Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức và vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.29 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
TRIẾT HỌC MAC - LENIN
Đề tài: Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa
vật chất với ý thức và vận dụng vào công cuộc đổi mới ở
nước ta hiện nay.

Họ và tên: Đinh Th ị Thanh T âm
Lớp: Anh 13 – K59
Chuyên ngành: Kế Toán – Kiểm Toán
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Tùng Lâm

QU ẢNG NINH – THÁNG 6 NĂM 2020
MỤC LỤC
1


LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................3
Chương I: QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC......................................................................4
1.1.Vật chất quyết định ý thức..............................................................................4
1.2. Ý thức tác động trở lại vật chất......................................................................6
Chương II: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI
QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC VẬN DỤNG VÀO CƠNG
CUỘC ĐỔI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY………………………………………..9
2.1.Cơng cuộc đổi mới của đất nước phải nhận thấy nguyên lý vật chất quyết
định ý thức…………………………………………..…………………………..9
2.2.Để thực hiện công cuộc đổi mới cần phải hiểu sâu sắc vai trò của ý thức tác
động trở lại vật chất…………………………………………………………….11


KẾT LUẬN……………………………………………………………………15
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………16

LỜI MỞ ĐẦU
2


Tiến lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu cách mạng lớn lao nhất và quan
trọng nhất của Đảng và nhân dân ta hiện nay vì chỉ có thực hiện được mục tiêu
này, chúng ta mới có thể xây dựng được một nước Việt Nam mà theo cách nói
của Hồ Chí Minh là: “dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng dân chủ, văn
minh”. Và cũng chỉ xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội, chúng ta mới có thể
làm thoả mãn ham muốn tột cùng, ham muốn cuối đời của Người đó là: “Làm
sao cho dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành …”. Vậy
chúng ta phải làm thế nào để thực hiện mục tiêu trên? Từ thực tế hiện nay cùng
với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là bỏ qua chế độ chủ nghĩa tư
bản, mà tại đại hội VII của Đảng ta lần đầu tiên đã khẳng định: Chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho hoạt
động của Đảng. Tức là, chúng ta phải: dùng lập trường, quan điểm, phương pháp
chủ nghĩa Mác – Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích
một cách đúng đắn những đặc điểm của nước ta. Có như thế chúng ta mới có thể
dần dần tìm hiểu được quy luật phát triển của Cách mạng Việt Nam, định ra
được đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của Cách mạng xã hội chủ nghĩa
phù hợp với tình hình nước ta.
Làm đề tài tiểu luận này, với tư cách là một sinh viên, một công dân của
nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một mặt tơi muốn cùng mọi người
tìm hiểu sâu hơn và kĩ hơn về Triết học Mác – Lênin phần chủ nghĩa duy vật
biện chứng. Cụ thể hơn, đó là mối quan hệ biện chứng giữa vật chất với ý thức.
Mặt khác, tôi cũng muốn góp một phần cơng sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp
cách mạng lớn lao của tồn Đảng, toàn dân ta hiện nay- sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội- mà nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác – Lênin. Đó là, mọi sách

lược, chiến lược cách mạng của chúng ta phải được xuất phát từ thực tế khách
quan, phát huy được tính năng động chủ quan và đồng thời chống chủ quan duy
ý chí. Đây được coi là một vấn đề hết sức quan trọng, bởi nó quyết định sự
thành cơng hay thất bại trên con đường đi tới chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Điều
này sẽ được lý giải rõ hơn trong phần nội dung của đề tài.

Chương I:
3


QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
1.1. Vật chất quyết định ý thức.
Trước tiên chúng ta phải đi tìm hiểu vật chất là gì? Theo Lênin thì “ Vật
chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho
con người trong cảm giác và được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh lại và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác’’. như vậy định nghĩa vật
chất của Lê- nin nổi lên một số nội dung cơ bản sau:
+ Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngồi ý thứcvà khơng phụ thuộc
vào ý thức.
+ Vật chất là cái gây lên cảm giác ở con người khi bằng cách nào đó
(trực tiếp hay gián tiếp) tác động lên các giác quan của con người.
+ Vật chất cái mà cảm giác, tư duy, ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh
của nó.
Qua đó, Lênin muốn khẳng định rằng, trong nhận thức luận, vật chất
ln mang tính thứ nhất, là cái quyết định: vật chất quyết định sự hình thành ý
thức, quyết định nội dung phản ánh, quyết định sự biến đổi của ý thức và nó cịn
là điều kiện để hiện thực hoá ý thức.
Dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên nhất là sinh lý học thần
kinh, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng ý thức là một thuộc tính của

