Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Huong dan KT hoc ky 1 chinh thuc va cau truc de

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.13 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND HUYỆN CAO LÃNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 137 /HD-PGD. Cao Lãnh, ngày 30 tháng 11 năm 2015. V/v hướng dẫn kiểm tra và Sơ kết học kỳ 1 năm học 2015-2016.. Kính gửi: - Hiệu trưởng trường Tiểu học-THCS; - Hiệu trưởng trường THCS; - Hiệu trưởng trường THCS-THPT Nguyễn Văn Khải. Thực hiện Hướng dẫn số 89/HD-SGDĐT của Sở GD&ĐT Đồng Tháp ngày 19/11/2015 về việc Hướng dẫn kiểm tra học kỳ 1 năm học 2015-2016. Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc kiểm tra, đánh giá, sơ kết học kỳ I năm học 2015-2016 cấp Trung học như sau : I. MỤC ĐÍCH: - Nhằm đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học trong học kỳ I năm học 2015-2016; - Trên cơ sở kết quả hoạt động dạy học ở học kỳ I rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý chuyên môn, phát huy kết quả đạt được và tìm giải pháp khắc phục hạn chế; đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá nâng cao chất lượng dạy - học; đặc biệt tổ chức bồi dưỡng học sinh yếu đạt hiệu quả ở học kỳ II năm học 2015-2016. II. YÊU CẦU: - Các đơn vị căn cứ vào Công văn số 88/PGDĐT ngày 28/8/2015 của Phòng GDĐT về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2015-2016 để đánh giá đúng những mặt mạnh, mặt yếu của đơn vị, rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo, điều hành cho học kỳ II năm học 2015-2016; - Các đơn vị thực hiện đúng kế hoạch kiểm tra từng môn học theo hướng dẫn của Phòng GDĐT; - Trong Sơ kết học kỳ I, các đơn vị cần báo cáo tình hình thực hiện công tác tổ chức, quản lý hoạt động dạy-học, kế hoạch giáo dục, thực hiện theo công văn 88/PGD&ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2015 của Phòng GD&ĐT huyện. Công tác khai thác, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> III. KIỂM TRA , ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI HỌC SINH HỌC KỲ I: 1. Thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh: + Đánh giá học sinh thực hiện Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GDĐT. 2. Việc kiểm tra kết quả học tập của học sinh, học viên phải đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng được quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục thường xuyên, theo chương trình giảm tải, đúng trình độ học sinh, học viên với thái độ khách quan, công minh. 3. Chủ động kết hợp một cách hợp lý, phù hợp giữa hình thức trắc nghiệm và tự luận, giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra. Tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn, đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn cần tăng cường ra các câu hỏi mở; gắn với thời sự quê hương, đất nước để học sinh, học viên được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. 4. Đối với môn Giáo dục công dân: Giáo viên dạy môn Giáo dục công dân phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để nhận xét về hạnh kiểm của học sinh, học viên. 5. Đối với lớp 6 theo mô hình trường học mới tiến hành đánh giá học sinh theo Kế hoạch số 76/KH-SGDĐT ngày 14/9/2015 về việc triển khai mô hình trường học mới đối với lớp 6 năm học 2015-2016. IV. TỔ CHỨC RA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I: 1. Yêu cầu và phạm vi đề kiểm tra 1.1. Đề kiểm tra các môn phải đảm bảo các yêu cầu sau đây - Kiểm tra những kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng và kỹ năng thực hành của học sinh, học viên trong phạm vi môn học. - Nội dung đề kiểm tra phải đảm bảo tính khoa học, chính xác, chặt chẽ, thể hiện đúng mức độ yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ được xác định trong chương trình cấp THCS (đã giảm tải) và sách giáo khoa, sách hướng dẫn học (đối với mô hình trường học mới) của mỗi môn học. Lời văn, câu chữ rõ ràng không sai sót. - Phân loại được trình độ học sinh, học viên phù hợp với thời gian quy định đối với từng môn học. - Đảm bảo đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, học viên. - Ra đề theo ma trận. - Thời gian làm bài:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Môn Ngữ văn, môn Toán thời gian làm bài kiểm tra là 90 phút; môn tiếng Anh khối 9 thời gian làm bài kiểm tra là 60 phút; các môn còn lại thời gian làm bài kiểm tra là 45 phút cho mỗi môn. + Môn Mỹ thuật, âm nhạc lớp 7, 8, 9 thời gian làm bài kiểm tra là 90 phút. + Đối với lớp học theo mô hình trường học mới lớp 6: Các môn Ngữ văn, Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Tin học thời gian làm bài kiểm tra là 90 phút; các môn còn lại thời gian làm bài kiểm tra là 45 phút. 1.2. Nội dung và phạm vi đề kiểm tra học kỳ I - Đối với lớp 9: nội dung đề kiểm tra bám sát nội dung, mức độ đề thi tuyển sinh lớp 10 (đối với lớp 9) phạm vi đề kiểm tra trong chương trình dạy học của học kỳ I. - Đối với lớp 6-8 (lớp 9 môn tiếng Anh): Nội dung theo phụ lục đính kèm. 1.3. Mức độ đề kiểm tra học kỳ I - Đề kiểm tra phân bố trên 4 mức độ: nhận biết 30%, thông hiểu 40%, vận dụng 20% và vận dụng cao 10%. - Bám sát mức độ đề thi tuyển sinh 10 ( đối với lớp 9. 1.4. Hình thức đề kiểm tra học kỳ I - Đề kiểm tra theo hình thức tự luận, nội dung nhiều câu hỏi nhỏ; riêng đối với môn tiếng Anh thực hiện theo Công văn 1104/SGDĐT-GDTrH ngày 17/8/2015 của Sở GDĐT về việc hướng dẫn tổ chức dạy học môn tiếng Anh năm học 2015-2016. - Lưu ý: + Tổ chức thi nghe: Các đơn vị chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tổ chức thi nghe. Phải sử dụng các thiết bị như đài cassette, đĩa CD, máy tính hoặc các thiết bị thu, phát âm thanh phù hợp để kiểm tra kỹ năng nghe. Không được sử dụng giáo viên đọc lời thoại/nội dung bài nghe cho học sinh. Phải có pin dự phòng để phòng trường hợp mất điện. Tuyệt đối không sử dụng một loa chung để giữa sân trường để tổ chức thi nghe. Các đơn vị có thể tổ chức thi nghe lần lượt từng phòng thi trong suốt thời gian thi nếu nhà trường không đủ số lượng cassette để tổ chức cho nghe đồng loạt một lượt. Nếu đơn vị có điều kiện có thể trang bị hệ thống tổ chức thi nghe đến từng lớp riêng biệt. 2. Tổ chức ra đề kiểm tra - Sở ra đề các môn Ngữ văn, Toán, tiếng Anh; - Phòng GDĐT ra đề các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý; - Trường ra đề các môn còn lại..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> * Đối với các lớp học theo mô hình trường học mới lớp 6: Phòng GD&ĐT giao cho các trường THCS có triển khai mô hình trường học mới lớp 6 tự ra đề kiểm tra học kỳ 1), trừ môn tiếng Anh thi chung đề của Sở GDĐT. Mức độ và hình thức đề kiểm tra theo Hướng dẫn đánh giá học sinh theo mô hình trường học mới (Kế hoạch số 76/KH_SGDĐT ngày 14/9/2015 về việc triển khai mô hình trường học mới đối với lớp 6 năm học 2015-2016). 3. Ban làm đề kiểm tra và sao in đề kiểm tra Ban làm đề kiểm tra gồm các thành viên: trưởng ban (phải là Lãnh đạo đơn vị), phó ban, thư ký và các ủy viên làm đề kiểm tra có nhiệm vụ: * Làm đề kiểm tra của Trường:: - Trưởng ban: điều hành toàn bộ công việc của ban làm đề kiểm tra; kiểm tra về yêu cầu và phạm vi đề kiểm tra (mục IV.1) ký duyệt đề và hướng dẫn chấm; tổ chức in sao, đóng gói, niêm phong và bàn giao cho ban coi thi. - Phó trưởng ban giúp trưởng ban trong công tác điều hành và chịu trách nhiệm trước trưởng ban về công việc được phân công. - Ủy viên ra đề: soạn đề kiểm tra, hướng dẫn chấm, thực hiện một số công việc khác do trưởng ban phân công. - Thư ký: giúp lãnh đạo ban thực hiện các nhiệm vụ được phân công việc sau: chuẩn bị các số liệu, tài liệu, điều kiện và phương tiện để ban đề kiểm tra làm việc. * Sao in đề: - Phòng GDĐT thành lập ban sao in đề, tổ chức sao in đề 3 môn Sở ra đề. Đề của Phòng GD&ĐT trường tự sao in. Nếu đơn vị nào không đảm bảo an toàn cho việc sao in đề có thể đăng ký sao in tại Phòng GD&ĐT. * Lưu ý: - Hoàn thành đầy đủ các biên bản khi sao in đề thi. - Trưởng ban làm đề thi và sao in đề thi chịu trách nhiệm với cấp trên về những sai sót trong việc làm đề thi và sao in đề thi, để lộ đề thi,... V. TỔ CHỨC COI VÀ CHẤM BÀI KIỂM TRA 1. Lịch kiểm tra : 1.1. Lớp 6 và 9: BUỔI SÁNG. Ngày Kiểm tra. Lớp. Giờ phát đề. Môn. Thời gian làm bài.