Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Vận dụng mô hình mundell fleming để phân tích tác động của chính sách tài khóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.03 KB, 12 trang )

LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………… ……………… ………3
NỘI DUNG……………………………………………… …………………… ………4
N………………………………………………… ……………… ……… 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………22
2
3
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2012 của Việt Nam vừa trơi qua với nhiều thành tích nổi bật, trong đó phải kể
đến lĩnh vực Xuất Nhập Khẩu. Một trong những lĩnh vực đóng vai trị quyết định đối với
sự phát triển kinh tế không phải chỉ của Việt Nam và là của hầu hết các quốc gia khác trên
thế giới. Để đạt được những thành tựu không thể bỏ qua vai trị của các chính sách kinh tế
vĩ mơ của Chính phủ, đặc biệt chính sách tài khóa ( CSTK) và chính sách tiền tệ (CSTT),
vì chúng chính là hai công cụ quan trọng trong việc quản lý kinh tế của Nhà Nước. Vậy,
Chính Phủ đã sử dụng hai chính sách đó như thế nào để thúc đẩy Xuất khẩu, đồng thời
giảm thiểu lượng Nhập Khẩu, từ đó cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam trong
năm 2012 vừa qua? Đó là điều mà mỗi sinh viên kinh tế có lẽ nên biết và cần phải tìm
hiểu để có bổ sung thêm cho mình những kiến thức thực tế về kinh tế Việt Nam, nhất là
Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Đồng thời cần phải biết gắn nội dung thực tiễn với những lý
thuyết vĩ mô để nắm bắt rõ hơn, sâu hơn vấn đề đó.
Nhận thức được tầm quan trọng của hai chính sách này trong nền kinh tế nói chung
và trong lĩnh vực xuất nhập khẩu (XNK) nói riêng, cùng với đó là lý thuyết đã học, nhóm
chúng em quyết định chon đề tài nghiên cứu:
“Vận dụng mơ hình Mundell- Fleming để phân tích tác động của chính sách tài
khóa và chính sách tiền tệ đối với xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2012”
Vì thời gian hồn thành có hạn vốn hiểu biết cịn ít ỏi của mình, bài tiểu luận của
nhóm khó tránh khỏi những soi sót và khuyết điểm cần phải sửa đổi và bổ sung. Vì
vậy, ,nhóm rất mong và trân trọng mọi ý kiến đóng góp của thầy để từ đó nhóm có thể
củng cố được vốn hiểu biết của mình. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy!
3
4
NỘI DUNG


I- CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Giới thiệu mơ hình Mundell - Flemming
Mơ hình Mundell-Fleming (The Mundell-Fleming model) là một mơ hình kinh tế
học vĩ mô sử dụng 2 đường IS và LM để phân tích tác động của các chính sách kinh tế vĩ
mơ được thực hiện trong một nền kinh tế mở cửa đối với thương mại và lưu chuyển dịng
tiền. Mơ hình mang tên 2 nhà kinh tế học là Robert Mundell và John Marcus Fleming.
Đây là mơ hình lý thuyết được Robert Mundell và Marcus Fleming phát triển một cách
độc lập trong những năm 1960.
2. Đường IS
- Khái niệm: Là sự kết hợp giữa lãi suất (r) và thu nhập (Y) thoả mãn sự cân bằng
trên thị trường hàng hoá.
- Phương trình: AD = Y = C (Y-T) + I(r*)+ G + NX(e)


- Đường IS là một đường dốc xuống dưới về phía phải, phản ánh quan hệ giữa Y và
e là mối quan hệ ngược chiều. Khi e tăng làm giảm NX, AD giảm, Y giảm và ngược lại.
- Đường IS sẽ dịch chuyển khi : C, I, G, T, NX thay đổi.
- Chính sách tài khố và chính sách thương mại sẽ làm dịch chuyển đường IS:
+ CSTK nới lỏng ( tăng G hoặc giảm T) làm dịch chuyển đường IS sang phải và
ngược lại.
+ CS thương mai nới lỏng ( Tăng xuất khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu) làm dịch
chuyển đường IS sang phải và ngược lại.
3. Đường LM
- Khái niệm:Biểu thị mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái (r) và thu nhập (Y) thoả mãn
sự cân bằng trên thị trường tiền tệ tại mức lãi suất thế giới cho trước.
4
Dịng tiền ra
Dịng tiền vào
BP
i

