Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Những hoạt động thực tiễn và lý luận của hồ chí minh trong thời kỳ từ cuối năm 1920 đến đầu năm 1930

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.45 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
----------

BÁO CÁO TỔNG
TƯ TƯỞNG HỒ

HỢP HỌC PHẦN
CHÍ MINH

Vấn đề 1: Những
và lý luận của Hồ Chí
cuối năm 1920 đến

hoạt động thực tiễn
Minh trong thời kỳ từ
đầu năm 1930

Nhóm: 9
Lớp học phần: 2121HCMI0111
Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Minh Nguyệt

HÀ NỘI 2021

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ THAM GIA THẢO LUẬN NHÓM 9
STT
81

Họ và tên
Trần Yến Nhi


Chức vụ

Nhiệm vụ

Đánh giá

Thành viên

Viết mở đầu, kết
luận

Tham gia thảo luận
nhiệt tình, ý thức


làm bài tốt
82

Lê Thị Nhung

83

Hồng Thu
Phương

84

Lê Anh
Phương


85

Nguyễn Thị
Phương

86

Nguyễn Thị
Mai Phương

87

Tơ Minh
Phương

88

Nguyễn Thị
Phượng

89

Phạm Thị
Quyên

90

Cao Diễm
Quỳnh


Thành viên

Làm phần 2.5 và
làm powerpoint

Tham gia thảo luận
nhiệt tình, ý thức
làm bài tốt

Thành viên

Làm phần 1.2 và
1.4

Tham gia thảo luận
nhiệt tình, ý thức
làm bài tốt

Thư ký

Làm phần 3 và
làm word, viết
biên bản cuộc
họp

Tham gia thảo luận
nhiệt tình, ý thức
làm bài tốt

Thành viên


Làm phần 1.3

Tham gia thảo luận
nhiệt tình, ý thức
làm bài tốt

Thành viên

Làm phần 2.3 và
2.4

Tham gia thảo luận
nhiệt tình, ý thức
làm bài tốt

Thành viên

Làm phần 1.1

Tham gia thảo luận
nhiệt tình, ý thức
làm bài tốt

Nhóm
trưởng

Làm phần 2.1 và
2.2


Tham gia thảo luận
nhiệt tình, ý thức
làm bài tốt

Làm phần 3.1

Tham gia thảo luận
nhiệt tình, ý thức
làm bài tốt

Làm phần 3.2

Tham gia thảo luận
nhiệt tình, ý thức
làm bài tốt

Thành viên

Thành viên

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
******************

BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN LẦN 2
Lớp học phần: 2121HCMI0111 – Tư tưởng Hồ Chí Minh
2


Nhóm: 9

I. Thời gian, địa điểm
1. Thời gian: 8h ngày 27/03/2021
2. Địa điểm: phòng họp online trên phần mềm Trans
II. Nội dung buổi họp
1. Thành phần:
- Trần Yến Nhi
- Lê Thị Nhung
- Hoàng Thu Phương
- Lê Anh Phương (Thư ký)
- Nguyễn Thị Phương
- Nguyễn Thị Mai Phương
- Tô Minh Phương
- Nguyễn Thị Phượng (Nhóm trưởng)
- Phạm Thị Quyên
- Cao Diễm Quỳnh
2. Nội dung thảo luận:
Thực hiện đề tài chính (vấn đề 1: Những hoạt động thực tiễn và lý luận của Hồ Chí
Minh trong thời kỳ từ cuối năm 1920 đến đầu năm 1930.)
- Các thành viên trong nhóm cùng phân tích, nêu ý kiến xây dựng đề tài.
- Các thành viên trong nhóm tự lựa chọn cơng việc phù hợp.
- Nhóm trưởng phân cơng nhiệm vụ:
I, Mở đầu + III, Kết luận (Trần Yến Nhi)
II, Nội dung
2.1. Phân tích hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh từ cuối năm 1920 đến đầu năm 1930:
Hồ Chí Minh ở nước nào, trong khoảng thời gian nào, Người đã làm gì, Người có những
hoạt động cách mạng nào, … => Tơ Minh Phương, Hoàng Thu Phương, Nguyễn Thị
Phương
2.2. Hoạt động lý luận của Hồ Chí Minh từ cuối năm 1920 đến đầu năm 1930: Người đã
viết những tác phẩm lý luận quan trọng nào? Nội dung cơ bản của những tác phẩm đó. =>
Lê Thị Nhung + Nguyễn Thị Phượng + Nguyễn Thị Mai Phương

2.3. Thời kỳ hình thành những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt
Nam.
2.3.1. Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam thời kỳ
này. => Phạm Thị Quyên
2.3.2. Tại sao đây là thời kỳ hình thành những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về
cách mạng Việt Nam? => Lê Anh Phương + Cao Diễm Quỳnh
 Làm word => Lê Anh Phương
3


 Làm powerpoint => Lê Thị Nhung
- Thư ký ghi chép lại công việc và theo dõi tiến độ làm việc của các thành viên.
- Thời gian hoàn thành đề tài chính: 20h ngày 20/04/2021
Ngày 27 tháng 03 năm 2021
Thư kí
Nhóm trưởng
(ký và ghi rõ họ tên)
(ký và ghi rõ họ tên)
Phương
Phượng
Lê Anh Phương
Nguyễn Thị Phượng

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 6
NỘI DUNG......................................................................................................................... 7
Phần I. Phân tích hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh từ cuối năm 1920 đến đầu
năm 1930............................................................................................................................. 7
4



1.1. Giai đoạn 1920 - 1923 ở Pháp...................................................................................7
1.2. Giai đoạn 1923-1924 ở Liên Xô................................................................................9
1.3. Giai đoạn 1924 - 1927 ở Trung Quốc......................................................................11
1.4. Giai đoạn 1928 - 1930.............................................................................................14
Phần II. Hoạt động lý luận của Hồ Chí Minh từ cuối năm 1920 đến đầu năm 1930. .15
2.1. Đông Dương............................................................................................................15
2.2. Bản án chế độ thực dân Pháp...................................................................................18
2.3. Tác phẩm Đường cách mê ̣nh...................................................................................21
2.4. Tác phẩm Công tác quân sự của Đảng trong nông dân............................................24
2.5. Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam................................................25
Phần III. Thời kỳ hình thành những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về cách
mạng Việt Nam................................................................................................................28
3.1. Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam thời kỳ
này.................................................................................................................................. 28
3.2. Tại sao đây là thời kỳ hình thành những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về
cách mạng Việt Nam?....................................................................................................31
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................33

LỜI MỞ ĐẦU
Hồ Chủ tịch đã để lại cho dân tộc và nhân loại một di sản đồ sộ, vơ cùng q báu. Đó là
cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trong kho tàng ấy, Tư
tưởng Hồ Chí Minh giữ một vị trí đặc biệt. Cùng với chủ nghĩa Mác-lenin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh trở thành “kim chỉ nam cho hành động” của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đó là thứ
vũ khí lý luận vơ cùng sắc bén, là ngon hải đăng soi đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam tiến
5


về phía trước. Sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh được chia thành năm thời

kỳ như sau:
1. Thời kì hình thành tư tưởng yêu nước, thương nịi (trước năm 1911)
2. Thời kỳ tìm tịi con đường cứu nước, giải phóng dân tộc (1911-1920)
3. Thời kì hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam (1920-1930)
4. Thời kỳ thử thách, kiên trì giữ vững quan điểm, nêu cao tư tưởng độc lập, tự do và
quyền dân tộc cơ bản (1930-1945)
5. Thời kỳ tiếp tục phát triển mới về tư tưởng kháng chiến và kiến quốc (1945-1969)
Trong năm giai đoạn phát triển đó, giai đoạn từ 1920 đến 1930 giữ một vai trò đặc biệt
quan trọng với 10 năm hoạt động sôi nổi nhất, quyết liệt nhất của Hồ Chí Minh. Bởi nếu nội
dung chính của Tư tưởng Hồ Chí Minh “là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam” thì giai đoạn này chính là giai đoạn hình
thành những tư tưởng cơ bản đó. Việc nghiên cứu giai đoạn hình thành phát triển tư tưởng
Hồ Chí Minh từ năm 1920-1930 vì thế là yêu cầu tất yếu trong quá trình tìm hiểu về Hồ Chí
Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng. Với mục đích nghiên cứu học tập sâu về
tư tưởng Hồ Chí Minh, những sự kiện chính trong quãng thời gian hoạt động 1920 - 1930,
qua đó chỉ ra những Tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh xuất hiện trong thời kì
này, thấy được những thay đổi, phát triển những tư tưởng ấy so với những tư tưởng trước.
Tiểu luận này, nhóm chúng em đã nghiên cứu đề tài: Những hoạt động thực tiễn và lý luận
của Hồ Chí Minh trong thời kỳ từ cuối năm 1920 đến đầu năm 1930.

NỘI DUNG
Phần I. Phân tích hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh từ cuối năm
1920 đến đầu năm 1930
1.1. Giai đoạn 1920 - 1923 ở Pháp
Tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tua lịch sử, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ
phiếu để Đảng gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành một trong những người sáng lập
Đảng Cộng sản Pháp, đồng thời là người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
6



Trong khơng khí sơi động của nước Pháp dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười,
sự ra đời của Quốc tế Cộng sản tháng 3-1919; Đại hội lần thứ II Quốc tế Cộng sản tháng 71920… Nguyễn Ái Quốc đã hoạt động rất tích cực để thực hiện hồi bão đã chọn. Người đã
tiếp xúc với những nhà hoạt động nổi tiếng của Đảng Xã hội Pháp và đã gia nhập Đảng Xã
hội, một tổ chức chính trị duy nhất ở Pháp lúc đó lên tiếng ủng hộ thuộc địa.
Vào tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn
đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lenin đăng trên báo L'Humanité. Sau này, nhớ lại niềm
sung sướng khi đọc bản Luận cương của V.I. Lênin, Hồ Chí Minh đã viết: “Luận cương của
Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tơi vui mừng đến
phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tơi nói to lên như đang nói trước quần chúng
đơng đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con
đường giải phóng chúng ta.”.”
Cuối năm 1920 lịch sử đó, Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp tại thành phố
Tua, Nguyễn Ái Quốc là đại biểu chính thức của Đảng và là đại biểu duy nhất của các nước
thuộc địa Đông Dương. Trong cuộc tranh luận rất gay gắt về việc Đảng gia nhập Quốc tế III
hay ở lại Quốc tế II, Nguyễn Ái Quốc đã cùng với một số đồng chí của mình ủng hộ việc
Đảng Xã hội gia nhập Quốc tế III. Tại diễn đàn Đại hội, Nguyễn Ái Quốc đã phát biểu về
vấn đề Đông Dương, tố cáo tội ác của thực dân, kêu gọi những người Pháp chân chính ủng
hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và nhân dân các thuộc địa khác. Trong biên bản
của Đại hội, phát biểu của Nguyễn Ái Quốc thể hiện ý chí cách mạng, thấm đượm tình đồn
kết chiến đấu giữa nhân dân các nước thuộc địa với nhân dân ở các nước đế quốc, Người
cũng nêu lên trách nhiệm của giai cấp công nhân Pháp đối với vận mệnh các dân tộc thuộc
địa.
Tham gia Đại hội Tua và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp
là một sự kiện chính trị vơ cùng quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn
Ái Quốc và trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu một bước chuyển biến
quyết định, bước nhảy vọt, thay đổi về chất trong nhận thức tư tưởng chính trị của Nguyễn
Ái Quốc. Từ đây, cách mạng Việt Nam đi theo con đường của Người đã chọn, con đường
cách mạng giải phóng dân tộc gắn với giải phóng xã hội, giải phóng con người mà cuộc
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra.
Với việc sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa và tờ báo “Người cùng khổ” (Le Paria),