vật chất nhưng khơng phải của mọi dạng vật chất mà chỉ là thuộc tính của một
dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người. Bộ óc người là cơ quan vật
chất của ý thức. Khoa học cũng đã chứng minh được rằng, thế giới vật chất nói
chung và trái đất nói riêng đã từng tồn tại rất lâu trước khi xuất hiện con người
và bộ óc người, rằng ý thức ra đời là kết quả của sự phát triển lâu dài của giới tự
nhiên cho tới khi xuất hiện con người và bộ óc người. Hoạt động ý thức của con
người diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não người. Bộ não
người bao gồm khoảng 15 đến 17 tỉ tế bào thần kinh, các tế bào này tạo nên vô
số các mối liên hệ nhằm thu nhận, xử lý, truyền dẫn và điều khiển toàn bộ các
hoạt động của cơ thể trong quan hệ đối với thế giới bên ngồi qua cơ chế phản
xạ khơng điều kiện và có điều kiện.
Khơng chỉ có thế, vận động của ý thức, tư duy trên thực tế cũng là sản
phẩm của sự vận động của vật chất. Điều đó được chứng minh một cách khá rõ
4


ràng ở hình thức vận động xã hội của vật chất. Đó là sự thay thế lẫn nhau của
các hình thái kinh tế- xã hội, từ đó sớm hay muộn cũng dẫn đến sự thay đổi của
ý thức, của cách nghĩ, bởi tồn tại xã hội bao giờ cũng quyết định ý thức xã hội.
Vai trò cơ sở, quyết định của vật chất cịn được thể hiện ở chỗ nó quyết
định nội dung phản ánh, quyết định sự biến đổi của ý thức.
Từ nội dung thứ hai trong định nghĩa vật chất của Lênin rằng: Vật chất
mà cái cảm giác, tư duy, ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó, mà ta thấy
rằng nội dung phản ánh của ý thức là thế giới bên ngoài, là hiện thực khách
quan. Hay nói như chủ nghĩa duy vật macxit: Ý thức là sự phản ánh thế giới
khách quan vào trong bộ óc của con người. Chính vì vậy mà thế giới khách quan
như thế nào thì ý thức phản ánh như thế ấy, không nên phản ánh một cách xuyên
tạc, hư ảo, bóp méo sự thật về thế giới khách quan như việc tơ vẽ hình tượng các
vị thần linh. Nói cách khác, nội dung phản ánh của ý thức phải lấy cái khách
quan làm tiền đề và bị cái khách quan quy định.

Vật chất quyết định sự biến đổi của ý thức. Do ý thức là chức năng của
bộ não người. Hoạt động ý thức không diễn ra ở đâu ngoài những hoạt động sinh
lý thần kinh của bộ não. ý thức phụ thuộc vào hoạt động của bộ não, do đó khi
bộ não bị tổn thương thì hoạt động ý thức sẽ khơng được bình thường hoặc bị rối
loạn.
Mặt khác, trong hoạt động của con người, nhu cầu vật chất bao giờ cũng
giữ vai trò quyết định, chi phối và quy định mục đích hoạt động bởi vì con
người trước hết phải được thoả mãn nhu cầu vật chất tối thiểu: ăn, ở, mặc… rồi
mới nghĩ đến vui chơi, giải trí, các hoạt động tinh thần.Tức là, hoạt động nhận
thức của con người trước hết hướng tới mục tiêu cải biến tự nhiên để thoả mãn
nhu cầu sống. Cuộc sống tinh thần của con người phụ thuộc và bị chi phối bởi
nhu cầu vật chất và những điều kiện vật chất hiện có. ý thức con người không
thể tạo ra các đối tượng vật chất, cũng không thay đổi được quy luật vận động
của nó. Do đó, mọi mục tiêu ước muốn của con người không dựa trên điều kiện
vật chất hiện có, trên mảnh đất hiện thực đều là ước mơ chủ quan, khơng tưởng.
Ví dụ: Vận dụng trong sự nghiệp cơng nhiệp hố, hiện đại hố của nước
ta. Trước kia do khơng nhận thức được rằng mọi chủ trương đường lối…đều
phải dựa trên điều kiện vật chát hiện có mà chúng ta đã chủ trương phát triển
công nghiệp nặng trong khi mọi tiền đề vật chất thì chưa có. Do đó, chúng ta đã
bị thất bại.
5


