Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 học tốt tiết luyện nói

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.64 KB, 23 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghị quyết trung ương 8 khóa XI đã chỉ rõ: Giáo dục là quốc sách hàng
đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của toàn dân, đầu tư cho giáo dục là
đầu tư cho sự phát triển. Đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo là đổi mới
những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết từ quan điểm chỉ đạo đến nội dung
phương pháp,chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang
phát triển toàn diện năng lực phẩm chất của người học. Đồng thời Nghị quyết
cũng đã chỉ rõ: phải tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích
cực, chủ động sáng tạo, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Như vậy, mục tiêu giáo dục đã chuyển từ chủ yếu trang bị kiến thức
cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là
năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Phương pháp giáo dục phổ thông
cũng được đổi mới theo hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư
duy sáng tạo của người học”. Đào tạo một thế hệ học sinh hiện đại, hiện đại
từ tư duy đến cách nói năng ứng xử.
Ngữ văn là môn học quan trọng trong trường phổ thông nhằm phát huy
năng lực giao tiếp cho người học. Hiện nay dạy học Ngữ văn ngày càng được
chú trọng nhất là việc dạy phân môn Tập làm văn nhằm rèn luyện cho học
sinh các kĩ năng nghe - nói - đọc - viết đặc biệt là kĩ năng nói. Nói sao cho
người nghe hiểu và mục đích giao tiếp được thực hiện là điều khơng phải ai
cũng làm được. Vì vậy, để trở thành con người nhanh nhạy nói lưu lốt và
hồn thiện được kĩ năng này giáo viên THCS có vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc rèn luyện cho các em. Trong chương trình THCS, tổng số tiết luyện
nói chiếm tới 12 tiết. Điều đó có nghĩa là năng lực nói đã được chú trọng đặc
biệt. Tuy nhiên trên thực tế nhiều giáo viên cũng như học sinh chưa thấy được
tầm quan trọng của tiết học này, kĩ năng nói của học sinh đặc biệt là ở vùng
nơng thơn cịn rất hạn chế, việc bình phẩm tác phẩm thơ cũng hạn chế từ việc
năng lực nói khơng được phát huy. Tính năng động, hoạt bát, tự tin của học
sinh hầu như khơng được phát huy, tiết học luyện nói diễn ra nặng nề, khơ
khan, học sinh với tâm lí học nói cho qua. Đây là tồn tại chung trong quá trình
dạy- học các tiết luyện nói. Xuất phát từ những lí do đó tơi xin mạnh dạn trình




bày “Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 học tốt tiết luyện nói”. Với hi vọng
tìm ra một cách thức, một phương pháp tổ chức giờ học mới mẻ giúp hoc sinh
chủ động trong bài nói của mình. Đặc biệt giúp các em có một thói quen giao
tiếp bằng ngơn ngữ.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. Cơ sở lí luận
Giao tiếp là hoạt động cơ bản của con người để truyền tải và tiếp nhận
thông tin giữa người này với người khác. Có rất nhiều con đường khác nhau
để đạt tới mục đích giao tiếp, trong đó ngơn ngữ là phương tiện giao tiếp quan
trọng nhất của lồi người. Do đó, ngơn ngữ có vai trị quan trong trong đời
sống hàng ngày, khơng có ngơn ngữ con người khơng khơng thể phát triển
thành người tồn diện. Bên cạnh đó muốn đạt được hiệu quả cao trong quá
trình giao tiếp thì việc rèn luyện ngơn ngữ nói có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Nói là sự giao tiếp nhằm chỉ vào tình huống tập trung vào cái được nói (thơng
điệp). Bản thân thông điệp và việc làm cho những thông điệp này được hiểu một
cách rõ ràng và chính xác. Rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh sẽ hạn chế được
quan điểm quá chú trọng đến 3 kĩ năng còn lại của học sinh đó là nghe, đọc, viết.
Việc biên soạn các tiết luyện nói ở trung học cơ sở là sự cụ thể hóa khả năng
lí thuyết kết hợp với thực hành. Học tốt giờ luyện nói là thế mạnh của một sinh
hoạt giao tiếp tập thể. Nếu xác định được được tầm quan trọng của tiết luyện nói
giáo viên sẽ kích thích hoạt động của học sinh. Giờ luyện nói là cơ hội để giáo
viên tìm hiểu về con người, tính cách, nói năng của học sinh qua diễn đạt.
Trong sự phát triển của xã hội hiện đại bất kì ngành nghề nào cũng cần
phải có có khả năng giao tiếp tốt. Do vậy, người thầy đóng vai trị quan trọng
chủ đạo học sinh chủ động khám phá chiếm lĩnh tác phẩm văn chương thì học
sinh phải tự mình bộc lộ hiểu biết nghĩa là phải biết tư duy thành lời. Muốn
cho người nghe hiểu được thì phải biết cách truyền tải cho tốt nội dung khơng

cịn con đường nào khác là phải trình bày kĩ năng nói lưu lốt, phải bộc lộ qua
nét mặt cử chỉ….Vì thế, luyện nói là q trình rất quan trọng trong việc dạy
học văn, góp phần năng cao việc học tốt bộ mơn Ngữ văn. Đảm bảo đúng


mục tiêu mơn học đúng như chương trình mơn Ngữ văn đã nhấn mạnh:
trọng tâm của việc rèn luyện kĩ năng Ngữ văn cho học sinh là làm cho học
sinh có kĩ năng nghe - nói - đọc - viết Tiếng Việt. Đó là kĩ năng đầu tiên
để tiến tới phân tích tác phẩm văn học, bước đầu có năng lực bình giảng
tác phẩm văn học.
Trong chương trình Ngữ văn THCS từ lớp 6 đến lớp 9 có 12 bài trong đó
lớp 6 có 4 bài chủ yếu về tạo lập văn bản Tự sự và miêu tả, lớp 7 có 3 bài
củng cố về văn biểu cảm và văn giải thích. Lớp 8 có hai tiết luyện nói về cách
kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm và củng cố về văn thuyết minh. Lớp 9 tiếp tục
củng cố về văn nghị luận.
Như vậy, khối lượng dành cho tiết luyện nói chiếm một thời lượng lớn chứng
tỏ sách giáo khoa đã chú trọng đến kĩ năng luyện nói ở học sinh. Do đó luyện nói
là điều cần thiết để đảm bảo mục tiêu mơn học, giúp học sinh hồn thiện 4 kĩ
năng nghe – nói - đọc - viết góp phần nâng cao năng lực tư duy cho học sinh.