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 21/12/ 2015. 6. 22/12/2015. 9. 23/12/2015. 6. 24/12/2015. 9. 25/12/2015. 6. 26/12/2015 28/12/2015. 9 6 (thí điểm) 6 9. 7h15 9h30 7h15 9h30 7h15 9h30 7h15 9h30 7h15 8h30 7 g 15 8h45 7h30 7h15 8h30 9h30. Văn Sử Văn Sử Toán Sinh Toán Sinh Ngoại Ngữ Vật Lý Ngoại Ngữ Vật lý Tiếng Anh (kỹ năng nói) Địa lý Địa lý Hóa học. 90 phút 45 phút 90 phút 45 phút 90 phút 45 phút 90 phút 45 phút 45 phút 45 phút 60 phút 45 phút 5 phút/học sinh 45 phút 45 phút 45 phút. b) Lớp 7 và 8: BUỔI CHIỀU. Ngày Kiểm tra. Lớp. 21/12/ 2015. 7. 22/12/2015. 8. 23/12/2015. 7. 24/12/2015. 8 7. 25/12/2015. 26/12/2015 28/12/2015. Giờ phát đề. Môn. Thời gian làm bài. 13h15 15 h15 13h15 15h15 13h15 15h15 13h15 15h15 13 g 15 14 g 30. Văn Sử Văn Sử Toán Sinh Toán Sinh Tiếng Anh Vật lý Tiếng Anh (kỹ năng nói) Tiếng Anh Vật lý Tiếng Anh (kỹ năng nói) Địa lý Địa lý Hóa học. 90 phút 45 phút 90 phút 45 phút 90 phút 45 phút 90 phút 45 phút 45 phút 45 phút 5 phút/học sinh 45 phút 45 phút 5 phút/học sinh 45 phút 45 phút 45 phút. 8 (thí điểm). 13 g 30. 8. 13 g 15 14 g 30. 7 (thí điểm) 7 8. 13 g 30 13h15 14h30 15h30. Các trường nhận đề tại phòng GD lúc 8 giờ ngày 19-12-2015..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Đối với các môn trường ra đề: Căn cứ vào tình hình thực tế các đơn vị quy định lịch kiểm tra chung cho các khối. 2. Tổ chức kiểm tra học kỳ: Để cho việc kiểm tra học kỳ I đạt yêu cầu: an toàn, nghiêm túc, chất lượng và hiệu quả; Phòng yêu cầu các đơn vị thực hiện một số công việc sau: - Kiểm tra việc thực hiện chương trình, nội dung giảng dạy đúng theo hướng dẫn của Bộ. Sau khi hoàn tất chương trình chi tiết dạy học hết học kỳ I, cần có kế hoạch ôn tập cụ thể nhằm hệ thống, củng cố lại kiến thức. - Tổ chức học tập, quán triệt trong cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về công tác kiểm tra đánh giá học kỳ I năm học 2015-2016 nhằm nâng cao nhận thức về kỳ thi an toàn, nghiêm túc, chất lượng và hiệu quả. - Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn, bí mật đề kiểm tra và điều hành coi, chấm kiểm tra đúng tiến độ quy định. - Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập Hội đồng coi kiểm tra, chấm bài kiểm tra học kỳ I, đồng thời tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo quy định. - Trên cơ sở kết quả làm bài kiểm tra học kỳ, giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp.. * Lưu ý: Trường hợp học sinh, học viên không thể tham dự kiểm tra học kỳ I theo lịch quy định do ốm đau, tai nạn,...thì các trường tự tổ chức kiểm tra bổ sung kịp thời trong thời gian phù hợp để đảm bảo đúng tiến độ sơ kết học kỳ I. Đề kiểm tra bổ sung các đơn vị tự ra theo thời lượng và mức độ tương đương của đề kiểm tra chung trong toàn huyện. 2.1. Tổ chức coi kiểm tra: - Danh sách phòng thi xếp theo thứ tự a, b, c,… trong số học sinh cùng khối lớp, mỗi phòng thi bố trí 24 học sinh trừ phòng cuối có thể bố trí 26 học sinh. - Giáo viên coi kiểm tra: 1 người/ phòng. - Trường thực hiện theo lịch thống nhất trong toàn huyện đối với các môn đề do Sở, phòng ra trường quyết định lịch thi thống nhất trong trường đối với các môn trường ra đề. 2.2. Tổ chức chấm bài kiểm tra: Các trường tổ chức chấm bài kiểm tra đảm bảo các yêu cầu như sau: - Bài kiểm tra học kỳ phải đánh mã phách, cắt phách (bảo mật). - Phân công giáo viên chấm bài kiểm tra hạn chế thấp nhất giáo viên chấm bài của học sinh mình dạy..