Khơng chỉ có thế, tính thứ nhất của vật chất so với tính thứ hai của ý
thức cịn được thể hiện ở chỗ vật chất là điều kiện để hiện thực hố ý thức. Nó
quy định khả năng các nhân tố tinh thân có thể tham gia vào hoạt động của con
người. Nó tạo điều kiện cho nhân tố tinh thần này hoặc nhân tố tinh thần khác
biến thành hiện thực và qua đó quy định mục đích, chủ trương, biện pháp mà
con người đề ra cho hoạt động của mình bằng cách chọn lọc, sửa chữa, bổ sung,
cụ thể hố các mục đích, chủ trương biện pháp đó.

Khi khẳng định vai trò cơ sở, quyết định trực tiếp của vật chất đối với ý
thức, chủ nghĩa duy vật macxit đồng thời cũng vạch rõ sự tác dộng trở lại vô
cùng quan trọng của ý thức đối với vật chất.
1.2. Ý thức tác động trở lại vật chất.
Ý thức do vật chất sinh ra song sau khi ra đời, ý thức có tính độc lập
tương đối nên có sự tác động trở lại to lớn đối với vật chất thông qua hoạt động
thực tiễn của con người.
Ý thức đúng đắn là ý thức dựa trên quy luật khách quan của con người.
Do đó nó có tác động tích cực, làm biến đổi hiện thực, vật chất khách quan theo
nhu cầu của mình.
Ý thức sai lầm, trái quy luật khách quan của con người có tác động tiêu
cực thậm chí phá hoại các điều kiện khách quan, hoàn cảnh khách quan, kéo lùi
lịch sử. Bởi mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ tác động qua lại.
Không nhận thức được điều này sẽ rơi vào quan niệm duy vật tầm thường và
bệnh nảo thủ trì trệ trong nhận thức và hành động.
Nói tới vai trị của ý thức về thực cất là nói tới vai trị của con người bởi
ý thức là ý thức của con người.
Trái với các nhà triết học duy tâm muốn biến ý thức của con người thành
động lực của lịch sử, Các mac và Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Xưa nay, tư
tưởng khơng thể đưa người ta vượt ra ngồi trật tự thế giới cũ được, trong
bất cứ tình huống nào, tư tưởng cũng chỉ có thể đưa người ta vượt ra ngoài
phạm vi tư tưởng của trật tự thế giới cũ mà thôi”. Thật vậy, tư tưởng căn bản
không thể thực hiện được cái gì hết. Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những
con người sử dụng lực lượng thực tiễn. Điều đó cũng có nghĩa là con người
muốn thực hiện các quy luật khách quan thì phải nhận thức, vận dụng đúng đắn
6


các quy luật đó, phải có ý chí và phương pháp để tổ chức hành động. Như vậy
vai trò của ý thức là ở chỗ nó giúp con người đề ra chủ trương, đường lối, chính

