Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Nhà nước và vấn đè nâng cao vai trò của nhà nước trong điều kiện hiện nay ở nước ta.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.46 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MAC-LÊNIN
Đề tài: Nhà nước và vấn đè nâng cao vai trò của nhà nước
trong điều kiện hiện nay ở nước ta.

Họ và tên: Hoàng Thị Ngọc
Lớp: Anh 13 – K59
Chuyên ngành: Kế toán - Kiểm toán
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Tùng Lâm


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………… ..1
PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................2
CHƯƠNG I: NHÀ NƯỚC.................................................................................3
1.1: Khái niệm Nhà nước
1.1.1. Nhà nước theo tư tưởng triết học
1.1.2. Nguồn gốc của Nhà nước
1.2: Bản chất, đặc trưng và chức năng của Nhà nước
1.2.1: Bản chất của Nhà nước
1.2.2: Đặc trưng và chức năng của Nhà nước
CHƯƠNG 2: Các kiểu và hình thức của Nhà nước
2.1: Kiểu và hình thức của Nhà nước
2.2: Nhà nước XHCN – sự “tự tiêu vong” của Nhà nước
CHƯƠNG 3: Vấn đề nâng cao vai trò Nhà nước trong điều kiện hiện nay ở
nước ta
3.1: Tình hình xây dựng nhà nước trong thời gian qua và những yêu cầu đặt ra
trong thời kì mới
3.2: Tại sao phải nâng cao vai trò của nhà nước ?


3.2.1: Cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước
Cái cách và kiện toàn các cơ quan luật pháp
phục hạn chế vai trò của Nhà nước hiện nay
3.2.4: Đấu tranh chống tham nhũng
KẾT LUẬN CHUNG
DANH MỤC THAM KHẢO

3.2.2:
3.2.3: Để khắc


LỜI MỞ ĐẦU
Vai trò của Nhà nước ở bất kỳ một quốc gia nào nào cũng đều rất to lớn.
Phương thức và hiệu quả quản lý của nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp và quyết
định đối với sự phát triển về mọi mặt ( kinh tế, chính trị, xã hội... )
Việt Nam đã lựa chọn cho mình con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội và
xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa. Xã hội chủ nghĩa đó là:
“Nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Từ khi đổi mới đất nước, Đảng ta lại càng chú
trọng, vận dụng, phát triển, cụ thể hoá vấn đề nhà nước của dân, do dân, vì dân. Vì
thế, sự quản lý của nhà nước đối với mọi mặt của đời sống xã hội, lại càng ảnh
hưởng mạnh mẽ đối với sự phát triển và đối với sự phát triển và bộ mặt của Đất
nước, nhất là trong điều kiện tình hình trên thế giới và trong nước đang có những
biến đổi to lớn nhất hiện. Vấn đề nâng cao vai trò của nhà nước là một vấn đề hết
sức hệ trọng, luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, chú ý và đa dạng trọng các
kỳ Đại hội Đảng.
Nhà nước là người hoạch định ra các chính sách chiến lược phát triển
kimh tế, xã hội, an ninh quốc phòng... Hiện nay, chúng ta đang xây dựng và phát
triển nền kinh tế thị trường, thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố, tiến tới hội
nhập sâu sắc và toàn diện. Sự quản lý của Nhà nước là yếu tố cần thiết để phát huy
tối đa những mặt tích cực, hạn chế tối thiểu những mặt tiêu cực của kinh thị trường

Mặc dù nhà nước ta phát huy vai trị của mình một cách có hiệu quả trong
nhiều lĩnh vực của đất nước, nhưng khơng phải khơng có những hạn chế. Để nhận
thức rõ hơn về vấn đề này, em xin chọn đè tài: “Nhà nước và vấn đè nâng cao vai
trò của nhà nước trong điều kiện hiện nay ở nước ta”.


