Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Widescreen là gì? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.4 KB, 5 trang )



Widescreen là gì?





Từ năm 1955 đến nay, hầu hết các bộ phim được quay dưới một khung hình
mà chiều rộng thường lớn gấp 1,85 đến 2,4 lần chiều dọc. Việc quay như vậy có
tác dụng tạo nên một cái nhìn toàn cảnh hơn về nội dung, hình ảnh mà đạo diễn
muốn truyền tải đến người xem.
Công thức này được gọi là một "aspect ratio". Một bộ phim có chiều ngang
lớn gấp 1,85 lần chiều dọc sẽ có aspect ratio là 1.85 : 1. Tương tự, sẽ có nhiều
phim aspect ratio là 2.35 : 1.
Những chiếc TV hiện đại ngày nay có 2 loại aspect ratio - 1.33 : 1 (hay 4 :
3) là chuẩn hình thông dụng từ khi TV trở nên phổ biến, và 1.77 : 1 (hay 16 : 9),
hiện đang dần được nhiều người đón nhận hơn. Tuy nhiên không một chuẩn TV
nào có thể "rộng" bằng phim ảnh cinema, chủ yếu là 1.85 hay 2.35 : 1.
Trong những năm 1980, màn hình TV ngày càng trở nên to hơn, và ngành
công nghiệp cung cấp video giải trí tại gia cũng phát triển vượt bậc. Mong muốn
được thưởng thức phim với aspect ratio gốc của khán giả và của những nhà làm
phim cũng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết khi những chiếc đĩa lasers được tung ra
thị trường. Khả năng lưu trữ và độ nét video cao hơn hẳn băng VHS của đĩa laser
đã giúp nhu cầu được xem widescreen trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Và kết quả
là, hầu hết đĩa laser được bán ra đều chứa phim ở dạng "letterbox" hay
"widescreen", với mục đích chính là giúp bộ phim được giữ nguyên với bản quay
gốc và góc nhìn hoàn chỉnh nhất so với trong rạp.
"When you watch a movie on your television screen, you're not
necessarily seeing it the way it was originally intended. As a director, when I
set up a shot and say that there are two people in the frame, with the wide


screen I can hold both with one person on each end of the frame. When that
shot is condensed to fit on your TV tube, you can't hold both [actors]..and the
intent of the scene is sometimes changed as a result."
-- Leonard Nimoy, Commentary for the Director's Edition of Star Trek
IV: The Voyage Home
Trích:
Trên màn ảnh TV, những gì về một bộ phim mà bạn xem được có lẽ sẽ
không phải hoàn toàn là những gì mà bộ phim gốc muốn thể hiện. Là một đạo diễn,
khi tôi thiết lập góc quay và nói rằng cần phải có 2 người trong cảnh quay, với
widescreen tôi có thể làm điều đó dễ dàng khi mỗi người sẽ ở một bên khung hình.
Khi cảnh quay đó được chiếu để làm vừa lòng chiếc TV nhà bạn, bạn sẽ không thể
nhìn thấy cả 2 được... và ý tưởng mà đạo diễn muốn người xem hiểu qua cảnh
quay đó đôi khi bị sai lệch hoàn toàn."
-- Leonard Nimoy, Commentary for the Director's Edition of Star Trek IV:
The Voyage Home
Vì một bộ phim "rộng" (wide) không thể vừa một màn hình 4:3 hay 16:9 và
vì nhu cầu thưởng thức phim trên đĩa đang tăng mạnh, rất nhiều bộ phim đã (và
đang) phải chỉnh sửa lại để có thể khít vừa màn hình TV bằng cách sử dụng
"modified aspect ratio" (MAR), thông thường là 4:3 vì đó vẫn là chuẩn thông
dụng nhất. Những bộ phim có aspect ratio 2.35:1 thường bị mất đến 45% so với
cảnh quay gốc để có thể lấp đầy màn hình TV. Công việc "cắt xén" này được gọi
là "Pan and Scan", tập trung vào một khung hình nào đó của cảnh quay.

Kết quả là, rất nhiều bộ phim bị mất đi những hình ảnh quan trọng của cảnh
quay sau quá trình "Pan and Scan". Trong một vài trường hợp, những hình ảnh đó
đóng vai trò sống còn trong nội dung phim. Thông thường, những hình ảnh bị mất
này lên tới 45% của khung hình gốc.
Widescreen và letterbox sử dụng toàn bộ khung hình và giảm nhẹ dung
lượng đi với một tỉ lệ cắt xén cân đối để bộ phim có thể vừa khít với chiều ngang
của TV. Như vậy phim sẽ được giữ nguyên với aspect ratio gốc mà đạo diễn muốn

truyền tải đến người xem.
"With pan and scan, as much as 50 percent of the original picture is
lost. And sometimes what is lost is very important. Now how about this scene
from The Graduate. Where have you gone Mrs. Robinson? You've been
panned and scanned right out of the scene." -- Jack Lemmon
Trích:
Với "pan and scan", gần như 50% cảnh quay gốc đã bị "lột". Và đôi khi
những gì bị "lột" đó lại vô cùng quan trọng. Bây giờ hãy nhìn một cảnh trong "The
Graduate". Quý cô Robinson mất đâu rồi? Cô đã bị "cắt" và "xén" ngay bên ngoài
khung hình."-- Jack Lemmon
Widescreen đôi khi cũng bị nhầm lẫn bởi những khoảng đen dài "black
bars" ở bên trên và dưới màn hình. Thực tế thì đây là những khoảng thừa không
dùng đến của màn hình. Màu đen có tác dụng giúp độ tương phản màn hình tốt
hơn.
Nhiều người nghĩ rằng hình như những "khoảng đen" này làm mất đi một
vài hình ảnh của phim, nhưng thực tế thì nó lại giúp bạn nhìn được nhiều hơn
khung cảnh thực sự - không phải ít hơn. Đúng vậy, tầm nhìn của bạn sẽ nhỏ hơn
so với "pan and scan", nhưng bạn đang được thưởng thức bộ phim đúng như với
những gì ở rạp, và những gì đạo diễn muốn bạn được nhìn thấy.

×