sách, những mục đích, kế hoạch, biện pháp, phương hướng phù hợp với thực tế
khách quan. Nói như vậy có nghĩa là cũng có những ý thức khoa họcvà những ý
thức không khoa học so với hiện thực khách quan, tương ứng với nó là hai tác
động trái ngược nhau tích cực và tiêu cực của ý thức đối với vật chất.
Vai trị tích cực của ý thức, tư tưởng khơng phải ở chỗ nó trực tiếp tạo ra
hay thay đổi thế giới vật chất mà là nhận thức thế khách quan từ đó hình thành
được mục đích, phương hướng, biện pháp đúng đắn đồng thời có ý chí, quyết
tâm cần thiết cho hoạt dộng của mình. Sức mạnh cuả ý thức con người khơng
phải ở chỗ tách rời điều kiện vật chất, thoát ly hiện thực khách quan, mà là biết
dựa vào điều kiện vật chất đã có, phản ánh đúng quy luật khách quan để cải tạo
thế giới khách quan một cách chủ động, sáng tạo với ý chí và quyết tâm cao
nhằm phục vụ lợi ích của con người và xã hội. Con người nhận thức và phản ánh
thế giới thế giới khách quan càng đầy đủ chính xác bao nhiêu thì cải tạo chúng
càng có hiệu quả bấy nhiêu. ở đây vai trò năng động sáng tạo của ý thức, của
nhân tố chủ quan của con người có vị trí hết sức quan trọng. Bảo thủ trì trệ hoặc
tiêu cực thụ động, ỷ lại ngồi chờ chính là kìm hãm sự phát triển, triệt tiêu tính
năng động tích cực sáng tạo của ý thức.
Mặt khác, do có tính vượt trước, nên ý thức giúp cho hoạt động của con
người trở nên tự giác, tích cực, chủ động hơn như trong việc dự báo, lập kế
hoạch, đề ra đường lối, phương pháp hành động.
Vai trò của ý thức còn thể hiện ở vai trị của tri thức, trí tuệ, tình cảm và ý
chí. Nó khơng những là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn mà còn là động lực
của thực tiễn. Khơng có sự thúc đẩy của tình cảm, ý chí, hoạt động thực tiễn sẽ
diễn ra một cách chậm chạp, thậm chí khơng thể diễn ra được. Nhờ ý chí và tình
cảm, ý thức quy định tốc độ và bản sắc của hoạt động thực tiễn. Tinh thần, dũng
cảm, dám nghĩ dám làm, lịng nhiệt tình, chí quyết tâm, tình yêu, niềm say mê
với công việc, khả năng sáng tạo và vượt qua khó khăn nhằm đạt tới mục tiêu
xác định đều có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động thực tiễn làm cho nó diễn ra
nhanh hay chậm. Tuy nhiên, ý chí, tình cảm chỉ là động lực mà không thể là kim
chỉ làm cho hoạt động thực tiễn. Bởi vì, sự thành cơng hay thất bại của hoạt

động thực tiễn, tác dụng tích cực hay tiêu cực của ý thức đối với sự phát triển
của tự nhiên và xã hội chủ yếu phụ thuộc vào vai trò chỉ đạo ý thức. Chính vì
7


vậy phải biết kết hợp giữa tri thức, trí tuệ, khoa học với ý chí, tình cảm. Bởi tri
thức càng được tích luỹ, con người ngày càng đi sâu vào bản chất sự vật và cải
tạo sự vật có hiệu quả hơn.
Tuy nhiên cơ sở cho việc phát huy tính năng động chủ quan của ý thức là
việc thừa nhận và tơn trọng tính khách quan của vật chất, của các quy luật tự
nhiên và xã hội. Nếu như thế giới vật chất – với những thuộc tính và quy luật
vốn có của nó – tồn tại khách quan, khơng phụ thuộc vào ý thức con người thì
trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy
thực thể khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình. Chính vì vậy,
Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, không được lấy ý muốn chủ quan của mình
làm chính sách, khơng được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và
sách lược cách mạng. Nếu chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu lấy ý chí áp
đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì sẽ mắc phải bệnh chủ quan
duy ý chí.
Khơng chỉ có thế, khi vai trị chỉ đạo của ý thức phạm sai lầm thì tinh
thần, dũng cảm, lịng nhiệt tình, chí quyết tâm cũng làm cho hoạt động thực tiễn
thất bại một cách nhanh chóng.
Qua những điều vừa trình bày ở trên về mối quan hệ giữa vật chất với ý
thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chúng ta có thể rút ra một ý nghĩa hết
sức quan trọng trong hoạt động thực tiễn của con người như sau: Mọi hoạt động
của con người (cả hoạt động nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn) đều phải xuất
phát từ thực tế khách quan, phát huy được tính năng động sáng tạo của ý thức, tư
tưởng, của nhân tố chủ quan của con người và đồng thời chống chủ quan duy ý
chí.


