Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Nhà nước và vấn đề nâng cao vai trò của nhà nước trong điều kiện hiện nay ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.88 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
TRIẾT HỌC MAC - LÊNIN
Đề tài: Nhà nước và vấn đề nâng cao vai trò của nhà nước trong
điều kiện hiện nay ở nước ta
Họ và tên: Phạm Thị Hà Vy
Lớp: Anh 13 - K59 – Cơ sở Quảng Ninh
Chuyên ngành: Kế toán Kiểm toán
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Tùng Lâm

QUẢNG NINH – THÁNG 6 NĂM 2021



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Chương I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC
1.1.

Khái niệm và nguồn gốc của Nhà nước

1.1.1.

Khái niệm

1.1.2.

Nguồn gốc


1.2.

Bản chất, đặc trưng và chức năng của Nhà nước

1.2.1.

Bản chất

1.2.2.

Đặc trưng.............................................................................................................. 3

1.2.3. Chức năng............................................................................................................. 4
1.3.

Các kiểu và hình thức của Nhà nước

1.3.1.

Khái niệm

1.3.2.

Các kiểu nhà nước

Chương II: VẤN ĐỀ NÂNG CAO VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN
HIỆN NAY Ở NƯỚC TA..................................................................................................9
2.1.

Khái niệm nâng cao vai trò nhà nước


2.2.

Những thành tựu nổi bật

2.3.

Những hạn chế tồn tại trong việc nâng cao vai trò nhà nước và giải pháp

2.3.1.

Hạn chế

2.3.2.

Giải pháp

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI NĨI ĐẦU
Có thể nói, vai trị của Nhà nước ở bất kì quốc gia nào đều rất to lớn, có
ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đối với sự phát triển về mọi mặt (kinh tế, xã
hội, chính trị,…). Việt Nam ta lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội và
xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa. Dù trong bất kì xã hội nào thì Nhà nước
vẫn là thiết chế chính trị quan trọng và có vai trị đặc biệt đối với sự hình thành,
phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc.
Ở nước ta, vai trò của Đảng và Nhà nước được hiểu một cách khái quát là
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý. Từ khi đổi mới đất nước, Đảng ta càng chú

trọng vận dụng, cụ thể hóa vấn đề “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Hiện nay
chúng ta đang xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiến tới hội nhập sâu sắc và tồn diện. Vì thế, sự quản
lý của Nhà nước là yếu tố cần thiết để phát huy mọi mặt của đời sống xã hội,
nhất là trong điều kiện tình hình trên thế giới và trong nước đang có những biến
đổi to lớn. Vấn đề nâng cao vai trò của Nhà nước luôn được Đảng ta quan tâm,
chú ý và được đặt ra trong các kỳ Đại hội Đảng vì nó hết sức hệ trọng, cấp bách.
Tuy nhiên bên cạnh đó, Nhà nước ta vẫn cịn tồn tại một số hạn chế nhất
định. Để nhận thức rõ hơn về vai trò của Nhà nước, em xin chọn đề tài: “Nhà
nước và vấn đề nâng cao vai trò của nhà nước trong điều kiện hiện nay ở
nước ta”

Chương I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC
1.1.

Khái niệm và nguồn gốc của Nhà nước
1


Sở dĩ vấn đề nhà nước vốn là một vấn đề phức tạp. Trong lịch sử đã xuất
hiện nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Hơn thế, nó cịn đụng chạm tới
lợi ích của các giai cấp một cách trực tiếp và mạnh mẽ nhất. Họ ln tìm cách
bào chữa cho những đặc quyền xã hội, cho sự bóc lột giai cấp và biện hộ cho sự
thống trị của mình. Lý luận khoa học về nhà nước, về nguồn gốc và bản chất của
nhà nước chỉ có được trên cơ sở những quan niệm biện chứng duy vật về sự phát
triển xã hội.
1.1.1. Khái niệm
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy
chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lí đặc biệt
nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống

trị trong xã hội có giai cấp đối kháng của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong xã hội chủ nghĩa.
1.1.2. Nguồn gốc
Lịch sử đã cho thấy lồi người trải qua thời ngun thủy trong đó xã hội
không hề biết đến nhà nước. Do kinh tế cịn thấp kém chưa có sự phân hóa giai
cấp cho nên thể chế xã hội trong thời kì cộng sản nguyên thủy là thể chế tự quản
của nhân dân. Khi lực lượng sản xuất phát triển đã dẫn đến sự ra đời chế độ tư
hữu và từ đó xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng và cuộc đấu tranh
giai cấp khơng thể điều hịa được xuất hiện. Điều đó dẫn đến nguy cơ các giai
cấp tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội. Để ngăn chặn nguy cơ đó thì
một cơ quan quyền lực mới ra đời đó chính là nhà nước.

1.2.

Bản chất, đặc trưng và chức năng của Nhà nước

1.2.1. Bản chất
2


Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mac – Lênin thì bản chất nhà nước có 2
thuộc tính:
a) Bản chất giai cấp của Nhà nước
- Nhà nước là chỉ sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai cấp nắm quyền thống trị
về kinh tế, và bao giờ cũng thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc.
- Nhà nước thể hiện là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt, là công cụ sắc bén nhất
để thực hiện sự thống trị giai cấp, thiết lập và duy trì trật tự xã hội.
b) Bản chất xã hội của Nhà nước
Nhà nước phải giải quyết tất cả các vấn đề nảy sinh trong xã hội, bảo vệ lợi ích
chung của tồn xã hội, phục vụ những nhu cầu mang tính chất cơng cho xã hội

như: xây dựng trường học, bệnh viện, đường xá, giải quyết các tệ nạn xã hội,...

1.2.2. Đặc trưng
a) Quản lí dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định
Nhà nước được hình thành để phân chia dân cư trên cở họ cư trú. Trong
một vùng lãnh thổ, quyền lực nhà nước có hiệu lực với mọi thành viên. Đặc
trưng này làm xuất hiện nhiều mối quan hệ giữa từng người trong cộng đồng với
nhà nước. Mỗi nhà nước được xác định bằng một biên giới quốc gia nhất định.
b) Thiết lập một bộ máy quyền lực công cộng
Nhà nước của giai cấp thống trị nào cũng có một bộ máy quyền lực chuyên
nghiệp. Hệ thống đó bao gồm các đội vũ trang dặc biệt (quân đội, cảnh sát, nhà
tù,...) và bộ máy quản lí hành chính (cán bộ, cơng viên chức, lãnh đạo mà xã hội
thị tộc, bộ lạc khơng hề biết đến trước đó. Nhà nước thực hiện quyền lực của
minh trên cơ sở sức mạnh cưỡng bức của pháp luật và dùng các thiết chế (tổ
chức) bạo lực để pháp luật của mình được thực thi trong thực tế.

c) Hệ thống thuế khóa
Nhà nước hình thành hệ thống thuế khóa để duy trì và tăng cường bộ máy
cai trị. Nhà nước tồn tại dựa vào thuế khóa, quốc trái và các hình thức bóc lột
3


khác. Đó là những chế độ đóng góp có tính chất cưỡng bức mà được luật lệ định
ra để nuôi sống bộ máy cai trị. Hệ thống thuế khóa chỉ tồn tại gắn liền với hình
thái tổ chức nhà nước, chứ khơng có trong tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc. Bằng
các hình thức khác nhau như vậy, nhà nước của giai cấp bóc lột khơng những là
cơng cụ trấn áp giai cấp mà cịn là cơng cụ thực hiện sự bóc lột các giai cấp bị
áp bức.
1.2.3. Chức năng
Sự thống trị chính trị và thực hiện chức năng xã hội của nhà nước thể hiện