II. Thực trạng của vấn đề
1. Thuận lợi
Là giáo viên ra trường đã nhiều năm, được dạy qua các khối của THCS
nên có điều kiện bám sát nội dung chương trình của tất cả các khối và rút
được kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy.
Bản thân là một giáo viên nhiệt tình, chú tâm vào cơng tác, ln mong
muốn tìm ra các phương pháp hay trong q trình giảng dạy
Học sinh có một số em bước đầu đã có sự tự tin, chủ động trong tiết học,
thực hiện luyện nói đã tương đối lưu lốt, thành thạo.
2. Khó khăn

2.1. Trong giảng dạy
Trong thực tế giảng dạy mơn Ngữ văn thì dạy phần Tập làm văn vẫn được
coi là khơ khan và khó dạy nhất. Đặc biệt đối với các tiết dạy luyện nói được
đánh giá là tiết dạy khó thành cơng nhất. Trong các tiết dạy luyện nói hầu như
giáo viên chỉ dạy cho hết bài hoặc giờ dạy chỉ diễn ra với những hoạt động tẻ


nhạt: cơ hỏi, trị trả lời, cơ gọi trị lên bảng ấp úng, đọc bài nói của mình…
giáo viên chưa đầu tư, nghiên cứu để tổ chức các hoạt động phong phú. Nhiều
giáo viên chưa chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh nên cịn
lúng túng trong khâu soạn bài cũng như thực hiện các qui trình lên lớp…giờ
học thường khơng gây được ấn tượng, học sinh hầu như khơng hứng thú trong
việc học. Từ đó dẫn đến học sinh tiếp nhận giờ học như một sự ép buộc,
gượng ép, tẻ nhạt. Đáng tiếc hơn là một số học sinh học tốt, có tư chất văn
chương lại lúng túng khi trình bày trước lớp, năng lực nói cịn rất hạn chế mặc
dù từ lớp 6 đầu cấp của khối THCS các em đã được thực hành qua một số tiết
luyện nói. Điều đó, khơng phải các em khơng có khả năng mà vì thầy, cơ chưa
thực sự khơi gợi được sự tự tin, tích cực ở các em chưa thật sự giúp các em có
thói quen và sự hào hứng trong hoạt động học tập này.
Hơn nữa mục đích của các nhà biên soạn sách là muốn hình thành kĩ năng
giao tiếp qua ngơn ngữ nói góp phần hình thành năng lực tự tin của các em và
nếu thực chất việc dạy chỉ là qua loa đại khái, dạy cho hết tiết xong bài thì
mục tiêu giáo dục khơng thể đạt được.
2.2. Trong q trình học tập của hoc sinh
Chính vì phương pháp dạy qua loa, đại khái nên chưa khơi gợi khả năng hứng
thú học tập của học sinh. Một thực trạng diễn ra là trong tiết luyện nói học sinh
thường rất thờ ơ, thụ động thậm chí cịn sợ và né tránh tiết học này. Hầu như các
em xem đó là việc mình khơng cần làm xem đó là cơng việc của một số bạn học
được trong lớp nên học thiếu sự tập trung. Phần đơng, học sinh chỉ ngồi nghe bạn
nói, rồi nếu được thầy cơ u cầu nhận xét bài nói của bạn thì chỉ biết đưa ra một

vài câu chiếu lệ qua loa thậm chí nhiều em cịn rất lúng túng, không biết nhận xét
như thế nào, chỉ ậm ờ cho qua chuyện. Giờ học “luyện nói” với các em thường là
ít ấn tượng tất cả đều tẻ nhạt, buốn chán, cứ lặp đi lặp lại giống hệt nhau.
Thực trạng trên chính là vấn đề làm cho những giáo viên có tâm huyết cảm
thấy băn khoăn và trăn trở. Nên làm thế nào để học sinh hứng thú trong giờ


học văn, đặc biệt là trong giờ luyện nói? Làm sao để học sinh được học, để
thể hiện những hiểu biết bằng ngơn ngữ vốn có của mình trước mọi người?
Làm thế nào giúp các em vừa viết hay vừa nói tốt?
Thực sự đây là một vấn đề mang tính thời sự cấp bách một người thầy phải
đổi mới phương pháp dạy hoc. Quan trọng nhất trong khi dạy không chỉ dạy
kiến thức mà ở phương pháp dạy như thế nào để học sinh đạt được hiệu quả
cao nhất và hứng thú tiếp thu bài giảng của thầy, cơ.
Nhìn vào bảng khảo sát trên, là một giáo viên dạy Ngữ văn tôi không khỏi
băn khăn và trăn trở. Số học sinh khơng có kỹ năng nói lưu lốt trơi chảy
chiếm tới 2/3 lớp học. Kỹ năng nói chưa thành thạo thì tiết học thường diễn ra
tẻ nhạt, dẫn dến chất lượng giờ học khơng đạt u cầu, kỹ năng nói hạn chế
thì việc dùng ngơn ngữ nói để thực hiện các mục đích giao tiếp khác cũng
khơng thể thành cơng. Để khắc phục tình trạng trên, tơi mạnh dạn đổi mới,
lựa chọn một số cách thức tổ chức giờ dạy luyện nói ở chương trình lớp 8
nhằm phần nào đó khắc phục được tình trạng mà chúng ta đang quan tâm. Tôi
xin được đề xuất các giải pháp và biện pháp sau:
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giải pháp
Sau đây là một số giải pháp tôi đã tiến hành trong quá trình dạy- học:
- Nghiên cứu kĩ chương trình, nội dung các tiết luyện nói có trong chương
trình sách giáo khoa Ngữ văn THCS ở các lớp 6, 7, 8, 9.
- Nghiên cứu kĩ sách giáo viên để nắm được mục tiêu của kiểu bài dạy luyện nói.
- Nghiên cứu các tài liệu tham khảo để đề ra phương pháp cũng như các

biện pháp tổ chức cho học sinh trong tiết học các kiểu bài luyện nói.
- Nắm vững tiến trình các bước đi của tiết luyện nói.
- Phối hợp giữa vai trị chủ động, tích cực của học sinh và vai trò hướng
dẫn của giáo viên.
- Cá thể hoá trong học tập, đặc biệt là phát huy những kiến thức, kĩ năng,
năng lực của học sinh đã có để các em đều được phát triển.


- Vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức học tập theo kiểu học sinh được
trao đổi, thảo luận, trình bày quan điểm cá nhân và được tơn trọng ý kiến cá nhân.
- Thiết kế và hướng dẫn HS thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển
tư duy và rèn luyện kĩ năng, tạo niềm vui hứng khởi, nhu cầu hành động và
thái độ tự tin trong học tập của học sinh giúp các em phát triển tối đa năng
lực, tiềm năng của bản thân.
- Tham khảo dự giờ đồng nghiệp và rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy.
2. Các biện pháp cụ thể
2.1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài nói trước lớp
a. Ý nghĩa của biện pháp
Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học mơn Ngữ văn nói chung và
phân mơn Tập làm văn nói riêng, giờ dạy luyện nói có vai trị quan trọng
trong việc hình thành kĩ năng nói cho học sinh bậc THCS. Chúng ta đều biết
lứa tuổi học sinh trung học cơ sở đang ở độ tuổi trưởng thành, vốn ngơn ngữ
của các em cịn rất ít ỏi. Đặc biệt do yếu tố tâm lí các em hay rụt rè xấu hổ và
nhạy cảm trước thái độ của những người xung quanh. Năng lực nói của học
sinh lúc này cịn hạn chế. Vì vậy, để thực hiện tiết luyện nói, người thầy có
vai trị quan trọng trong việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, tổ chức, dẫn
dắt các hoạt động của học sinh trên lớp một cách linh hoạt, nhịp nhàng phù
hợp. Hơn thế khi chuẩn bị bài tốt học sinh đã một lần được tìm hiểu về đối
tượng và bắt đầu xuất hiện những trăn trở, tìm tịi đối tượng như vậy tiết
luyện nói cũng dễ thành cơng hơn.

b. Cách thức thực hiện
Với tiết luyện nói yêu cầu giáo viên và học sinh đều phải chuẩn bị công
phu, phải hình thành được những ý cần chuẩn bị
* Về phía giáo viên
Giáo viên cần định hướng cho học sinh chuẩn bị thật cụ thể, rõ ràng cả về
nội dung và cách thức phải trả lời được câu hỏi: chuẩn bị cái gì? chuẩn bị như
thế nào? bằng cách nào?


Cần hướng dẫn học sinh xác định được đề tài nói: Nói cái gì? Nói cho ai? Nói
để làm gì? Nghĩa là giáo viên phải xác định mục đích giao tiếp, cách thức giao
tiếp, nghĩa là bao giờ giáo viên phải có được dàn bài để hướng dẫn học sinh.
Thời gian để hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước bài ở nhà giáo viên có thể
yêu cầu trước từ 3 đến 5 ngày.
*Về phía học sinh
Yêu cầu tất cả nội dung chuẩn bị các em phải trình bày vào vở soạn văn
một cách cụ thể chi tiết. Bài làm của học sinh sẽ được các bạn tổ trưởng kiểm
tra lại một cách cụ thể và báo cáo với giáo viên vào đầu mỗi tiết học.
Trên cơ sở bài nói của mình học sinh có thể ở nhà tập nói một số lần để có
thể tự tin hơn khi đứng trước các bạn.
c. Ví dụ
Tiết 42: “Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu
cảm” tôi đã hướng dẫn cho học sinh hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài như sau:
Thứ nhất: Tôi yêu cầu học sinh nắm được đặc trưng của thể loại tự sự với
những yêu cầu về ngôi kể lời kể của người kể chuyện, phân biệt được giọng
người kể với lời của các nhân vật trong truyện. Phân biệt được lời văn miêu tả
với lời văn đối thoại, lời văn tự sự khách quan với lời văn của tác giả.
Thứ hai: Trả lời vào vở các câu hỏi trong sách giáo khoa về ngôi kể, tác dụng
của ngôi kể thứ nhất và ngơi kể thứ ba.Vai trị của yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Thứ ba: Em hãy thay đổi ngôi kể để kể lại đoạn trích.

Thứ tư: Trên cơ sở đoạn trích, thống nhất trong tổ nhóm, dự kiến chọn vai
và thực hiện đóng tiểu phẩm (Câu hỏi này nếu khơng yêu cầu học sinh chuẩn
bị thì dự kiến tổ chức các hoạt động học tập sẽ không thực hiện được).
Tiết 54: “Luyện nói thuyết minh một thứ đồ dùng”. Tơi đã yêu cầu học
sinh xác định đây là kiểu bài thuyết minh về một đồ dùng nên dàn bài phải yêu
cầu có nguồn gốc, cấu tạo, tác dụng, cách sử dụng và cách bảo quản, từ đó học
sinh trên cơ sở tìm hiểu, quan sát trực quan sẽ bổ sung được nhiều thông tin cần
thiết về đối tượng. Học sinh sẽ tìm ra được nguồn gốc của đồ dùng đó, cấu tạo