Chương II:

8


VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI
QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC VẬN DỤNG VÀO CƠNG
CUỘC ĐỔI MỚI Ở NƯỚ C TA HIỆN NAY
2.1.Cơng cuộc đổi mới của đất nước phải nhận thấy nguyên lý vật
chất quyết định ý thức..
Như chúng ta đã biết, sau ngày 30/4/1975, nhà nước ta phát triển XHCN
và xem Liên Xơ như một “hình mẫu” và rập khn một cách đều theo mơ hình
xây dựng CNXH ở Liên Xơ trong những hoàn cảnh và điều kiện đất nước khác
biệt so với Liên Xơ như: Tập thể hóa cơng – nơng nghiệp nhà nước nắm độc
quyền về kinh tế dẫn đến việc hình thành cơ chế quan liêu bao cấp về kinh tế
(việc bao cấp nền kinh tế cũng là từ Liên Xô). Thế nhưng đến năm 1986, ta nhận
thấy rằng đối với Việt Nam, ta khơng có được bước đà vững chắc và cao lớn như
của Liên Xô nên đến năm 1986, Liên Xơ khơng cịn là hình mẫu của việc xây
dựng XHCN ở Việt Nam nữa.
Việc đổi mới cải cách năm 1986 là một bước đi tất yếu của lịch sử, trên
cơ sở những điều kiện khách quan phù hợp với hồn cảnh lịch sử, tình hình
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, từ Đại hội VI đến nay, chúng ta
đã đạt được một số thành tựu nhất định trong đổi mới tư duy lý luận. Cụ thể là:
trong nhận thức về XHCN. Bước đầu hình thành các quan điểm và nguyên tắc
chỉ đạo sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Tư duy kinh tế có sự đổi mới quan trọng.
Triết học đã đóng góp nhất định vào kết quả chung trên đây của đổi mới tư duy
lý luận. Có thể nói, triết học đã tạo cơ sở lý luận và phương pháp luận cho quá
trình đổi mới tư duy lý luận, tư duy triết học, là hạt nhân lý luận cho sự hình
thành tư duy mới về CNXH, nhất là tư duy kinh tế và tư duy chính trị.
Trong thời gian qua, các nhà triết học đã đi sâu phân tích bản chất và

nguyên nhân của bệnh chủ quan duy ý chí ở nước ta và ở nhiều nước XHCN
trước đây, làm sáng tỏ cơ sở triết học của bài học mà Đại hội VI đã rút ra là
“Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật

khách quan”. Vấn đề biện chứng của thời kỳ quá độ cũng đã được quan tâm
9


nghiên cứu, nhất là mẫu thuẫn cơ bản và mẫu thuẫn chủ yếu của xã hội ta. Qua
đó, góp phần làm sáng tỏ lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH của
nước ta, đóng góp vào xây dựng cương lĩnh mới của Đảng.
Trước sự phát triển mới của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên
thế giới và những thay đổi hiện nay của thời đại, giới triết học đã chú ý nghiên
cứu bản chất và hiệu quả xã hội có tính tồn cầu của cuộc cách mạng khoa học
và công nghệ, biện chứng của thời đại, từ đó rút ra những vấn đề có ý nghĩa thực
tiễn cho quá trình đổi mới xã hội ta. Đồng thời khi phê phán những sai lầm của
bệnh giáo điều và bệnh kinh nghiệm trong cán bộ ta thì những nguyên tắc
phương pháp luận của tư duy mới – tư duy biện chứng duy vật, vai trò của lý
luận nhất là lý luận của nghĩa Mac-Lenin và đổi mới công tác lý luận cũng được
chú ý trong nghiên cứu và giảng dạy triết học. Để phục vụ trực tiếp cho sự
nghiệp đổi mới xã hội ta như giải quyết vấn đề sở hữu, quan hệ giữa các thành
phần kinh tế, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính
trị ... giới triết học vừa qua cũng đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề như phép biện
chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa kinh tế và chính trị,
giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, vấn đề dân chủ hóa. Vấn đề con
người cũng đã thu hút sự nghiên cứu của các nhà triết học và gắn liền với nó là
những động lực hoạt động của con người như nhu cầu, lợi ích ...
Để thực hiện những nghiên cứu trên đây, việc nghiên cứu và giảng dạy
triết học từ Đại hội VI đến nay đã có những đổi mới nhất định. Hoạt động
nghiên cứu ít khn sáo hơn, cởi mở hơn, mạnh dạn hơn, tính chất minh họa,