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHÀ NƯỚC
1.1: Khái niệm về Nhà nước
1.1.1: Nhà nước theo tư tưởng triết học
Nhà nước là tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính trị được giai cấp thống
trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình.
Chức năng thống trị chính trị của giai cấp (hay chức năng giai cấp) là chức năng
nhà nước làm cơng cụ chun chính của một giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị giai
cấp đó đối với toàn thể xã hội. Chức năng giai cấp của nhà nước bắt nguồn từ lý do
ra đời của nhà nước và tạo thành bản chất chủ yếu của nó. Chức năng xã hội của
nhà nước là chức năng nhà nước thực hiện sự quản lý những hoạt động chung vì sự
tồn tại của xã hội, thỏa mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng dân cư nằm dưới
sự quản lý của nhà nước.
Trong hai chức năng đó thì chức năng thống trị chính trị là cơ bản nhất có vai trị
chi phối chức năng xã hội phải phụ thuộc và phục vụ cho chức năng thống trị chính
trị. Giai cấp thống trị bao giờ cũng biết giới hạn kiện toàn cách thực hiện chức
năng xã hội trong khn khổ lợi ích của mình. Song, chức năng lại là cơ sở cho
việc thực hiện chức năng giai cấp, bởi vì chức năng giai cấp chỉ có thể được thực
hiện thông qua chức năng xã hội và cũng chỉ thực hiện tốt chức năng xã hội thì vai
trị, tư cách đại biểu, đại diện cho xã hội, toàn thể cộng đồng mới có hiệu lực nhất
Sự thống trị chính trị và sự thực hiện chức năng xã hội của nhà nước thể hiện trong
lĩnh vực đối nội cũng như trong đối ngoại. Chức năng đối nội của nhà nước nhằm
duy trì trật tự kinh tế, xã hội, chính trị và những trật tự khác hiện có trong xã hội.
Thơng thường điều đó phải được pháp luật hóa và được thực hiện nhờ sự cưỡng

bức của bộ máy nhà nước. Ngồi ra, nhà nước cịn sử dụng nhiều phương tiện khác


(bộ máy thơng tin, các cơ quan văn hóa, ...) để xác lập, củng cố tư tưởng, ý chí của
giai cấp thống trị, làm cho chúng trở thành chính thống trong xã hội.
Chức năng đối ngoại của nhà nước nhằm bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia và
thực hiện các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội với các nhà nước khác vì lợi ích
của giai cấp thống trị cũng như lợi ích quốc gia, khi lợi ích quốc gia không mâu
thuẫn với lợi ích của giai cấp thống trị. Chức năng đối ngoại là sự liên tục của chức
năng đối nội. Ngày nay, trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế (tồn cầu hóa,
thế giới phẳng) thì việc mở rộng chức năng đối ngoại của nhà nước có tầm quan
trọng đặc biệt.
Nhưng cho dù như thế nào đi chăng nữa, theo quan điểm Mác-xít thì cả hai chức
năng đối nội và đối ngoại của nhà nước đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống
trị. Chúng là hai mặt của một thể thống nhất. Tính chất của chức năng đối nội
quyết định tính chất chức năng đối ngoại của nhà nước ngược lại tính chất và
những nhu cầu của chức năng đối ngoại có tác động mạnh mẽ trở lại chức năng đối
nội.
1.1.2. Nguồn gốc của Nhà nước
* Theo thuyết thần quyền: Cho rằng thượng đế chính là người sắp đặt
trật tự xã hội, thượng đế đã sáng tạo ra nhà nước nhằm bảo vệ trật tự chung, nhà
nước là một sản phẩm của thượng đế.
* Theo thuyết gia trưởng: Cho rằng nhà nước xuất hiện chính là kết quả
sự phát triển của gia đình và quyền gia trưởng, thực chất nhà nước chính là mơ
hình của một gia tộc mở rộng và quyền lực nhà nước chính là từ quyền gia trưởng
được nâng cao lên – hình thức tổ chức tự nhiên của xã hội loài người.
* Thuyết bạo lực: Cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ các cuộc
chiến tranh xâm lược chiếm đất, là việc sử dụng bạo lực của thị tộc đối với thị tộc