Nguyễn Ái Quốc và các đồng chí của mình đã thổi một luồng gió mới đến nhân dân các
nước bị áp bức, đoàn kết họ trong cuộc đấu tranh chung chống chủ nghĩa đế quốc.
Để thúc đẩy phong trào cách mạng ở các thuộc địa, trong đó có cách mạng Việt Nam,
Nguyễn Ái Quốc đã sớm nhận thấy sự cần thiết phải xúc tiến công tác tuyên truyền và tổ
chức. Tại Pari, Nguyễn Ái Quốc đã gặp nhiều người cách mạng châu Phi, châu Mỹ latinh.
Tháng 7-1921, tại Pari, Nguyễn Ái Quốc đã cùng với họ thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa.
Lúc thành lập Hội đã có 200 hội viên và 2 tổ chức người thuộc địa xin gia nhập tồn bộ vào
Hội, đó là Hội Những người Việt Nam yêu nước tại Pháp và Hội Đấu tranh cho quyền con
người ở Ma-đa-gát-xca. Hội đã bầu Ban Thường vụ do Nguyễn Ái Quốc đứng đầu; thông
qua Điều lệ do Nguyễn Ái Quốc thảo với mục đích chính là “Bênh vực cho quyền lợi của tất
cả đồng bào ở các xứ thuộc địa”.
7


Ngày 19-1-1922, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp thuộc địa đã họp quyết định lập ra Hội
Hợp tác người cùng khổ và ra tờ báo cùng tên.
Ngày 1-2-1922, Nguyễn Ái Quốc cùng các đồng chí trong Hội Liên hiệp thuộc địa ra lời
kêu gọi nhân dân các nước thuộc địa đoàn kết trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung, ủng
hộ Hội Liên hiệp thuộc địa, đoàn kết với nhân dân “chính quốc”. Lời kêu gọi có đoạn: “Các
bạn ở chính quốc! Các đồng chí ở thuộc địa! Vì lợi ích của cơng lý, sự thật và tiến bộ, cần
xóa bỏ mọi khoảng cách giả tạo chia rẽ các bạn. Người cùng khổ là tờ báo đầu tiên có mục
đích thực hiện nhiệm vụ khơng dễ dàng đó… Thành cơng của chúng tơi tùy thuộc ở sự tận
tình của các đồng chí và tương lai các thuộc địa tùy thuộc ở sự thành cơng đó…”
Nguyễn Ái Quốc là người phụ trách chính trong việc xuất bản báo “Người cùng khổ”, từ
việc tổ chức ban biên tập, tòa soạn, viết bài, sửa chữa, đi in, đem báo về tòa soạn, cho đến
việc gửi báo đi các thuộc địa. Trong số đầu tiên báo có lời chào mừng như sau: “Trong lịch
sử của quần chúng bản xứ các thuộc địa Pháp chưa có một tờ báo nào lập ra để kêu to sự
thống khổ và sự nghèo nàn chung của họ, không phân biệt xứ sở và chủng tộc. Báo Người
cùng khổ ra đời do sự thông cảm chung của các đồng chí ở Bắc Phi, Trung Phi và Tây Phi
thuộc Pháp, ở Ma-đa-gát-xca, ở Đông Dương, Ăng-ti và Guy-am.”

Báo “Người cùng khổ” đã thật sự trở thành vũ khí chiến đấu, là diễn đàn để Nguyễn Ái
Quốc và Hội Liên hiệp thuộc địa tuyên truyền tư tưởng giải phóng các nước thuộc địa.
Việc xuất bản báo “Người cùng khổ” là một vố đánh vào bọn thực dân ở các nước thuộc
địa, nhất là ở Đông Dương, ai đọc báo “Người cùng khổ” đều bị bắt. Mặc dầu khó khăn
nhưng tờ báo vẫn tiếp tục phát triển. Người nói: Chúng ta phải bằng bất cứ giá nào làm cho
tờ báo sống. Nó mất đi sẽ là một thiệt hại to lớn đối với tổ chức và nhất là đối với công tác
tuyên truyền lúc này cần thiết hơn lúc nào hết”.
Tháng 6-1923, trước khi rời nước Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã viết bức thư gửi lại cho các
đồng chí của mình. Người viết: Hội Liên hiệp thuộc địa và tờ báo “Người cùng khổ” đã làm
cho nước Pháp, nước Pháp chân chính hiểu rõ những việc đã xảy ra trong các thuộc địa. Làm
cho nước Pháp hiểu rõ bọn cá mập thực dân đã lợi dụng tên tuổi và danh dự của nước Pháp
để gây nên những tội ác không thể tưởng tượng được. Nó đã thức tỉnh đồng bào chúng ta.
Đồng thời nó cũng khiến cho đồng bào chúng ta nhận rõ nước Pháp tự do bình đẳng và bác
ái. Nhưng chúng ta còn phải làm nhiều hơn.
Theo yêu cầu của Quốc tế Cộng sản đào tạo Nguyễn Ái Quốc trở thành lãnh tụ tương lai
cho cách mạng Đông Dương, Quốc tế Cộng sản cùng với Đảng Cộng sản Pháp tổ chức cho
Nguyễn Ái Quốc đến nước Nga. Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc tạm biệt Pari, tạm biệt
nước Pháp, để lại hình ảnh đẹp về một chiến sỹ quốc tế nhiệt thành đấu tranh giải phóng dân
tộc, giải phóng con người, thực hiện những lý tưởng cao đẹp của đại cách mạng Pháp: Lý
tưởng Tự do - Bình đẳng - Bác ái.

1.2. Giai đoạn 1923-1924 ở Liên Xô
Ngày 13-6-1923, từ ga Đuy No (Du Nord), Nguyễn Ái Quốc rời Pari bằng tàu hoả đến
Béclin (Đức). Từ Hămbuốc (Đức), Người đi tàu thuỷ đến Pêtơrôgrát (Liên Xô), quê hương
của Cách mạng Tháng Mười (30-6-1923). Ít ngày sau, Người đi xe lửa về Mátxcơva, bắt đầu
8


một thời kỳ hoạt động, học tập và nghiên cứu về chủ nghĩa Mác – Lênin, về chế độ xã hội
chủ nghĩa ngay trên đất nước của Lênin vĩ đại.

Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô, khi Liên Xô đang thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ
XIII của Đảng Cộng sản Liên Xơ. Được ít ngày, tháng 7-1923, Nguyễn Ái Quốc gửi thư cho
Trung ương Đảng Cộng sản Pháp, nêu lại ý nghĩa và tác dụng của Nghị quyết Đại hội II
Quốc tế Cộng sản về vấn đề thuộc địa, đồng thời lưu ý Đảng Cộng sản Pháp vẫn chưa coi
trọng vấn đề thuộc địa trong các chương trình hành động của mình. Cũng trong bức thư này,
Người đề xuất với Đảng 8 nhiệm vụ cụ thể cần được triển khai ngay, nhằm thực hiện tốt
Nghị quyết của Đại hội II Quốc tế Cộng sản về vấn đề thuộc địa.
Tháng 6-1923, theo sáng kiến và đề nghị của đồng chí Đôm Ban (Thomas Dombal), Quốc
tế Cộng sản đã ủng hộ việc thành lập một tổ chức nông dân quốc tế, nhằm thực hiện liên
minh công – nông trên phạm vi toàn thế giới.
Tháng 10-1923, Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân được triệu tập, gồm 158 đại
biểu, trong đó có 122 đại biểu chính thức, đại diện cho nông dân của 40 nước trên thế giới.
Nguyễn Ái Quốc được mời tham dự hội nghị với tư cách là đại biểu chính thức của nơng dân
Đơng Dương. Tại phiên họp đầu tiên, hội nghị đã bầu Nguyễn Ái Quốc vào Đoàn Chủ tịch,
gồm 11 người. Nguyễn Ái Quốc là đại biểu duy nhất của nông dân thuộc địa. Được mời phát
biểu, Người nói: “Quốc tế của các đồng chí chỉ trở thành một quốc tế thật sự khi mà không
những nông dân phương Tây, mà cả nông dân ở phương Đông, nhất là nông dân ở các thuộc
địa là những người bị bóc lột và bị áp bức nhiều hơn các đồng chí, đều tham gia quốc tế của
các đồng chí.”
Thời gian ở Liên Xơ, Nguyễn Ái Quốc viết nhiều bài cho tạp chí Krestianski
International (Quốc tế Nơng dân), đề cập đến các vấn đề của nông dân Việt Nam, Trung
Quốc và Bắc Phi, tố cáo chế độ áp bức, bóc lột dã man của bọn thực dân, đế quốc, chỉ rõ
phương hướng đấu tranh cho những người nông dân thuộc địa và nửa thuộc địa.
Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản, nhưng do Lênin ốm
nặng, nên đại hội hỗn họp, vì vậy, Người tham gia lớp học ngắn hạn của Trường đại học
Phương Đông. Ngày 2-4-1924, Nguyễn Ái Quốc được mời tham dự lễ kỷ niệm lần thứ ba
ngày thành lập trường. Trong thời gian học tập ở trường, Nguyễn Ái Quốc đã trao đổi với
những thanh niên Trung Quốc, tập hợp tư liệu do họ cung cấp và chủ biên cuốn sách: Trung
Quốc và thanh niên Trung Quốc, bằng tiếng Pháp.
Ngày 21-1-1924, Lênin qua đời. Vô cùng thương tiếc Lênin, ngày 23-1-1924, Nguyễn Ái