xi chiều tơ hồng đã giảm bớt, có sự thay đổi đáng kể trong việc đánh giá các
trào lưu triết học ngoài mácxit, đã chú ý hơn đến quan điểm cá nhân và gần hơn
với thực tiễn của CNXH trong nghiên cứu. Những thay đổi trên đây đã được
phản ánh trên các tạp chí, sách báo.
Cơng tác giảng dạy triết học có chuyển biến theo hướng đổi mới nội
dung và phương pháp dạy và học, khắc phục một bước - sự lạc hậu trên lĩnh vực
này. Trước hết, đã đổi mới bước đầu chương trình và sách giáo trình triết học
10


theo hướng tăng thêm nhiều kiến thức lịch sử triết học, thống nhất chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, giảm bớt việc trích kinh điển , trích
nghị quyết, minh họa các quan điểm chính trị của Đảng chú ý gắn chặt hơn với
thực tiễn của CNXH, với thời đại, cú ý khai thác nhiều hơn ý nghĩa phương
pháp luận của các quy luật, phạm trù của triết học Mac-Lenin .... Đã tổ chức
nhiều cuộc tập huấn về triết học mới cho giảng viên triết học trong hệ thống các
trường đại học và các trường Đảng. Về phương pháp giảng dạy, đã giảm bớt tính
áp đặt, một chiều trong trình bày, thêm tính gợi mở, khả năng suy nghĩa độc lập
sáng tạo cho người học. Có thể nói rằng trong hơn 5 năm đổi mới, triết học đã
phát huy vai tị của nó bằng hàng chục năm trước đây.
2.2. Để thực hiện công cuộc đổi mới cần phải hiểu sâu sắc vai trò của
ý thức tác động trở lại vật chất..
Nhìn lại nền kinh tế và xã hội Việt Nam trong nên kinh tế quan liêu bao
cấp những năm trước Đổi mới, ta có thể dễ dàng bắt gặp những ví dụ thể hiện rõ
thái độ tiêu cực thụ động, chờ đợi, bó tay trước hoàn cảnh, gây nên những hậu
quả hết sức to lớn ảnh hưởng trực tiếp đến nên kinh tế và xã hội.
V í dụ: Ngày đó vác cuốc ra đồng, giớ cuốc lên mà nghe tiếng kẻng thì
cầm về luon, khơng thèm cuốc xuống đất nữa vì cuốc hay khơng cuốc thì vẫn
được hưởng phần lương giống nhau,làm hay khơng làm cũng được hường như
nhau, dẫn đến vận động bị trì trệ, vật chất không được sản xuất và ý thức khơng

được nâng cao.
Ví dụ trên cho thấy, việc nâng cao nhận thức và ý thức của con người là
hết sức quan trọng, ảnh hưởng sống còn đối với sự phát triển của nền kinh tế nói
riêng và xã hội nói chung. Và đây cũng chính là một trong những nhiệm vụ quan
trọng cần đạt được của Việt Nam trong quá trình đổi mới đất nước.
Đổi mới tư duy, phát triển nhận thức được sự thay đổi của tình hình và
yêu cầu gay gắt phải tạo một bước ngoặt trong tiến trình phát triển đất nước, Đại
hội Đảng lần thứ VI tun bố tiến hành cơng cuộc đổi mới tồn diện và triệt để.
Chương trình phát triển đất nước được thơng qua tại Đại hội này có nội dung
11


