Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Tránh chứng ăn ngậm ở trẻ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.54 KB, 5 trang )

Tránh chứng ăn ngậm ở trẻ

“Đánh vật với con cả tiếng đồng hồ… mà không hết cốc
sữa, bát bột. Chế biến, thay đổi khẩu vị thường xuyên
nhưng bé vẫn ngậm khi ăn. Tôi thực sự mệt mỏi, stress
mỗi lần tới bữa cho con ăn”, Chị Vân ở khu đô thị Văn
Quán, Hà Đông than thở.
Ngậm từ đêm tới sáng
Bé Nguyễn Hải Phong khi sinh ra
được 3,3kg, đến giờ đã 14 tháng
mà chỉ được 7,5kg tính cả quần
lẫn áo. Chị Vân kể, không chỉ
không chịu ăn thêm sữa ngoài mà
ngay đến bột bé cũng lười ăn. Lựa
mãi mới bón cho bé được miếng
thì phải đi rong mất vài lượt dọc
hành lang khu chung cư, quay lại
nơi để bột bé vẫn… chưa nuốt.


“Lưng bát con bột mà phải hâm nóng vài lần mới hi vọng
hết được non nửa”, chị nói. Vì con ăn ít, chị cho ăn thêm
một bữa bột lúc 9h tối. Nhiều lần, bé không chịu nuốt, rồi
đi ngủ luôn. Nếu chị quên không dùng tay lựa lấy ra thì bé
vẫn ngậm trong miệng đến tận… khi tỉnh dậy đòi bú mẹ.
Theo TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi BV Bạch
Mai, hiện tượng trẻ ăn ngậm lâu không phải là hiếm. Đây là
một thói quen rất xấu của trẻ. Khi ngậm thức ăn lâu trong
miệng, men tiêu hoá thức ăn ở tuyến nước bọt đã chuyển
hoá thức ăn thành đường tạo nên vị ngọt nên bé càng thích
ngậm lâu hơn. Nhất là ở những bé mải chơi, vừa chơi vừa


ăn. Chỉ một vài lần do mải chơi không nuốt, nhai thức ăn,
dần dần sẽ hình thành thói quen khó bỏ.
Không chỉ khiến người cho ăn cáu giận, mệt mỏi mà thói
quen ngậm thức ăn cũng tác động xấu tới trẻ. Vì ngậm thức
ăn lâu trong miệng, lượng đường được men tiêu hoá tạo
nên sẽ bám vào răng và gây sâu răng từ khi trẻ còn rất nhỏ.
Ở các vùng nông thôn hay có thói quen “nhai cơm” cho trẻ
trước khi ăn. Lúc đó, do tuyến nước bọt của người lớn giúp
chuyển hoá thức ăn thành đường, có vị ngọt nên trẻ hào
hứng ăn. Nhưng ngược lại, nó rất mất vệ sinh. Vi khuẩn và
các mầm bệnh từ người bón cơm sẽ lây sang cho trẻ và dễ
dàng gây bệnh truyền nhiễm vì sức đề kháng của trẻ còn
yếu.
Cách khắc phục
Có nhiều nguyên nhân khiến bé ăn ngậm, nhưng một phần
có thể là do cách chế biến thức ăn. Nếu thức ăn được chế
biến không phù hợp với độ tuổi, hàm răng, sở thích… thì
bé lại càng trở nên lười nuốt hơn. Vì thế, cần rất chú ý nấu
ăn theo đúng độ tuổi của bé. Không ít người con đã lớn 2 -
3 tuổi mà vẫn cho ăn cháo xay, cháo hạt nấu kỹ… vô tình
càng làm trẻ trở nên lười nhai, lười nuốt.
Ăn thức ăn được xay nhuyễn kéo dài quá lâu vì sẽ hình
thành thói quen lười nhai và trẻ sẽ ngậm thức ăn. Khi
không chịu nhai, men tiêu hoá không được kích thích bài
tiết đủ cũng là lý do khiến trẻ chán ăn, hay ngậm.
Nhưng cũng có người con mới được hơn một năm, đã cho
bé ăn cơm nên bé khó nhai nát thức ăn, khiến bé cũng sẽ
lười nuốt hơn.
Vì thế, khi trẻ mới bắt đầu ăn sam cần phải nấu thức ăn
lỏng, mềm. Còn khi bắt đầu có răng, nên nấu thức ăn cứng

hơn để bé tập nhai.
Cha mẹ cũng không nên “ép” trẻ ăn trong một bữa. Với
những trẻ hay ăn ngậm, việc chia bữa nhỏ rất có ý nghĩa để
trẻ cảm thấy thoải mái và lượng thức ăn cần trong một ngày
vẫn được “nạp” đủ dù mất công sức, thời gian nhiều hơn.
“Nhiều trẻ khi mới ăn vẫn chịu nuốt. Nhưng khi đã hơi
lưng dạ mới bắt đầu lười nhai. Lúc này không nên cố ép trẻ
vì dù bón được bé vẫn không chịu nuốt. Sau đó khoảng 1 -
2 tiếng hãy bón cho trẻ”, BS Dũng khuyên.
Khi bé ăn ngoan, hãy khen, khuyến khích và động viên trẻ.
Đừng để giờ ăn trở thành một cực hình với trẻ mà cần là
thú vui. Cho trẻ quanh quẩn trong bếp chế biến thức ăn
cùng mẹ cũng là cách để tạo hứng thú cho trẻ được thưởng
thức món ăn do mình tham gia chế biến.
Ngoài ra, kết hợp nhiều món trong một bữa cơm, lúc thì
miếng cơm, khi thì miếng bún, rồi quả trứng luộc, ít thịt
băm rang… cũng có thể khắc phục tình trạng ăn ngậm của
trẻ, do mỗi món có một mùi vị khác nhau, sẽ kích thích trẻ
ăn hơn.
Cha mẹ cũng nên đổi món thường xuyên cho trẻ, bữa mặn,
bữa ngọt, bữa thịt, bữa cá và bổ sung nhiều rau xanh. Khi
ăn, nên cho trẻ ăn kèm 1 muỗng nước canh hoặc nước trái
cây với 1 muỗng cháo, cơm để trẻ nuốt nhanh hơn.
TS Dũng cũng đưa ra lời khuyên, không nên cho trẻ vừa ăn
vừa chơi, lâu dần sẽ thành thói quen. Có thể thời gian đầu,
dễ cho trẻ ăn hơn, trẻ ăn nhiều hơn nhưng lâu dần, rất dễ
tạo thói quen mải chơi, mải xem mà ngậm thức ăn trong
miệng, quên nhai nuốt.



×