khác mà kết quả là thị tộc chiến thắng đặt ra một hệ thống cơ quan đặc biệt – nhà
nước – để nô dịch kẻ chiến bại.
* Thuyết tâm lý: Cho rằng nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm
lý của con người nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ,…
* Thuyết khế ước xã hội: Cho rằng sự ra đời của nhà nước là sản phẩm
của một khế ước xã hội được ký kết trước hết giữa những con người sống trong
trạng thái tự nhiên khơng có nhà nước. Chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân,
trong trường hợp nhà nước không giữ được vai trị của mình , các quyền tự nhiên
bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký
kế khế ước mới.
*Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin: Nhà nước và pháp luật không
phải là những hiện tượng vĩnh cửu, bất biến. Nhà nước và pháp luật chỉ xuất hiện
đến một giai đoạn nhất địn. Chúng luôn vận động, phát triển và sẽ tiêu vong khi
những điều kiện khách qua cho sự tồn tại và phát triển của chúng khơng cịn nữa.
* Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, nhưng không phải là hiện
tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến. Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong
khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng khơng cịn
nữa.
*Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một
giai đoạn nhất định. Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ cộng sản
nguyên thủy. Nhà nước chỉ xuất hiện ở nơi nào và thời gian nào khi đã xuất hiện sự
phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng.
1.2: Bản chất, đặc trưng và chức năng của Nhà nước
1.2.1: Bản chất của Nhà nước


* Bản chất giai cấp của nhà nước: Nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong xã hội
có giai cấp, và bao giờ cũng thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc, thể hiện ở chỗ nhà
nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt, là công cụ sắc bén nhất để thực hịên sự
thống trị giai cấp, thiết lập và duy trì trật tự xã hội.

* Bản chất xã hội của nhà nước: Thể hiện qua vai trò quản lý xã hội của Nhà nước,
Nhà nước phải giải quyết tất cả các vấn đề nảy sinh trong xã hội, bảo vệ lợi ích
chung của tồn xã hội, phục vụ những nhu cầu mang tính chất cơng cho xã
hội như: xây dựng trường học, bệnh viện, đường xá, giải quyết các tệ nạn xã
hội…..
- Nhà nước là một hiện tượng phức tạp và đa dạng, nó vừa mang bản chất giai
cấp, vừa mang bản chất xã hội.
1.2.2: Đặc trưng và chức năng của Nhà nước
* Đặc trưng của Nhà nước:
-Nhà nước quản lý dân trên một vùng lãnh thổ nhất định.
-Nhà nước có một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với
mọi thành viên trong xã hội
-Nhà nước hình thành hệ thống thuế khố để duy trì và tăng cường bộ máy cai trị
*Khái niệm: Chức năng của nhà nước là các phương diện hoạt động chủ yếu của
Nhà nước, nhằm thực hiện các nhiệm vụ đặt ra. Chức năng của Nhà nước xuất phát
từ bản chất của Nhà nước do cơ cấu kinh tế và cơ cấu giai cấp trong xã hội quy
định.
* Bao gồm 2 chức năng: - chức năng đối nội: là những mặt hoạt đọng chủ yếu của
Nhà nước trong nội bộ đất nước
+ Chức năng bảo vệ chế độ, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an
tồn xã hội.
+ Chức năng bảo vệ quyền tự do, dân chủ của Nhân dân.
+ Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế
+ Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế.


+ Chức năng tổ chức và quản lý văn hóa, khoa học, giáo dục.

- chức năng đối ngoại: thể hiện vai trò của Nhà nước trong quan hệ với các
nhà nước và dân tộc khác

Xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, và bảo vệ pháp luật và 02 phương
pháp chính là thuyết phục và cưỡng chế. (cần phân biệt giữ chức năng của Nhà
nước và chức năng của cơ quan Nhà nước cụ thể: mỗi cơ quan Nhà nước có chức
năng, nhiệm vụ riêng, tham gia thực hiện chức năng chung của Nhà nước ở những
mức độ khác nhau)

=>

Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyen

làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì
trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai câp thống trị trong xã hội.