trong lĩnh vực đối nội cũng như trong đối ngoại.
- Chức năng đối nội nhằm duy trì trật tự kinh tế, xã hội,
chính trị và những trật tự khác hiện có trong xã hội. Ngồi
ra, nhà nước cịn sử dụng nhiều phương tiện khác (bộ máy
thơng tin, các cơ quan văn hóa, giáo dục,...) để xác lập,
củng cố tư tưởng, ý chí cua giai cấp thống trị, làm cho
chúng trở thành chính thống trong xã hội.
- Chức năng đối ngoại nhằm bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc
gia và thực hiện các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội
với các nhà nước khác vì lợi ích của giai cấp thống trị
cũng như lợi ích quốc gia khi chúng khơng mâu thuẫn với
nhau. Ngày nay, trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế
thì việc mở rộng chức năng đối ngoại của nhà nước có
tầm quan trọng đặc biệt.
Hai chức năng trên đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị. Chúng là
hai mặt của một thể thống nhất. Tính chất của chức năng đối nội quyết định tính
chất của chức năng đối ngoại của nhà nước; và ngược lại, tính chất và những
nhu cầu của chức năng đối ngoại có tác động mạnh mẽ trở lại chức năng đối nội.
1.3.

Các kiểu và hình thức của Nhà nước

1.3.1. Khái niệm
4


Kiểu nhà nước là khái niệm để chỉ bộ máy thống trị đó thuộc về giai cấp
nào, tồn tại trên cơ sở chế độ kinh tế nào, tương ứng với hình thái kinh tế xã hội
nào. Trong lịch sử đã tồn tại 4 kiểu nhà nước: nhà nước chủ nô, phong kiến, tư
sản và vơ sản.

Hình thức nhà nước là khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức và phương
thức thực hiện quyền lực nhà nước. Nhà nước chủ nơ có phân biệt chính thể
cộng hịa, chính thể q tộc và chính thể dân chủ... Nhà nước phong kiến có
phân biệt hình thức chính thể phong kiến tập quyền và phân quyền. Nhà nước tư
sản có chế độ cộng hòa đại nghị, quân chủ lập hiến, chế độ tổng thống.

1.3.2. Các kiểu nhà nước
a) Nhà nước chủ nô
Nhà nước chủ nơ (hay cịn gọi là nhà nước chiếm hữu nơ lệ) là hình thức
nhà nước đầu tiên trong lịch sử loài người và được coi là tổ chức quyền lực
chính trị của giai cấp chủ nơ trong xã hội. Nhà nước chủ nô ra đời trên cơ sở sự
tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy (sự tan rã của chế độ thị tộc, bộ lạc...).
Các nhà nước chiếm hữu nô lệ đầu tiên xuất hiện khoảng 4000 - 5000 năm trước
công nguyên ở châu Á và Bắc Phi (Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập...) và ở châu Âu
(Hy Lạp, La Mã...)
Cơ sở kinh tế của nhà nước chủ nơ chính là quan hệ sản xuất được đặc
trưng bởi chế độ chiếm hữu tư nhân của chủ nô đối với tồn bộ tư liệu sản xuất
và nơ lệ. Chủ nơ là người sở hữu tồn bộ đất đai, tư liệu sản xuất cộng với cả
người sản xuất là nơ lệ. Do vậy, chủ nơ có tồn quyền bóc lột nơ lệ, nơ lệ phải
hồn tồn phục tùng chủ nơ, và trở thành những cơng cụ biết nói.