Quốc đã có mặt trong dịng người vào vĩnh biệt Lênin. Sau đó, Người viết bài: Lênin và các
dân tộc thuộc địa, đăng báo Sự thật (Pravđa), ngày 27-1-1924, và khẳng định: “Lênin bất
diệt sẽ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”. Đây là lời thề của người chiến sĩ cộng sản
Nguyễn Ái Quốc, Người sẽ phấn đấu hiện thực hoá tư tưởng của Lênin vĩ đại ở các thuộc
địa. Người sẽ gắn bó cuộc cách mạng giải phóng dân tộc với con đường đi tới cuộc cách
mạng xã hội xã hội chủ nghĩa sau đó.
Học xong lớp ngắn hạn tại Đại học Phương Đông, trong khi chờ đợi Đại hội V Quốc tế
Cộng sản khai mạc và chờ lên đường về châu Á, Nguyễn Ái Quốc được nhận vào làm cán
bộ của Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản (theo giấy xác nhận do Pêtơrốp ký ngày 14-41924).
9


Nhân ngày Quốc tế lao động 1-5-1924, Nguyễn Ái Quốc được mời đến Hồng trường nói
chuyện với những người đi biểu tình và được Tư lệnh thành phố Mátxcơva cấp giấy phép tự
do đi lại trên Hồng trường trong ngày Quốc tế của những người lao động. Những hoạt động
tích cực của Người trên đất nước Xơviết, sự có mặt của Người trong những nghi lễ quan
trọng cho thấy vai trị và uy tín của Nguyễn Ái Quốc ngày càng được khẳng định ở trung
tâm phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản họp từ ngày 17-6 đến 8-7-1924 tại
Mátxcơva (với 504 đại biểu thay mặt cho 46 đảng cộng sản, 4 đảng không cộng sản và 10 tổ
chức quốc tế) để tổng kết tình hình, rút ra những bài học kinh nghiệm của các cuộc đấu tranh
giai cấp trong những năm 1918-1923, đồng thời nêu lên ý nghĩa, tầm quan trọng của việc
bơnsêvích hố các đảng cộng sản. Tại đại hội, vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa mà
Nguyễn Ái Quốc đặc biệt lưu tâm là điểm thứ 5 của chương trình nghị sự. Trong buổi khai
mạc đại hội, Nguyễn Ái Quốc phát biểu: Tôi muốn biết đại hội có gửi Lời kêu gọi đặc biệt
đến các dân tộc thuộc địa không? Và trước khi biểu quyết thông qua Lời kêu gọi, Người đề
nghị bổ sung mấy chữ: Gửi các dân tộc thuộc địa.
Sau đó, tại phiên họp thứ 8, ngày 23-6-1924, Nguyễn Ái Quốc được mời phát biểu ý kiến.
Thẳng thắn phê bình một số Đảng Cộng sản đã coi nhẹ vấn đề thuộc địa, Người nói: “Tơi
đến đây để khơng ngừng lưu ý Quốc tế Cộng sản đến một sự thật là: Thuộc địa vẫn đang tồn

tại, và vạch ra để Quốc tế Cộng sản thấy rằng: Cách mạng, ngoài vấn đề tương lai của các
thuộc địa cịn có cả nguy cơ của các thuộc địa”; vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và
đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận
mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa… Thế mà các đồng chí khi nói về cách mạng,
các đồng chí lại khinh thường thuộc địa”. 
Tiếp tục chương trình nghị sự, được phát biểu về vấn đề dân tộc và thuộc địa, tại phiên
họp thứ 22 của đại hội, ngày 1-7-1924, Nguyễn Ái Quốc khẳng định tầm quan trọng và vị trí
của cách mạng thuộc địa: “Cách mạng ở phương Tây muốn thắng lợi thì nó phải liên hệ
chặt chẽ với phong trào giải phóng chống chủ nghĩa đế quốc ở các nước thuộc địa và các
nước bị nô dịch.” 
Tại phiên họp thứ 25, ngày 3-7-1924, Nguyễn Ái Quốc phát biểu về vấn đề ruộng đất và
nơng dân ở các thuộc địa của Pháp. Nói về sự thất bại của nông dân bản xứ, Nguyễn Ái
Quốc nhấn mạnh: “Họ còn thiếu tổ chức, thiếu người lãnh đạo. Quốc tế Cộng sản cần phải
giúp đỡ họ tổ chức lại, cần phải cung cấp cán bộ lãnh đạo cho họ và chỉ cho họ con đường
đi tới cách mạng và giải phóng”.
Với danh nghĩa đại biểu Đơng Dương, Nguyễn Ái Quốc được mời tham dự Đại hội lần
thứ III Quốc tế Công hội đỏ, họp từ ngày 7 đến ngày 22-7-1924. Trong bài tham luận tại đại
hội, Nguyễn Ái Quốc trình bày những vấn đề liên quan đến giai cấp vô sản ở Đông Dương,
khẳng định giai cấp vơ sản Đơng Dương chưa có một tổ chức cơng nhân nào cả. Từ thực tế
đó, Người đề nghị: “Các tổ chức cơng nhân cách mạng Pháp phải tích cực giúp đỡ chúng tơi
trong cuộc đấu tranh giải phóng của chúng tơi.”.
Sau đó, Người được mời và tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản Thanh niên và Hội nghị
của Tổ chức Quốc tế Cứu tế đỏ (MOPR).
10


Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại các đại hội trên đã giúp cho giai cấp công nhân
thế giới và nhân dân Xơviết hiểu rõ hơn về tình cảnh của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động Việt Nam nói riêng và nhân dân Đơng Dương nói chung, đồng thời đặt nền móng cho
sự liên minh, tình đồn kết vô sản quốc tế giữa nhân dân Việt Nam và những người lao động

thế giới.
Sống và hoạt động ở Mátxcơva, trung tâm của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế,
điều mà Nguyễn Ái Quốc nhận thấy rõ nhất, đó là Quốc tế Cộng sản và các đảng ở châu Âu
hiểu biết rất ít về tình hình ở các thuộc địa. Đặc biệt, Người nhận thức rõ rằng, khơng thể áp
dụng một cách máy móc, rập khn những nguyên lý về đấu tranh giai cấp của học thuyết
Mác vào điều kiện cụ thể của các thuộc địa. Vì vậy, Người xác định sẽ tận dụng mọi cơ hội
để có thể giúp những người cộng sản ở phương Tây hiểu rõ hơn về thuộc địa.

1.3. Giai đoạn 1924 - 1927 ở Trung Quốc
Hồ Chí Minh nhận thức rõ nét hơn về chủ nghĩa Mác - Lênin, xác định hình thức mới
đối với đường hướng và nhiệm vụ cách mạng của những người cộng sản trên toàn thế
giới. Người nhận thức được rằng chỉ có thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, triển khai
cách mạng vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản mới có thể giải phóng nhân dân
Việt Nam ra khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.
Thực hiện mong muốn của mình và được sự đồng ý của Quốc tế Cộng sản, ngày
11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh từ thủ đơ Mátxcơva đã đến Quảng Châu,
Trung Quốc với tên gọi Lý Thụy, trên cương vị phái viên của Quốc tế Cộng sản, trong Phái
bộ của Cố vấn Borodin, bên cạnh Chính phủ Tơn Trung Sơn. Theo các nhà nghiên cứu, việc
Nguyễn Ái Quốc lựa chọn đến Quảng Châu, Trung Quốc là một bước đi quan trọng để thực
hiện kế hoạch mà Người vạch ra từ năm 1923 khi đến nước Nga. Bởi khi đó Người nhận
thấy rằng:
Thứ nhất, trong những năm 1923 - 1924, Quảng Châu đang được mệnh danh là
“Mátxcơva của phương Đông”, thu hút nhiều nhà cách mạng đến từ những quốc gia bị áp
bức.
Thứ hai, Quảng Châu, Trung Quốc khi đó là nơi tập trung một lớp thanh niên mới đầy
nhiệt huyết đến từ Việt Nam, nhóm thanh niên Việt Nam yêu nước này đã thành lập tổ chức
Tâm Tâm xã. Đó là một tổ chức yêu nước nhưng cương lĩnh chưa rõ ràng, phần nào chịu ảnh
hưởng của một số tổ chức cánh tả ở Trung Quốc. Nguyễn Ái Quốc nắm bắt được tình hình
đó và mong muốn đến Quảng Châu thay đổi tổ chức này, dẫn dắt thanh niên Việt Nam theo
con đường cách mạng vô sản, học theo chủ nghĩa Mác-Lênin.

Thứ ba, Người cho rằng lúc này cần phải nhanh chóng tìm đến Quảng Châu, một địa điểm
gần với Việt Nam, có điều kiện tương đối thuận lợi để triển khai những công việc cần thiết,
sớm thực hiện mục tiêu về nước phát triển phong trào cách mạng. Đó là việc mở lớp huấn
luyện cho những thanh niên yêu nước Việt Nam có mặt tại Quảng Châu về con đường cứu
nước, giải phóng dân tộc theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, lôi cuốn thanh niên từ
trong nước sang, huấn luyện xong lại cử họ về nước hoạt động, tuyên truyền cách mạng. Từ
kết quả huấn luyện đào tạo, sẽ lập ra một số tổ chức cách mạng của thanh niên, chọn lọc
11


trong đó những phần tử trung kiên, chuẩn bị hạt nhân để tiến tới thành lập một chính đảng
vơ sản ở Việt Nam.
Như vậy, Quảng Châu đã được Nguyễn Ái Quốc chọn là một điểm dừng chân, một địa
bàn hoạt động, một “căn cứ địa quốc tế” của cách mạng Việt Nam. Tại đây, Nguyễn Ái
Quốc đã khẩn trương tiến hành các hoạt động chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho
sự ra đời chính đảng của giai cấp cơng nhân Việt Nam.
Được sự giúp đỡ bí mật của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chính phủ cách mạng ở
Quảng Châu, từ đầu năm 1926 đến tháng 4/1927, tại Trụ sở số nhà 13 và 13/1 đường Văn
Minh (nay là số nhà 248 và 250) đối diện với Trường đại học Trung Sơn (nay là Bảo tàng
Cách mạng Quảng Châu), Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp mở ba lớp huấn luyện chính trị cách
mạng cho lớp thanh niên ưu tú của Việt Nam đang có mặt tại Quảng Châu với tổng số 75
người. Giảng viên chính của các lớp là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Nội dung các bài
giảng của Nguyễn Ái Quốc sau này được Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức tập hợp lại và
in thành cuốn sách nổi tiếng Đường Kách mệnh. Đây là tác phẩm lý luận chính trị vơ sản đầu
tiên ở nước ta, đóng vai trị chủ đạo trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam.
Kết thúc khóa học, có người được giữ lại ở nước ngồi cơng tác, có người được cử đi học
tiếp ở Liên Xơ, hoặc Trường Qn sự Hồng Phố (Quảng Châu) ... cịn phần đơng thì được
cử về nước hoạt động, gây dựng và tổ chức, phát triển các phong trào cách mạng Việt Nam.
Trên đất Quảng Châu, tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc đã cải tổ Tâm Tâm xã, thành lập
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức có