i*
0
Y
i*
LM
BP
IS
Y*
Y0
5
- Phương trình : MD = MS
- Đường LM được xây dựng với một chính sách tiền tệ nhất định và một mức lãi
suất quốc tế cho trước. Vì thế, đường LMsẽ dịch chuyển khi lãi suất quốc tế và chính sách
tiền tệ thay đổi.Cụ thể là:
+ Chính sách tiền tệ nới lỏng làm dịch chuyển đường LM sang phải và ngược lại.
+ Khi lãi suất quốc tế tăng lên, đường LM dịch chuyển sang phải và ngược lại.
4. Mơ hình Mundell – Fleming trong điều kiện tỉ giá thả nổi
4.1. Các giả định
- Khơng có sự can thiệp vào thị trường ngoại hối
- Vốn tự do chu chuyển
- Kỳ vọng tỷ giá hối đoái tĩnh
- Lãi suất quốc tế i* bằng lãi suất trong
nước
- Lạm phát trong nước quốc tế bằng nhau
4.2. Điểm cân bằng
- Là giao điểm của 3 dòng IS, LM, BP
- G, Ms Y*, i*, P là biến ngoại sinh
- Y, i, q là biến nội sinh
5



IS2
i*
LM
BP
IS1
Y0
Y0
i1
i
0
i*
i1
Y2
y{Y1
LM1
BP
IS1
Y0
Y
LM2
IS2
6
4.3. Sử dụng chính sách tài khóa mở rộng
- G tăng làm IS dịch chuyển sang phải
- Áp lực và làm lãi suất trong nước tăng.
- Dòng vốn chảy vào nước
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và thực tế tăng
- Xuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng, làm cán
cân thương mại xấu đi.

Vậy, Chi tiêu chính phủ tăng bao nhiêu để AD tăng thì xuất khẩu rịng giảm tương ứng,
làm IS dịch phải rồi trở về vị trí cũ nên Y không thay đổi.
Hay, trong điều kiện tỉ giá thả nổi, CSTK mở rộng khơng có hiệu quả.
4.4. Sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng
- Cung tiền tăng làm LM dịch chuyển sang phải.
- Lãi suất trong nước giảm
- Luồng tiền chạy ra nước ngoài
- Tỷ giá danh nghĩa và thực tế giảm
- Cán cân thương mại có lợi.
Vậy, trong điều kiện tỉ giá thả nổi, vốn tự do chu chuyển, CSTT rất hiệu quả.
6
Y1
7
II- VẬN DỤNG MÔ HÌNH MUNDELL – FLEMMING ĐỂ PHÂN TÍCH TÁC
ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐỐI VỚI


XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM NĂM 2012
1. Thực trạng XNK Việt Nam sau năm 2011
Bảng số liệu giá trị xuất nhập khẩu Việt Nam 2011
Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng
Giá trị (tỷ USD)
96,91 106,75 203,66
Tỉ trọng (%)
47,58 52,42 100%
- Xuất khẩu:Theo ghi nhận của Tổng cục Hải quan thì tính từ đầu năm đến ngày 2512- 2011, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước đã chinh phục mức kỷ
lục mới của Việt Nam “200 tỷ USD”, cụ thể là đạt 203,66 tỷ USD, tăng 29,7% so với
cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá hàng hố xuất khẩu đạt 96,91 tỷ USD, tăng 34,2% so
với năm trước Tăng trưởng XK đạt được hầu hết ở các mặt hàng chủ yếu. Tuy nhiên,
tăng trưởng XK một phần nhờ vào lượng tăng, một phần nhờ vào giá tăng.Các hàng hóa

Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là thủy sản, nơng sản như gạo, cà phê, cao su, điều,… , tiếp
đó là dầu thô, than đá, hàng dệt may, giày, dép, các mặt hàng gia cơng chưa có giá trị xuất
khẩu cao.
- Nhập khẩu: Tổng giá hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam 2012 là 106,75 tỷ USD,
tăng 25,8% và vượt 14,2% kế hoạch của cả năm. Các mặt hàng nhập khẩu chính là : máy
móc, dụng cụ, phụ tùng ; xăng dầu các loại; sắt thép các loại; các loại nguyên, phụ liệu
cho ngành dệt may, da giày; phân bón các loại; ô tô nguyên chiếc; hàng gia dụng…Các
mặt hàng nhập khẩu này là hàng đã qua chế biến có giá trị cao, nguyên phụ liệu cho gia
công hay cả phân bón cũng phải nhập khẩu trong khi Việt Nam là một nước nông nghiệp
là chủ yếu mà vẫn chưa tự chủ được về phân bón.
- Cán cân thương mại:Các mặt hàng chính của xuất nhập khẩu cho thấy những yếu
kém trong khâu sản xuất của Việt Nam khi chưa có cơ cấu đầu tư thích hợp , lâu dài và
7
8
tạo nhiều lợi ích hơn cho nền kinh tế và người lao động. Cán cân thương mại hàng hoá
của Việt Nam trong năm 2011 thâm hụt 9,84 tỷ USD, bằng 10,2% tổng kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam.Tuy nhiên, tốc độ tăng tổng KNXK cao hơn của tổng KNNK nên
nhập siêu đã giảm cả về kim ngạch, cả về tỉ lệ nhập siêu so với năm trước. Theo số liệu
Thống kê Hải quan thì tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệpcó
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2011 đạt 96,71 tỷ USD, tăng 36% so
với kết quả thực hiện của năm trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu là 47,87 tỷ USD, tăng
40,3% và chiếm 49,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trị giá nhập khẩu của khu
vực các doanh nghiệp này là 48,84 tỷ USD, tăng 32,1%, chiếm 45,7% tổng kim ngạch
nhập khẩu của cả nước. Trong khi đó, khối doanh nghiệp trong nước xuất khẩu đạt 49,03
tỷ USD trong năm 2011, tăng 28,7% và nhập khẩu là 57,91 tỷ USD, tăng 21%.
2.Chính sách tài khóa của Chính phủ và tác động của nó tới Xuất Nhập Khẩu Việt
Nam năm 2012
2.1. Chính sách tài khóa của Việt Nam năm 2012
Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động
sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường hàng hóa bị thu hẹp, hàng

tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại.


Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phải dừng hoạt động hoặc giải thể. Trước tình hình này,
Chính phủ chủ trương tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ và hiệu quả thông
qua các nghị quyết lớn, đồng thời căn cứ vào diễn biến tình hình thực tế để điều chỉnh
một cách linh hoạt chính sách thu và chi ngân sách nhà nước nhằm tháo gỡ khó khăn cho
sản xuất – kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kích cầu đầu tư để kích thích nền kinh tế.
2.1.1. Về thu ngân sách nhà nước
- Miễn, giảm, gia hạn một số khoản thu ngân sách nhà nước đối với một số loại hình
doanh nghiệp và lĩnh vực sản xuất – kinh doanh. Ví dụ: giảm 50% tiền thuế đất phải nộp
năm 2012; miễn thuế môn bài năm 2012 đối với hộ đánh bắt hải sản và hộ sản xuất muối.
8
9
- Bộ Tài chính cũng thực hiện nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật thuế thu nhập cá
nhân; triển khai thực hiện Luật thuế bảo vệ môi trường, Luật thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp…nhằm hỗ trợ các giải pháp ưu đãi thuế hiệu quả.
- Điều chỉnh chính sách thuế, phí và chế độ thu sao cho ổn định với tình hình kinh tế
vĩ mơ, đồng thời chính phủ cũng hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô và kiềm chế nhập siêu.
- Tăng cường hơn nữa công tác quản lý nguồn thu, chống thất thu Ngân sách nhà
nước
2.1.2 Về chi Ngân sách nhà nước
- Điều hành chi tiết kiệm, linh hoạt hiệu quả: điều chuyển vốn đầu tư từ Ngân sách
nhà nước, trái phiếu chính phủ trong phạm vi quản lý để tập trung vốn đẩy nhanh tiến độ
các công trinhg, dự án quan trọng, cấp thiết. chỉ sử dụng nguồn dự phịng Ngân sách nhà
nước được bố trí để xử lý những nhiệm vụ cấp bách phát sinh và không sử dụng dự phòng
ngân sách để bổ sung cho các nhiệm vụ chưa thật cần thiết.
- Khuyến khích thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư, đẩy nhanh tiến độ giải ngân
vốn đối với các dự án đầu tư trọng điểm, có hiệu quả.
- Tăng cường cơng tác kiểm sốt chi Ngân sách nhà nước, đặc biệt giám sát các

công trình, dự án vốn Ngân sách nhà nước.
2.1.3. Việc thực hiện cân đối Ngân sách nhà nước
Hiệu quả quản lý nợ công, nợ quốc gia đã được nâng cao thông qua việc rà sốt,
hồn thiện các quy định giám sát chặt chẽ các khoản nợ để đảm bảo nợ trong mức giới
hạn an toàn, giảm thiểu phát sinh nghĩa vụ nợ và nợ rủi ro cao. Chính sách chi ngân sách
và thu ngân sách đã có sự kết hợp nhằm thực hiện mục tiêu bội chi NSNN dưới 4,8%
GDP, đồng thời, nguồn dự phòng, nguồn trả nợ đã được chủ động bố trí theo lộ trình,
tránh tình trạng nợ q hạn.
9
IS2
IS1
Y0 Y
i*
LM
BP
0
i1