CHƯƠNG 2: Các kiểu và hình thức của Nhà nước
2.1: Kiểu và hình thức của Nhà nước
* Các kiểu nhà nước: - Trong lịch sử xã hội có giai cấp đã tồn tại bốn hình thái
kinh tế xã hội: Chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ
nghĩa. Phù hợp với bốn hình thái kinh tế xã hội đó đã có bốn kiểu nhà nước:
Kiểu nhà nước chủ nô; Kiểu nhà nước phong kiến; Kiểu nhà nước tư sản; Kiểu
nhà nước xã hội chủ nghĩa.
*Các hình thức nhà nước: + Thứ nhất, hình thức chính thể
+ Thứ hai, hình thức cấu trúc nhà nước
+ Thứ ba, về chế độ chính trị
2.2: Nhà nước XHCN – sự “tự tiêu vong” của Nhà nước


- Theo các nhà kinh điển mác - xít, cơ sở xã hội cho sự ra đời, tồn tại của
nhà nước là mâu thuẫn giai cấp khơng thể điều hịa được và cơ sở kinh tế là chế độ
tư hữu về tư liệu sản xuất, vì thế khi những cơ sở sở xã hội và kinh tế này mất đi
thì nhà nước - “bộ máy cai trị” của giai cấp thống trị sẽ mất đi: “Giai cấp tiêu vong

thì nhà nước cũng tiêu vong. Xã hội sẽ tổ chức lại nền sản xuất trên cơ sở liên hiệp
tự do và bình đẳng giữa những người sản xuất, sẽ đem tồn thể bộ máy nhà nước
xếp vào cái vị trí thật sự của nó lúc bấy giờ: vào viện bảo tàng đồ cổ, bên cạnh cái
xa kéo sợi và cái rìu bằng đồng” và “nhà nước sẽ có thể tiêu vong hoàn toàn khi xã
hội đã thực hiện được nguyên tắc: “làm hết năng lực, hưởng theo nhu cầu”, nghĩa
là khi người ta đã rất quen tôn trọng những quy tắc cơ bản của đời sống chung
trong xã hội, và năng suất lao động của người ta đã lên cao đến mức người ta sẽ tự
nguyện làm hết năng lực”
Với lý luận này cho chúng ta hiểu hai điều: khi giai cấp thống trị này khơng
cịn thì nhà nước của giai cấp thống trị đó sẽ mất đi; trong tương lai, khi giai cấp
khơng cịn, nghĩa là mâu thuẫn đối kháng giai cấp mất đi thì nhà nước nước sẽ
hồn tồn mất đi chức năng giai cấp của mình, chỉ cịn duy nhất chức năng xã hội,
lúc đó nhà nước trở thành thiết chế tự quản trong xã hội và thực hiện các chức
năng xã hội thuần túy vì cộng đồng.


Sự tự tiêu vong của nhà nước hay tự mất đi của nhà nước nghĩa là sự tiêu
vong đó khơng phải do ý chí chủ quan của một chủ thể nào trong xã hội mà
đây là quá trình tự nhiên, tất yếu theo quy luật vận động khách quan của xã
hội loài người, dù giai cấp thống trị bằng cách này hay cách khác để cố giữ
địa vị thống trị của mình thì sớm hay muộn nhà nước của giai cấp thống trị
đó sẽ bị mất đi khi điều kiện kinh tế và xã hội của giai cấp này mất đi.

CHƯƠNG 3: Vấn đề nâng cao vai trò Nhà nước trong điều kiện
hiện nay ở nước ta
3.1: Tình hình xây dựng nhà nước trong thời gian qua và những yêu cầu đặt ra
trong thời kì mới
Một là, việc đổi mới kiện toàn tổ chức bộ máy phải phù hợp với đặc điểm của
hệ thống chính trị nước ta vận hành theo cơ chế “ Đảng lãnh đạo, nhà nước quản
lý, nhân dân làm chủ” do một Đảng duy nhất lãnh đạo, phù hợp với đặc điểm của