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Tổ chuyên môn thảo luận thống nhất hướng dẫn chấm cụ thể theo quy định đảm bảo khách quan và khoa học. - Công bố điểm bài kiểm tra, phúc khảo bài kiểm tra theo quy chế thi tuyển sinh lớp 10. - Tổ chức sửa bài kiểm tra, rút kinh nghiệm qua kết quả kiểm tra học kỳ. VI. TỔ CHỨC SƠ KẾT HỌC KỲ I: 1. Hiệu trưởng THCS chỉ đạo: 1.1. Giáo viên bộ môn, tổ chuyên môn: kiểm điểm lại công tác dạy – học học kỳ I, cần tập trung vào việc đánh giá, rút kinh nghiệm về các mặt: đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học và kết quả học tập của học sinh; thực hiện kế hoạch và dạy học theo nội dung chương trình giảm tải và chương trình chi tiết; cần phân tích chất lượng giảng dạy có đối chiếu so sánh giữa điểm bài kiểm tra học kỳ với điểm trung bình môn học kỳ của từng học sinh, nếu có sự chênh lệch lớn (từ 2,0 trở lên) cần phải làm rõ nguyên nhân để có biện pháp khắc phục trong thời gian tới; Tổ chuyên môn đánh giá chất lượng giảng dạy từng giáo viên. 1.2. Đánh giá công tác điều hành, quản lý chuyên môn của tổ trưởng chuyên môn, của Lãnh đạo nhà trường; cần tập trung công tác đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng dạy – học của từng bộ môn và giáo dục chung của nhà trường. 1.3. Báo cáo đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ học kỳ; rút kinh nghiệm những tồn tại hạn chế; biểu dương khen thưởng những cán bộ giáo viên trong đơn vị. Gửi báo cáo sơ kết và các biểu thống kê (tổng hợp kết quả từng môn học, thống kê tỉ lệ điểm lệch, số liệu thống kê về hạnh kiểm và học lực của học sinh, …theo mẫu đính kèm); về Phòng GDĐT đối với trường THCS trước ngày 05/01/2016. 2. Phòng GDĐT: tổng hợp chung toàn huyện thống kê kết quả từ các trường THCS. Gửi báo cáo và các biểu mẫu thống kê, đề kiểm tra và đáp án các môn thi do Phòng ra đề về Sở trước ngày 10/01/2016. Các đơn vị gởi báo cáo về phòng bằng văn bản và bằng email: Phòng GDĐT yêu cầu thủ trưởng các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện kiểm tra, đánh giá, sơ kết học kỳ I cấp THCS năm học 2015-2016; trong quá trình thực hiện nếu gặp vướng mắc cần báo cáo về tổ THCS để được hướng dẫn. Nơi nhận: -Như trên (thực hiện);. TRƯỞNG PHÒNG Đã ký. -UBND huyện (để báo cáo); -Lưu: VT, THCS.. Nguyễn Thị Kim Châu.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I (Kèm theo Hướng dẫn số: 89 /HD-SGDĐT, ngày 19 /11/ 2015 của Sở GDĐT) CẤP THCS Môn. Khối. Toán. 6. 7. 8. Nội dung ôn tập Chủ đề 1: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên - Tập hợp, lũy thừa. - Các phép toán về số tự nhiên. - Tìm x - Bài toán về ƯCLN, BCNN Chủ đề 2: Số nguyên - Thứ tự trên tập hợp Z các số nguyên; giá trị tuyệt đối. - Tính tổng đại số. - Tìm x. Chủ đề 3: Đoạn thẳng - Điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, ba điểm thẳng hàng, tia. - Tính độ dài đoạn thẳng. - Trung điểm của đoạn thẳng. Chủ đề 1: Số thực, số hữu tỉ - Các phép tính, giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ. - Hiểu các tính chất của các phép toán trên tập hợp Q số hữu tỉ. - Tìm x. Chủ đề 2: Hàm số - Biết tìm hệ số tỉ lệ thuận, nghịch và tìm giá trị của hàm số hoặc biến số. - Vẽ đồ thị của hàm số. - Bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch Chủ đề 3: Đường thẳng song song, vuông góc - Nhận biết các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng. - Hiểu tính chất hai đường thẳng song song. Chủ đề 4: Tam giác - Nhận biết số đo các góc trong tam giác. - Chứng minh tam giác hoặc đoạn thẳng, góc bằng nhau. Chủ đề 1: Nhân, chia đa thức - Biết quy tắc nhân đa thức. - Hằng đẳng thức đáng nhớ. - Phân tích đa thức thành nhân tử. - Tìm x - Rút gọn, tính giá trị của biểu thức. Chủ đề 2: Phân thức đại số - Điều kiện xác định của phân thức. - Rút gọn phân thức đại số. - Rút gọn biểu thức..