Về tổ chức nhà nước, đây là nhà nước của giai cấp chủ nơ thời cổ đại mà
tiêu biểu là các hình thức lịch sử nhà nước chủ nô ở Hy Lạp và La Mã cổ đại
như chính thể quân chủ và chính thể cộng hồ, chính thể q tộc và chính thể
5


dân chủ. Các hình thức này chỉ khác nhau về cách thức và cơ chế hoạt động của
tổ chức bộ máy nhà nước, còn bản chất của chúng đều là nhà nước của giai cấp
chủ nô, nhằm thực hiện sự chun chính đối với nơ lệ.

b) Nhà nước phong kiến
Đây là nhà nước của giai cấp địa chủ phong kiến. Tiền đề hình thành nhà
nước phong kiến là quan hệ sản xuất phong kiến được đặc trưng bằng chế độ sở
hữu tư nhân về tư liệu sản chủ yếu là ruộng đất và sự bóc lột một phần sức lao
động của nông dân (chế độ tô, địa tô, sưu dịch...) về cơ sở xã hội, tồn tại hai giai
cấp cơ bản là giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân, cùng nhiều tầng lớp khác
nhau nhưng lực lượng sản xuất chính chính là nơng dân (nơng dân, tá điền, nơng
nơ) và đây là một xã hội có kinh tế chủ đạo là tự cung tự cấp.
Nhà nước phong kiến cũng được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau.
Nói chung, ở phương Tây, hình thức quân chủ phân quyền là hình thức nhà nước
khá phổ biến. Quyền lực nhà nước được chia thành quyền lực độc lập, địa
phương phân tán. Mỗi lãnh chúa phong kiến (hay chúa đất phong kiến) là một
ơng vua trên lãnh thổ của mình. Mối liên hệ thực sự giữa các chúa phong kiến
châu Âu chủ yếu được thiết lập bằng các hình thức liên minh của các nhà nước
cát cứ, trong đó Thiên Chúa giáo trở thành mối quan hệ tinh thần thiêng liêng
giữa các tiểu vương quốc phong kiến. Nhưng sau đó nhà nước này dần dần
chuyển biến từ phân quyền đến tập quyền chuyên chế, đây là đỉnh tột cùng của
chế độ phong kiến.
Ở phương Đông (tiêu biểu là Trung Quốc và Ấn Độ, Ba Tư), hình thức
quân chủ tập quyền (quân chủ chuyên chế tập quyền) là hình thức nhà nước phổ
biến dựa trên chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất. Trong nhà nước này, quyền
lực của vua được tăng cường rất mạnh, hồng đế có uy quyền tuyệt đối, ý chí
của vua là pháp luật. Hình thức này cịn được tìm thấy ở các nước như Việt
Nam, Triều Tiên, Nhật Bản. Dù tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào, nhà nước
phong kiến cũng chỉ là chính quyền của giai cấp địa chủ, quý tộc, là cơ quan bảo
6


vệ những đặc quyền phong kiến, là công cụ của giai cấp địa chủ phong kiến
dùng để áp bức, thống trị nông nô.

Về mặt từ nguyên, phong kiến là từ ghép của phong tước và kiến
địa hay phong hầu và kiến ấp. Các vua chúa thời kỳ này thường phong tước cho
những người thân thích, đồng thời chia (ban thưởng) đất đai cho những người
này để hình thành các nước chư hầu. Việc phân phong đất đai ở châu Á chủ yếu
lại diễn ra ở thời kỳ chiếm hữu nô lệ, với điển hình là thời kỳ Xuân Thu ở Trung
Quốc. Vua nhà Chu phân đất cho các con em trong họ và các quan lại, hình
thành nên hơn 100 nước chư hầu và đó là mầm mống loạn lạc trong những thời
kỳ sau này. Nhà nước phong kiến thường lấy tôn giáo làm cơ sở lý luận cho sự
thống trị của mình (như các học thuyết thiên mệnh, học thuyết của Thiên Chúa
giáo, Bà La Môn...
c) Nhà nước tư sản
Nhà nước tư sản cũng được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau,
nhưng nói chung, chỉ có hai hình thức cơ bản nhất là hình thức cộng hồ và hình
thức qn chủ lập hiến. Hình thức cộng hồ lại được tổ chức dưới những hình
thức khác nhau như Cộng hồ Đại nghị, Cộng hồ Tổng thống, Cộng hịa hỗn
hợp (hay cộng hịa lưỡng tính) trong đó hình thức cộng hồ Đại nghị là hình
thức điển hình và phổ biến nhất. Trong thực tế, nhằm thích ứng với điều kiện
lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia, các hình thức cụ thể của nhà nước tư sản hiện
đại lại có sự khác nhau khá lớn, về chế độ bầu cử, chế độ tổ chức một viện hay
hai viện, về nhiệm kỳ tổng thống, về sự phân chia quyền lực giữa tổng thống và
nội các.
Hình thức của nhà nước tư sản là rất phong phú nhưng không làm thay đổi
bản chất của nó - đó là cơng cụ của giai cấp tư sản dùng để áp bức thống trị giai
cấp vô sản và quần chúng lao động để bảo vệ lợi ích và quyền thống trị của giai
cấp tư sản. V.I.Lênin đã phát biểu rằng: “Những hình thức của nhà nước tư sản
thì hết sức khác nhau, nhưng thực chất chỉ là một: chung quy lại thì tất cả những
nhà nước ấy, vô luận thế nào, cũng tất nhiên phải là nền chuyên chính tư sản”
7



