Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Chiêu lừa thường thấy khi tuyển dụng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.47 KB, 4 trang )

Chiêu lừa thường thấy khi tuyển dụng
Bạn đang khát việc nên khi nhà tuyển dụng liên lạc, bạn nhanh chóng làm theo
yêu cầu mà chẳng mảy may nghi ngờ gì. Hãy cẩn thận – có thể bạn đang là con
mồi cho những bẫy lừa được giăng đầy rẫy trên mạng.


Hãy cẩn thận với bẫy lừa tìm việc trên mạng... (Ảnh minh họa)

Chiêu lừa thường thấy
Thông thường các công ty lừa thường lấy mác công ty quốc tế cần nhân viên đại
diện hoặc điều phối tại địa phương. Với lý do chưa có mặt tại nước sở tại hoặc
đang tìm cách thâm nhập thị trường, các công ty dễ dàng thuyết phục người tìm
việc nhẹ dạ làm theo các yêu cầu của mình.
1. Tiền thế chân
Sau khi được phỏng vấn qua điện thoại hoặc email, bạn được tin mình trúng tuyển
vào vị trí Đại diện kinh doanh. Công ty hứa hẹn mức lương cực kỳ hấp dẫn và yêu
cầu bạn thế chân một món tiền kha khá để bảo đảm cho số hàng hóa cao cấp nhập
khẩu do bạn quản lý và phân phối. Bạn nhanh chóng chuyển tiền và tiền của bạn
một đi không bao giờ trở lại.
2. Giám đốc tài chính chuyển tiền
Bạn trúng tuyển vị trí giám đốc tài chính và công việc đầu tiên của bạn là chuyển
tiền cho đối tác. Công ty nọ chuyển tiền vào tài khoản của bạn và bạn có nhiệm vụ
chuyển tiền cho một công ty khác, dĩ nhiên bạn có thể hưởng vài phần trăm hoa
hồng. Bạn hí hửng tiến hành mà không biết rằng món tiền ấy thường là tiền bất
chính do chiếm đoạt hoặc ăn cắp.
Đôi khi công ty lừa chỉ đơn giản muốn lấy thông tin về tài khoản ngân hàng của
bạn và thực hiện các thủ thuật nhằm chiếm đoạt tiền của bạn.
3. Tái xuất hàng hóa
Sau khi được nhận vào làm nhân viên forwarding (kho vận) cho một công ty quốc
tế, bạn được giao nhiệm vụ nhận lô hàng, đóng gói lại và chuyển tiếp đến một địa
điểm khác ở trong nước hoặc quốc tế. Thông thường những lô hàng này đều là


hàng ăn cắp.

Vị trí thật “oách”, tiền lương ngất ngưởng, nhưng công việc quá đơn giản... (Ảnh
minh họa)
4. Làm việc tại nhà
Bạn nhận được một dự án biên dịch/ lập trình/ thiết kế và có thể thoải mái làm việc
tại nhà. Để có được công việc này, bạn phải đăng ký thành viên và đóng đủ thứ
phí: phí tham gia, phí đào tạo, phí bảo đảm… Công việc không thấy đâu và tiền đã
đóng cũng không được trả lại. Dĩ nhiên không phải công việc freelance (tự do) nào
cũng là bẫy lừa, nhưng bạn cần lưu ý.
Dấu hiệu “đèn đỏ” của các công ty lừa trên mạng
- Công ty yêu cầu bạn khai báo thông tin về tài khoản ngân hàng, hộ chiếu
- Công ty đẳng cấp quốc tế nhưng có địa chỉ email là yahoo, hotmail…
- Có nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp trong mẫu quảng cáo tìm việc
- Các vòng phỏng vấn phức tạp chỉ thực hiện trên email hoặc điện thoại mà không
hề gặp ứng viên trực tiếp
- Công việc không được mô tả kỹ lưỡng mà chỉ sơ sài qua loa ngay cả khi bạn hỏi
- Vị trí thật “oách”, tiền lương ngất ngưởng, nhưng công việc quá đơn giản
Làm gì để đề phòng
- Cẩn thận với các phương thức kiến tiền quá dễ dàng
- Chỉ tìm việc trên các trang web có uy tín
- Tìm hiểu thật kỹ về công ty tuyển dụng
- Không tiết lộ các thông tin nhạy cảm về tài khoản ngân hàng, hộ chiếu…
- Không tham gia các công việc xuyên biên giới như chuyển tiền, tái xuất hàng
hóa,…
- Kiểm tra với các tổ chức nghề nghiệp, hiệp hội nếu thấy nghi ngờ

×