Y1
10
2.2. Tác động của Chính sách tiền tệ đối với xuất nhập khẩu VN qua mơ hình Mundell
- Fleming
( Đồ thị biểu thị sự tác động của chính sách tài khóa )
Việc sử dụng chính sách tài khóa thắt chặt năm 2012, đồng nghĩa với việc G giảm,
nên đường IS sẽ dịch chuyển sang trái, từ đó áp lực và làm lãi suất trong nước giảm.
Dịng vốn chảy ra ngồi. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và thực tế giảm. Nên Xuất khẩu tăng,
và nhập khẩu giảm, vậy cán cân thương mại sẽ tốt hơn.
3. Chính sách tiền tệ của và tác động của nó tới XNK Việt Nam 2012
3.1. Chính sách tiền tệ Việt Nam 2012

Trước tình hình phát triển kinh tế năm 2011, Việt Nam đã theo đuổi những chính
sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát, trong lúc thực thi một kế hoạch tái cơ cấu
để gia tăng hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Dựa trên 6 cơng cụ của
chính sách tiền tệ.
3.1.1. Tái cấp vốn.
10
11
Theo Thông tư số 15/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam : Quy
định về việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo
hồ sơ tín dụng đối với các tổ chức tín dụng. NHNN tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại
theo hồ sơ tín dụng đối với các tổ chức tín dụng nhằm hỗ trợ khả năng chi trả tạm thời và
hỗ trợ phát triển kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ trong từng thời kỳ.
3.1.2. Tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc VND với các ngân hàng thương mại kỳ hạn trên 12 tháng là
1%, không kỳ hạn và dưới 12 tháng là 3%, và Được duy trì trong suốt cả năm 2012 .
Ngoại lệ đối với ngân hàng Agribank và Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, tỷ lệ dự trữ
bắt buộc là 1%.
3.1.3. Nghiệp vụ thị trường mở
Theo Quyết định 01/2007/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế nghiệp vụ thị
trường mở và Quyết định 27/2008/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Quy chế nghiệp vụ thị trường mở. NHNN bổ sung điều kiện tham gia nghiệp vụ thị
trương mở và hằng năm sẽ tổ chức đánh giá tư cách thành viên. Mục đích giúp NHNN có
cái nhìn tổng thể về hoạt động, đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng nghiệp vụ thị trường
mở trong điều hành chính sách tiền tệ và nhận biết được luồng tiền đưa vào lưu thông
phát huy hiệu quả như thế nào trong việc đảm bảo thanh khoản cho các TCTD, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài, cũng như đánh giá về mức độ tham gia thị trường của các thành
viên.
3.1.4. Lãi suất tín dụng:
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) duy trì áp dụng biện pháp hành chính là áp trần lãi
suất huy động và trần lãi suất cho vay. Lãi suất tái cấp vốn đã giảm từ 15% xuống còn

10%, lãi suất tái chiết khấu đã giảm từ 13% xuống còn 8%, và trần lãi suất huy động kỳ
hạn ngắn ngày giảm từ 14% xuống còn 9%. Trần lãi suất cho vay duy trì ở mức 13%/năm.
3.1.5.Hạn mức tín dụng:
11


12
NHNN đưa ra quy định hạn mức tín dụng cấp cho các NHTM trong năm 2012 phụ
thuộc vào sức khỏe, khả năng quản trị rủi ro của từng ngân hàng.
Với tiêu chí như vậy các NHTM được xếp vào 4 nhóm và mức tăng trưởng tín
dụng lần lượt là 17%, 15%, 13% và 8%.
Mặc dù tăng trưởng tín dụng thấp nhưng một vài ngân hàng vẫn xin tăng hạn mức
tín dụng cả năm lên 25%-27% với lý do để hỗ trợ doanh nghiệp, cũng như tăng tổng tài
sản lên mức phù hợp với vốn điều lệ mới.
Việc thực hiện biện pháp hạn mức tín dụng là rất cần thiết và phù hợp trong bối
cảnh hiện nay. Đây là một công cụ tiền tệ trực tiếp, có tác động mạnh đến việc hạn chế
tăng khối lượng tiền trong nền kinh tế, cũng như hướng các ngân hàng thương mại lựa
chọn những dự án hiệu quả để đầu tư.
3.1.6.Tỉ giá hối đoái:Tỷ giá USD/VNĐ ổn định xuyên suốt cả năm 2012, ở mức 20,828
VND/USD ( theo NHNN).
3.1.7. Các tác nhân khác: Một số tác nhân quan trọng góp phần bình ổn giữ tỷ giá USD/VNĐ
trong suốt thời gian qua:
- Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nhập siêu tháng 11 ước tính 50 triệu USD; và
tính chung 11 tháng, cán cân thương mại thặng dư 14 triệu USD, bằng 0.01% tổng kim
ngạch hàng hóa xuất khẩu.
- Dữ liệu cơng bố của NHNN cho thấy cán cân thanh toán tổng thể quý 2/2012 thặng
dư 2.169 tỷ USD; so với con số thặng dư 3.373 tỷ USD trong quý 1/2012. Dự báo, cán
cân thanh toán tổng thể trong cả năm 2012 sẽ tiếp tục duy trì trạng thái thặng dư.
- Theo thống kê của nhiều tổ chức, dự trữ ngoại tệ quốc gia hiện dự kiến khoảng hơn
20 tỷ USD, tương đương hơn 11 tuần nhập khẩu. Theo ước tính của Chính phủ, dự trữ