Tuy nhiên có thể thấy trước khi có nền dân chủ vơ sản thì nền dân chủ đạt
được trong chủ nghĩa tư bản là nấc thang khá quan trọng trong sự tiến hóa của
nền dân chủ trong lịch sử. Sự ra đời chế độ dân chủ tư sản là một bước tiến về
chất trong sự phát triển của nhà nước. Ở đó, nó đã kết tinh được những giá trị
dân chủ được sáng tạo ra trong thời kỳ trước khi giai cấp công nhân cầm quyền,
đồng thời thể hiện được những nhân tố mang tính nhân loại, mang tính nhân dân
chứa đựng trong một số chuẩn mực dân chủ đang được thực hiện ở các nước tư
bản chủ nghĩa.
Sự phát triển hợp quy luật của các giá trị đó là những nhân tố nội tại dẫn tới
phủ định chủ nghĩa tư bản. Nền dân chủ vô sản với tư cách là nền dân chủ cao
về chất so với dân chủ tư sản cũng chỉ ra đời một khi biết kế thừa, phát triển
toàn bộ những giá trị dân chủ mà loài người đã sáng tạo ra trong lịch sử, đặc biệt
là những giá trị dân chủ đạt được trong chủ nghĩa tư bản.
d) Nhà nước vô sản
Theo Chủ nghĩa Mác-Lênin thì Nhà nước vơ sản là một kiểu nhà nước đặc
biệt trong lịch sử. Tính chất đặc biệt của nó trước hết là ở chỗ nó chỉ tồn tại
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa cộng sản, nó là kiểu nhà nước cuối cùng
trong lịch sử của xã hội lồi người.
Sự tồn tại của nhà nước vơ sản trong thời kỳ quá độ này được cho là tất yếu
vì trong thời kỳ quá độ xã hội còn tồn tại các giai cấp bóc lột và các lực lượng
xã hội, chúng chống lại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội khiến giai cấp
công nhân và nhân dân lao động phải trấn áp chúng bằng bạo lực. Hơn nữa,
trong thời kỳ q độ cịn có các giai cấp và tầng lớp trung gian khác. Do địa vị
kinh tế - xã hội của mình, họ dễ dao động giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản,
họ không thể tự mình tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Tính chất đặc biệt của nhà nước vơ sản cịn thể hiện ở cơ sở quyền lực của
nhà nước - đó là nền tảng liên minh cơng - nơng làm nịng cốt cho sự liên minh
với mọi tầng lớp những người lao động khác trong xã hội. Để thực hiện sứ mệnh
8