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế và


xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, giữ vững và tăng cường vai trò
lãnh đạo của Đảng.
Hai là, kiện toàn tổ chức bộ máy phải nhằm bảo các cơ quan trong hệ thống
chính trị hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, tinh gọn, khắc phục tình trạng quan liêu,
trùng lặp, chồng lặp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ hoặc tổ chức không phù
hợp với chức năng, nhiệm vụ. Phận định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của
mỗi tổ chức, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị.
Ba là, đổi mới kiện toàn tổ chức bộ máy phải vừa kế thừa những thành quả,
kinh nghiệm đã đạt được, vừa đáp ứng yêu cầu của tiến trình đổi mới đất nước, hội
nhập kinh tế quốc tế.
3.2: Tại sao phải nâng cao vai trò của nhà nước ?
- Nâng cao vai trò của nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu của thời đại
- Nâng cao vai trò của nhà nước để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
-Để khắc phục hạn chế của Nhà nước hiện nay
3.2.1: Cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước
* Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của
Quốc hội: - tăng cường và chất lượng hoạt động lập pháp nhằm nâng cao chất
lượng các đạo luật, tăng cường ban hành luật, hạn chế ban hành các pháp luật trên
cơ sở quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng
- làm tốt chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước,
quyết định và phân bổ ngân sáh nhà nước.
- làm tốt chức năng giám sát tối cao của Quốc hội đối vơi toàn bộ hoạt
động của Nhà nước, trước mắt tập trung vào những vấn đề bức xúc như: chống
tham nhũng, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước, vấn đề bắt gian điều tra, truy
tố...
*Xây dựng một nền hành chính nước dân chủ, trong chủ, trong sạch, vững
mạnh, từng bước hiện đại hố: Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất

của nước Cộng hoà xã hội Việt Nam. Chính phủ giữ quyền hành pháp, tức là chính
phủ có chức năng thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế,


văn hố, xã hội, quốc phịng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước, đảm bảo hiệu
hiệu lực của bộ máy nhà máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở, đảm bảo việc tôn
trọng và chấp hành Hiến pháp, pháp luật; phát huy quyền làm làm chủ của nhân
dân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đảm bảo ổn định và nâng cao đời sống
vật chất, văn hố của nhân dân.
3.2.2: Cái cách và kiện tồn các cơ quan luật pháp
-Quyền luật được hiểu là hiểu là hoạt động xét xử của toà án và những hoạt
động của cơ quan khác của Nhà nước, các tổ chức khác được Nhà nước cho phép
thành lập, trực tiếp liên quan đến hoạt xét xử của toà án, nhằm bảo vệ chế độ xã hội
Chủ nghĩa, pháp chế xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích pháp của xã hội.
-Trực tiếp cải cách, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hoạt động, hoạt động của
các cơ quan luật pháp theo nguyên tắc nâng cao luật pháp theo nguyên tắc nâng
cao tinh thần trách nhiệm, làm tốt các công tác điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét
xử, không để xảy ra những trường hợp sai.
- Viện kiểm sát nhân dân không thực hiện chức năng kiểm sát chung mà tập
trung làm tốt chức năng công tố và kiểm sát hoạt động luật pháp, đảm bảo mọi
hành vi phạm tội đều bị phát hiện, xử lí kịp thời, nghiêm minh, đặc biệt là tội phạm
an ninh Quốc gia và tội phạm tham nhũng
- Sắp xếp lại hệ thống Toà án nhân dân, phân định thẩm quyền một cách hợp lý
theo nguyên tắc tổ chức toà án theo cấp xét xử, tăng cường thẩm phán ở những địa
bàn trọng điểm, quy định rõ tiêu chuẩn, trách nhiệm và thẩm quyền của hội thẩm
nhân dân. Toà án nhân dân tối cao làm nhiệm vụ hướng dẫn áp dụng pháp luật và
thực hiện công tác giám sát xét xử các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
- Tổ chức lại các cơ quan điều tra theo nguyên tắc gọn đầu mối, có sự chỉ đạo
tập trung, tống nhất. Kiện toàn cơ quan thi hành án, cải cách và kiện toàn các cơ
quan bổ trợ luật pháp, cơ quan quản lý hành chính luật pháp. Xây dựng, kiện toàn

đội ngũ các bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật trong sạch có phẩm chất chính trị,
trình độ chun mơn để đáp ứng u cầu nhiệm vụ.

