Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tuan 24 Tu ay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.9 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Người soạn: Từ Viết Đức
Ngày soạn:


Ngày dạy:
Dạy lớp:


Đọc văn:


<b>Từ ấy</b>



(Tố Hữu)
I. Mục tiêu cần đạt


1. Kiến thức


- Thấy được niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong
buổi đầu gặp lí tưởng cộng sản và tác dụng kì diệu của lí tưởng nhà
thơ.


- Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình tứ thơ,
hình ảnh, ngơn ngữ, nhịp điệu trong việc làm nổi bật tâm trạng của
cái tôi thơ Tố Hữu.


2. Kĩ năng


- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc diễn cảm thơ


- Rèn cho học sinh kĩ năng cảm thụ, phân tích thơ trữ tình.
3. Thái độ


- Trân trọng yêu mến nền văn học nước nhà



- Có ý thức sưu tầm tài liệu, vận dụng vào cuộc sống
4. Năng lực


- Hợp tác giải quyết vấn đề
II. Chuẩn bị


1. Phương pháp: Truyền đạt trực tiếp kết hợp với vấn đáp


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

3. Hình thức: Học theo lớp, theo nhóm
III. Tổ chức hoạt động


1. Ổn định tổ chức lớp


2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “Mộ”
3. Bài mới:


Tố Hữu là một trong những tác giả văn học tiêu biểu của nền
văn học Việt Nam. Thơ ơng có thể xem là biên sử của cách mạng
Việt Nam qua các thời kì, tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình
chính trị. Ơng thường viết về lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng
con người. Hơm nay, thầy và trị chúng ta cùng nhau tìm hiểu một
bài thơ đánh dấu một mốc quan trọng trong cuộc đời hoạt động
cách mạng và sáng tạo thơ của Tố Hữu. Đó là bài thơ “Từ ấy”
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt


GV: Căn cứ vào phần tiểu dẫn
và sgk cùng với sự chuẩn bị ở
nhà một em hãy tóm tắt những
hiểu biết của mình về tác giả Tố


Hữu?


HS: Suy nghĩ trả lời


I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Tố Hữu


- Tên khai sinh: Nguyễn
Kim Thành


- Sinh ra trong một gia đình
nhà nho nghèo có truyền
thống văn hóa


- Quê hương: Huế (gắn liền
với những câu hò mặn mà)
- Năm 1938 được kết nạp


vào ĐCS


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

GV: Một em hãy trình bày ngắn
gọn về tập thơ “Từ ấy:?


HS: Suy nghĩ trả lời


GV: Hướng dẫn học sinh đọc
diễn cảm: Bài thơ cần đọc với
giọng vui tươi, phấn khởi, hào
hứng thể hiện tâm trạng sung
sướng, hạnh phúc của một


người thanh niên tuổi trẻ lần
đàu tiên đến với lí tưởng cộng
sản.


HS: Đọc


GV: Nhận xét cách đọc của hs
GV: Đọc mẫu cho hs nghe.
GV: Theo em bài thơ được chia
làm mấy phần? Nội dung của
từng phần là gì?


HS: Suy nghĩ tìm ra bố cục


2. Tác phẩm


- Tập thơ bao gồm 3 phần:
+ Máu lửa


+ Xiềng xích
+ Giải phóng


- Bài thơ “Từ ấy” thuộc
phần “Máu lửa” sáng tác
năm 1938. Đây là một dấu
mốc quan trọng khi tác giả
được ra nhập hàng ngũ của
Đảng.


II. Đọc – hiểu văn bản


1. Đọc


Bài thơ cần đọc với
giọng vui tươi, phấn khởi,
hào hứng.


2. Bố cục


- Bài thơ được chia làm 3
phần:


+ Phần 1 (Khổ 1): Niềm vui
sướng, say mê khi tác giả bắt
gặp lí tưởng cách mạng.


+ Phần 2 (Khổ 2): Những
nhận thức mới về lẽ sống của
nhà thơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

GV: Cho hs đọc khổ 1 và đặt
câu hỏi cho hs trả lời:


GV: Em hiểu như thế nào về từ
từ ấy?


HS: Suy nghĩ trả lời


GV: Cảm xúc của Tố Hữu khi
gặp lí tưởng cách mạng được
diễn tả qua những hình ảnh


nào? Tác giả sử dụng biện pháp
nghệ thuật gì? Tác dụng của các
biện pháp nghệ thuật đó?


HS: Suy nghĩ trả lời.


GV: Chốt kiến thức


GV: Hai câu thơ sau sử dụng
những biện pháp nghệ thuật
nào? Và tác dụng của nó ra sao?
HS: suy nghĩ trả lời theo ý hiểu


3. Tìm hiểu chi tiết


a, Niềm vui sướng, say mê
khi tác giả bắt gặp lí tưởng
cách mạng.


