêm tốn.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> trước thầy cô và bạn bè về kết quả học tập và rèn luyện của mình. Đặc biệt học sinh biết tiết kiệm trong lối sống, cách ứng xử có văn hóa khi giao tiếp với bạn, với thầy cô, người thân, lời lẽ trong sáng, không nói tục, chửi bậy. Giao tiếp rất lịch sự, ý thức giữ gìn vệ sinh rất tốt, lớp học luôn sạch đẹp. + Kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh tốt hơn. Đặc biệt kĩ năng lập luận rất tốt, kĩ năng viết đoạn văn miêu tả, cảm thụ văn học thành thạo... 2. Kết quả: Khóa học 2010- 2011(lớp 6 a,6c) Tổng số h/s 52 em. Khóa học 2014- 2015(lớp 6 a,6c) Tổng số h/s 66 em Nă Tổ m ng học số hs. Hạnh kiểm Học lực T K TB G- K TB Y S % S % S % S % S % S % L L L L L L. 201 03 65, 1 23 6 11, 2 46, 2 38, 8 15, 52 201 4 3 2 7 4 1 0 5 4 1 201 4201 4 73, 1 26, 0 0 2 30, 3 60 6 9,3 65 5 8 7 7 2 0 7 9 (Kì I) * Kết quả hạnh kiểm, khảo sát học lực giữa kì II: Tổng số h/s: 66 em (01 em chuyển về ở kì II) Nă. Tổ. Hạnh kiểm. Học lực.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> m học (Gi ữa kì II) 201 4201 5. ng số hs. T K TB G- K TB Y S % S % S % S % S % S % L L L L L L. 66. 5 87 8 12 0 11 4 72 1 22 3 4, 8 ,8 ,2 ,7 8 ,7 5 ,7 6. Như vậy, việc kết hợp các phương pháp dạy học, các kỹ thuật dạy học vào tổ chức hoạt động dạy - học môn Ngữ văn ở trường THCS, kết hợp giáo dục kỹ năng sống, tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh GDMT trong giờ Ngữ văn đã nâng kết quả giờ dạy bộ môn và hai mặt giáo dục của học sinh rất tốt.. PHẦN III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN - Việc tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong môn ngữ văn là một yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên dạy văn ở trường THCS. Đáp ứng mục tiêu môn học và mục tiêu cấp học, mục tiêu giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ của đất nước. - Sáng kiến kinh nghiệm này áp dụng cho toàn bộ giáo viên dạy Ngữ văn 6 ở trường THCS. Giúp giáo viên ngữ văn thuần thục hơn trong việc sử tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong giờ dạy học; đáp ứng với việc đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình chuẩn kiến thức kỹ năng. - Bài học kinh nghiệm rút ra: giáo viên cần xác định rõ địa chỉ bài, tên bài, mục đích, nguyên tắc, những chủ.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> đề, những nội dung, mức độ tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; vận dụng linh hoạt để giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh một cách hiệu quả nhất mà không làm mất đi đặc trưng bộ môn. Nên ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học để tiết học sinh động, hiệu quả cao. 2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT - Với lãnh đạo các cấp, kiểm tra việc thực hiện giáo dục tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh của giáo viên giảng dạy bộ môn qua giáo án, qua cách thức tổ chức các hoạt động dạy học, qua kết quả rèn luyện của học sinh. Lấy đó làm tiêu chí đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên. - Khi ra đề kiểm tra nên chú ý đề mở, gợi ý chấm, cách chấm vận dụng linh hoạt để giáo dục được tư tưởng đạo đức cho học sinh, phát hiện được học sinh năng khiếu, khuyến khích khả năng sáng tạo của học sinh để học sinh yêu thích môn Ngữ văn. - Xếp loại đạo đức của học sinh, nên xem xét các kết quả rèn luyện về học tập mà học sinh thực hiện được. - Quan tâm đến việc đầu tư trang thiết bị: máy chiếu ở các lớp cho giáo viên tiện sử dụng khi giảng dạy và tra cứu tài liệu.. XÁC NHẬN CỦA Hương Canh, ngày 21 tháng 3 năm 2015 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. (Ký, ghi rõ họ tên).

<span class='text_page_counter'>(49)</span> Nguyễn Văn Cự Nguyễn Thị Hoàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chương trình Ngữ văn THCS (năm 2012 - 2013) 2. SGK, SGV Ngữ văn (T1,2 NXB GD 2005), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 6 Tập 1 và tập 2..

<span class='text_page_counter'>(50)</span> 3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn ngữ văn THCS (NXB GD - Bộ GD & ĐT 2010). Đổi mới sinh hoạt chuyên môn. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực. 4. Hướng dẫn sử dụng tài liệu tích hợp học tập nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy cấp THCS. (Nhà xuất bản GDVN - Bộ giáo dục và Đào tạo 2010) 5. Thông tin trên mạng internet về các tài liệu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2015. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Hướng dẫn sử dụng tài liệu tích hợp học tập nội dung, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy môn ngữ văn cấp THCS" của Bộ giáo dục và đào tạo xuất bản năm 2010. 6. Thông tin trên mạng internet về các tài liệu tâm lý lứa tuổi thiếu niên..

<span class='text_page_counter'>(51)</span>

<span class='text_page_counter'>(52)</span>

<span class='text_page_counter'>(53)</span>

<span class='text_page_counter'>(54)</span>

<span class='text_page_counter'>(55)</span>

<span class='text_page_counter'>(56)</span>

<span class='text_page_counter'>(57)</span>

×