tính chất q độ, vừa tầm, thích hợp với thực tiễn Việt Nam lúc đó, giúp cho những người
Việt Nam yêu nước xuất thân từ các tầng lớp dễ tiếp thu chủ nghĩa cộng sản. Nguyễn Ái
Quốc dùng tên Hội mà chưa dùng tên Đảng do muốn đưa tổ chức cách mạng đó vào quần
chúng một cách thuận lợi, để quần chúng dễ tiếp thu cả về tổ chức, tơn chỉ, mục đích của
Hội, từ đó sẽ phát triển lên ở mức cao hơn.
Được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, cấp dưới phục tùng cấp trên, thiểu số
phục tùng đa số, lấy tự phê bình và phê bình làm phương châm phát triển của mình, trong
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tất cả các hội viên phải hoạt động trong quần chúng,
tuyệt đối giữ bí mật hoạt động của Hội.
Mục đích của Hội là: “Hy sinh tính mệnh, quyền lợi, tư tưởng để làm cuộc cách mạng dân
tộc (đập tan bọn Pháp và giành lại được độc lập cho xứ sở) rồi sau làm cách mệnh thế giới
(lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản).”
Có thể nói, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã góp phần quan trọng vào việc truyền
bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam và chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cũng như về tổ
chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này. Thông qua những hội viên của
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, thơng qua phong trào vơ sản hố, luồng tư tưởng mới
của thời đại đã xâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước, làm thay đổi
tính chất, chiều hướng của phong trào đấu tranh cách mạng, đưa đến sự thắng lợi của khuynh
hướng vô sản.
Nguyễn Ái Quốc cũng đồng thời cho xuất bản báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận của
Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Báo Thanh niên ra hằng tuần, bằng tiếng Việt, số đầu
tiên của báo ra ngày 21/6/1925. Báo có các chun mục: xã hội, bình luận, tin tức, diễn đàn,
12


vấn đáp, phê bình, trả lời bạn đọc, v.v.. Những bài viết của báo Thanh Niên đều ngắn gọn,
lời văn giản dị, trong sáng, dễ hiểu, thường đề cập những vấn đề chính: Đế quốc và thuộc
địa; Cách mạng và cải lương; Thực tiễn của cách mạng Việt Nam; Đảng cách mạng và Đảng
Cộng sản; Cách mạng dân tộc và cách mạng thế giới; Cách mạng và mặt trận dân tộc thống
nhất; Học tập lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, v.v.. Thông qua báo Thanh niên, tổ chức Hội

Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã thống nhất về phương hướng và nội dung tuyên truyền
giáo dục ở trong và ngoài hội. Là tờ báo đầu tiên trong lịch sử báo chí vơ sản nước ta, báo
Thanh Niên đã góp phần quan trọng vào việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt
Nam, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức để tiến tới thành lập chính đảng kiểu mới
của giai cấp công nhân Việt Nam.
Giai đoạn hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng Châu 1924 1927 khơng chỉ có tác động trực tiếp đến phong trào cách mạng của Việt Nam mà cịn
góp phần quan trọng trong phong trào cách mạng Trung Quốc cũng như Quốc tế Cộng
sản.
Ở Quảng Châu, bên cạnh việc tiến hành công tác tuyên truyền và tổ chức cho phong trào
cách mạng Việt Nam, chuẩn bị tốt cho việc thành lập chính đảng của giai cấp vơ sản Việt
Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí của mình trực tiếp tham gia các hoạt động của
Đảng Cộng sản Trung Quốc và cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc. Đối
với cách mạng Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc luôn xuất phát từ những nét tương đồng trong
bối cảnh lịch sử văn hóa Việt Nam - Trung Quốc, là mối quan hệ tương hỗ với cách mạng
giai cấp vơ sản quốc tế. Người đã có nhiều đóng góp cho cách mạng Trung Quốc. Đây cũng
là cơ sở để tình hữu nghị giữa hai nước được phát huy trong các cuộc kháng chiến chống
Nhật hay cuộc chiến tranh giải phóng của Trung Quốc, hoặc trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của Việt Nam.
Đối với Quốc tế Cộng sản, với vai trò là thành viên của Quốc tế Cộng sản khu vực
phương Đông và đại diện của Hội Nông dân quốc tế, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã
tích cực liên lạc, tổ chức kết nối các nhà hoạt động cách mạng đến từ các quốc gia, các dân
tộc bị áp bức tại Quảng Châu. Cùng một số người cộng sản Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc
tham gia Hội nghị đại biểu đầu tiên của 20 vạn nông dân tỉnh Quảng Đông Trung Quốc. Đầu
tháng 5/1925, Người tham dự Hội nghị lần thứ hai đại biểu cơng nhân Trung Quốc. Được
Đồn Chủ tịch Quốc tế Nông dân ủy nhiệm phụ trách công tác vận động nông dân ở Trung
Quốc và một số nước khác, tháng 7/1925, Người đã tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân
tộc bị áp bức ở Á Đơng nhằm đồn kết các dân tộc bị áp bức ở châu Á trong một mặt trận
chống chủ nghĩa đế quốc. Nguyễn Ái Quốc đã đặt cơ sở cho việc xây dựng tình đồn kết
giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng các nước.
Tại Quảng Châu, theo dõi và chỉ đạo phong trào nông dân ở Trung Quốc và Đông Nam

Á, tìm hiểu được tình hình của cách mạng Trung Quốc, tình hình của các nhà hoạt động cách
mạng đến từ các quốc gia, các dân tộc bị áp bức, ... Nguyễn Ái Quốc giúp Quốc tế Cộng sản
nắm được tình hình về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đơng; phân tích
đánh giá để báo cáo với Quốc tế Cộng sản, hoặc viết bài đăng trên tạp chí Thơng tin quốc tế
của Quốc tế Cộng sản. Điều đó sẽ gia tăng ảnh hưởng, tăng cường mối liên hệ giữa Quốc tế
Cộng sản và phong trào cách mạng ở các nước phương Đông, thúc đẩy phát triển phong trào
cách mạng giai cấp vô sản trên phạm vi toàn thế giới.
13


Có thể nói, thời kỳ 1924 - 1927 ở Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã thực
hiện được những công việc hết sức trọng đại, cống hiến công lao to lớn cho sự nghiệp cách
mạng của dân tộc Việt Nam cũng như sự nghiệp cách mạng vô sản thế giới. Trong hành
trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và hoạt động
cách mạng ở nhiều nơi, nhiều nước. Trong đó, Trung Quốc là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
sống và hoạt động qua nhiều thời kỳ với khoảng thời gian cộng lại gần 10 năm. Đặc biệt,
không thể không nhắc đến thời kỳ Người hoạt động ở Quảng Châu, Trung Quốc (1924 1927). Thời kỳ này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cách mạng Việt Nam. Nó đánh
dấu thời kỳ Người trở về gần Tổ quốc “... đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn
kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do, độc lập...”

1.4. Giai đoạn 1928 - 1930
Đầu tháng 6-1928, Nguyễn Ái Quốc rời Béclin, bắt đầu cuộc hành trình để về gần Tổ
quốc. Từ Đức, Người qua Thụy Sĩ đến Italia. Tại biên giới Thuỵ Sĩ – Italia, mặc dù bị cảnh
sát gây khó dễ nhưng Người cũng vượt qua được và đi Milan, rồi từ Rôma, Người đến
Napôli, đáp tàu thuỷ Nhật Bản đi Xiêm.
Từ tháng 7-1928 đến tháng 11-1929, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Xiêm (từ năm 1938
gọi là Thái Lan), xây dựng lực lượng cách mạng trong Việt kiều yêu nước. Đầu tiên, Người
tới Băng Cốc, từ đó, đi Bản Đơn (huyện Phì Chịt, tỉnh Phítxanuloốc). Để giữ bí mật, Người
dùng một số bí danh như Thọ, Nam Sơn, Thầu Chín, v.v.. Cuối tháng 7-1928, Nguyễn Ái
Quốc rời Phì Chịt đến vùng Đông Bắc Xiêm như Uđon Thani, Xa Vang, Na Khôn Pha Nôm,

Noọng Khai, v.v., để xây dựng cơ sở, từ đó tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin và phong
trào đấu tranh cách mạng, gây ảnh hưởng về trong nước.
Từ một thực tế Việt kiều sinh sống ở Xiêm phần nhiều là nông dân, thợ thủ công và
những người buôn bán nhỏ, cho nên, trong thời gian ở đây, Người tiếp tục các hình thức hoạt
động như ở Quảng Châu. Người hồ mình với đơng đảo quần chúng, sống đời sống của quần
chúng, làm những việc cùng với quần chúng, phát hành báo chí (đổi tên tờ báo Đồng thanh
thành Thân ái và ra được hai số), mở lớp đào tạo ngắn hạn cho hội viên của chi hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên, nắm tình hình trong nước và Quốc tế Cộng sản, dịch một sách
mácxít phổ thơng sang tiếng Việt. Với sự hoạt động tích cực của Người, phong trào yêu
nước của Việt kiều ở Xiêm đã có nhiều chuyển biến mới, tích cực. Các tổ chức cách mạng
được củng cố và phát triển. Sự đoàn kết trong nội bộ Việt kiều, mối quan hệ thân thiện giữa
Việt kiều và người Xiêm được tăng cường. Những hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái
Quốc trong Việt kiều đã có ảnh hưởng tốt về trong nước.
Cũng trong khoảng thời gian từ tháng 7-1928 đến tháng 11-1929, Nguyễn Ái Quốc, lúc
đó với tên gọi Thầu Chín từ Xiêm vượt sơng Mê Kơng ít nhất hai lần sang thị xã
Xavănnakhẹt và bản Xiêng Vang, huyện Noọng Bốc, tỉnh Khăm Muộn của Lào để nghiên
cứu tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nhân dân Lào, của bà con Việt kiều và khảo sát
thực địa để tìm đường bí mật qua Lào về hoạt động tại Việt Nam. Sau này, trong báo cáo gửi
Quốc tế Cộng sản ngày 18-2-1930, Người đã báo cáo về tình hình Lào và việc định trở về
Việt Nam không thành.