và cách sử dụng ra sao và bảo quản như thế nào. Đặc điểm của văn bản thuyết
minh là cung cấp tri thức mà muốn có tri thức học sinh phải vận dụng kiến thức
thực tế và thu thập thông tin qua tài liệu. Nếu giáo viên không cho học sinh tìm
hiểu trước để thu thập các tri thức thuyết minh và lên lớp mới yêu cầu học sinh
làm thì bài nói của học sinh khơng thể nào sâu sắc được.
* Đánh giá chung: Việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà có ý nghĩa
quan trọng bởi khi chuẩn bị các em đã được làm trước tập dượt trước một lần
về nội dung và hình thức thể hiện. Qua q trình theo dõi giáo viên có kỹ
năng hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà trước, học sinh chuẩn bị tốt theo hướng
dẫn thì giờ học sẽ thành cơng hơn.
2.2. Tổ chức các bước trên lớp
Bước 1: Phát phiếu học tập cho học sinh
a. Mục đích
Phiếu học tập được chuẩn bị trước phát đến tay học sinh. Mục đích của
phiếu học tập là tất cả các học sinh đều được tham gia vào các hoạt động học
tập, tránh tình trạng trong lớp chỉ một số em học được tham gia học tập cịn
lại là khơng chú ý. Trong các phiếu học tập này tôi đã soạn sẵn các yêu cầu cụ
thể và được coi là các tiêu chí đánh giá trong bài luyện nói để học sinh dựa
vào đó để đánh giá, nhận xét bài nói của bạn. Để thực hiện học sinh phải vận
dụng các lí thuyết đã học về kiểu bài để có cơ sở đánh giá bài nói của bạn.

Với phiếu học tập này đã bước đầu yêu cầu học sinh tư duy về bài nói của bạn
bởi vì tất cả các em được tham gia làm ban giám khảo thật sự. Phiếu học tập
đã tạo sự hứng khởi và sự tập trung cao độ chú ý lắng nghe bài nói của bạn.
b. Cách thực hiện
Phiếu học tập được phát ngay đầu tiết học, trước khi diễn ra các hoạt động
luyện nói của học sinh.
Sau khi phát phiếu, giáo viên hướng dẫn chi tiết, cụ thể các mục, các phần
theo nội dung ghi trên phiếu. Lưu ý học sinh nghe, nhận định và nhận xét rõ
ràng yêu cầu.


Sau khi nhận xét từng kĩ năng theo yêu cầu học sinh sẽ cho điểm bài nói của
bạn ở cột cuối cùng và đối chiếu với điểm sau khi đã thống nhất với giáo viên.
Cuối buổi học giáo viên có thể thu lại phiếu học tập này để kiểm tra việc
nhận xét cho điểm của từng em và khen thưởng những em có năng lực làm
giám khảo, động viên một số em làm chưa tốt cơng tác này.
c. Ví dụ
Trong bài “Luyện nói: kể chuyện theo ngơi kể kết hợp với miêu tả và
biểu cảm” tôi đã sử dụng phiếu học tập với nội dung như sau:

Bài nói

Lời
chào

Lời
kể

Yếu
Yếu tố

tố
biểu
miêu
cảm
tả

Ngơi
kể

Phon
g
cách

Lời
cảm
ơn

Điểm
đạt
được

1
2
3

Với bài: “Thuyết minh một thứ đồ dùng” nội dung phiếu như sau:

Bài nói

Lời

chào

1
2
3
……

Đánh giá chung

Cấu
tạo

Cách
sử
dụng

Phươn
Cách
Phong g pháp
bảo
cách thuyết
quản
minh

Lời
cảm
ơn

Điểm
đạt

được


Phiếu học tập này có thể ứng dụng cho tất cả các bài luyện nói ở THCS.
Tuy nhiên ở mỗi bài sẽ có nội dung khác nhau. Với hình thức học tập này
ngay từ đầu buổi học tôi đã thu hút toàn bộ các em học sinh trong lớp cùng
vào làm việc. Trước đây khi khơng có hình thức này thường thì chỉ có một em
lên bảng trình bày là làm việc cịn các em ở dưới có nghe, có theo dõi nhưng
cũng chỉ tràng màng, gọi nhận xét bài của bạn cũng chỉ qua loa, chiếu lệ.
Nhưng khi sử dụng phiếu học tập và theo dõi hoạt động học tập của học sinh
tôi thấy học sinh đều chủ động nghe và vận dụng kiến thức lí thuyết để nhận
xét bài nói của bạn. Tất cả học sinh đều được làm việc nghiêm túc, có chất
lượng. Mặc dù, ở một số ít em sự đánh giá cho điểm cịn hạn chế, song đó vẫn
là một kết quả đáng khích lệ và cũng là một bước tập dượt để các em làm
quen với hình thức học tập này. Qua quan sát bảng trên đã bước đầu định
hướng được dàn bài đại cương của một bài luyện nói vì vậy tơi đã tập cho học
sinh nói có trọng tâm trọng điểm trong bài nói của mình.
Bước 2: Tổ chức thảo luận nhóm
a. Mục đích
Trong giờ học tập, học sinh khơng chỉ học kiến thức ở thầy mà còn học
kiến thức ở bạn của mình. Học bạn là bước đầu cần thiết cho trò. Để học bạn
biện pháp tốt nhất là học sinh được tham gia vào nhóm học tập. Học nhóm
chính là sự chia sẻ kinh nghiệm, không chỉ học sinh học ở bạn kiến thức mà
còn học ở bạn kinh nghiệm, khả năng trình bày. Lớp học chính là cộng đồng
chủ thể, là thực tiễn xã hội. Đó là mơi trường trung gian giữa thầy và trò. Cá
nhân hoạt động trong mơi trường này thì hoạt động khơng cịn là hoạt động
cá nhân thuần túy mà là hoạt động hợp tác. Thơng qua việc trình bày, bảo vệ
sản phẩm mình trước tập thể lớp học, trao đổi, tranh luận với bạn cùng lớp,
nhóm, tổ kiến thức chủ quan của học sinh mới tự nâng cao.