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 6. Ngữ văn. 7. 8. Tiếng Anh (chương trình 7 năm và 10 năm). 6, 7, 8,9. Chủ đề 3: Tứ giác - Nhận biết tứ giác đặc biệt. - Chứng minh tứ giác là tứ giác đặc biệt. - Tìm điều kiện để tứ giác là tứ giác đặc biệt. Chủ đề 4: Diện tích đa giác - Biết công thức tính diện tích đa giác. - Tính diện tích đa giác. - Bài toán thực tế. 1. Phần văn học: Các văn bản Văn học dân gian đã học ở học kì I. 2. Phần tiếng Việt: Từ và cấu tạo từ tiếng Việt; Nghĩa của từ; Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ; Từ loại (danh từ, động từ, tính từ). 3. Phần tập làm văn: Viết bài văn tự sự. 1. Phần văn học: Tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm: Sông núi nước Nam; Bánh trôi nước; Qua Đèo Ngang; Bạn đến chơi nhà; Cảnh khuya; Rằm tháng giêng. 2. Phần tiếng Việt: Từ đồng âm; Từ đồng nghĩa; Từ trái nghĩa; Thành ngữ; Điệp ngữ; Chơi chữ. 3. Phần tập làm văn: Viết văn biểu cảm về sự vật hoặc con người. 1. Phần văn học: Tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung, nghệ thuật của các văn bản: Văn học Việt Nam trước năm 1945, văn bản nhật dụng. 2. Phần tiếng Việt: Từ loại; Phép tu từ từ vựng. 3. Phần tập làm văn: Viết bài văn thuyết minh một thứ đồ dùng (hoặc loài cây). Thực hiện theo Công văn 1104/SGDĐT-GDTrH ngày 17/8/2015 của Sở GDĐT về việc hướng dẫn tổ chức dạy học môn tiếng Anh năm học 2015-2016) và Công văn số 1432/SGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Sở GDĐT về việc triển khai kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn tiếng Anh cấp trung học từ năm học 2014-2015 Cấu trúc đề thi: Thực hiên theo Công văn số 1104/SGDĐT-GDTrH ngày 17 tháng 8 năm 2015 của Sở GDĐT.. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2015-2016 I/ Các môn phòng ra đề: Môn lịch sử lớp 6: Thời gian làm bài 45 phút, đề có 3 câu 10 điểm. Câu 1: (3 điểm) : Những chuyển biến về xã hội. Nước Văn Lang. Câu 2: ( 4 điểm): Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn lang. Nước Âu Lạc. Câu 3: ( 3 điểm): Nước Âu Lạc ( tiếp theo) Môn lịch sử lớp 7: Thời gian làm bài 45 phút, đề có 3 câu 10 điểm. Câu 1: (3 điểm) : Nước Đại Cồ Việt thời Đinh-Tiền Lê. Câu 2: ( 4 điểm): Ba lần kháng chiến chống xâm lược Nguyên-Mông. Câu 3: ( 3 điểm): Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỷ XIV. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh ở đầu TK XV. Môn lịch sử lớp 8: Thời gian làm bài 45 phút, đề có 3 câu 10 điểm. Câu 1: ( 3 điểm): Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917. Câu 2: ( 4 điểm):Châu Á giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới. Câu 3: ( 3 điểm) Chiến tranh thế giới lần thứ 2 ( 1939-1945). Sự phát triển văn hóa, khoa học kĩ thuật thế giới nữa đầu thế kĩ XX. Môn lịch sử lớp 9: Thời gian làm bài 45 phút, đề có 3 câu 10 điểm. Câu 1: (3 điểm) :Các nước Đông Nam Á. Câu 3: ( 4 điểm): Trật tự thế giới mới sau chiến tranh. Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng Khoa học kĩ thuật sau ciến tranh thế giới thứ 2. Câu 4: ( 3 điểm) Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. MÔN: VẬT LÝ  KHỐI 6: Câu I (1điểm): Kiến thức liên quan đến đo thể tích chất lỏng (mức độ nhận biết) Câu III (1điểm): Kiến thức liên quan đến trọng lực – đơn vị (mức độ nhận biết Câu III (1điểm): Kiến thức liên quan đến đổi đơn vị (mức độ nhận biết ) Câu IV (2 điểm): Kiến thức liên quan đến đo thể tích vật rắn không thấm nước (mức độ hiểu ) Câu V (2 điểm): Kiến thức liên quan đến mặt phẳng nghiêng (mức độ thông hiểu) Câu VI (2 điểm): Kiến thức liên quan đến khối lượng riêng, trọng lượng riêng (vận dụng) Câu VII (1điểm): Kiến thức liên quan đến tác dụng của lực (vận dụng)  KHỐI 7: Câu I (1, điểm): Sự truyền ánh sáng (mức độ nhận biết).

