Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Retro synthesis Phân tích tổng hợp ngược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.93 MB, 48 trang )

RETROSYNTHETIC ANALYSIS

Organic chemistry -2nd edition- Jonathan Clayden, Nick Greeves and Stuart Warren-chapter 28: p.694-p.722


I.
Giới thiệu chung:
Trong chương này chúng ta cần làm quen với 1 loại mũi tên nữa là dấu” ⇒”. Đây là mũi tên chỉ dùng trong
tổng hợp lùi. Nếu viết

tức là Z được điều chế từ X và Y.
Sau đây là một số ví dụ đơn giản nhất về tổng hợp lùi:
Ví dụ 1: Để tổng hợp C6H5COOCH2C6H5 (nó là 1 este) chúng ta sẽ nghĩ ngay đến phản ứng giữa rượu và clorua
axit tương ứng. Quá trình này được biểu diễn như sau:

Ví dụ 2: Tổng hợp 1 amit

Amefolide là 1 amit, do đó chúng ta sẽ nghĩ đến phản ứng giữa clorua axit với 1 amin. Đây là 1 phản ứng
quen thuộc và tỉ lệ thành công khá cao nên chúng ta sẽ chọn liên kết C-N để cắt đứt.
Ví dụ 3: để tổng hợp Daminozide (có nhóm chức amit nên dự đoán liên kết cần cắt đứt cũng là C-N), chúng ta
cũng nghĩ ngay đến phản ứng giữa clorua axit và đimetyl hidrazin theo sơ đồ sau:

(nên viết C-N amit ngay trên mũi tên để nhắc mình tại sao lại chọn liên kết này để cắt đứt)
thực tế trong phản ứng này chọn clorua axit không ổn vì clorua axit này kém bền do nó có xu hướng đóng
vịng tạo anhidrit. Nên trong phản ứng tổng hợp daminozide sẽ dùng anhidrit tương ứng như sau:


II.
Khái niệm “Synthon”
Qua ví dụ 3 ở trên, có thể thấy khi đã chọn đúng liên kết để cắt đứt, vẫn có thể có nhiều chất tương tự
nhau cùng thoả mãn đứng ở bên phải của mũi tên “retro”. Hay với việc tổng hợp paracetamol, liên kết CN amit là liên kết cần cắt đứt, nhưng chúng ta chưa biết nên chọn clorua axit hay anhidrit:



Để biết tác nhân nào là tốt nhất cho tổng hợp paracetamol cần dựa vào thực nghiệm và kinh nghiệm.
thực tế trong phép tổng hợp này người ta dùng anhidrit vì sản phẩm đi kèm với paracetamol là axit axetic
sẽ dễ xử lí hơn là HCl (nếu dùng clorua axit).
Trong trường hợp này chúng ta chưa nên ghi rõ công thức đầy đủ của các chất bên phải của sơ đồ (vì
chưa chắc chắn đâu là chất tốt nhất) mà ghi ở dạng công thức đại diện (phần cấu trúc giống nhau của
clorua axit và anhidrit axetic) tức là CH3CO+ (hay viết gọn là MeCO+).
Dạng công thức đại diện này được gọi là “synthon” (cô không biết dịch tiếng việt từ này đâu).
Synthon là “mảnh” của phân tử với một đầu chờ liên kết (thường biểu diễn bằng dấu + hoặc -) đại diện
cho các chất tương tự nhau có thể được dùng để tổng hợp chất đích. Các synthon khơng phải là chất
phản ứng nhưng nó có thể là các tiểu phân trung gian trong quá trình phản ứng. Khi chọn liên kết cắt đứt
để tạo ra các synthon, chúng ta có thể dựa vào sự phân cực của liên kết đó để xác định điện tích của
synthon.
Ví dụ 4: trong phép tổng hợp 2,4-D (axit 2,4-diclorophenoxyaxetic):