Tiết luyện nói tuy là sự trình bày của cá nhân trước tập thể lớp, song cần
sự bàn luận trong tổ, nhóm để học sinh tranh thủ ý kiến bổ sung của bạn bè, từ
đó bài nói sẽ hồn chỉnh cả về nội dung và hình thức.
b. Cách thực hiện
Hình thức thảo luận nhóm được tơi áp dụng ngay sau phần đưa phiếu học
tập.Tơi chia nhóm học tập theo tổ của lớp để thuận tiện trong việc di chuyển
chỗ ngồi. Sau đó tơi giao nhiệm vụ cho các nhóm làm việc. Sau khi nhận
được câu hỏi tôi cho học sinh làm việc trong vòng 5 phút để thống nhất dàn
ý. u cầu phân nhóm trưởng và thư kí để ghi lại ý kiến thảo luận cũng như
theo dõi sự tham gia tích cực của các thành viên trong tổ và đặc biệt
khuyến khích những nhóm nào có khả năng chuyển thể thành các tiểu phẩm
hay. Sau khi thảo luận nhóm học sinh sẽ được thi nói trong tổ để chọn
người lên thi với tổ khác.
c. Ví dụ
Trong tiết: “Luyện nói: kể chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm”. Tôi
cho học sinh thảo luận về các nội dung như ngôi kể,lời kể, cách mượn lời
nhân vật để kể lại. Tơi đã cho học sinh hoạt động nhóm u cầu học sinh đóng
vai một cảnh dưới hình thức sân khấu hóa: sự đối đầu giữa chị Dậu và Cai Lệ.
Trong tiết: “Luyện nói: Thuyết minh một thứ đồ dùng”. Trong sách giáo
khoa đưa ra đề: Thuyết minh về cái phích nước. Tơi cho học sinh thảo luận để
tìm ra các ý về cấu tạo, cơng dụng ngun lí giữ nhiệt và cách bảo quản.
Ngồi ra tơi gợi ý cho các em xem xét thảo luận tìm và xây dựng dưới hình
thức sân khấu hóa như: thuyết minh dưới hình thức phỏng vấn nhà sản xuất
hoặc người sử dụng để giới thiệu đồ dùng của mình.
* Đánh giá chung
Với hoạt động này, qua q trình theo dõi tơi thấy học sinh hào hứng
làm việc. Đặc biệt là tất cả các thành viên trong tổ đều cùng thực hiện, các em
nhút nhát cũng có thể đưa ra được ý kiến của mình hay nói cách khác phần
cịn thiếu của mình sẽ được bạn bổ sung. Trong dạy học văn nói riêng và các



mơn học khác nói chung thảo luận nhóm xuất hiện khi bắt gặp những câu hỏi
khó nhưng điểm mới trong q trình tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm của
tơi là tơi u cầu học sinh luyện nói trước tổ để chọn một bạn lên nói thi với
các tổ khác. Bởi tiết luyện nói khơng thể tất cả các thành viên trong lớp lên
trình bày được mỗi tiết được khoảng 4 đến 5 em trình bày là hết giờ thì cách
thảo luận nhóm đã khắc phục được nhược điểm này. Tất cả các em đề được
tham gia nói trong tổ, được trình bày trong tổ. Khi một bạn đại diện tổ lên nói
trước lớp thì bài nói cá nhân đã mang tiếng nói chung của tập thể.
Bước 3: Diễn đạt bằng ngơn ngữ nói của mình
Sản phẩm của học sinh đã hồn thành và khi trình bày trước lớp là sự kết
hợp giữa bài chuẩn bị ở nhà, sự góp ý của các bạn, bài nói có thể trơi chảy
hơn. Giáo viên yêu cầu học sinh lên nói có thể thay đổi cách triển khai trong
mỗi tiết luyện nói: Có thể căn cứ vào sự tín nhiệm của tổ, xung phong hay
giáo viên chon cử, hoặc kết quả do tổ bầu chọn, cần khuyết khích những học
sinh nhút nhát lên bảng và có sự đánh giá nhẹ nhàng.
Yêu cầu học sinh ở dưới nghe bài nói của các bạn tất cả đều đã có trong
tay phiếu luyện nói heo dõi và đánh giá qua phiếu đó.
Sau mỗi bài nói của mỗi học sinh tôi thường cổ vũ tinh thần các em bằng
bằng cách vỗ tay để động viên, khuyến khích các em.
Bước 4: Nhận xét đánh giá
Đây là bước cần thiết phải có trong mỗi tiết học và được giáo viên sử dụng
thường xuyên trong các giờ học. Nhưng trong tiết luyện nói phần nhận xét
đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trong hơn thế sự đánh giá phải bao gồm
nhiều mặt. Ngoài yêu cầu nội dung kiến thức cần phải chú ý đến tác phong, thái
độ, cách thể hiện trên bảng. Tuy nhiên điểm mới trong cách tổ chức cho học
sinh đánh giá của tôi là: Tôi đã có phiếu để mỗi em nhận xét, khi các em nhận
xét bài của bạn căn cứ vào các tiêu chuẩn đã chấm trong phiếu. Tơi cử một thư
kí ghi chép lại toàn bộ nội dung nhận xét của học sinh, có thể coi đó là “cẩm