14


Phần II. Hoạt động lý luận của Hồ Chí Minh từ cuối năm 1920 đến
đầu năm 1930
Các tác phẩm lý luận quan trọng Bác viết trong thời kỳ 1920-1930:
2.1. Đông Dương 
 Hoàn cảnh ra đời: Nguyễn Ái Quốc hoàn thành bản thảo tác phẩm Đông Dương (1923
- 1924)

 Nội dung cơ bản: 
- Những tội ác của chủ nghĩa quân phiệt: Nêu lên những hình phạt man rợ, ác độc của bọn
thực dân Pháp đối với nhân dân An Nam: bắt dân đi lính, đánh dấu số hiệu vào cánh tay mỗi
người bằng nitorat bạc để đề phịng lính bỏ trốn. Trong chiến tranh của Pháp, chúng bắt dân
An Nam đi chiến đấu và số người chết rất nhiều, những người sống sót trở về thì bị chúng
đối xử tàn nhẫn, dùng gậy đánh, đá và bị ném ra đường
- Những thảm họa của nền văn minh: Trong chiến tranh, Pháp cử những tên lưu manh,
những bọn lười biếng, những tên lọt lưới pháp luật, những tên giết người, những cặn bã,
lượm lặt ở tất cả các nước châu Âu sang Việt Nam. Chúng giết người không ghê tay như lấy
lưỡi lê chọc vào bụng từng nhát một, hãm hiếp phụ nữ và trẻ em, thiêu cháy người để làm
thú vui khiến mỡ chảy lênh láng…Không chỉ hành hạ người sống mà bọn chúng cịn có
những hành động độc ác đối với những người đã chết. Chúng đã giết chết, quật mộ, đốt xác
đem tro vứt đi đối với những người yêu nước ra mặt chống Pháp và cả cha mẹ người thân
của họ.
- Đời sống kinh tế Đông Dương: Đông Dương có những nguồn khống sản đáng kể, là
một kho nhiên liệu dồi dào và cũng giàu nông lâm sản. Có tài ngun phong phú trên đất
nước mình, có những số tiền kếch sù luân chuyển quanh mình, nhưng người dân An Nam lại
sống đời sống nghèo nàn nhất. Lý do là vì người Pháp đã vơ vét hết những nguồn tài ngun
khống sản đó, và khơng chỉ vậy chúng cịn có lịng tham khơng đáy khi tìm đủ mọi thủ
đoạn bắt dân An Nam “khạc” ra món tiền dè xẻn nhỏ của họ để ních vào túi của mình. 
- Tâm địa thực dân: Tất cả những người Pháp sang Đông Dương đều nghĩ rằng người An
Nam là hạng người hèn hạ hơn họ và phải làm nô lệ cho họ. Họ coi người An Nam như
những súc vật phải điều khiển bằng roi vọt. Phần đông người Pháp ở đây đã quen tự cho
mình là thuộc một tầng lớp quý tộc mới, có đặc quyền. Và đặc quyền của họ chính là khinh
bỉ người da vàng, nói chuyện bằng những cái đá đít, tra tấn họ bằng cách dội nước sơi vào
người và cịn nhiều tội ác khác nữa.
- Các quan cai trị: 99% quan cai trị là quân trộm cắp, chỉ nghĩ đến bóc lột dân bản xứ để
làm giàu, chẳng kiêng nể gì tài sản, quyền lợi, tự do, đời sống của những người bị cai trị. Họ
đã tước đoạt người dân đất đai, miếng cơm manh áo, phạm rất nhiều tội ác, buộc tội dân An
Nam với những tội danh mà chính họ gây ra để lấy cớ giết chết.

- Ăn bám và hỗn độn: Người nơng dân An Nam đóng được một trăm đồng bạc thuế, thì
đến bảy mươi đồng bị ngốn ngay vào việc trả lương và kinh phí thun chuyển cho viên
chức, cịn chưa kể các khoản nợ cấp cho quỹ hưu bổng làm cho người dân càng bị hút máu
15


tàn nhẫn hơn nữa. ngân sách hàng tỉnh bị cướp giật một cách vô liêm sỉ cho việc chi tiêu
riêng của những kẻ có quyền định đoạt cách sử dụng. Nhân dân An Nam phải sống đọa đầy
dưới một chế độ ăn bám và lãng phí, bộ máy cai trị hỗn độn như thế.
- Tập đoàn kẻ cướp: Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Để hút hết giọt máu cuối cùng của đất
nước khốn khổ chúng tôi, nghề ăn cướp thực dân như con bạch tuộc, đang xiết chặt bằng
nhiều cái vịi hút độc quyền khơng biết chán: độc quyền muối, độc quyền rượu, độc quyền
thuốc phiện, ...” chúng đưa ra những yêu sách éo le, hà khắc để bóc lột nhân dân An Nam
khổ sở, sống dở chết dở bằng những thứ thuế độc quyền vô lý. Chúng bắt dân An Nam phải
mua rượu uống, mua thuốc phiện để dùng, đánh thuế trên những thứ đó để làm giàu túi tiền
của mình.
- Sự nhượng quyền và những kẻ được nhượng quyền: Đất đai của dân An Nam dù là đang
sử dụng, dù là khơng sử dụng vì đi di tản, chỉ cần bọn thực dân Pháp muốn, ngay lập tức
chúng sẽ sở hữu và biến số đất đó thành đồn điền; chúng được ưu tiên hơn trong sử hữu đất
đai với số lượng không giới hạn trong khi những người chủ đất chân chính dù có được số
tiền cần thiết thì cũng bị giới hạn bằng một con số rất nhỏ. Ngồi ra, những tài sản khác như
các cơng ty cơng có lãi lớn cũng bị chúng dùng những cách bỉ ổi địi khơng tất cả, nhưng
thua lỗ lại bắt dân An Nam thu mua lại với giá cắt cổ, bắt dân An Nam dùng thuế để bù thua
lỗ. 
- Công chính: Thực dân Pháp đánh giá cơng ơn khai hóa của họ ở Đông Dương bằng
những kilomet đường cái mà họ đã đắp bằng tiền và công sức của người An Nam. Thế
nhưng những con đường ấy không dùng để cho dân sử dụng mà để chúng chuyên chở hàng
hóa và quân đội đến để đàn áp nhân dân. Và để làm những con đường ấy, người dân An
Nam đã đổ rất mất rất nhiều công sức, mất đất đai, nhà ở và mất cả phần mộ của người thân
do bọn chúng khai quật lên để làm đường. Thêm vào đó, số tiền dùng để làm đường dự trù

chả đáng là bao nhưng thực tế lại là một con số khổng lồ, và số tiền ấy gây thiệt hại lớn cho
nhân dân An Nam dù họ không được hưởng những thứ đó.
- Tạp dịch hay là khổ sai: Người An Nam phải làm một số ngày không công cho Nhà
nước “bảo hộ”. Khi khơng có việc thì người bản xứ lại phải trả tiền cho nhà nước thay cho
những ngày không phải đi làm khổ sai không công ấy. Bọn chúng có thể nghĩ ra rất nhiều
việc vơ lý để bắt dân An Nam đi làm khổ sai mà chẳng cần thảo ra một kế hoạch hợp lý hay
phân chia công việc ra sao. Những chế độ ấy đã hành hạ khổ sở biết bao người dân An Nam
mặc họ kêu ca phản đối, mặc cho vợ con họ khóc than thảm thiết, uất ức.
- Chính sách ngu dân: Người An Nam rất hiếu học, cho nên dù có nghèo đói đến đâu, cha
mẹ cũng cố tìm cách cho con cái được học hành. Thế nhưng thực dân Pháp đã làm thay đổi
tất cả. Chúng cố tâm hủy bỏ Hán học mà chúng thấy là nguy hiểm cho sự thống trị của
chúng, thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị. Những trường học mà chúng mở ra
chứa đựng một nền giáo dục đồi bại, xảo trá, nền giáo dục ấy dạy cho thanh thiếu niên khinh
rẻ nguồn gốc dịng giống mình, khiến họ trở nên ngu dốt. những vấn đề liên quan đến chính
trị, xã hội và có thể làm cho người ta tỉnh ngộ đều bị bóp méo và xun tạc. Chính phủ Pháp
cố đưa du học sinh An Nam học ở những trường phản động nhất, mọi thứ anh ta làm đều bị
theo dõi, kiểm soát và chúng giao anh ta cho những tên ba que thực dân già đã về hưu trông
nom.
16


- Báo chí: Khơng một tờ báo bằng tiếng An Nam nào được xuất bản nếu khơng được viên
Tồn quyền cho phép, và báo muốn đăng phải xin phép bằng những biện pháp quanh co.
Khơng có bất kỳ tin tức gì về chính trị, kinh tế, xã hội được phép đăng trên báo, và chỉ được
phép đăng lên những bài báo tán dương công đức của các công ty và Chính phủ đã đem nền
văn minh đến khai hóa nơi đây. Vì chính sách ngu dân mà báo khơng ai đọc, nếu đọc những
tờ báo mang tính chất cách mạng thì họ sẽ bị răn đe, bị cảnh sát theo dõi, đợi thời cơ tóm cổ.
Báo chí bằng tiếng Pháp, xuất bản ở Pari gửi sang Đông Dương đều bị tịch thu và họ bị cấm
không được đọc báo Nhật, Trung Quốc. 
- Thuế khóa: Chính sách thực dân ăn cướp, đã tước đoạt ruộng đất, của cải, xóa bỏ hết