Dựa vào độ phân cực của liên kết cần cắt đứt, chúng ta tạm viết ra những synthon như trên mà chưa cần phải
nghĩ đến các chất cụ thể. Ở đây cắt đứt liên kết C-O ete là khả thi nhất vì chúng ta biết 1 ete có thể được điều
chế từ ankyl halogenua khi phản ứng thế với 1 ankoxi. Sau đó chúng ta bắt đầu nghĩ đến các chất tương ứng
với các synthon trên. Trong ví dụ này chúng ta sẽ chọn anion của phenol là tác nhân Nucleophin và một vài
dẫn xuất tại Cacbon α của axit axetic như sau:

Sau đó chúng ta sẽ viết lại phản ứng hồn chỉnh để tạo ra chất đích với điều kiện phản ứng phù hợp. Để làm
được việc này đòi hỏi rất nhiều kiến thức tổng hợp và kinh nghiệm. Những ví dụ trong chương này đều là
những ví dụ điển hình và đúng với thực nghiệm đã làm để giúp các em làm quen dần với retrosynthetic.
Phản ứng điều chế 2,4 –D như sau:



III.


Một số lưu ý khi chọn liên kết để cắt đứt:


Trong retrosynthetic thì việc lựa chọn liên kết để cắt đứt là khó khăn và quan trọng nhất. Trong
phần này sẽ giới thiệu với các em một số những lưu ý khi chọn liên kết để cắt, tuy nhiên cách tốt
nhất để học là phải luyện tập và dần rút ra kinh nghiệm. Yêu cầu chung nhất của retrosynthetic là
tìm những nguồn nguyên liệu sẵn có cùng với việc sử dụng các phương pháp hiệu quả nhất để
tổng hợp ra chất đích.


1. Qui tắc 1: Liên kết bị cắt đứt phải tương ứng với 1 phản ứng đáng tin cậy đã biết: phải luôn ghi
nhớ trong đầu chi tiết này.


Quay lại ví dụ với 2,4-D ở trên: chúng ta chọn liên kết ete để cắt và cắt ở phía bên phải ngun tử Oxi
chứ khơng cắt phía bên trái vì biết phản ứng (tấn cơng kiểu Nucleophin) của rượu với vịng thơm
khơng được hoạt hố là rất khó khăn.


2. Qui tắc 2: Đối với những hợp chất có dị tố tham gia, thường chọn cắt đứt ở vị trí bên cạnh dị tố
này.
Trong các ví dụ ở trên, có thể thấy các hợp chất có liên kết của dị tố như N hay O thì chúng ta đều chọn cắt
đứt ở các vị trí ngay cạnh các dị tố này. Và việc này đúng cho cả các este, amit, ete, amin, axetal, sunfua…vì
hầu hết các hợp chất này đều được điều chế nhờ phản ứng thế.
Ví dụ 5: Chlorbenside là chất dùng để diệt bọ, côn trùng. Để tổng hợp chất này, theo lưu ý 2 chúng ta sẽ chọn
cắt đứt ở vị trí cạnh S, kết hợp với lưu ý 1 chúng ta sẽ cắt ở phía bên phải (phía bên gốc ankyl, khơng phải
phía bên gốc aryl)

sau đó chúng ta chọn các chất tương ứng với các synthon trên:


Trong phản ứng này các em chưa thể lựa chọn được đúng bazo là NaOEt, nhưng các em phải nghĩ được là
sẽ cần có mặt 1 bazo để lấy proton của thiol
Ví dụ 6: Tổng hợp 1 etyl este của cataben, một thuốc giúp giảm mỡ máu. Nó cũng là 1 amin nên chúng ta
chọn cắt đứt bên cạnh Nito

(trong trường hợp này không cần viết dạng synthon vì các chất tương ứng q đơn giản và khơng có lựa
chọn nào khác)
Ankyl bromua thì dễ điều chế, cịn amino-este thơm thì phức tạp hơn. Chúng ta tiếp tục chọn liên kết C-O
(giữa nhóm cacbonyl và nhóm OEt) để cắt đứt