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Câu II (1,điểm): Nhận biết ánh sáng (mức độ biết) Câu III (1 điểm):Độ to của âm(mức độ biết) Câu IV (2 điểm): Gương cầu lỏm (mức độ hiểu ) Câu V (2 điểm):Định luật phản xạ ánh sáng (mức độ thông hiểu, ) Câu VI (1điểm):Độ cao của âm (mức độ vận dụng) Câu VII (1điểm): Phản xạ âm – Tiếng vang (mức độ vận dụng) Câu VIII (1điểm): Chống ô nhiểm tiếng ồn (mức độ vận dụng)  KHỐI 8: Câu I (1 điểm): Sự cân bằng lực –quán tính(mức độ nhận biết) Câu II (1 điểm): Chuyển động đều chuyển động không đều(mức độ nhận biết Câu III (1điểm): Biểu diển lực (mức độ nhận biết ) Câu IV (1 điểm): Lực ma sát (mức độ thông hiểu) Câu V (1 điểm): Công cơ học (mức độ thông hiểu) Câu VI (2 điểm): Kiến thức liên quan đến sự nổi (mức độ thông hiểu) Câu VII (1điểm): Áp suất chất lỏng– Bình thông nhau (mức độ vận dụng) Câu VIII (2 điểm): Lực đẩy Ac- Si- Mét (mức độ vận dụng)  KHỐI 9: Câu I (1 điểm):Điện trở dây dẫn – Định luật Ôm (mức độ nhận biết) Nam châm vĩnh cửu (mức độ nhận biết) Câu II (1 điểm):đoạn mạch hai điện trở mắc nối tiếp; mắc song (mức độ nhận biết) Câu III (1 điểm): Nam châm vĩnh cửu (mức độ nhận biết) Câu IV (2điểm) Định luật Jun-len-xơ (mức độ thông hiểu) Câu V (2điểm): Lực từ (mức độ thông hiểu ) Câu VI (2 điểm): Bài tập gồm tối đa hai điện trở (mức độ vận dụng) Câu VII (1 điểm):Bài tập điện học (mức độ vận dụng) CẤU TRÚC THI HỌC KỲ 1 MÔN SINH HỌC LỚP 6 Chương I. Tế bào thực vật. - Trình bày được các bước sử dụng kính hiển vi, các bước tiến hành làm tiêu bản hiển vi tế bào thực vật. - Biết được các thành phần chủ yếu của tế bào thực vật. - Biết được tế bào ở bộ phận nào có khả năng phân chia? Trình bày được quá trình phân bào. Chương II: Rễ - Hiểu và xác định được các miền của rễ trình bày chức năng của mỗi miền. - Chứng minh được mỗi lông hút là một tế bào..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Trình bày được vai trò của nước và muối khoáng đối với cây. - Biết được giai đoạn cây cần nhiều nước và muối khoáng để vận dụng trong trồng trọt. - Biết được các loại rễ biến dạng, vận dụng kiến thức để thu hoạch rễ củ đạt năng suất cao. Chương III. Thân - Vận dụng giải quyết tình huống thực tế về bấm ngọn, tỉa cành. Phân biệt sự khác nhau giữa chồi hoa và chồi lá. - Trình bày được sự khác nhau trong bó mạch của rễ và thân. - Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng. - Biết được sự khác nhau cơ bản giữa dác và ròng. - Kể tên một số loại thân biến dạng, chức năng của chúng đối với cây. - Vận dụng kiến thức phần vận chuyển chất hữu cơ trong thân Chương IV: Lá - Biết được những đặc điểm chứng tỏ lá rất đa dạng. - Biết được những điều kiện cần thiết cho quá trình quang hợp và sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp. - Biết được ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá. - Vận dụng kiến thức về những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước vào trồng trọt. Chương V: Sinh sản sinh dưỡng - Biết được các hình thức sinh sản tự nhiên thường gặp ở cây có hoa. - Trình bày được sự khác nhau giữa chiết cành và giâm cành. - Giải thích được khi giâm cành phải có đủ mắt, chồi. CẤU TRÚC THI HỌC KỲ 1 MÔN SINH HỌC LỚP 7 Chương I. Động vật nguyên sinh. - Biết được cấu tạo và dinh dưỡng của trùng biến hình. - So sánh về hình thức dinh dưỡng ở trùng kiết lị và trùng sốt rét. - Biết được đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh. Chương II: Ruột khoang - Hiểu và giải thích được hình thức dinh dưỡng ở thủy tức. - Trình bày được những đặc điểm chứng tỏ sự đa dạng ở ruột khoang. - Vận dụng kiến thức phần vai trò của ngành ruột khoang vào thực tiễn. Chương III: Các ngành giun - Vận dụng kiến thức về vòng đời của sán lá gan để phòng bệnh cho gia súc. - Hiểu được đặc điểm của giun đũa và tác hại của nó. Vận dụng tìm biện pháp phòng chống. - Hiểu được lợi ích của giun đất đối với nông nghiệp. Chương IV: Thân mềm - Hiểu được ý nghĩa về dinh dưỡng của trai sông đối với môi trường nước. - Hiểu được đặc điểm chung của ngành thân mềm. - Biết được vai trò của thân mềm Chương V: Chân khớp - Biết được sự đa dạng của lớp hình nhện. - Biết được đặc điểm nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Vận dụng xây dựng biện pháp phòng chống sâu bọ trong nông nghiệp. - Vận dụng kiến thức ngành chân khớp để xác định lớp có giá trị kinh tế nhất và nêu các ví dụ minh họa. CẤU TRÚC THI HỌC KỲ 1 MÔN SINH HỌC LỚP 8 Chương I:Khái quát về cơ thể người - Xác định được các bộ phận của tế bào và chức năng của chúng. - Hiểu được vị trí, cấu tạo và chức năng của mô biểu bì và mô liên kết. - Hiểu được sự khác biệt giữa phản xạ và cảm ứng. - Vận dụng kiến thức cung phản xạ phân tích đường đi của xung thần kinh thông qua 1 ví dụ cụ thể. - Vận dụng kiến thức về phản xạ giải thích phản xạ trong học tập. Chương II: Vận động - Hiểu được ý nghĩa sự khác nhau về xương tay và xương chân ở người. - Vận dụng kiến thức về thành phần hóa học và tính chất của xương. - Hiểu được sự tiến hóa của hệ cơ người. - Vận dụng kiến thức tìm biện pháp rèn luyện để có hệ cơ xương phát triển cân đối Chương III. Tuần hòan - Biết được thành phần của máu và chức năng của từng thành phần. - Hiểu được cơ chế đông máu các nhóm máu và sơ đồ truyền máu. - So sánh được sự khác nhau giữa các loại mạch máu, ý nghĩa. - Hiểu được lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục theo một chiều được tạo ra từ đâu? Chương IV: Hô hấp - Biết được chức năng quan trọng của hệ hô hấp và các giai đoạn trao đổi khí. - Vận dụng giải thích nhu cầu trao đổi khí của cơ thể khi lao động nặng. - Vận dụng tìm biện pháp để có dung tích sống lý tưởng, biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại. Chương V: Tiêu hóa: - Biết được vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể người. - Hiểu được quá trình biến đổi thức ăn ở khoang miệng, dạ dày. - Hiểu được đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng. - Biết được biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa. CẤU TRÚC THI HỌC KỲ 1 MÔN SINH HỌC LỚP 9 Chương I Các thí nghiệm của Menđen - Biết được một số thuật ngữ về di truyền học. - Hiểu được lai phân tích, ý nghĩa tương quan trội lặn. - Hiểu và giải thích được ý nghĩa của biến dị tổ hợp và giải thích được biến dị tổ hợp phong phú hơn ở loài giao phối. - Vận dụng giải được bài tập lai 1 và 2 cặp tính trạng. Chương II: Nhiễm Sắc Thể - Hiểu được diễn biến NST ở kỳ sau của giảm phân 1 là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bô n. - Biết được sự phát sinh giao tử ở động vật..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Giải thích được các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc. Biết được khái niệm và vai trò của di truyền liên kết. - Hiểu và phân biệt nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính. - Biết được cơ chế xác định giới tính ở người. Chương III:AND và Gen - Hiểu được cấu trúc không gian AND. - Hiểu được mối quan hệ giữa gen và ARN. - Hiểu được tính đa dạng và đặc thù của prôtêin. - Vận dụng giải được bài tập về các dạng: Tính số nu, chiều dài, khối lượng, chu kỳ xoắn, số liên kết hyđrô và tỷ lệ % nu từng loại của phân tử AND, tính số lượng nu trên mỗi mạch AND. Chương IV:Biến dị - Biết được khái niệm và các dạng đột biến. - Biết được cơ chế phát sinh thể dị bội. - Vận dụng đột biến số lượng, thường biến vào sản xuất. CẤU TRÚC ĐỀ THI HKI NĂM HỌC 2015 - 2016 HOÁ HỌC 8 * Mức độ nhận biết (3 điểm) - Các khái niệm: chất nguyên chất, hỗn hợp, nguyên tử, phân tử, nguyên tử khối, phân tử khối, đơn chất, hợp chất, hiện tượng vật lí, hiện tượng hoá học, phản ứng hoá học… - Các dấu hiệu nhận biết hiện tượng vật lí, hoá học. - Tính khối lượng mol. * Mức độ thông hiểu (4 điểm) - Công thức hoá học, phương trình hoá học. - Chuyển đổi giữa số mol, khối lượng, thể tích của