đặc biết quan trọng là chuyển nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế cơ
chế thị trường - mở cửa theo định hướng XHCN. Để thực hiện được bước
chuyển ấy, khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định là phải đổi mới tư duy phát triển.
Quá trình đổi mới tư duy phát triển trên thực tế là quá trình đấu tranh về mặt lý
luận và tư tưởng nhằm đạt đến nhận thức mới về CNXH và về con đường đi lên
CNXH của Việt Nam. Trước hết với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá
đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đại hội VI đã kiểm điểm và đánh giá theo tinh thần
phê phán những sai lầm chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động nóng
vội, chủ quan, khơng tơn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Đại hội
đã rút ra 4 bài học lớn, trong đó 2 bài học đầu tiên là “Trong tồn bộ hoạt động
của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát
huy quyền làm chủ cảu nhân dân lao động” và “Đảng phải luôn xuất phát từ
thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan”. Nhưng bài học trên
đây là cơ sở quyết định để từ bỏ lối tư duy sáo mịn, kinh viện; tập trung trí tuệ
của tồn Đảng vào việc tìm kiếm và lựa chọn một tư duy mới, một chiến lược
phát triển mới, có khả năng đáp ứng tốt nhất đòi hỏi của nhân dân. Đại hội Đảng
VI trở thành sự kiện đánh dấu bước ngoặt phát triển là nhờ nó quán triệt sâu sắc
ngun tắc: nếu khơng có sự phê phán và tự phê phán nghiêm túc, sẽ khơng thể

có bất kỳ một sự đổi mới nào, kể cả đổi mới tư duy.
Nội dung cốt lõi của tư duy đổi mới là bước chuyển từ quan niệm kinh tế
XHCN là 1 nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, phải được xây dựng
ngay trong thời kỳ quá độ sang khẳng định phải phát triển trong thời kì quá độ 1
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần , vận động theo cơ chế thị trường, có sự
quản lí của Nhà nước, theo định hướng XHCN, tức là nên kinh tế thị trường
định hướng XHCN. về thực chất, đây là sự đổi mới tư duy về phát triển.
Sự đổi mới tư duy phát triển ấy hướng tới sự đổi mới triệt để và tồn
diện phương thức phát triển nhưng khơng đổi hướng phát triển: mục tiêu của
phát triển vẫn là đạt tới CNXH.Nhưng phương thức phát triển thì có những đổi
mới căn bản. Đó là: Bước chuyển từ quan niệm cũ về nền kinh tế trong thời kỳ
12


quá độ, theo đó, trong nền kinh tế ấy thành phần kinh tế XHCN (gồm kinh tế
quốc doanh và kinh tế tập thể) với sở hữu công cộng (gồm sở hữu tồn dân và sở
hữu tập thể) giữ vị trí thống trị sang quan điểm phát triển nên kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần (gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế
tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi) với
nhiều hình thức sở hữu đa dạng, hỗn hợp, đan xen lẫn nhau. Bước chuyển từ cơ
chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng
XHCN, trong đó từ chỗ tuyệt đối hóa vai trị của kế hoạch, kỳ thị thị trường sang
chỗ thừa nhận thị trường, khẳng định phải kết hợp kế hoạch với thị trường, trong
đó kế hoạch định hướng thị trường, cịn thị trường vừa là căn cứ, vừa là đối
tượng của kế hoạch, có vai trị điều tiết cung cầu, giá cả, điều tiết sản xuất kinh
doanh của các đơn vị kinh tế.
Sự đổi mới tư duy phát triển còn thể hiện: “phải biết kết hợp sức mạnh
của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới”. Thực chất của sự
đổi mới này là thay thế quan niêm phát triển “khép kín” trong thế đối đầu bằng
quan niệm phát triển dựa vào mở cửa, mở rộng hợp tác quốc tế theo phương

châm kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, đẩy mạnh sự hợp
tác quốc tế và cạnh tranh phát triển dựa trên cơ sở phát huy nổi lực. Đảng cộng
sản Việt Nam coi đây là cách lựa chọn tốt nhất để Việt Nam chủ động hội nhập
vào quá trình hợp tác kinh tế quốc tế, tận dụng các cơ hội phát triển to lớn mà
thời đại đang dành cho các nước đi sau. Việc kịp thời chuyển hướng nhận thức
trong đường lối đối ngoại như vậy thể hiện rõ quan niệm mới về độc lập dân tộc,
phù hợp với các điều kiện quốc tế đã thay đổi sâu sắc. Nhà nước quản lý, nhân
dân làm chủ thành cơ chế chung trong quản lý toàn xã hội. Sự đổi mới tư duy
phát triển còn thể hiện ở khẳng định phải “phát huy yếu tố con người và lấy việc
phục vụ con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động, coi nguồn lực con
người là q báu nhất, có vai trị quyết định đối với sự phát triển của đất nước là
yếu tố cơ bản” từ đó yêu cầu phải “khắc phục thái độ coi nhẹ chính sách xã hội,
tức là coi nhẹ yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựng CNXH” như đã từng
xảy ra trong thời kì trước đổi mới. Sự đổi mới tư duy lý luận trên đây của Việt
13