Như vậy để tổng hợp chất đích phải qua 2 bước như sau:

Đối với phép tổng hợp hữu cơ có nhiều bước, lưu ý tránh các vấn đề liên quan đến tính chọn lọc của phản
ứng.
Ví dụ 7: đây là 1 chất trung gian trong chuỗi phản ứng để điều chế ICI-D7114. Chất này có 2 nhóm ete và 1
nhóm amin nên sẽ có vài liên kết cần cắt đứt để quay về các chất đơn giản hơn. Vấn đề là thứ tự cắt đứt các
liên kết thế nào?? Tốt nhất là đánh dấu tất cả các vị trí có thể bị cắt đứt, sau đó phân tích cụ thể từng vị trí rồi
kết luận:


-

Cắt đứt ở vị trí (a) và (b) đều khơng tốt vì việc ankyl hố một phenol mà có mặt trung tâm bazo là
nguyên tử Nito là rất khó.


-

Trong 2 vị trí (c) và (d) thì: nếu cắt ở (d) tức là trước đấy chúng ta sẽ phải ankyl hố ngun tử O của

chất mà có cả nhóm NH2, việc này rất khó vì nhóm NH2 cũng rất dễ tham gia phản ứng ankyl hố. Do
đó cắt ở vị trí (c) tốt hơn.
Nói chung để giảm bớt các vấn đề liên quan đến tính chọn lọc của phản ứng thì những nhóm chức càng
hoạt động thì càng nên đưa vào muộn trong chuỗi phản ứng tổng hợp chất.


3. Qui tắc 3: Nếu có nhiều hướng cắt đứt các liên kết khác nhau thì chọn hướng nào ít bị ảnh hưởng
bởi tính chọn lọc của phản ứng- thường là nhóm chức nào càng hoạt động thì càng cần bị cắt đứt
trước.
Quay lại ví dụ ngay phía trên, sau khi cắt đứt tại vị trí (c), chúng ta thấy hợp chất có 2 nhóm ete kia cần
phải cắt đứt tiếp và 2 vị trí khả thi là (e) và (f)

Nếu cắt đứt tại vị trí (e) tức là khi tổng hợp chúng ta phải dùng phản ứng ankyl hoá 1 chất mà bản thân
nó cũng chính là 1 tác nhân ankyl hố tốt, việc này khơng thuận lợi.
Cắt đứt tại vị trí (f) có vẻ thuận lợi hơn vì nó tạo ra 1,2-đibrom etan và 1 hợp chất nữa, hợp chất này dễ bị
cắt đứt tiếp tại (g) cho 4-hidroxiphenol.
Nhóm bromoetyl hoạt động hơn nhóm benzyl nên cần phải cắt đứt trước để giảm bớt các vấn đề liên
quan đến tính chọn lọc (tức là khi tổng hợp thì tổng hợp vị trí (g) trước rồi mới đến (f)).
Sơ đồ tổng hợp chất đích như sau:

TM: target molecule (chất đích)
BnCl: benzyl clorua
BnNH2: benzyl amin.
Sự chuyển đổi qua lại giữa các nhóm chức
Ví dụ 8: Ofornine: một chất chống tăng huyết áp, có cả chức amin và amit. Chúng ta phải lựa chọn xem
cắt đứt nhóm nào trước.

Nếu cắt đứt amin bậc 2 trước (vị trí (b)), chúng ta sẽ gặp vấn đề về tính chọn lọc của phản ứng khi điều
chế amit từ chất có sẵn nhóm NH2.
Nếu cắt đứt amit trước (vị trí a) có vẻ cịn kém thuận lợi hơn khi chúng ta phải điều chế amin từ chất có

sẵn nhóm axyl clorua. Tuy nhiên, chúng ta có thể điều chế axyl clorua từ axit tương ứng nên ở đây vẫn
nên cắt (a) trước tạo ra clorua axit, chuyển thành axit rồi cắt tiếp ở (b) tạo ra axit 4-aminobenzoic và 4cloropyridin.