mọi quyền lợi, mọi quyền tự do của người dân bản xứ mà cịn bắt họ phải nộp nhiều thứ thuế
vơ lý. Bọn chúng tăng thuế lên gấp nhiều lần, và nghĩ ra nhiều thứ thuế hơn để bắt dân nộp.
Người An Nam bắt buộc lúc nào cũng phải mang thẻ thuế trong người, ai hỏi đến đều phải
xuất trình, nếu khơng mang thẻ thì có thể bị tù và buộc phải đóng thuế một lần nữa dù trước
đấy đóng rồi. Người An Nam vẫn phải cúi đầu đóng thuế khống cho những ruộng đất khơng
có thực và dù bị nạn đói hay nạn lụt phá hoại, Chính phủ vẫn tăng thuế lên 30%. Nhiều
người phải bán cả gia tài, bán cả con cái để đóng thuế cho Nhà nước đã áp bức, bóc lột họ. 
- Cuộc kháng chiến: Dù vua chúa ươn hèn, dù địch đang chiếm ưu thế và dù chế độ quân
chủ đã làm cho dân An Nam quen lạnh nhạt bàng quan thì tinh thần chiến đấu chống lại thực
dân Pháp vẫn bền bỉ không bị dập tắt. Qua các cuộc chống Pháp của nhà ái quốc Đề Thám
hay cuộc nổi dậy của binh lính An Nam do ông vui trẻ Duy Tân tổ chức, dù bị thất bại
nhưng điều đó khơng làm mất đi tinh thần đấu tranh quyết liệt, oanh liệt của dân An Nam.
Và đó cũng là một động lực thúc đẩy để Nguyễn Ái Quốc gửi bản “Yêu sách của nhân dân
An Nam” đến Hội Nghị Vécxay và sau đó rút ra một điều rằng: chỉ có giải phóng giai cấp vơ
sản thì mới giải phóng được dân tộc. 
- Giáo hội: Chính những tên giáo sĩ đã vẽ bản đồ An Nam cho đội quân xâm lược. Chính
họ đã đưa tin cho gián điệp, dẫn đường cho đội quân viễn chinh và tố giác những người yêu
nước. Nhiều tên giám mục cha cố giả danh đi làm việc thiện đã len lỏi trong dân chúng An
Nam do thám phong trào, đánh cắp kế hoạch phòng thủ thành phố và chuyển cho người
Pháp. Ở đâu có cuộc nổi dậy, có khởi nghĩa thì nơi đó cha cố biến thành mật thám, nhà thờ
Chúa biến thành nơi tra khảo. Chúng đã gây ra rất nhiều tội ác, thậm chí những điều mà thực
dân phải dựa vào Nhà nước mới làm được thì người giáo sĩ vẫn làm được, bất chấp Nhà
nước.
- Công lý: Đối với thực dân Pháp bấy giờ, khơng có pháp luật, cơng lý với người bản xứ,
công lý nằm trong tay những tên quan lại thiếu trách nhiệm, hoặc khi phải thực hành cơng
lý, chúng sẽ sử dụng súng. Nếu có vụ kiện cáo giữa người An Nam và người Pháp thì lúc
nào người Pháp cũng có lý cả, mặc dù hắn ăn cướp giết người, vì đó chính là uy tín của
người Pháp. Phải nhất thiết kết án những người dân bản xứ vô tội cũng như tha bổng cho
những người Pháp có tội và khi một người An Nam bị buộc tội thì họ khơng được chống án. 
- Nước An Nam dưới con mắt người Pháp: Ở Nam Kỳ, dân bản xứ là những thần dân

Pháp chứ không phải là cơng dân Pháp.Những hội viên do đồn tuyển cử Nam Kỳ bầu ra
làm chúa trong hội đồng thuộc địa; những thành phần khác của hội đồng chỉ biết cúi đầu
nghe theo và không dám hé răng. Người An Nam ở trong nước mình lại khơng phải là cơng
17


dân và không được đi bầu. Người An Nam phải đóng góp nhiều tiền của cho bọn thực dân
và khơng được hưởng số tiền đó.
 Ý nghĩa: Với cách viết rất mới mẻ, giọng văn châm biếm sâu sắc pha chút dí dỏm hài
hước song đầy tính chiến đấu, dẫn chứng bằng những sự việc có thật, những số liệu cụ thể
trên báo chí, bằng những lời thú nhận từ quan tồn quyền, thống đốc, cơng sứ đến những
viên chức thực dân bình thường và của cả các nghị sĩ chính quốc, tác phẩm là một bản tố cáo
đanh thép tội ác và tâm địa của thực dân Pháp, những thủ đoạn ghê tởm mà chúng tiến hành
ở xứ Đông Dương và thảm họa mà dân bản xứ đang phải chịu đựng.

2.2. Bản án chế độ thực dân Pháp 
 Hoàn cảnh ra đời: Tác phẩm được Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp, bản năm
1925–1926 trên một tờ báo của Quốc tế Cộng sản có tên Imprékor, xuất bản lần đầu tiên ở
Việt Nam năm 1946. Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp ra đời trong thời kì chủ nghĩa
thực dân Pháp thực hiện âm mưu "khai thác triệt để thuộc địa".
 Nội dung cơ bản: tác phẩm bao gồm 12 chương, nói lên những tội ác của thực dân
Pháp gây ra cho nhân dân An Nam
- Chương I: “Thuế máu”
Thực dân Pháp coi dân An Nam những tên da đen bẩn thỉu, chỉ biết kéo xe và ăn địn
nhưng khi chiến tranh xảy ra thì họ lại được phong cho 1 cái tên mỹ miều là “chiến sĩ bảo vệ
công lý và tự do” và bị bắt đi làm bia đỡ đạn và chết thay cho bọn tướng tá thực dân. Chúng
gọi đây là chế độ lính tình nguyên nhưng thực chất lại dùng đủ mọi chiêu trị, mánh khóe,
thậm chí là bắt trói đánh đập dân An Nam đi lính. Ngay khi chiến tranh kết thúc, chúng lại
quay về đối xử với nhân An Nam như súc vật, mặc dù trước đó đã hứa hẹn rất nhiều. Khơng
chỉ vậy, chúng cịn sử dụng những hành vi quân phiệt, độc ác để đối với với những người

dân bản xứ ở những nước thuộc địa, coi rẻ mạng sống của họ.
- Chương II: “Việc đầu độc người bản xứ”
Để nhồi nhét văn minh “Đại Pháp” cho người An Nam, thực dân Pháp đã không từ một
thủ đoạn, kể cả những thủ đoạn bỉ ổi và những tội ác. Chúng bắt mỗi làng, xã phải buôn bán
rượu và thuốc phiện, cứ một nghìn làng thì có đến một nghìn năm trăm đại lý bán lẻ rượu và
thuốc phiện, trong khi chỉ vỏn vẹn mười trường học ở chỗ đó. Chúng khai khống dân số, để
bắt họ tiêu thụ một lượng rượu khổng lồ, bất kể già, trẻ, gái, trai. Chúng bắt ép dân ta chìm
đắm trong rượu và thuốc phiện, để ăn mòn thể xác và tinh thần, trong khi rượu chúng bắt
bn bán thì 1 phần là rượu và 8 phần nước lã. 
- Chương III: “Các quan thống đốc” 
Các quan Thống đốc bao gồm những viên toàn quyền được Pháp cử đi cai trị ở Đông
Dương, và tất cả đều khơng phải hạng người tốt đẹp. Ơng Phuốc lạm dụng chức quyền, cho
thi hành những biện pháp độc đốn đối với những người chống lại ơng ta. Ơng Lơng là một
kẻ có lịng tham và dối trá, xin đầy tiền chỉ để đầy túi của mình. Ơng Gácbi thì ln bịm bợp
về việc khai thác thuộc địa của mình. Ơng Méclanh thì ghê tởm hơn, hắn ta coi tính mạng
con người là rẻ rúng và coi cái chết của họ là thú vui của mình. Ơng Giêremi Lơ me, ông U
18


tơ rây thì cũng đều là hạng người giống với những người đi trước, tham lam tiền bạc của
người bản xứ và lạm dụng chức quyền để trừng trị những kẻ mình ghét. 
- Chương IV: "Các quan cai trị" 
Các quan cai trị luôn tự phong họ là cao quý, mọi người gặp phải cúi chào, ai qn chào
thì chính hắn đã tự rước án tử cho mình. Và khơng chỉ chào lạy, người bản xứ bị coi là con
thú, mặc cho những quý ngài kia đánh đập bất cứ lúc nào dù họ vơ tội, và điều đó chỉ để
quan trút giận và làm thú tiêu khiển mà thôi. Quan đánh họ để vui nhưng quan cũng ăn tiền
của họ, nhận hối lộ tham nhũng tiền đầy túi không đếm xuể, và tất cả mọi khổ sở đều đổ lên
đầu người dân nghèo. 
- Chương V: " Những nhà khai hoá" 
Những nhà khai hoá ấy đều là những người da trắng, nên họ coi họ là quý phái, là chủng

tộc thượng đẳng. Chúng coi dân An Nam là một lũ súc vật bị điều khiển bằng roi vọt, coi
tính mạng của một con người An Nam rẻ rúng không đáng giá một trinh, vậy nên chúng mặc
nhiên coi rằng mình có quyền hành hạ và giết chết họ để làm trò vui, thú tiêu khiển của
mình. Và khơng chỉ những tên tồn quyền Pháp mà ngay cả những người có ít chức, ít quyền
cũng coi mình là thượng đẳng và ra sức giết cướp bóc dân lành, ngay cả những người truyền
giáo cũng ác độc không kém họ. 
- Chương VI: Tệ tham nhũng trong bộ máy cai trị
Mỗi năm, ngân sách thuộc địa đã bốc hơi một số tiền không hề nhỏ, và số tiền đó thì chạy
vào túi của những ông quan lớn. Các ông cần tiền để chi tiêu cho bản thân, để ăn chơi vui
sướng hay để làm những việc mà các ơng cho là cao cả, có ích và những điều đó đã phung
phí đồng tiền mà người dân An Nam khốn khổ đã phải đổ mồ hôi nước mắt mới kiếm được.
Và mỗi lần kho bạc vơi đi người dân An Nam phải làm đủ mọi cách để nó đầy lại, bằng cách
nào cũng được nếu khơng muốn bị trừng phạt.
- Chương VII: “Bóc lột người bản xứ”
Sau khi cướp hết những ruộng đất màu mỡ, bọn cá mập Pháp đánh vào những ruộng đất
cằn cỗi những thứ thuế vô lý gấp trăm lần thuế đất thời phong kiến. Thuế thân, thuế hàng
hóa,... cũng trở thành nỗi ám ảnh của người dân. Nhiều phụ nữ nghèo khổ thảm thương phải
mang xiềng đi quét đường chỉ vì một tội khơng nộp nổi thuế. Người dân cịn phải đi phu, đi
tạp dịch… người da trắng bao giờ cũng được ưu tiên hơn người da màu. Bất cứ lúc, là người
dân An Nam, họ bị áp bức, là người nông dân, họ bị tước đoạt.
- Chương VIII: “Công lý”
Nguyễn Ái Quốc cho người đọc thấy được cách phán xét bất công và cách trừng phạt
người dân một cách man rợ của bọn cầm quyền. Công lý được tượng trưng bằng một người
đàn bà dịu hiền, một tay cầm cân, một tay cầm kiếm. Vì đường từ Pháp đến Đơng Dương xa
q, xa đến nỗi sang được tới đó thì cán cân đã mất thăng bằng, đĩa cân đã chảy lỏng ra và
biến thành những tẩu thuốc phiện hoặc những chai rượu, nên người đàn bà tội nghiệp chỉ
còn lại độc cái kiếm để chém giết. Bà chém giết đến cả người vơ tội.
- Chương IX: “Chính sách ngu dân, hại nước”
19