nang” học tập của lớp để trong các cuộc hội thảo học tập các em có thể tiếp tục


bàn bạc rút kinh nghiệm và đối với những em có năng lực nhận xét thật sự, tơi
có thể u càu những em đó diễn tả lại hoặc nói lại đoạn bạn chưa làm được.
Sau khi nghe các em nhận xét tơi ln chốt lại ý kiến, phân tích từng mặt
mạnh, mặt yếu của các em, đồng tình hay chưa đồng tình với lời nhận xét của
các em. Nhưng cơ bản nhất giáo viên phải đưa ra được những định hướng đúng
nhất trong bài nói của học sinh. Đặc biệt những nhận xét của giáo viên phải
thân tình, gợi khơng khí thân mật để các học sinh khác có thể tự tin hơn trong
bài nói của mình và cũng tạo sự hứng khởi cho các tiết học sau.
2.3. Phương pháp tổ chức đa dạng các hình thức học tập
a. Ý nghĩa của phương pháp.
Phương pháp dạy học hiện nay để đạt được hiệu quả cao nhất cần tích cực
hóa các hoạt động của học sinh. Muốn vậy yêu cầu người thầy trong mỗi tiết
học cần phải tổ chức đa dạng các hình thức học tập. Đặc biệt tổ chức nhiều
hình thức học tiết luyện nói nhằm tạo sự phong phú, sinh động trong giờ học.
Cùng một nội dung tri thức phương pháp tiếp cận có thể bằng nhiều con đường
khác nhau miễn sao dễ đi vào lòng học sinh. Đa dạng các hình thức trong học tập
sẽ tránh được sự nhàm chán, đơn điệu, tẻ nhạt thu hút sự tập trung, tạo sự phấn
khởi cho học sinh. Khắc phục được các cách thức tẻ nhạt thường diễn ra trong
tiết luyện nói như: Học sinh lập dàn bài giáo viên cho học sinh lên nói. Học sinh,
giáo viên nhận xét đánh giá. Có rất nhiều hình thức hoạt động có thể tổ chức
trong giờ học luyện nói trong chương trình lớp 8 tơi xin đề xuất một số hình thức
học tập như sau:
b. Các hình thức học tập
b1. Tổ chức hình thức thi: Hái hoa dân chủ
Đây là dạng bài tập giành cho học sinh trung bình, yếu, kém, chưa tự tin
trong việc trình bày, chưa quen với việc luyện nói trên lớp. Với hình thức học



tập này tôi sẽ dùng ở đầu buổi sau bước phát phiếu học tập. Giúp học sinh tìm
ý và hồn thiện phần dàn bài.
Cách thức tiến hành
Trước tiên tôi chuẩn bị một mơ hình bảng phụ gồm 3 thơng tin: Mở bài,
thân bài và kết bài.
Phần hoa để học sinh hái là các ý có thể nằm ở phần mở bài, thân bài và
kết bài. Sau đó tơi gọi học sinh lên hái hoa, sau khi xem nội dung học sinh sẽ
dán hoa vào phần tương ứng bên bảng phụ.
Sau khi học sinh đã cơ bản đưa các phần vào bảng phụ (lúc đầu có thể là sự
sắp xếp lộn xộn). Tôi sẽ lần lượt cho các học sinh khác nhận xét và yêu cầu sắp
xếp theo một dàn bài hoàn chỉnh, sắp xếp các ý theo đúng nội dung của kiểu bài
thuyết minh. Vậy là các em đã hoàn chỉnh dàn bài một cách nhanh chóng.
Chuyển sang hoạt động nhóm để nói trong tổ.
Ví dụ: Đối với bài :“Thuyết minh về một thứ đồ dùng” tơi có hệ thống
bảng phụ và các phần thăm để học sinh hái hoa như sau:
Đây là bảng phụ giáo viên sẽ gắn lên bảng:
Bảng phụ của giáo viên
Mở bài
Thân bài
Kết bài
Đây là phần câu hỏi sẽ được gắn lên cây hoa
Phần câu hỏi để học sinh hái hoa
Hoa số 1. Cấu tạo: vỏ (nhựa sắt), ruột (hai lớp thủy tinh có chân khơng ở
giữa, phía trong thủy tinh có lớp tráng bạc). Màu sắc (trắng, xanh, đỏ).
Hoa số 2. Phải để chỗ an toàn, tránh va đập rơi vỡ.
Hoa số 3. Cách rửa ruột phích khi bị đóng can xi ở dưới đáy bằng cách


cho một ít giấm ăn vào súc mạnh sau đó tráng lại.

Hoa số 4. Có nhiều rất nhiều hãng phích trong đó phích Rạng Đơng là nổi
tiếng nhất.
Hoa số 5. Phải để chỗ an toàn,tránh va đập rơi vỡ.
Hoa số 6. Khẳng định lại sự tiện ích của phích nước nóng.
Hoa số 7. Giới thiệu chung về phích nước nóng.
Sau khi gọi học sinh lên hái hoa tìm ý. Các học sinh khác nhận xét cuối
cùng kết quả làm việc của học sinh sẽ hồn chỉnh vào mơ hình bảng phụ của
tôi như sau:
Bảng phụ của giáo viên
Mở bài

Dàn bài
Giới thiệu chung về phích nước nóng- Có nhiều
hãng phích trong đó phích Rạng Đơng là nổi
tiếng nhất.
- Cấu tạo: vỏ (nhựa sắt), ruột (hai lớp thủy tinh
có chân khơng ở giữa, phía trong thủy tinh có
lớp tráng bạc). Màu sắc (trắng, xanh, đỏ).

Thân bài

- Có tác dụng giữ nhiệt, dùng cho sinh hoạt và
đời sống.
- Cách rửa ruột phích khi bị đóng can xi ở dưới
đáy bằng cách cho một ít giấm ăn vào súc manh
sau đó tráng lại.
- Phải để chỗ an toàn, tránh va đập rơi vỡ.

Kết bài


Khẳng định lại sự tiện ích của phích nước nóng.

Giáo viên có thể sử dụng hình thức học tập này với các bài luyện nói
khác tương tự như vậy.
b2. Tổ chức hình thức: Thi nói hay (Thi hùng biện, thi nói có sức thuyết phục)