Việc chuyển từ clorua axit về axit không phải là bước cắt đứt liên kết, mà gọi là sự chuyển đổi giữa các
nhóm chức: functional group interconversion (FGI trên mũi tên).
Việc chuyển đổi giữa các nhóm chức có thể coi là một bước trợ giúp cho cắt đứt liên kết vì các nhóm chức
hoạt động như clorua axit, ankyl halogenua là những nhóm mà chúng ta muốn có trong các chất ban đầu
để tổng hợp nhưng nó lại gây ra các vấn đề về tính chọn lọc của phản ứng, khi đó ta có thể chuyển nó
sang nhóm kém hoạt động hơn. Hoặc khi chất đích chứa nhóm chức khó cắt đứt thì chúng ta cũng có thể
chuyển nhóm này sang 1 nhóm tương tự nhưng dễ cắt hơn.
Sơ đồ tổng hợp ofornine như sau:

Hầu hết các nhóm chức đều có thể chuyển đổi qua lại nhờ các loại phản ứng khử, oxi hố hay phản ứng
thế. Do đó trong một loạt các chất tương tự nhau chúng ta có thể chọn ra chất tốt nhất cho phép tổng
hợp của mình.
Tổng hợp amin sử dụng “sự chuyển đổi qua lại giữa các nhóm chức-FGI”
Việc tổng hợp amin thường phát sinh 1 vấn đề là: sản phẩm thường hoạt động hơn chất phản ứng ban
đầu nên q trình ankyl hố thường khơng khống chế được, dẫn đến sản phẩm sẽ có nhiều gốc ankyl hơn
mong muốn (dễ tạo ra amin bậc cao).

Do đó trong retrosynthetic, việc cắt đứt liên kết amin như dưới đây thường ít khi thành cơng:

Kinh nghiệm: khơng cắt đứt liên kết amin theo kiểu này!
(Trừ một số rất ít trường hợp thành cơng khi cắt C-N amin do ảnh hưởng của yếu tố không gian hay cấu
trúc electron, ví dụ như trường hợp cetaben ethyl esther dưới đây:


yếu tố khơng gian khiến cho phản ứng ankyl hố nhóm NH 2 chỉ dừng lại ở sản phẩm amin bậc 2. Hoặc khi
tác nhân ankyl hố chứa nhóm hút eclectron thì sản phẩm ankyl hố 1 lần sẽ kém hoạt động hơn chất

phản ứng ban đầu nên phản ứng có thể dừng lại như mong muốn. Ví dụ benzyl amin (BnNH 2) chỉ bị ankyl
hố 1 lần (trong ví dụ về ICI-D7114 phía trước) do hiệu ứng hút electron của nhóm aryloxi.)
Như vậy muốn cắt đứt amin thì trước khi cắt chúng ta phải chuyển nó sang một nhóm chức kém hoạt
động hơn (dùng FGI). Có 2 cách như sau:
Cách 1: Chuyển amin thành amit rồi mới cắt (việc khử amit thành amin khá dễ dàng nên ở đây sử dụng
FGI là hợp lí)

Việc khử amit thành amin cũng có thể dùng H2 với xúc tác thích hợp như sau:

Cách 2: Chuyển nhóm amin thành imin rồi mới cắt


Ví dụ 9: Ocfentanil là một loại thuốc giảm đau nhưng khơng có tính gây nghiện như morphine. Khi cắt đứt
liên kết amit của nó sẽ thu được 1 amin bậc 2 mà từ amin này chúng ta có thể chuyển thành imin rồi cắt
tiếp thành xeton và 2-floroanilin

Như vậy chuỗi phản ứng tổng hợp ocfentanil bắt đầu là phản ứng tạo imin, sau đó khử thành amin rồi
axyl hố. Nhóm amin bậc 3 trong xeton kia khơng ảnh hưởng đến phản ứng nào trong chuỗi phản ứng
tổng hợp sau:

Ví dụ 10: Fenfluramine là 1 loại thuốc an thần. Có vài cách khi phân tích tổng hợp lùi chất này, trong đó có
1 cách dùng sự chuyển đổi giữa amin và imin như sơ đồ dưới đây và đây cũng là cách được sử dụng để
sản xuất loại thuốc này trong thực tế.