chất. - Tính theo công thức hoá học, phương trình hóa học. * Mức độ vận dụng thấp(2 điểm) - Định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hoá học. - So sánh các chất. * Mức độ vận dụng cao (1 điểm) - Giải thích các hiện tượng thực tế liên quan đến kiến thức đã học. HOÁ HỌC 9 * Mức độ nhận biết (3 điểm) - Viết phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của oxit, axit, bazơ, muối, kim loại. - Nêu hiện tượng các thí nghiệm đã học. - Dãy hoạt động hoá học của các kim loại. * Mức độ thông hiểu (4 điểm) - Phân loại các hợp chất vô cơ. - Tính phần trăm khối lượng hỗn hợp các chất. - Thực hiện chuỗi phản ứng..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> * Mức độ vận dụng thấp (2 điểm) - Tính chất hoá học của axit, muối. - Phân biệt các chất vô cơ. * Mức độ vận dụng cao (1 điểm) Giải thích các hiện tượng thực tế liên quan đến tính chất hoá học của các loại hợp chất, kim loại. Hết MÔN ĐỊA LÝ NĂM HỌC 2015 - 2016 THỜI GIAN LÀM BÀI : 45 phút 1/. Địa lý lớp 6 : 1) Câu I. (3 điểm) Nêu được khái niệm nội lực, ngoại lực và biết được tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt Trái Đất. 2) Câu II. (4 điểm) Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục và quanh Mặt Trời của Trái Đất. 3) Câu III. (2 điểm) Trình bày được các hệ quả chuyển động của Trái Đất. 4) Câu IV. (1 điểm) Kỹ năng xác định được phương hướng trên bản đồ. Chú ý trường hợp các bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến. 2/. Địa lý lớp 7 : Câu I. (3 điểm) Trình bày một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của các môi trường ở đới nóng. Câu II. (4 điểm) - Trình bày một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường vùng núi. - Biết được sự khác nhau về đặc điểm cư trú của con người ở một số vùng núi trên thế giới. Câu III. (2 điểm) - Trình bày được đặc điểm về hình dạng lục địa, về địa hình và khoáng sản của châu Phi. - Giải thích được đặc điểm của thiên nhiên châu Phi. Câu IV. (1 điểm) Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở môi trường hoang mạc để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu hoang mạc, sự khác nhau về nhiệt độ của hoang mạc đới nóng và hoang mạc đới ôn hòa. 3/. Địa lý lớp 8 : Câu I. (3 điểm) Trình bày đặc điểm về kích thước lãnh thổ, đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á. Câu II. (4 điểm ).

<span class='text_page_counter'>(16)</span> -. Trình bày một số đặc điểm phát triển kinh tế của các nước ở châu Á. Trình bày tình hình phát triển các ngành kinh tế của các nước ở châu Á. Trình bày được các cảnh quan tự nhiên ở châu Á và giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan. Câu III. (2 điểm) Trình bày và so sánh được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của các khu vực Tây Nam Á, Nam Á. Câu IV. (1 điểm) Phân tích và giải thích về ảnh hưởng của địa hình đến những khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa ở châu Á (những khu vực có cùng vĩ độ). 4/. Địa lý lớp 9 : Câu I. (3 điểm) - Phân tích các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta. - Biết sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm. Câu II. (4 điểm) Vùng Đồng bằng sông Hồng. - Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. - Trình bày tình hình phát triển kinh tế. Nêu các trung tâm kinh tế lớn. Câu III. (2 điểm) Kỹ năng xác định vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ các vùng kinh tế và phân tích ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. - Nhận biết vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ vùng Tây Nguyên và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. - Nhận biết vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ vùng duyên hải Nam Trung Bộ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Câu IV. (1điểm) Kỹ năng phân tích bảng số liệu, vẽ biểu đồ tròn, biểu đồ cột. Hết.

<span class='text_page_counter'>(17)</span>

×