Mang tính chất như một cuộc thi hùng biện, kể chuyện. Hình thức này
thực chất là luyện nói trong nhóm. Với hình thức này tơi có thể tìm ra các cá
nhân tích cực, có thể diễn đạt khả năng nói một cách lưu loát. Trong lúc cho
tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm tơi đã đan xen hình thức này và chính vì
mạng dáng dấp một cuộc thi nên tơi đã tạo được khơng khí sơi nổi lơi cuốn
học sinh. Học sinh được tham gia cùng bạn, tranh tài cùng bạn và đó khơng
phải là hình thức ép buộc nữa.
Cách thực hiện
Trước khi cho học sinh thảo luận tôi sẽ thông báo thể lệ cuộc thi. Ban giám
khảo sẽ là tất cả các viên trong tổ. Khuyến khích tổ nào có thêm hiện vật,
tranh ảnh. Phân cơng thư kí, người dẫn chương trình
Học sinh sẽ được thi thành hai vịng:
+ Vịng 1: Học sinh nói trong nhóm. Nhóm sẽ chọn và gửi gắm niềm
tin vào bạn để thi tài với tổ khác.
+ Vòng 2: Là sự tranh tài của mỗi nhóm
Ví dụ: Hình thức thi nói hay đã có tác dụng rất lớn kích thích các em tham
gia hoạt động và tranh tài giữa các nhóm. Để đạt được hiệu quả cao trong
phần thi các nhóm chuẩn bị rất cơng phu có tranh ảnh minh họa và thuyết
minh theo tranh ảnh ấy. Bài nói “Thuyết minh một thứ đồ dùng” của nhóm 1
đại diện tổ là em Trịnh Thị Liên - học sinh lớp 8A Trường THCS nơi tôi
giảng dạy sau đây là một ví dụ:
Xin chào cơ giáo và các bạn! em là Trịnh Thị Liên - là đại diện của nhóm
1. Sau đây em sẽ giới thiệu trước cơ giáo và các bạn nghe về chiếc phích

nước.
Phích nước là đồ dùng rất thông dụng gần gũi trong mỗi gia đình , dùng để
giữ nước nóng. Phích nước có nhiều kiểu dáng kích cỡ khác nhau. Chiếc phích


1.5 lít này có mặt trong gia đình em khá lâu rồi nó gắn tên với một thương hiệu
khá nổi tiếng “Rạng Đơng” (Ảnh minh họa phích nước của nhóm).
Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân
khơng. Ngồi ra, bên thành trong của 2 lớp này còn được tráng bạc để phản
chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài (tráng ở thành
trong để không bị trầy lúc co xát cũng như khơng làm ảnh hưởng nước đựng
bên trong). Vì là thủy tinh nên rất mỏng và dễ vỡ, chính vì vậy mà ta cần tới
lớp vỏ để bảo vệ (Ảnh cấu tạo phích nước).
Ruột phích là phần quan trọng nhất nên khi mua phích cần lựa chọn thật kĩ.
Mang ra chỗ sáng, mở nắp phích ra, nhìn từ trên miệng xuống đáy thấy có điểm
màu sẫm ở chỗ van hút khí. Điểm đó càng nhỏ thì van hút khí càng tốt, sẽ giữ
được nhiệt độ lâu hơn. Áp miệng phích vào tai nghe có tiếng o.. o là tốt.
Tuy nhiên, ruột phích truyền nhiệt kém, sự thay đổi nhiệt đột ngột như đổ
nhanh nước nóng vào khi bình đang nguội lạnh, hay đổ nước lạnh vào khi
bình đang nóng, đều có thể làm cho bình bị nổ. Từ đó ta nên bảo quản bằng
cách : Bình mới mua về, sau khi rửa sạch, để ráo nước mới cho nước nóng
vào, khi đổ lần đầu hay với một bình đã lâu không sử dụng phải đổ từ từ, tốt
nhất là chỉ đổ một ít, đậy nắp lại, vài phút sau mới đổ tiếp.
Sau đó đổ hết nước cũ ra, tráng qua cho sạch hết cặn cịn đọng lại trong
lịng phích rồi mới rót nước sơi vào, đậy nắp thật chặt. Hay ta có thể đổ vào
trong phích một ít dấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút,
sau đó dùng nước lạnh rửa sạch thì chất bẩn sẽ được tẩy hết.
Muốn phích giữ được nước sơi lâu hơn, ta khơng nên rót đầy, trừ một
khoảng trống giữa nước sơi và nút phích để cách nhiệt nếu rót đầy nước sơi,
nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nước. Nếu có một khoảng trống khơng khí sẽ làm

cho nhiệt truyền chậm hơn. Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, giảm
khả năng bảo vệ bình thì cần thay vỏ mới để an toàn người sử dụng. Nên để
phích xa tầm tay trẻ nhỏ để tránh gây nguy hiểm.


Đây là tồn bộ những hiểu biết của nhóm em về chiếc phích nước. Cảm ơn
cơ giáo các bạn đã chú ý lắng nghe.
Sau khi em Liên trình bày xong tơi đã cho các em trong tổ nhóm khác
nhận xét. Các em làm việc rất phấn hởi hăng say, bởi dàn ý nhận xét đã được
tôi cung cấp ở phiếu học tập…..người chốt lại những nhận xét là giáo viên.
Đặc biệt sau mỗi phần thì tơi ln cho học sinh cổ vũ tuyên dương, nhận xét,
đánh giá, công bố điểm đạt được của mỗi nhóm.
b3. Hình thức: chuyển thể thành tiểu phẩm
Là hình thức giúp các em tập làm đạo diễn tập dàn dựng các kịch bản thậm
chí được tập làm diễn viên trên sân khấu ấy. Với hình thức này tơi sẽ kích
thích được khả năng sáng tạo của học sinh bởi đây là lợi thế ở lứa tuổi này
* Cách thực hiện
Để tổ chức được hình thức này tơi đã chuẩn bị các tình huống cho các em
chuẩn bị trước (thường thì nhắc trước một tuần). Mỗi tiết học tơi chọn một
tình huống để học sinh có thể thực hiện được về cuối tiết học.
*Ví dụ
Với tiết: “Luyện nói: kể chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm” tơi cho
học sinh chuẩn bị trước các tình huống như sau:
Nhóm 1+2: từ nội dung đoạn trích trên, em hãy phân vai và đóng một tiểu
phẩm phù hợp.
Nhóm 3+4: Trong lớp em, có một bạn học sinh vì hồn cảnh khó khăn quá
nên phải nghỉ học để phụ giúp gia đình, tập thể lớp đã cùng cơ giáo chủ nhiện
giúp đỡ tận tình cuối cùng học sinh ấy lại tiếp tục đến trường. Hãy đóng một
hoạt cảnh để kể lại câu chuyện cảm động ấy.
Với tiết: “Thuyết minh một thứ đồ dùng” tơi cho học sinh chuẩn bị

tình huống:
Hãy xây dựng tình huống một phóng viên đến phỏng vấn nhà sản xuất
phích nước để được nhà sản xuất cung cấp tri thức về phích nước.
* Đánh giá chung