Chú ý là ở đây oxim được dùng để thay cho imin. Vì nhóm imin mà khơng có nhóm thế tại nguyên tử N sẽ
kém bền nên chúng ta hồn tồn có thể thay thế imin bằng những nhóm tương tự như oxim chẳng hạn.
Có thể khử nhóm oxim bằng LiAlH4..
Ví dụ 11: Áp dụng với hợp chất terodilin dưới đây:



Suy nghĩ và đưa ra quá trình retrosynthetic trước khi xem đáp án dưới đây.


Trong phép tổng hợp terodilin không đi qua bước tạo imin vì phản ứng khử imin xảy ra rất nhanh (nhanh
hơn quá trình khử xeton) nên ở đây dùng tác nhân khử là NaCNBH 3 hoặc H2/xúc tác thì ngay lập tức tạo ra
amin.


4. Qui tắc 4: Cắt đứt 2 nhóm chức sẽ thuận lợi hơn cắt đứt 1 nhóm chức!
Chúng ta cùng xem xét ví dụ 12 sau:

Có thể cắt đứt nhóm ete trong chất đích ở vị trí bên phải (b) hoặc bên trái (a) nguyên tử oxi. Nhưng vị trí
(b) tốt hơn vị trí (a) nhiều vì vị trí (a) không tương ứng với 1 phản ứng đáng tin cậy: sẽ rất khó để định
hướng phản ứng ankyl hố nhóm hidroxi khi trong phân tử có 1 nhóm hidroxi bậc 2 khác nữa.
Sau khi chọn được vị trí cắt đứt là (b) chúng ta tiếp tục lựa chọn chất tương ứng với synthon B. Có thể
chúng ta sẽ nghĩ ngay đến bromua C nhưng phương án tốt nhất ở đây là epoxit D:

Việc tấn công Nucleophin vào nguyên tử Cacbon ít bị cản trở hơn (C ở xa Ph) sẽ cho đúng sản phẩm mà
chúng ta cần.
Việc lựa chọn epoxit trong phép retrosynthetic này có thể được hiểu là :chúng ta đã dùng 1 nhóm chức
(epoxit) để giúp cắt đứt 1 nhóm chức (ete) trong chất đích. Hay nói cách khác: khi thấy có nhóm chức
rượu ở ngay cạnh nhóm ete mà chúng ta muốn cắt đứt thì chúng ta cố gắng chọn phương án cắt đứt cả 2
nhóm này đồng thời:

Nhìn vào sơ đồ tổng hợp này các em thấy chức ete và chức rượu của chất đích được hình thành cùng lúc.
Cách làm như trên gọi là “cắt đứt 2 nhóm chức” và chúng ta ln ln nên tìm cách retro như trên nếu có
thể vì đây là 1 phương pháp rất hiệu quả giúp chọn được những nguyên liệu là các chất đơn giản khi tổng
hợp hữu cơ.
Dùng epoxit để cắt đứt liên kết như ví dụ trên được gọi là “cắt đứt-1,2” vì 2 nhóm chức được cắt đứt (ete
và rượu) ở vị trí 1,2 so với nhau.