của mình, giai cấp cơng nhân cần có sự hỗ trợ, cộng tác, liên minh, vững chắc và
ngày càng củng cố với những người lao động khác.
Chủ nghĩa xã hội không thể tồn tại và phát triển được nếu thiếu dân chủ,
thiếu sự thực hiện một cách đầy đủ và mở rộng không ngừng dân chủ. Phát triển
dân chủ đến cùng, tìm ra những hình thức của sự phát triển ấy, đem thí nghiệm
những hình thức ấy trong thực tiễn, v.v..[25] là một trong những nhiệm vụ cấu
thành của cách mạng xã hội chủ nghĩa, là một vấn đề có tính quy luật của sự
phát triển và hồn thiện nhà nước vơ sản. Giai cấp cơng nhân khơng chỉ có sứ
mệnh lịch sử lãnh đạo cuộc đấu tranh để giải phóng dân tộc mình, mà cịn có vai
trị lịch sử tồn thế giới.

Chương II: VẤN ĐỀ NÂNG CAO VAI TRỊ NHÀ NƯỚC
TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY Ở NƯỚC TA
Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định:” Nhà nước ta là nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa”. Vì vậy để nâng cao, phát huy vai trò
của nhà nước ta trong điều kiện hiện nay là một nhiệm vụ cấp thiết.
2.1.

Khái niệm nâng cao vai trò nhà nước

Theo như lời khẳng định trên thì nâng cao vai trị nhà nước ta chính là việc
đảm bảo nguyên tắc các quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, cải tiến về
nhiều mặt để thực hiện tốt các chức năng cơ bản của nhà nước: chính trị, xã hội,
đối nội, đối ngoại.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc
đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa đảng,
Nhà nước và nhân dân. Nhà nước là đại diện quyền àm chủ của nhân dân, đồng
thời là người tổ chức và thực hiện đường lối chính trị của Đảng.
9



Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước đều phải
phản ánh lợi ích của đại đa số nhân dân. Nhân dân khơng chỉ có quyền mà cịn
có trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành chính sách của Đảng và pháp
luật của nhà nước.
2.2.

Những thành tựu nổi bật trong vai trò nhà nước

- Chỉ một năm sau khi thực hiện Đổi Mới (1986), Việt Nam từ một nước
thiếu đói đã trở thành nước xuất khẩu gạo. Những năm sau đó, khủng hoảng
kinh tế và lạm phát phi mã đã được chặn đứng.
- Từ thập niên 1990, làn sóng đầu tư trực tiép nước ngồi bắt đầu đổ vào
Việt Nam. Việt Nam trở thành một trong những nước tăng trưởng nhanh nhất thế
giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 7%/ năm.
- Việt Nam được đánh giá cao về việc thực hiện phúc lợi xã hội, xóa đói
giảm nghèo và thực hiện các “Mục tiêu phát triển thiên niên kỳ” (MDG) của
Liên Hợp Quốc. Việt Nam là một trong những nước đang phát triển có chỉ số
HDI cao. Chỉ số phát triển con người (HDI) được cải thiện và nâng cao đáng kể,
từ 0,610 năm 1990 lên 0,691 năm 2002.
- GDP tăng gấp đơi từ 1991-2000 với tỉ lệ tăng bình qn hằng năm 7,5%.
Tỉ lệ nghèo chung theo chuẩn quốc tế đã giảm từ 58% năm 1993 xuống 28,9%
năm 2002 với 25 triệu người thốt khỏi cảnh đói nghèo, hồn thành sớm hơn so
với kế hoạch toàn cầu. GDP Việt Nam đến cuối 2006 là khoảng trên 650
USD/người (GDP năm 2006 là 55532 triệu USD, dân số ước tính khoảng trên 84
triệu người).
- Quan hệ thương mại với trên 165 nước, ký hiệp định thương mại với hơn
72 nước.
- Chính phủ đã đổi mới, kiện tồn về tổ chức bộ máy Chính phủ và cơ quan

chính quyền địa phương. Bộ máy Chính phủ đã giảm từ 76 đầu mối xuống còn
39, trong đó có 17 bộ, 6 cơ quan ngang bộ và 13 cơ quan thuộc Chính phủ. Bộ