Để có thể đánh lừa dư luận bên Pháp và bóc lột dân bản xứ một cách êm thấm, bọn cá
mập của nền văn minh không những đầu độc nhân dân An Nam bằng rượu và thuốc phiện,
mà còn thi hành một chính sách ngu dân triệt để. Những bài báo, văn bản… tiếng Việt hay
những bài báo tiếng Pháp không ca tụng “chúng” đều phải qua kiểm duyệt hoặc không được
phép lưu hành. Hàng ngàn trẻ em không được đến trường, thanh niên An Nam không được
đi du học Pháp,... Người dân phải sống trong cảnh mù chữ, bị đối xử bất công.
- Chương X: “Chủ nghĩa giáo hô ̣i”
Với lối hành văn hóm hỉnh hài hước mà ẩn đằng sau là ngòi bút châm biếm sâu cay
Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bô ̣ mă ̣t giả dối cùa các vị giáo phẩm, giáo sĩ, giám mục và cả
các vị Cha đáng kính những con người lấp đằng sau vỏ bọc những nhà truyền giáo, những vị
sứ giả của Chúa để lợi dụng các con chiêm ngoan đạo, những tín đồ bắt buô ̣c phải theo đạo
để vơ vét của cải nhét vào túi mình hay giết bóc nhân dân vô tô ̣i ở An Nam. 
- Chương XI: “Nỗi khổ nhực của người phụ nữ bản xứ”
Nguyễn Ái Quốc đưa ra mô ̣t loạt các dẫn chứng vô cùng thuyết phục về số phâ ̣n những
người phụ nữ ở khắp nơi, như An Nam, Phết Mơdala, Angiê, Máctiních, ..., hay trẻ em, đă ̣c
biê ̣t là trẻ em gái hay kể cả những cụ già. Mà điều họ phải đối mă ̣t không chỉ là sự bóc lốt về
sức người hay tiền bạc mà còn là tính mạng và sự tôn nghiêm: trinh tiết. “Các nhà khai hoá”
không chỉ đánh đâ ̣p họ dã man mà còn hãm hiếp thiếu nữ, trẻ em gái, phụ nữ có chổng hay
góa bụa,... Phải thốt lên rằng: “Chế đô ̣ thực dân là ăn cướp” và bổ sung thêm là cả hiếp dâm
và giết người.
- Chương XII: “Nô nê ̣ thức tỉnh”
Tác giả cổ vũ phong trào đấu tranh của nhân dân các dân tộc thuộc địa như ở Đông
Dương, Đahomay, Xyri, ... Đó đều là sự thức tỉnh, giác ngộ về lực lượng và giá trị của giai
cấp công nhân, và nơi nào có áp bức, bóc lột nơi đó sẽ có đấu tranh. Cách mạng Nga đã dạy
cho họ cách đấu tranh, đã giúp đỡ họ về tinh thần và vật chất như Lênin đã viết trong luận
cương của Người về vấn đề thuộc địa. Sau Đại hội Bacu, mặc dù phải đương đầu với những
khó khăn dồn dập trong nước và ngồi nước, nước Nga vẫn khơng hề một chút do dự trong
trong việc giúp đỡ các dân tộc thức tỉnh bằng tấm gương cách mạng đó là thành lập Trường
Đại học Phương Đông. 

 Ý nghĩa: 
- “Bản án chế độ thực dân Pháp” ra đời là một cái mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng
thành trong ý thức cách mạng của nhân dân Việt Nam. Nó đáp ứng những đòi hỏi bức thiết
của cách mạng Việt Nam về một đường lối sáng suốt và đúng đắn, để thoát ra khỏi tình trạng
mơ hồ về phương hướng và mục tiêu cách mạng.
- “Bản án chế độ thực dân Pháp” là một đóng góp sáng tạo có ý nghĩa lịch sử lớn lao vào
việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam. Với tác phẩm này, ánh sáng của chân
lý cách mạng của thời đại đã soi rọi vào tâm trí nhân dân về con đường cách mạng duy nhất
đúng đắn, con đường của chủ nghĩa Mác – Lênin, làm cho mọi người thấy rằng chủ nghĩa
Mác – Lênin là cái mình đang mong đợi, khát khao.

20


- Tác phẩm là sản phẩm của sự kết hợp biện chứng, sinh động, tài tình những nguyên lý
phổ biến của học thuyết Mác –Lênin về chủ nghĩa đế quốc, về vấn đề dân tộc và thuộc địa
với thực tiễn của phong trào cơng nhân, phong trào giải phóng dân tộc dưới ánh sáng của
Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Về mặt lý luận, phương pháp luận, và về giá trị thực
tiễn, tác phẩm đã vượt ra ngồi khn khổ của cái tiêu đề “Bản án chế dộ thực dân Pháp” …

2.3. Tác phẩm Đường cách mênh
̣
 Hoàn cảnh ra đời:  Tác phẩm Đường cách mệnh được chuẩn bị vào những năm 19251926 và được xuất bản vào năm 1927. Đây là thời kỳ hoạt động đầy sôi nổi và hiệu quả
của Nguyễn Ái Quốc.
Tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây, Người
tập hợp những người Việt Nam yêu nước, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
Công việc đầu tiên Nguyễn Ái Quốc làm là mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Người
vừa là giảng viên chính, vừa là người tổ chức và hướng dẫn lớp học. Thời gian từ năm 1925
đến năm 1927, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức được ba lớp đào tạo với tổng số 75 học viên.
Các bài giảng của Người là tài liệu chính cho học viên nghiên cứu, trao đổi.

Đầu năm 1927, các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp học tại Quảng Châu được
bộ tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông tập hợp lại và xuất bản
thành sách với tên gọi Đường cách mệnh. Sách có khổ 13x18cm, in trên giấy nến, kiểu chữ
viết thường.


Nô ̣i dung tác phẩm: 

- Những vấn đề lý luận chung về cách mạng xã hội
Trên tờ bìa cuốn sách, ngay dưới tên sách là câu trích trong tác phẩm Làm gì? Của
V.I.Lênin, khẳng định vai trị và tầm quan trọng của lý luận đối với sự phát triển của phong
trào cách mạng nói chung: “Khơng có lý luận cách mệnh, thì khơng có cách mệnh vận
động…Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm
cách mệnh tiền phong”.
Trong phần mở đầu cuốn sách, Nguyễn Ái Quốc nêu rõ: “Mục đích sách này là để nói cho
đồng bào ta biết rõ: (1) Vì sao chúng ta muốn sống thì phải cách mệnh. (2) Vì sao cách mệnh
là việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc một hai người. (3) Đem lịch sử cách
mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi. (4) Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào
ta rõ. (5) Ai là bạn ta? Ai là thù ta? (6) Cách mệnh thì phải làm thế nào?”. Để rồi đạt đến
mục đích cao nhất là: “Đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh dậy rồi thì
đứng lên đồn kết nhau mà làm cách mệnh”.
Đường cách mệnh xác định chuẩn mực đạo đức của những người cách mạng, những
người tham gia trực tiếp vào sự nghiệp gian khổ, hy sinh, nhưng vẻ vang của dân tộc. Ở đây,
Hồ Chí Minh đã bước đầu thể hiện một quan niệm trở thành triết lý nhân sinh: Lý luận cách
mạng hàm chứa các giá trị nhân văn cao cả; cách mạng là sự nghiệp hào hùng, oanh liệt, vẻ
vang, người cách mạng phải có nhân cách, đạo đức và phẩm hạnh mới tiếp thu được tinh
thần của lý luận, mới làm trịn nhiệm vụ cách mạng khó khăn.

21



Nguyễn Ái Quốc nêu ra 23 tiêu chuẩn, quy tụ trong ba mối quan hệ cơ bản của một con
người.
(1) Đối với mình, có 14 tiêu chuẩn: Cần kiệm. Hồ mà khơng tư. Cả quyết sửa lỗi mình.
Cẩn thận mà khơng nhút nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại (chịu khó). Hay nghiên cứu, xem xét. Vị
công vong tư. Không hiếu danh, khơng kiêu ngạo. Nói thì phải làm. Giữ chủ nghĩa cho
vững. Hy sinh. Ít lịng ham muốn về vật chất. Bí mật.
(2) Đối với người, có 5 chuẩn mực: Với từng người thì khoan thứ. Với đồn thể thì
nghiêm. Có lịng bày vẽ cho người. Trực mà khơng táo bạo. Hay xem xét người.
(3) Đối với cơng việc, có 4 tiêu chuẩn: Xem xét hồn cảnh kỹ càng. Quyết đốn. Dũng
cảm. Phục tùng đoàn thể.
Những phẩm chất này làm thành các giá trị về nhân cách con người, nhân cách làm
người- Một mẫu người mới đang định hình và xuất hiện trong phong trào cách mạng của dân
tộc.
Tác phẩm giải quyết các vấn đề về nguyên nhân dẫn đến cách mạng, các loại cách mạng
và vai trị của nó trong lịch sử.
Về Đảng chính trị, Đường cách mệnh xem đảng cách mệnh, đảng cộng sản là nhân tố
quyết định sự thành công của cách mệnh. Người viết: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì?
Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngồi thì
liên lạc với dân tộc bị áp bức và vơ sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững thì cách mệnh mới
thành cơng, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có
chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà
khơng có chủ nghĩa cũng như người khơng có trí khơn, tàu khơng có bàn chỉ nam.
Đường cách mệnh chỉ rõ cách mệnh là sự nghiệp của tồn dân tộc chứ khơng phải của
một vài cá nhân. Lần đầu tiên trong tác phẩm này, Nguyễn Ái Quốc đã xác định khái niệm
lực lượng cách mạng một cách đúng đắn, khoa học dựa vào tiêu chí “bị áp bức”: “ai mà bị áp
bức càng nặng thì lịng cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết”. Theo tiêu chí đó,
Người xếp “cơng nơng là gốc cách mệnh”, không chỉ họ chiếm số đông trong dân chúng mà
cơ bản là họ bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất, tàn bạo nhất. Nguyễn Ái Quốc coi “học trị, nhà
bn nhỏ, điền chủ nhỏ…là bầu bạn cách mệnh của công nông”. Những chỉ dẫn cơ bản này

là nền tảng lý luận hình thành khối liên minh công nông và Mặt trận dân tộc thống nhất
trong cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
Đường cách mệnh coi đoàn kết như một nhân tố quan trọng bảo đảm thắng lợi của cách
mạng Việt Nam. Theo Người, “An Nam dân tộc cách mệnh thành cơng thì tư bản Pháp yếu,
tư bản Pháp yếu thì cơng nơng Pháp là giai cấp cách mệnh cũng dễ. Và nếu công nơng Pháp
cách mệnh thành cơng, thì dân tộc An Nam sẽ được tự do”. Mối quan hệ đó chính là hai
cánh của con chim cách mạng bay cao và bay xa.
- Tổng kết kinh nghiệm các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới và rút ra bài học cho
cách mạng Việt Nam
Đường cách mệnh giới thiệu tính chất, nội dung các cuộc cách mạng điển hình trên thế
giới, cách mạng Mỹ năm 1776, Cách mạng Pháp 1789, lịch sử cách mạng Nga 1917. Từ sự
phân tích tính chất, nội dung các cuộc cách mạng Mỹ, Pháp, Nguyễn Ái Quốc đi đến kết
22


luận mang tính so sánh với tiến trình vận động lịch sử: Mặc dầu có ý nghĩa to lớn trong tiến
trình phát triển của nhân loại, nhưng các cuộc cách mạng này vẫn là những cuộc cách mạng
“không đến nơi”, khơng triệt để. Trong quan niệm của Người, chỉ có cuộc Cách mạng Tháng
Mười Nga là cuộc cách mạng triệt để.
Nguyễn Ái Quốc viết “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mạng Nga là đã thành cơng, và
thành cơng đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật,
khơng phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An
Nam. Cách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi, lại ra sức cho công, nông các
nước và dân bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư
bản trên thế giới”.
Việc phân tích các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, đối chiếu với nhu cầu khách
quan của cách mạng Việt Nam là độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân,
Nguyễn Ái Quốc đã rút ra bài học lớn: Dân tộc ta phải đi theo con đường cách mạng vô sản,
con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
- Phương pháp tổ chức hoạt động cách mạng