Nam một mặt đặt nền tẳng lý luận cần thiết cho quá trình đổi mới thực tiễn, mặt
khác là sản phẩm của chính q trình này.
Bên cạnh đó, trong thời đại hiện nay, khi Việt Nam đang mở cửa hội
nhập cùng thế giới trong tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, giáo dục... việc
chú trọng đào tạo và rèn luyện thế hệ trẻ của Việt Nam về “ý thức”, lập trường,
tư tưởng là hết sức quan trọng. Điều này địi hỏi một sự đầu tư thích đáng cho
giáo dục và đào tạo. Bên cạnh việc đào tạo về tri thức, lỗi sống, khả năng hội
nhập cùng nhịp phát triển của thế giới cịn cần phải có sự giáo dục về văn hóa,
tư tưởng giữ gìn bản sắc dân tộc. Đào tạo nhân tố “con người” có thể được xem
như chìa khóa nịng cốt cho bước nhảy vọt của cả một nền kinh tế, môt xã hội,
một đất nước trong tương lai. Đó cũng chính là minh chứng cho sự tác động tích
cực của ý thức đối với vật chất.


14


KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu đề tài trên, chúng ta đã tìm hiểu một cách sâu sắc
hơn về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức, đó là mối quan hệ biện chứng tác
động qua lại lẫn nhau. Khẳng định vật chất ln mang tính thứ nhất, tính quyết
định, ý thức ln mang tính thứ hai, bị chi phối, bị quyết định. Song, ý thức lại
có tác động trở lại vơ cùng quan trọng đối với vật chất. Nó có thể làm cho vật
chất phát triển, biến đổi theo nhu cầu, ý muốn, nhưng đồng thời nó cũng có thể
làm cho vật chất khơng phát triển, bị kìm hãm. Qua đó, chúng ta có thể rút ra bài
học hết sức cần thiết cho sự nghiệp cách mạng lớn lao của Đảng và nhân dân ta
Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đó là: Chúng ta chỉ có thể tiến lên chủ
nghĩa xã hội nếu như: Mọi đường lối, chính sách, phương hướng mục tiêu đề ra,
hoạch định ra phải được xuất phát từ thực tế điều kiện nước nhà. Thứ hai chúng
ta phải phát huy cao độ vai trị tích cực của ý thức hay chính là vai trò năng động
chủ quan của con người. Xây dựng hệ động lực tinh thần mạnh mẽ cổ vũ lớn lao
cho sự nghiệp cách mạng vĩ đaịo của toàn Đảng và nhân dân ta. Đó chính là
“xây dựng khối đại đồn kết dân tộc”, đó là “khơi dậy lịng u nước, ý chí quật
cường, phát huy tài trí của người Việt Nam, quyết tâm đưa nước nhà ra khỏi
nghèo làm lạc hậu”. Đồng thời, chúng ta cũng cần tránh tư tưởng chủ quan duy
ý chí, nóng vội trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một điều hết sức
quan trọng đó là làm sao để vừa xây dựng nền kinh tế có sự tham gia của các
thành phần kinh tư bản lại vừa tránh được nguy cơ chệch hướng xã hội chủ
nghĩa. Đây cũng là một vấn đề cấp thiết mà Đảng và nhà nước ta cần có phương
hướng đi sao cho phù hợp.

15



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình triết học Mác – Lênin (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội)
2. Triết học Mác – Lênin (NXB giáo dục)
3.Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. NXB Sự thật,
Hà Nội, năm 1991.
4. Chủ nghĩa Lênin và công cuộc đổi mới trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở
nước ta (NXB Thông tin lý luận, năm 1995).

16



×