Phân tử các loại thuốc thường hay chứa nhóm chức -1,2 (chỉ các nhóm chức cạnh nhau): ví dụ 2-amino
ancol là loại 2 nhóm chức rất hay gặp. Chúng ta xem xét tiếp ví dụ 12 sau đây:
Ví dụ 13: phenyramidol là 1 loại thuốc làm giãn cơ. Cắt đứt đồng thời 2 nhóm chức sẽ xuất hiện 2-amino
pyridin và stiren oxit.


kí hiệu “1,2-diX” trên mũi tên chú thích cho việc cắt đứt 2 nhóm chức ở vị trí 1,2. Trong retrosynthetic
những kí hiệu thế này rất hữu ích vì nó giúp người làm suy nghĩ rạch ròi, tránh nhầm lẫn dù chuỗi phản
ứng có phức tạp.
Một số ví dụ khác về cắt đứt liên kết -1,2:
Ví dụ 14: Propanolol là một loại thuốc giảm huyết áp rất phổ biến trên thế giới. Phân tử nó chứa 2 cụm
nhóm chức ở vị trí 1,2 với nhau. Tuy nhiên nhóm amin hoạt động hơn nên cần được cắt trước. Tiếp theo
là cắt liên kết C-O ete nhưng ở đây không cần dùng epoxit mà dùng ngay 1-naphtol và epiclohydrin-một
chất rất hay được dùng trong tổng hợp thuốc:

ví dụ 15: Moxnidazole là một loại thuốc kháng sinh và chất đích ở đây là 1 chất trung gian trong quá trình
điều chế Moxnidazole. Đầu tiên cần phải cắt đứt nhóm cacbamat, tạo ra 1 chất chứa các nhóm chức-1,2.
Tiếp tục cắt đứt 1,2-diX tạo ra 1 epoxit mà epoxit này có thể được điều chế nhờ phản ứng ankyl hoá
morpholine bằng epiclohydrin


Cắt đứt liên kết kiểu -1,2 với nhóm cacbonyl:
2 synthon A và B dưới đây rất hay gặp:

Epoxit là chất rất phù hợp cho synthon A còn α-halogencacbonyl rất phù hợp cho synthon B. Chúng ta sẽ
xem xét việc cắt đứt 2 nhóm chức tạo ra synthon A và B vì hợp chất α-halogencacbonyl rất dễ điều chế khi
halogen hố xeton, este hay axit cacboxylic. Hơn nữa nhóm cacbonyl ở ngay cạnh nguyên tử halogen
khiến cho nhóm hợp chất này trở thành những tác nhân electrophin rất hoạt động.
Ví dụ 16: Nafimidone là một loại thuốc chống co giật có chứa 2 nhóm chức ở vị trí 1,2 và 1 nhóm là xeton.
Hợp chất α-Cloxeton rất dễ điều chế nhờ phản ứng clo hố, sau đó là phản ứng thế với dị vịng imidazole

trong mơi trường axit yếu, phản ứng này xảy ra rất nhanh:

Ví dụ 17: Andehit dưới đây cũng có 2 nhóm chức 1,2. Khi cắt đứt đồng thời 2 nhóm này sẽ cho 2-halogen
andehit-chất này dễ dàng điều chế được từ isobutyrandehit.

Quá trình tổng hợp andehit này bắt đầu bằng phản ứng brom hoá hợp chất cacbonyl trong môi trường
axit. Bước tiếp theo là phản ứng thế SN2 (khơng bình thường) tại ngun tử Cacbon bậc 3. Phản ứng SN2
này xảy ra do sự hoạt hoá của nhóm andehit (xem thêm chương 15) và nên xem xét phản ứng này dưới
góc độ nhóm chức andehit cũng tham gia cùng trong loại phản ứng này.


Cắt đứt liên kết 1,3
Trong chương 22 đã đề cập đến phản ứng cộng Nu vào liên kết bội ở vị trí α, β so với nhóm cacbonyl như
sau:

Dựa vào phản ứng trên chúng ta thấy việc cắt đứt liên kết kiểu 1,3 là hồn tồn có thể!
Những “Michael acceptors” này có vùng electrophin cách nhóm cacbonyl 2 nguyên tử C nên chất nguyên
liệu (reagent) sẽ tương ứng với synthon sau:

Kiểu phản ứng này chỉ thực hiện đượckhi anken liên hợp với nhóm 1 nhóm hút electron như cacbonyl
(hoặc nhóm nitro, xianua…xem thêm chương 22). Kiểu cắt đứt này chỉ thực hiện được khi ở mức oxi hố
này.
Ví dụ 18: Cắt đứt liên kết 1,3 của hợp chất sunfua

Chú ý: không phải tất cả các Nu đều thành công trong phản ứng cộng Michael- phải luôn ghi nhớ điều này
trong đầu khi thực hiện cắt liên kết 1,3. Những tác nhân Nu tốt nhất thường chứa Nito, lưu huỳnh hoặc
oxi (chương 22).
Ví dụ 19: Tiếp theo là 1 ví dụ về amin có cấu trúc tương tự chất trong “cây cà độc dược”, atropine, chất
giúp làm giảm sự co cơ. Trong chất này có chứa nhóm amin ở vị trí 1,3 với nhóm xeton và việc cắt đứt liên
kết 1,3 sẽ giúp chúng ta quay về piperidine và 1 xeton không no.



Trước khi kết thúc kiểu cắt liên kết C-X để chuyển sang phần cắt liên kết C-C chúng ta tóm tắt lại 1 số
lưu ý chính sau:
1.liên kết được cắt đứt phải tương ứng với 1 phản ứng đáng tin cậy đã biết.
2.đối với các hợp chất có dị tố tham gia, thường lựachonj cắt đứt ngay bên cạnh dị tố này.
3.trong các hướng cắt đứt tương tự nhau thì nên xem xét để chọn hướng nào ít bị ảnh hưởng bởi tính
chọn lọc hố học nhất- tức là nhóm chức càng hoạt động thì càng cần phải cắt đứt trước.
4.sử dụng cách cắt đứt đồng thời 2 nhóm chức bất cứ khi nào có thể vì cắt đứt 2 nhóm chức cùng lúc sẽ
làm giảm tính phức tạp của chất đích và ln hiệu quả hơn việc cắt đứt từng nhóm riêng rẽ.


5. Cắt đứt liên kết C-C


Bên cạnh việc cắt đứt liên kết C-O, C-N, C-S đã được đề cập ở trên, cắt đứt liên kết C-C cũng rất quan
trọng vì một trong những phản ứng tổng hợp hữu cơ quan trọng nhất là xây dựng khung cacbon.
Ví dụ 20: Đây là 1 chất trung gian trong chuối tổng hợp tinh dầu của hoa cẩm chướng. Hãy tổng hợp nó:

Chất này chứa nhóm chức duy nhất là liên kết 3 và chúng ta phải dùng kiến thức về ankin để chọn vị trí cắt
đứt. phản ứng akyl hoá ankin là một phản ứng quen thuộc và chúng ta nên chọn cắt đựt ngay cạnh liên kết 3.

Ankin là một chất rất quan trọng trong tổng hợp hữu cơ vì từ ankin chúng ta có thể khử thành cis hoặc trans
anken.

Khi phân tích tổng hợp lùi 1 hợp chất chứa liên kết đơi thì nên dùng FGI để chuyển nó về liên kết 3 rồi cắt đứt
liện kết C-C ngay cạnh liên kết 3 như trên.
Ví dụ 21: Cis anken sau là chất trung gian trong quá trình sản xuất tinh dầu hoa violet. Dùng FGI chuyển nó
thành ankin, sau đó chúng ta có thể cắt đứt tại 2 vị trí bên cạnh liên kết ba. Lưu ý là liên kết 3 này cũng ở vị trí
-1,2 với nhóm –OH do đó chúng ta sẽ cần 1 chất nguyên liệu là epoxit.


Ví dụ 22: Pheromone of a pea-moth (chất do lồi bướm đêm phóng ra) có thể được dùng để bẫy côn trùng.
Để retrosynthetic chất này, đầu tiên chúng ta cắt đứt liên kết este, sau đó dùng FGI để chuyển liên kết đôitrans thành ankin


×