Đường cách mệnh giới thiệu công lao to lớn của Quốc tế I, Quốc tế II; phê phán đường lối
phi mác xít của những người cơ hội trong Quốc tế II. Nguyễn Ái Quốc vạch rõ cách mạng
Việt Nam là một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới và để đảm bảo sự
thắng lợi, cách mạng nước ta phải dựa vào Quốc tế III, tức Quốc tế Cộng sản.
Học tập kinh nghiệm của thế giới, tác phẩm hướng dẫn cách thức tổ chức, vận động quần
chúng: Cách mạng Việt Nam phải tổ chức ra các đồn thể quần chúng như cơng hội, nơng
hội, phụ nữ, thanh niên… theo đường lối Cách mạng Tháng Mười Nga, của Quốc tế Cộng
sản.
 Ý nghĩa
- Ý nghĩa lịch sử:
Tác phẩm Đường cách mệnh đóng vai trị quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác
– Lênin vào Việt Nam những năm 20 của thế kỷ XX, trong việc kết hợp phong trào yêu
nước với chủ nghĩa Mác – Lênin tạo lập các tiền đề tư tưởng lý luận cho sự ra đời của Đảng
Cộng sản Việt Nam năm 1930.
Góp phần khắc phục sự khủng hoảng về đường lối cứu nước của dân tộc; khẳng định rõ
xu hướng lựa chọn con đường cách mạng Việt Nam, vừa thỏa mãn được các nhu cầu khách
quan của đất nước, vừa phù hợp với xu thế của thời đại sau Cách mạng Tháng Mười Nga.
Trở thành cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ cách mạng Việt Nam; tài liệu mẫu
mực trong việc học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào giải quyết các vấn đề thực
tiễn, nhất là trong những giai đoạn lịch sử có sự thay đổi mang tính chất bước ngoặt.
Nhiều vấn đề có liên quan đến con đường cách mạng, xây dựng, tổ chức, đoàn kết các lực
lượng cách mạng, về vai trò lãnh đạo của Đảng, công tác xây dựng Đảng vững mạnh, nhất là
các chuẩn mực đạo đức của người cộng sản vẫn giữ nguyên tính thời sự trong sự nghiệp đổi
mới đất nước hiện nay.
- Giá trị lý luận:
23


Thông qua tác phẩm Đường cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc – Người cộng sản Việt Nam
đầu tiên – đã trình bày những điều cốt lõi của học thuyết cách mạng Mác – Lênin, phù hợp

với một nước thuộc địa nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu. Điều này khẳng định tính phổ
biến của các nguyên lý của học thuyết Mác– Lênin trên phạm vi tồn cầu, khơng chỉ ở Châu
Âu, mà cịn ở Phương Đơng, Châu Á.
Tác phẩm đánh dấu một giai đoạn mới trong nhận thức lý luận của Nguyễn Ái Quốc, góp
phần phát triển sáng tạo nhiều vấn đề trong lý luận cách mạng Mác – Lênin.
- Giá trị thực tiễn và tính thời sự của tác phẩm đối với công tác xây dựng Đảng hiện nay:
Tác phẩm truyền tải nhiệt huyết cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh thần yêu
nước, triệt để cách mạng của Người cho các thế hệ cán bộ, đảng viên ngày nay.
Nghiên cứu thật kỹ lưỡng tác phẩm sẽ tiếp tục làm sáng tỏ phương pháp cách mạng nói
chung và phương pháp cơng tác tư tưởng nói riêng. Đó là, trước hết phải làm tốt công tác
giáo dục lý luận cách mạng, sau đó phải tuyên truyền, vận động để biến thành hành động
cách mạng.
Tác phẩm củng cố, vun đắp ý chí cách mạng, kiên trì đường lối cách mạng Việt Nam.
Tiếp tục khẳng định tư cách người cách mệnh; có lý tưởng, có đạo đức trong sáng, góp
phần phịng, chống suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ,
đảng viên, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và
các Nghị quyết Trung ương, đặc biệt Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về
xây dựng Đảng hiện nay”.

2.4. Tác phẩm Công tác quân sự của Đảng trong nông dân
 Hoàn cảnh ra đời: Thời gian: 1-1-1927


Nô ̣i dung tác phẩm: 

- Cuộc cách mạng vô sản không thể thắng lợi ở các nước nông nghiệp và nửa nông nghiệp
nếu như giai cấp vô sản cách mạng không được quần chúng nông dân ủng hộ tích cực, ba
cuộc cách mạng Nga, cuộc cách mạng vĩ đại Trung Quốc và các cuộc đấu tranh cách mạng ở
nhiều nước khác đã chứng minh rõ ràng điều đó. Do vậy mà việc tun truyền của Đảng
trong nơng thơn có tầm quan trọng đặc biệt.

- Để bảo đảm chắc chắn cho sự phối hợp hành động giữa giai cấp vô sản và nông dân, đảng
của giai cấp vô sản, trước hết ở tất cả các nước nông nghiệp và nửa nơng nghiệp, phải quan
tâm tới cơng tác chính trị và tổ chức (cả về công tác quân sự) trong nơng dân.
- Điều hồn tồn cốt lõi để bàn luận công tác quân sự của Đảng trong nông dân suốt thời
gian dài là  nhất thiết phải sử dụng hình thức hoạt động vũ trang (nghĩa là những hoạt động
quân sự thực sự của những tốn du kích nơng dân) chống lại sự lộng quyền của bọn địa chủ,
bọn cho vay nặng lãi, những cơng chức chính phủ, v.v. Khơng thể có một phong trào du kích
cách mạng trong “hồn cảnh bình thường và hồ bình” vì nó chứng tỏ sự khởi đầu thời kỳ
nội chiến công khai giữa hai bộ phận cư dân.Chìa khố dẫn tới những thắng lợi vững chắc
của các tốn du kích là sự liên hệ mật thiết với quần chúng nông dân.

24


- Đảng vơ sản ln có bổn phận phải tính tới những điều kiện cụ thể về thời gian, làm sao
có khả nǎng đưa lại cho phong trào du kích những hình thức phù hợp với hồn cảnh đặc thù
ấy và dẫn dắt các hoạt động của nó. Phong trào du kích khơng chỉ được lãnh đạo về chính
trị, mà còn được lãnh đạo về quân sự và chiến thuật.
- Về phần tổ chức, các điều kiện cǎn bản mà phong trào du kích phải tuân thủ như sau:
a) Tổ chức phải mềm dẻo và cần phải có một số cấp có khả nǎng hoạt động độc lập với
nhau;
b) Tổ chức phải cơ động; có khả nǎng hoạt động nhanh; có thể xoay chuyển cực nhanh khi
hồn cảnh địi hỏi chuyển từ điều kiện bí mật sang cơng khai và ngược lại, và kết hợp đúng
đắn các phương pháp công khai, bán cơng khai và bí mật;
c) Cấu trúc phải làm sao cho Đảng thực hiện quyền lãnh đạo về chính trị và tác chiến của
mình;
d) Cấu trúc phải đơn giản, dễ hiểu đối với quần chúng và phù hợp với phong tục tập quán
của họ, bảo đảm tiếp tục phát triển lực lượng mới.
- Giám sát việc thành lập các đơn vị du kích, việc huấn luyện quân sự của nó và hoạt động
của nó ở xã, huyện, tỉnh hoặc trên khắp cả nước, tất nhiên đó là trách nhiệm của từng Uỷ ban

chuyên môn trong hội đồng quân sự của Đảng Cộng sản, vì hội đồng này phụ trách tồn bộ
cơng tác qn sự của Đảng.
 Ý nghĩa:
Từ thực tiễn của cách mạng Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc cho rằng: “Đảng của giai cấp
vô sản, trước hết ở tất cả các nước nông nghiệp và nửa nông nghiệp, phải quan tâm tới cơng
tác chính trị và tổ chức (cả về công tác quân sự) trong nông dân. Những vấn đề về tổ chức
các lực lượng vũ trang trong nông dân, vấn đề xây dựng căn cứ địa, những nguyên tắc trong
việc tổ chức du kích và lãnh đạo chiến tranh du kích đã bước đầu được Nguyễn Ái Quốc
phân tích và giải quyết về mặt lý luận. Trên cơ sở đó, kết hợp với những bài học của cách
mạng thế giới, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: “Cuộc cách mạng vô sản không thể thắng lợi
ở các nước nông nghiệp và nửa nông nghiệp nếu như giai cấp vô sản cách mạng không được
quần chúng nông dân ủng hộ tích cực. Đó là một sự thực hiển nhiên đối với cả hai cuộc cách
mạng - cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng vô sản”. Do vậy mà công tác tuyên
truyền, tổ chức của đảng với nơng dân có tầm quan trọng đặc biệt. “Cách mạng chỉ có thể
thắng lợi nếu như những làn sóng cách mạng lay động được quần chúng nông dân dưới sự
lãnh đạo của giai cấp vơ sản”.

2.5. Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam 
Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam được hợp thành từ 4 tác phẩm: Chính
cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng và
Điều lệ vắn tắt của Đảng.
 Hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm:
Tháng 3-1929, Chi bộ cộng sản đầu tiên ra đời tại Hà Nội. Tại Đại hội lần thứ I của Hội
Việt Nam Cách mạng Thanh niên, đoàn đại biểu Bắc Kỳ đưa vấn đề thành lập Đảng Cộng
sản ra thảo luận. Đề nghị đó khơng được Đại hội chấp nhận, đoàn đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ bỏ
25


×