Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

NHƯNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ̃ HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.04 KB, 4 trang )

NHỮNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA
HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1.1. Đảng cộng sản Việt nam là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam
“Cách mạng trước hết phải có cái gì ?”, “Phải có đảng cách mạng, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì
liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người
cầm lái có vững thì con thuyền mới chạy.”
4
1.2. Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào
yêu nước
- Đây là quy luật hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam và cũng là luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh
đóng góp vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin
• Quy luật hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam kết hợp thêm yếu tố phong trào yêu nước, vì:
(1) Phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trìnhphát triển của dân tộc.
5
(2) Phong trào công nhân kết hợp với phong trào yêu nước vì cả hai đều có mục tiêu chung.
(3) Phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân.
(4) Phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Quy luật hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở kết hợp vấn đề dân tộc với giai cấp, có ý nghĩa quan trọng đối
với quá trình hình thành Đảng Cộng sản ở một nước thuộc địa.
6
1.3. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam
• Đảng ta là đội tiền phong của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân.
• Đảng tập hợp vào đội ngũ của mình những người “tin theo chủ nghĩa cộng sản”, “Đảng liên kết với những dân tộc bị
áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới”. Đảng “đại biểu cho lợi ích của cả dân tộc” và “Đảng của giai cấp lao động,
mà cũng là đảng của toàn dân”.
• Bản chất giai cấp công nhân của đảng là ở nền tảng lý luận và tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin.
7
1.4. Đảng cộng sản Việt Nam lấy CNMLN “làm cốt”
• “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng theo chủ nghĩa ấy”. “Bây giờ học
thuyết nhiều…”


• Chủ nghĩa Mác-Lênin làm “cốt” trở thành nền tang tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
8
• Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin chú ý:
(1) Học tập, nghiên cứu, tuyên truyền CNMLN phải phù hợp với hoàn cảnh và từng đối tượng.
(2) Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin phải phù hợp với từng hoàn cảnh.
(3) Trong quá trình hoạt động, Đảng ta phải chú ý học tập, kế thừa những kinh nghiệm tốt của các ĐCS khác, đồng thời
Đảng ta phải tổng kết kinh nghiệm của mình để bổ xung chủ nghĩa Mác-Lênin.
(4) Đảng ta phải tăng cường đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin.
9
1.5. Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng theo các nguyên tắc đảng kiểu mới của giai cấp vô sản
+ Tập trung dân chủ - là nguyên tắc cơ bản của tổ chức Đảng.
+ Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách luôn đi đôi với nhau.
+ Tự phê bình và phê bình. Đây là nguyên tắc sinh hoạt của Đảng.
+ Kỷ luật nghiêm minh và tự giác.
+ Đoàn kết thống nhất trong Đảng.
10
HỒ CHÍ MINH TỰ PHÊ BÌNH
11
1.6. Tăng cường và củng cố mối quan hệ bền chặt giữa Đảng với dân
• Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ của nhân dân, thường xuyên lắng nghe ý kiến của dân, khắc phục
bệnh quan liêu.
• Đảng cầm quyền, dân là chủ, vận động nhân dân tham gia xây dựng đảng dưới mọi hình thức.
• Đảng có trách nhiệm nâng cao dân trí.
• Trong quan hệ với dân, Đảng phải tiên phong.
12
1.7. Đảng Cộng sản Việt Nam phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh
Xây dựng, chỉnh đốn là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng.
Nội dung xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh:
• Xây dựng Đảng về tư tưởng.

• Xây dựng Đảng về chính trị.
• Xây dựng Đảng về tổ chức, công tác cán bộ.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về "Đảng cầm quyền"
ND - Trong các tác phẩm của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh ít dùng khái niệm "đảng cầm quyền". Nói "ít dùng"
không phải là không dùng mà là dùng đúng lúc, đúng chỗ, đúng ý nghĩa, tinh thần và nội dung cơ bản của nó.
Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, 1951, khi nói về thắng lợi của Cách
mạng Tháng Tám 1945, Bác viết: "Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà
giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch
sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành
công, đã nắm chính quyền toàn quốc"(*).
Và trong Di chúc để lại, tác phẩm cuối cùng của đời mình, khi nói về Đảng, một lần nữa Bác viết: "Đảng ta là
một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần
kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo,
là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân".
Khái niệm về "Đảng cầm quyền" thật ra không có gì xa lạ đối với các nước tư bản chủ nghĩa với nền chính trị
đa đảng. Ở đấy, Đảng nào giành thắng lợi trong tranh cử thì đứng ra lập chính phủ của mình và trở thành "đảng
cầm quyền". Cũng có nước, một số thế lực chính trị (hay quân sự) giành lấy chính quyền thông qua đảo chính
hay lật đổ.
Đối với Đảng ta, vấn đề chính quyền đã được giải quyết thông qua con đường cách mạng, phù hợp với những
điều kiện lịch sử của nước mình. Trước kia, khi nhân dân ta còn sống trong vòng nô lệ thì nhiệm vụ hàng đầu
của Đảng là lãnh đạo nhân dân làm cách mạng lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân phong kiến, giành
chính quyền về tay nhân dân. Và sau khi đã giành được chính quyền rồi thì trọng trách của Đảng là lãnh đạo gìn
giữ chính quyền, bảo vệ Tổ quốc, làm cho chính quyền ấy thực hiện tốt các nhiệm vụ của cách mạng, trước hết
và trên hết là vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.
Theo tư tưởng của Bác Hồ và của Đảng ta từ trước đến nay, khái niệm Đảng "nắm chính quyền" hay
"cầm quyền" là đồng nghĩa với Đảng lãnh đạo chính quyền.
Năm 1947, trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc", Bác Hồ viết: "Đảng không phải là một tổ chức để làm
quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung
sướng".
Năm 1960, trong bài nói tại lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng, Người nhấn mạnh: "Đảng ta vĩ đại, vì

ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác".
Quan điểm xuyên suốt trong các tác phẩm của Bác là Đảng (nói chung) và cán bộ, đảng viên (nói riêng) "phải
xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân". Muốn vậy, Đảng và cán bộ, đảng
viên phải không ngừng rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân.
Năm 1953, trong thư gửi Lớp chỉnh Đảng Liên khu 5, Bác viết: "Mục đích chỉnh Đảng là để dùi mài cán bộ và
đảng viên thành những chiến sĩ xứng đáng là người đầy tớ của nhân dân".
Năm 1968, làm việc với một số cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng về việc xuất bản loại sách "Người
tốt, việc tốt", Bác nói: "Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn
lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không
trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân".
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, nói chung và về Đảng cầm quyền nói riêng luôn được Đảng ta
trung thành, vận dụng sáng tạo và phát triển. Nói Đảng cầm quyền hoàn toàn không có nghĩa là Đảng tự
biến mình thành chính quyền, một mình mình nắm giữ chính quyền và làm chức năng của chính quyền.
"Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" là cơ chế vận hành của chế độ ta. Theo cơ chế ấy,
Đảng, Nhà nước và nhân dân đều là những chủ thể của quyền lực, nhưng quyền lực của mỗi chủ thể ấy
lại không giống nhau. Quyền lực của Đảng là quyền lãnh đạo, bao gồm cả quyền lãnh đạo chính quyền,
nhưng bản thân Đảng lại không phải là chính quyền Nhà nước, không làm thay cho Nhà nước. Quyền lực
nhà nước bao gồm các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhưng quyền lực ấy không phải do Nhà
nước tự có mà là do nhân dân giao phó cho những cơ quan quyền lực do mình cử ra. Quyền lực của nhân
dân là quyền của người làm chủ đất nước và quyền làm chủ ấy được thực hiện thông qua các hình thức
dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, kể cả dân chủ tự quản ở cơ sở. Mẫu số chung của ba loại quyền lực
nêu trên (lãnh đạo, quản lý và làm chủ), xét cho cùng, là tư tưởng Bác Hồ từng nêu lên trong bài báo
"Dân vận" viết năm 1949 cách đây đúng 61 năm "Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương đều do dân cử ra
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân".
Cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" thực chất là phương thức tổ chức nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa ở nước ta.
Cương lĩnh năm 1991 của Đảng và những điều bổ sung, phát triển các quan điểm về Đảng và Đảng cầm quyền
qua các kỳ Đại hội của Đảng và các khóa Trung ương từ bấy đến nay đều xác định: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà
nhân dân ta xây dựng là một xã hội do nhân dân làm chủ. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta;

phải xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc
về nhân dân. Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thể
hiện và thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất
quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân, đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân,
có nhiệm vụ không chỉ động viên, giúp đỡ đoàn viên, hội viên tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội mà
còn thực hiện vai trò phản biện và giám sát. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; thống nhất lãnh
đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và
phát huy quyền làm chủ của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Đại hội X của Đảng, khi đề cập nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng, đã đặt lên hàng đầu nhiệm vụ "Nâng cao
năng lực lãnh đạo, cầm quyền, hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách; tổ chức thực hiện có hiệu quả
đường lối". Đại hội cũng chủ trương, về mặt lý luận, phải tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề về xây dựng Đảng
và về Đảng cầm quyền. Điều quan trọng hơn nữa là để xứng đáng là Đảng cầm quyền, Đảng phải làm những gì
và làm như thế nào?
Cương lĩnh năm 1991 của Đảng, trong khi nêu lên những bài học lớn, đã khẳng định: "Sự lãnh đạo đúng đắn
của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam". Đảng không có lợi ích nào khác
ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế,
tôn trọng quy luật khách quan. Phải phòng và chống những nguy cơ lớn: sai lầm về đường lối, bệnh quan liêu và
sự thoái hóa, biến chất của cán bộ, đảng viên.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng và về Đảng cầm quyền chắc chắn sẽ còn được làm sáng tỏ hơn nữa
trong các văn kiện Đại hội XI của Đảng sắp tới.
Tháng 5-2010
(*) Những trích dẫn lời Bác trong bài báo này đều lấy từ "Hồ Chí Minh tuyển tập", NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2002.

×