Với cách tổ chức các hình thức học tập như vậy, tôi nhận thấy đã đưa các
em vào một không khí học tập thật sự hứng thú. Trong khơng khí ấy học sinh
thực sự được chủ động thể hiện mình, hăng hái phấn khởi tham gia trình bày
bài nói trước tổ trước lớp. Vai trò của giáo viên trong tiết học thực sự là người
tổ chức, dẫn dắt học sinh để các em hoạt động một cách có hiệu quả. Giờ học
được tổ chức dưới các hình thức này đã diễn ra thật sơi nổi, có hiệu quả rõ rệt.
Nhiều bài nói tự tin, dí dỏm rất đáng khích lệ. Sự nhút nhát trong các em đã
dần dần được khắc phục.
IV. Kiểm nghiệm
Sau khi áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy, qua theo dõi học sinh
khối 8 của trường, tôi đã làm phương pháp kiểm tra kỹ năng nói của học sinh
trong tiết học. Tơi đã thu được kết quả như sau:
Số học sinh có kỹ
Tổng số học sinh

năng nói lưu lốt, trơi năng nói lưu lốt, trơi
chảy

được khảo sát: 25

Lớp 7 không áp dụng
(năm học 2013 - 2014)
Lớp 8 được áp dụng
(năm học 2014 - 2015)


Số học sinh chưa có kỹ
chảy

SL

%

SL

%

6

24

19

76

20

80

5

20

Từ bảng thống kê trên cho thấy việc tiến hành đổi mới các phương pháp
trong bài dạy luyện nói có hiệu quả rõ rệt. Học sinh từ chỗ khơng có khả năng

diễn đạt lưu lốt trước một vấn đề hay trước một tâp thể đến chỗ các em đã
hồn tồn chủ động, tự tin, diễn đạt ngơn ngữ nói trơi chảy, mạch lạc khi bước
vào tiết học, kết quả đáng bất ngờ hơn qua việc phỏng vấn trực tiếp học sinh
cảm nhận khi học tiết luyện nói thì giáo viên đều nhận được câu trả lời rằng:
“các em đã thực sự tự tin dùng ngôn ngữ lưu lốt, trơi chảy và đón chờ tiết
luyện nói” (đó là tâm sự của những em lâu nay vốn tự tin và cả những em lâu
nay nhút nhát, năng lực nói hạn chế). Nhìn kết quả điểm số qua các bài nói,
nhìn nhìn ánh mắt rạng người khi bước vào tiết học, thấy được sự hứng khởi,


tự tin khi trình bày bài nói tơi thiết nghĩ rằng biện pháp của mình thực sự đã
có hiệu quả.

C. KẾT LUẬN
Với người giáo viên dạy Ngữ văn việc nghiền ngẫm, trao đổi với nhau
qua bao tháng năm trên bục giảng tìm ra phương pháp tổ chức các hoạt động
trong giờ dạy theo hướng đổi mới là điều rất cần thiết trong mỗi tiết dạy.Với
các biện pháp tổ chức dạy- học như vậy đã phát huy được tính tích cực của
học sinh.Sự tích cực này thể hiện ở chỗ nó có chiều sâu, tạo điều kiện cho học
trị có cơ hội phát huy được trí tuệ thơng minh và những khả năng đang cịn
ẩn giấu của mình. Nó đánh thức những gì đang cịn ngủ n ở mỗi học trị, nó
khêu gợi kích thích các em ham thích các hoạt động của cá nhân trước tập thể.
Giúp học sinh thực sự có hứng thú trong học tập.
Với phạm vi của sáng kiến trên tôi đã mạnh dạn đưa ra phương pháp, cách
thức tổ chức giờ dạy học luyện nói trong chương trình Ngữ văn lớp 8 theo
tinh thần đổi mới. Tơi thiết nghĩ rằng nếu chúng ta chịu khó đầu tư đổi mới
trong giảng dạy thì dạy học mơn Ngữ văn nói chung và phân mơn Tập Làm
Văn nói riêng sẽ đạt được hiệu quả cao.
Mặc dù trong quá trình thực hiện tôi đã áp dụng các giải pháp trên nhưng
do thời gianáp dụng chưa nhiều nên vẫn còn nhiều khía cạnh khác chưa

nghiên cứu được. Vì vậy, đề tài chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết, rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Yên Định, ngày 28 tháng 3 năm 2015
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viê
viết, không sao chép nội dung của người khác


MUC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

A. Đặt vấn đề

1

B. Giải quyết vấn đề

2

I. Cơ sở lí luận

2

II. Thực trạng của vấn đề

3

1. Thuận lợi


3

2. Khó khăn

3

2.1. Trong giảng dạy

3

2.2. Trong q trình học tập của học sinh

4

III. Giải pháp và tổ chức thực hiện

5

1. Giải pháp

5

2. Các biện pháp cụ thể

6

2.1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài nói trước lớp

6


2.2. Tổ chức các bước trên lớp

8

3.3. Phương pháp tổ chức đa dạng các hình thức học tập

13

IV. Kiểm nghiệm

19

C. Kết luận

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8
- Một số kiến thức – kĩ năng và bài tập nâng cao 8 - NXB Giáo dục
- Phương pháp đổi mới giáo dục - NXB Giáo dục


ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN YÊN ĐỊNH
PHÒNG GD&ĐT YÊN ĐỊNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 8

HỌC TỐT TIẾT LUYỆN NÓI

Người thực hiện: Tạ Thị Huyền
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: THCS Yên Giang
SKKN thuộc lĩnh môn: Ngữ văn

YÊN ĐỊNH, NĂM 2015



×