ngoại tệ sẽ tương đương 12 tuần nhập khẩu vào cuối năm 2012.
12
13
- Giá vàng thế giới tương đối ổn định trong gần suốt cả năm qua đã góp phần bình
ổn thị trường hàng hóa này; và theo đó, không tạo ra sức ép đáng kể nào cho thị trường
ngoại hối như cùng kỳ năm ngối.
Nhìn chung, có thể thấy, sức sản xuất của doanh nghiệp tiếp tục yếu đi trong khi cầu
nội địa và quốc tế chưa được cải thiện. Thêm vào đó, hầu hết các doanh nghiệp thiếu vốn
nghiêm trọng, lãi suất ngân hàng dù đã giảm so với năm 2011 nhưng vẫn cao nên doanh
nghiệp không có điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh như các năm trước. Trong khi
đó, giá vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào tăng. Tình hình này đã tác động trực tiếp
đến hoạt động nhập khẩu của Việt Nam trong cả năm 2012.
3.2. Tác động của Chính sách tiền tệ đối với xuất nhập khẩu VN qua mô hình Mundell Fleming
( Đồ thị biểu thị tác động của chính sách tiền tệ )
Năm 2012, Chính phủ sử dụng CSTT thắt chặt, tuy nhiên không tăng lượn cung tiền,
mà lại giảm lãi suất bằng cách áp dụng trần lãi suất. Chính vì vậy, luồng tiền vẫn chạy ra
13
14
nước ngồi, tỷ giá đồng nội tệ giảm, từ đó làm Xuất Khẩu tăng và Nhập Khẩu giảm, cán


cân thương mại có lợi hơn.
4. Tác động của các chính sách vĩ mơ tới XNK của Việt Nam 2012
Năm 2012, thực hiện Nghị quyết số 11/2011/QH13 của Quốc hội ngày 09/11/2011
về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 với mục tiêu tổng quát “Ưu tiên kiềm
chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì mức tăng trưởng hợp lý gắn với đổi mới mơ
hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh
tranh của nền kinh tế…”, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được các kết quả đáng khích lệ.
4.1. Nhập khẩu
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2012 đạt 114,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm trước

4.1.1. Xét theo thành phần kinh tế:
Khu vực kinh tế trong nước đạt 54 tỷ USD, giảm 6,7%; khu vực có vốn đầu tư nước
ngồi đạt 60,3 tỷ USD, tăng 23,5%. Mức tăng kim ngạch nhập khẩu năm nay đạt thấp
nhất kể từ năm 2002 trở lại đây (Khơng tính đến năm 2009). Nếu loại trừ yếu tố giá, kim
ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2012 tăng 7,4% so với năm 2011.
4.1.2. Xét theo cơ cấu hàng hóa
Cơ cấu kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm nay cũng có sự thay đổi so với năm
2011, nhóm tư liệu sản xuất ước tính đạt 106,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng cao nhất với
93,2%, tăng so với mức 90,6% của năm 2011, chủ yếu do tỷ trọng nhóm hàng máy móc
thiết bị, dụng cụ phụ tùng có liên quan đến lắp ráp hàng xuất khẩu tăng từ 29% lên 36,9%,
nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu chiếm 56,3%, giảm so với mức 61,6% của năm trước;
nhóm hàng tiêu dùng đạt 7,8 tỷ USD, chiếm 6,8%, giảm so với mức 7,6% của năm 2011.
14
15
Việc nhập khẩu nguyên liệu, máy móc phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu của DN
trong nước giảm sút, trong khi đó, nhập khẩu của các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngồi tăng cao, chủ yếu là nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu.
4.1.3. Về thị trường hàng nhập khẩu
Bảng thị trường hàng nhập khẩu chính của Việt Nam 2012
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu năm nay, Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn
nhất của nước ta với kim ngạch đạt 28,9 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2011 và chiếm
25,3% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu; tiếp đến là ASEAN đạt 21 tỷ USD, tăng 0,3%
và chiếm 18,3%; Hàn Quốc đạt 15,6 tỷ USD, tăng 18,4% và chiếm 13,6%; Nhật Bản đạt
11,7 tỷ USD, tăng 12,2% và chiếm 10,2%; EU đạt 8,8 tỷ USD, tăng 13,3% và chiếm
7,7%; Hoa Kỳ đạt 4,7 tỷ USD, tăng 4,7% và chiếm 4,1%.
Tuy nhiên, các mặt hàng tăng nhanh và có kim ngạch lớn trong năm 2012 là nguyên
liệu, phụ liệu để gia công các sản phẩm máy tính, điện thoại di động, phương tiện vận tải.
Cịn các mặt hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng chỉ tăng 3,4% so năm 2011, chưa tương
xứng với yêu cầu phát triển cơng nghiệp chế biến trong nước.
Điểm nghẽn chính trong nhập khẩu năm 2012 là vốn hấp thụ trong sản xuất kinh