- Từ ấy: Thời điểm nhà thơ
giác ngộ lí tưởng cộng sản
được kết nạp vào Đảng.
- Hai câu thơ đầu:


“Từ ấy trong tơi bừng nắng
hạ


Mặt trời chân lí chói qua
tim”



- Cảm xúc của Tố Hữu khi
gặp lí tưởng cách mạng
được diễn tả qua những
hình ảnh:


+ Bừng nắng hạ: Mạnh mẽ, chói
rực, bất ngờ (Biện pháp so sánh
trực tiếp)


+ Mặt trời chân lí: Hình ảnh ẩn dụ
mới lạ, hấp dẫn. Lí tưởng cách
mạng của Đảng, của chủ nghĩa
Mac – Lê Nin sáng rực chói lọi
như mặt trời, vĩnh cửu như chân
lí.


- Các động từ (Bừng chói):
Nhấn mạnh sự bừng chiếu, soi
sáng mạnh mẽ không cưỡng lại
được.


 Hai câu thơ đầu diễn tả niềm


vui sướng, say mê nồng nhiệt
của tác giả khi bắt gặp lí tưởng
mới, lẽ sống lớn.


- Hai câu thơ sau:


“Hồn tôi là một vườn hoa lá



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

GV: Lẽ sống mới mà nhà thơ
Tố Hữu nhận thức là gì?


HS: Suy nghĩ trả lời


GV: Em hiểu thế nào về từ
“Khối đời”?


HS: Suy nghĩ trả lời


GV: Tác giả lặp lại từ “để” hai
lần có ý nghĩa gì:


HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Chốt kiến thức


GV: Qua khổ thơ thứ ba này Tố
Hữu muốn khẳng định điều gì?
HS: Suy nghĩ trả lời


+ Hình ảnh so sánh: Hồn như
vườn hoa lá – đậm hương và rộn
tiếng chim.


- Niềm vui sướng đã hóa thành
âm thanh, thành sắc lá, hoa
tươi xanh, rực rỡ, thành hương
thơm lan tỏa, ngọt ngào.



 Bút pháp trữ tình lãng mạn kết


hợp với hình ảnh so sánh độc
đáo đã giúp nhà thơ diễn đạt
thành công cảm xúc sung
sướng, hạnh phúc và niềm biết
ơn vơ hạn hướng về lí tưởng
của Đảng.


b, Những nhận thức về lẽ sống
mới của nhà thơ


- Lẽ sống mới của nhà thơ gắn
bó giữa cái tôi cá nhân với cái
ta chung của tập thể.


- Động từ “buộc”: Thể hiện sự
gắn bó.


- Các từ láy: Trang trải, gần gũi


- Từ khối đời: Hình ảnh ẩn dụ
trừu tượng hóa sức mạnh của
nhân dân, của tập thể rất chặt
chẽ.


- Từ “để” được lặp lại hai lần ở
đầu câu càng nhấn mạnh thêm
mục đích của lẽ sống mới.



 Khổ thơ thứ hai thể hiện tinh


thần háo hức, hăm hở của tác
giả khi nhận ra lẽ sống mới, lẽ
sống vì cộng đồng. Giọng thơ
mạnh chắc gợi lên sự quả
quyết.


c, Sự chuyển biến sâu sắc trong
tình cảm của nhà thơ


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

GV: Sự chuyển biến trong tình
cảm của nhà thơ được thể hiện
qua từ ngữ, hình ảnh nào?
HS: Suy nghĩ trả lời


GV: Qua những phân tích trên
em hãy tổng kết lại một cách
khái quát giá trị nội dung và giá
trị nghệ thuật của bài thơ?


HS: Suy nghĩ trả lời


mối quan hệ của bản thân với
các tầng lớp nhân dân.


“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ.”


+ Kiếp phôi pha (Nghèo khổ, vất
vả, cơ cực)


+Cù bất cù bơ (Thành ngữ: Lang
thang, không nơi nương tựa)


 Nhà thơ hướng tới tình cảm


máu thịt.


- Các từ ngữ: Là con, là anh, là
em.


+ Từ là: Lặp lại ở đầu câu như
một sự khẳng đỉnhõ ràng chắc chắ
mối quan hệ của nhà thơ với nhân
dân.


+ Từ vạn: Lặp lại như khẳng định
cái đông đảo, rộng lớn.


 Lý tưởng Cộng sản đã giúp cho


nhà thơ không chỉ có lẽ sống
mới mà cịn vượt qua được
những tình cảm ích kỷ, hẹp hịi
của giai cấp tiểu tư sản để có
được tình hữu ái giai cấp với
quần chúng lao khổ bằng một
tình yêu thương gia đình, ruột


thịt.


III.Tổng kết
1. Nội dung:


Bài thơ “Từ ấy” là tuyên
ngôn về lẽ sống của một chiến
sĩ cách mạng chung thành với
lí tưởng cộng sản và gắn bó
máu thịt với quần chúng nhân
dân lao khổ.


2. Nghệ thuật


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

ngắt nhịp thay đổi liên tục theo
cảm xúc.


- Sử dụng nhuần nhuyễn nghệ
thuật so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ.


IV. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu học sinh:


+ Học thuộc phần ghi nhớ
+ Làm phần luyện tập
+ Học thuộc lòng bài thơ
+ Soạn trước bài mới


<i>Khánh Hòa, ngày 19 tháng 02 năm 2016</i>



<b>GI ÁO VIÊN HƯỚNG DẪN</b> <b>GIÁO SINH</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×