10


máy UBND cấp tỉnh giảm từ trên 40 đầu mối xuống còn 20 đầu mối, cấp huyện
từ 20 giảm xuống còn 10 đầu mối.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, năm sau cao hơn năm trước, bình quân
trong 5 năm (2002-2005) là 7,51% và phát triển tương đối toàn diện.
- Văn hóa và xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt. Đặc biệt là việc phát huy nền
văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
- Chính trị xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được tăng cường.
- Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới
WTO và ký hiệp định “Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn
PNTR” với Mĩ. Điều này đã chứng tỏ bước phát triển mới trong quan hệ đối
ngoại cũng như thương mại quốc tế.
2.3.

Những hạn chế tồn tại trong việc nâng cao vai trò nhà nước và
giải pháp đặt ra
2.3.1. Hạn chế
- Tổ chức và hoạt động của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và
các đồn thể nhân dân cịn một số khâu chậm đổi mới.
Công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng chưa đạt yêu cầu.
Điều này đã gây nên tăng trưởng chưa tương xứng với
khả năng, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền
kinh tế cịn kém.
- Cơ chế chính sách văn hóa – xã hội chậm đổi mới, cịn
nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết tốt.

- Các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại còn một số
mặt hạn chế.
- Tư duy của Đảng trên một số lĩnh vực chậm đổi mới; một
số vấn đề ở tầm quan điểm, chủ trương lớn chậm làm rõ
nên chưa đạt được sự thống nhất cao về nhận thức và
thiếu dứt khốt trong học định chính sách, chỉ đạo điều
hành.
11


- Sự chỉ đạo tổ chức thực hiện chưa tốt, nhất là trong 3 lĩnh
vực: xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủnghoax; tạo bước chuyển mạnh về phát
triển nguồn nhân lực, đổi mới tổ chức và phương thức
hoạt động của hệ thống chính trị.
- Một số cán bộ, đảng viên chủ chốt yếu kém về phẩm chất,
năng lực và tinh thần trách nhiệm, vừa thiếu tính tiên
phong, gương mẫu, vừa khơng đủ trình độ, năng lực hoàn
thành nhiệm vụ.
2.3.2. Giải pháp
Một là, phải nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của Đảng,
kiên định chủ nghĩa Mac – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hai là, kiện tồn và đổi mới hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng, nâng
cao chất lượng đội ngũ Đảng viên.
Ba là, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng;
tăng cường quan hệ gắn bó giữa Đảng và nhân dân; nâng cao chất
lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát.
Bốn là, đổi mới tổ chức, bộ máy và công tác cán bộ.
Năm là, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.


12


KẾT LUẬN
Mặc dù con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của nước ta còn rất gian nan
và đầy thách thức đặc biệt là trong những năm tới, chúng ta phải dành nhiều
công sức để tạo được sự chuyển biến rõ rệt về xây dựng Đảng cũng như Nhà
nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hơn nữa phải biết phát huy truyền thống cách
mạng, xây dựng Đảng và Nhà nước ta thực sự trong sạch vững mạnh cả về chính
trị, tư tưởng và tổ chức, đồn kết nhất trí cao, gắn bó mật thiết với nhân dân, có
phương thức lãnh đạo khoa học, có đội ngũ cán bộ đản viên đủ phẩm chất đạo
đức và năng lực. Đây cũng là nhiệm vụ then chốt có ý nghĩa sống cịn đối với
cơng cuộc xây dựng phát huy vai trị nhà nước nói riêng và cơng cuoojc tiến lên
chủ nghĩa xã hội của tồn dân tộc nói chung.

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Triết học Mac – Lênin (NXB Chính trị quốc gia)
2. Tài liệu học tập văn kiện ĐH Đảng VIII (NXB Chính trị quốc gia)
3. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (NXB Chính trị quốc gia)
4. Giáo trình Lịch sử triết học (Phân viện báo chí và tuyên truyền)
5. www.tuoitre.com.vn

14




×