doanh thấp, hàng hóa ứ đọng, sản phẩm khơng lưu thông ra thị trường nên các doanh
nghiệp không thể mở rộng sản xuất, kinh doanh, không đủ vốn để nhập khẩu vật tư,
nguyên liệu.
15
16
Dù lãi suất đã giảm nhưng DN vẫn khó tiếp cận vốn. Tăng trưởng tín dụng năm


2012 rất thấp. Điều này được lý giải bởi trong bối cảnh khó khăn, các ngân hàng có xu
hướng quy định các điều kiện cho vay chặt chẽ hơn để hạn chế rủi ro và đảm bảo an tồn
tín dụng, trong khi các DN lại gặp khó khăn trong việc thanh tốn các khoản nợ cũ và tìm
tài sản thế chấp.
4.2. Xuất khẩu
Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2012 ước đạt 115 tỷ USD, tăng 18,4% (19 tỷ
USD) so năm 2011 là mức cao nhất từ trước tới nay, vượt xa so với kế hoạch đề ra (tăng
10%). Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người cả năm lên tới 1.306 USD, so với mức
1.083 USD năm 2011 và mức 831 USD năm 2010.Tỷ lệ xuất khẩu/GDP vượt qua mốc
75%, là mức cao so với tỷ lệ đã đạt được trong các năm trước.
Quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao đạt được chủ yếu ở khu vực có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) với tổng giá trị lên tới 73 tỷ USD (tăng 31%) so với
năm 2011 còn khu vực kinh tế trong nước đạt 42 tỷ USD (tăng 0,9%).
4.2.1. Theo cơ cấu hàng hóa
Một số mặt hàng chủ lực đạt kim ngạch xuất khẩu tăng cao so với năm 2011 là:
Điện thoại các loại và linh kiện: đạt 12,7 tỷ USD, tăng 101,6%; điện tử, máy tính và linh
kiện đạt 7,9 tỷ USD, tăng 67,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 5,5 tỷ USD,
tăng 29,8%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 4,4 tỷ USD, tăng 31%; cà phê đạt 3,6 tỷ
USD, tăng 37,1%.
Bảng một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng cao trong năm 2012
16
17

Điện thoại
Điện tử,
máy tính
Máy móc thiết
bị, dụng cụ
Phương
tiện vận tải
Cà phê
Kim ngạch
(tỷ USD)
12,7 7,9 5,5 4,4 3,6
Mức tăng (%) 101,6 67,1 29,8 31 37,1
Một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng khá là: dầu thô đạt 9,5 tỷ USD, tăng
15%; giày dép đạt 7,0 tỷ USD, tăng 11%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,6 tỷ USD, tăng 18,3%;
sản phẩm chất dẻo đạt 1,6 tỷ USD, tăng 18%; túi xách, ví, va-li, mũ, ô, dù đạt 1,6 tỷ USD,
tăng 17,9%. Rau quả tăng 26%, sắn và sản phẩm từ sắn tăng 38%. Thủy sản đạt 6,1 tỷ
USD, tăng 2%. Chè tăng 14%. Lượng gạo xuất khẩu đạt 7,7 triệu tấn, kim ngạch đạt 3,7
tỷ USD; than đá đạt 1,1 tỷ USD, giảm 27,2% về kim ngạch và giảm 16,1% về lượng.
Điểm đáng quan tâm trong xuất khẩu năm 2012 là số mặt hàng xuất khẩu đạt trên
5 tỷ USD đã lên tới 7 mặt hàng, tăng 4 mặt hàng so với năm 2011, trong đó có 2 mặt
hàng đạt trên 10 tỷ USD, tăng gấp 2 lần năm 2011 là dệt may (gần 15 tỷ USD) và điện
thoại và linh kiện (12,7 tỷ USD).