3.2.4: Đấu tranh chống tham nhũng


- Tham nhũng là tội phạm hình sự, nên đi đơi với việc phịng ngừa cần có quy định
chế tài nghiêm khắc để xử lý loại tội phạm này. Trong Bộ luật Hình sự đã có một
chương riêng quy định về tội tham nhũng; trong đó, quy định rõ những hành vi
được coi là tham nhũng và những hình phạt tương xứng với những hành vi ấy. Để
nâng cao hơn nữa hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng, thiết
nghĩ, Đảng, Nhà nước cần sớm rà soát lại các chủ trương đã ban hành, những nội
dung gì cịn chồng chéo, chưa rõ ràng, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng
thực hành nhiệm vụ cần được điều chỉnh hoặc bổ sung. Đồng thời, tổ chức đảng
cần tăng cường giám sát, kịp thời phát hiện sự thiếu kiên quyết và làm việc chưa
đúng pháp luật của các cơ quan chức năng, của mỗi cán bộ, đảng viên. Việc đấu
tranh chống tham nhũng, lãng phí địi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên cần nêu cao tính
tiền phong, gương mẫu. Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong đạo đức, lối sống
và đi đầu trong cuộc đấu tranh, coi đó là một tiêu chí để đánh giá, xem xét, sử
dụng, bổ nhiệm cán bộ. Đồng thời, các cấp ủy đảng phải tạo điều kiện thuận lợi
cho cơ quan chức năng thực thi pháp luật trong trường hợp cán bộ, công chức
trong cơ quan mình có hành vi tham nhũng, lãng phí cần xử lý, khơng được dung
túng, bao che. Người có hành vi tham nhũng phải bị xử lý kiên quyết, kịp thời,
nghiêm minh về trách nhiệm hành chính hoặc hình sự, bất kể người đó là ai, ở
cương vị nào, dù đương chức hay đã nghỉ hưu.

KẾT LUẬN


Trong thời đại ngày nay, việc nâng cao vai trò của Nhà nước là một trong những

vấn đề then chốt cần được xem xét đúng mức và triển khai có hiệu quả, đặc biệt là
vấn đề cải cách bộ máy hành chính nhà nước. Xét về trình độ khoa học và hiện đại,
sau hơn hai mươi năm đổi mới, mặc dầu đã có những thành tựu và tiến bộ về nhiều
mặt, không thể không thừa nhận rằng bộ máy nhà nước ta vẫn còn nhiều yếu kém,
đang tụt hậu khá xa so vói các trong khu vực và các nước phát triển trên Thế giới,
nhất là về năng lực tổ chức, phương pháp vận hành, kỹ năng chuyên môn và hiệu
quả quản lý thực tế của cả bộ máy, con người trong bộ máy. Do vậy, Đảng Cộng
Sản cầm quyền phải lãnh đạo gắt gao việc hiện đại bộ máy nhà nước. Bản thân các
tổ chức và con người trong bộ máy nhà nước phải phấn đấu tự đổi mới mình, tự
hiện đại hố mình trước những tác động mạnh và sâu sắc của cơng nghiệp hố,
hiện đại hố.Đảng lãnh đạo xây dựng nhà nước pháp quyền thì phải đặt nhiệm vụ
xây dựng luật và thi hành luật pháp lên hàng đầu, bảo đảm cho luật pháp thể đúng
ý chí, nguyện vọng và quyền lực của nhân dân, thực sự bảo vệ được các quyền của
công dân và con người Việt Nam. Một nhà nước mạnh là một nhà nước quản lý đất
nước, quản lý xã hội bằng pháp luật mục tiêu chính trị đã xá định, làm cho pháp
luật có hiệu lực cao trong thực tế. Phải xây dựng một Nhà nước xã hội chủ nghĩa
thực sự của dân, do dân, vì dân, một bộ máy nhà nước có khả năng quản lý tốt để
đất nước phát triển đi lên một cách nhanh lẹ, vững chắc, tránh nguy cơ tụt hậu quả
xa so với các nước khác trong khu vực và trên Thế giới.

DANH MỤC THAM KHẢO


1. GS, TS Phạm Hồng Thái (2005): “Quyền lực nhân dân và quyền lực nhà
nước qua các hiến pháp”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật
học 25, tr.1 – 2.
2. Giáo trình Triết học Mác – Lênin, 2002, NXB Chính trị quốc gia
3. Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật, 2003, NXB Tư pháp
4. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, NXB
CTQG, 2003.

5. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB CTQG, 2003.



×