4.2.2. Về thị trường xuất khẩu
EU Mỹ ASEAN Nhật Bản Trung Quốc Hàn Quốc
Kim ngạch
(tỷ USD)
20 19 17,8 13,9 14,2 7
Mức tăng

(%)
21,3 17 28 23,3 11,1 16,3
Ttrong năm 2012, EU vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta với kim
ngạch ước tính đạt 20 tỷ USD, tăng 21,3% so với năm 2011. Tiếp đến là thị trường Mỹ
đạt 19 tỷ USD, tăng 17%; ASEAN đạt 17,8 tỷ USD, tăng 28%; Nhật Bản đạt 13,9 tỷ
USD, tăng 23,3%; Trung Quốc đạt 14,2 tỷ USD, tăng 11,1%; Hàn Quốc đạt 7 tỷ USD,
tăng 16,3%.
17
18
Số liệu trên cho thấy, xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2012 đạt tốc độ tăng khá
cao, tình hình xuất khẩu của Việt Nam vẫn khả quan trong bối cảnh suy giảm nền kinh tế
toàn cầu có dấu hiệu phục hồi nhưng khơng vững chắc và khơng đồng đều giữa các quốc
gia. Nhìn vào cơ cấu mặt hàng và nhóm hàng xuất khẩu có thể thấy rằng các mặt hàng
xuất khẩu chứa hàm lượng công nghệ cao (máy ảnh, máy tính, máy quay phim,…) chủ
yếu vẫn là sản phẩm của các doanh nghiệp FDI. Xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI có
tốc độ tăng trưởng cao, chiếm tới 55,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, 52,7% tổng kim
ngạch nhập khẩu, nguyên nhân một phần là nhờ những dự án về sản xuất linh kiện, điện
tử đã đi vào hoạt động, song nguyên nhân chính vẫn là khối doanh nghiệp này đang có
nhiều ưu thế hơn hẳn doanh nghiệp trong nước, cả về thị trường tiêu thụ ổn định, lẫn vốn
vay lãi suất thấp.
Đây là một dấu hiệu đáng mừng nhưng không phải là một chiến lược để phát triển
các mặt hàng này vì các sản phẩm xuất khẩu này chủ yếu là sản phẩm gia công mà về lâu
dài việc gia công các sản phẩm này không phải là một lợi thế so sánh của Việt Nam nữa.
Một số nước cũng đang cạnh tranh bằng cách cung cấp lao động giá rẻ hoặc tăng
năng suất lao động. Mặt khác, các sản phẩm này là những đồ dùng lâu bền và phụ thuộc
vào thu nhập của người tiêu dùng. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay thì những sản
phẩm như thế này sẽ khơng có nhu cầu tăng mạnh nữa.
4.3. Cán cân thương mại năm 2012
Cán cân thương mại trong năm 2012 đã và đang cải thiện với mức thặng dư ước
tính đạt 0,284 tỷ USD. Nếu xét về chủ thể đóng góp có thể thấy khối doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngồi đóng vai trò quyết định với mức xuất siêu gần 12 tỷ USD (còn khu vực
doanh nghiệp trong nước lại nhập siêu gần 11,7 tỷ USD trong năm 2012). Điều này cho
thấy sự hạn chế đáng kể về tiếp cận vốn vay, kĩ năng quản trị doang nghiệp kém và khả
năng tham gia mạng sản xuất khu vực cũng như chuỗi giá trị toàn cầu của đa phần các
doanh nghiệp trong nước còn yếu, khiến cho năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong
nước trở nên thấp hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh ngoại trên thị trường quốc tế
18
19
(thị phần xuất khẩu quốc tế bị thu hẹp do tác động của cuộc khủng hoảng nợ công Châu


Âu và trì trệ của kinh tế Mỹ, Nhật Bản và suy giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc
và Ấn Độ, đã khiến cho mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu trong và
ngoài nước trong cùng ngành hàng trở nên khốc liệt hơn)
Xuất siêu trong năm 2012 của Việt Nam đạt được chủ yếu do sự thu hẹp quy mô
sản xuất trong nước và sự suy giảm tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình bởi sự giảm tốc
thu nhập khả dụng của người dân (xuất khẩu đạt gần 114.6 tỷ USB và nhập khẩu ước đạt
114,3 tỷ USD)
Như vậy, trong bối cảnh nền kinh tế trong tình trạng khó khăn, việc hoạt động xuất
nhập khẩu đạt xuất siêu nhìn chung đã có tác động tốt đến việc cải thiện cán cân thanh
toán cũng như kiềm chế lạm phát của nước ta.
III- ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH VĨ MƠ 2013
1. Chính sách tiền tệ:
- NHNH cần hạ trần lãi suất, xem xét hạ lãi suốt cho vay đối với các khoản nợ cũ về
tối đa 13%/năm. để doanh nghiệp tiếp cận dễ hơn với nguồn vốn dồi dào của các ngân
hàng và ưu tiên cho các ngành sản xuất, từ đó thúc đẩy xuất khẩu.
- Tăng trưởng tín dụng ở mức 12%, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu có điều kiện
hoạt động. Trong đó tạp trung vốn vay cho các lĩnh vực ưu tiên, triển khai quyết liệt đề án
cơ cấu lại các tổ chức tín dụng; đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu.
2. Chính sách tài khóa:

- Triển khai thực hiện quyết liệt và hiệu quả các giải pháp tài chính ngân sách được
xác định trong Nghị quyết về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách 2013, đồng thời, tiếp tục triển khai
mạnh mẽ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, xử lý
nợ xấu, trong đó tập trung vào các nội dung gia hạn thời gian nộp thuế TNDN, GTGT;
19
20
giảm thuế suất thuế TNDN, GTGT đối với một số đối tượng DN, ngành nghề cụ thể như
DNNVV, DN nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm, thuỷ
sản, dệt may, da giày…
- Tiếp tục rà sốt lại hệ thống chính sách thuế và thu ngân sách để sửa đổi, bổ sung
cho phù hợp với tình hình thực tế theo hướng tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh,
hỗ trợ cho thị trường. Định hướng chính sách thuế và thu NSNN nên theo hướng giảm
thuế suất, mở rộng đối tượng chịu thuế; tăng thuế suất thuế nhập khẩu đối với các mặt
hàng không khuyến khích nhập khẩu và các mặt hàng có khả năng sản xuất trong nước,
tăng thuế suất thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm từ khai thác tài nguyên.
- Tăng cường chỉ đạo công tác thu, quản lý NSNN
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế nhằm giảm thời gian, chi phí cho người
nộp thuế, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho DN sản xuất kinh doanh phát triển.
20
21
KẾT LUẬN
Trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế năm 2012 vừa qua, CSTT được
điều hành linh hoạt, thận trọng và liên tục được điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến kinh
tế vĩ mô trong từng giai đoạn, cịn CSTK được hồn thiện theo hướng bảo đảm thống


nhất, minh bạch và công bằng.
Nhờ vào việc ban hành CSTK và CSTT một cách kịp thời, linh hoạt, đi liền với
thực tiễn, và ăn khớp với nhau, tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 đã có những chuyển

biến tích cực, cơ bản hồn thành được các mục tiêu đề ra. Các giải pháp kiềm chế lạm
phát và ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục phát huy hiệu quả. Lạm phát được kiểm soát ở mức
thấp, chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp so với năm 2011. Cán cân thanh toán quốc tế cải
thiện; lãi suất giảm mạnh; thanh khoản của hệ thống ngân hàng được đảm bảo; kim ngạch
xuất khẩu ước tăng đáng kể so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra; dự trữ ngoại hối được cải
thiện; tỷ giá ổn định. Khó khăn trong sản xuất, kinh doanh từng bước được tháo gỡ và có
chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nổi bật nêu trên, sự phối hợp của hai chính
sách vĩ mơ này vẫn cịn nhiều hạn chế, có những lúc còn chưa thực sự nhịp nhàng. Lúc
CSTT “thắt” quá chặt, trong khi CSTK lại mở rộng; có lúc tín dụng mở rất nhanh nhưng
đầu tư nhà nước lại mở chậm. Liều lượng và mức độ sử dụng các công cụ từng thời kỳ,
giai đoạn chưa tạo ra sức mạnh kết hợp tổng thể. Sự phối hợp trong việc hoạch định và
thực hiện mục tiêu chính sách ở tầm ngắn hạn và dài hạn, sự phối hợp trong việc sử dụng
các cơng cụ cịn hạn chế.
Sau những thành tựu cũng như những hạn chế trong vấn đề Xuất Nhập Khẩu của
Việt Nam năm 2012 vừa rồi, và lại thêm một kinh nghiệm mới, hi vọng rằng Chính Phủ
Việt Nam sẽ có những chính sách thơng minh và sáng suốt hơn nữa để giúp đỡ và nâng
cao tình hình kinh tế năm 2013, đặc biệt là tron vấn đề Xuất Nhập Khẩu, không những chỉ
giảm thâm hụt mà trong tương lai xa sẽ tạo ra thặng dư thương mại, góp phần thúc đẩy
đất nước phát triển, nâng cao đời sống nhân dân.



×