Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tài liệu CEO Việt Nam và 10 vấn đề "nóng" về kinh tế pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.07 KB, 11 trang )

CEO Việt Nam và 10 vấn đề "nóng"
về kinh tế
Tối ngày 2/10, ông Raymond Mallon, chuyên gia kinh tế hàng
đầu khu vực Châu Á của Ngân hàng phát triển Châu Á và
Ngân hàng Thế giới đã có buổi trò chuyện với các thành viên
trong Câu lạc bộ CEO Việt Nam về 10 chủ đề nóng nhất của
CEO về môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Theo ông Raymond Mallon, dấu hiệu của cuộc khủng hoảng toàn
cầu đã xuất hiện ở nhiều quốc gia giàu có. Sự sụp đổ của các
ngân hàng quốc tế lớn, việc điều hành quản lý yếu kém của Hoa
Kỳ … đã và đang làm cho tình hình tồi tệ hơn.

Các thành viên trong Câu lạc bộ CEO Việt Nam tại buổi nói
chuyện

Tuy nhiên, nét khác biệt của cuộc khủng hoảng tài chính này so
với cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á trước đây là nó
diễn ra ở một trung tâm kinh tế thương mại lớn trên thế giới. Đó
là Hoa Kỳ.“Thật khó đánh giá được tác động cụ thể của cuộc
khủng hoảng này tới toàn cầu. Song Châu Á là khu vực có môi
trường kinh doanh tương đối tốt và Việt Nam cũng là nước có
tiềm năng tăng trưởng tốt nên khả năng bị tác động mạnh là ít”
ông Raymond nói.

Hiện nay,10 chủ đề nóng nhất của CEO về môi trường kinh
doanh tại Việt Nam mà ông Raymond Mallon đề cập đến gồm:

Thứ nhất, các vấn đề toàn cầu và bộ mặt khủng hoảng tài
chính hiện nay.

Theo ông Raymond, môi trường kinh doanh toàn cầu đang gặp


phải những khó khăn như: tăng trưởng kinh tế suy giảm, một số
vấn đề của công ty tài chính toàn cầu tác động lên dòng tài chính;
tốc độ xuất khẩu đang bị chậm lại…

Tuy nhiên, so với các khu vực khác, Châu Á vẫn là khu vực có
khả năng tăng trưởng mạnh. “Tác động của cuộc khủng hoảng
này sẽ còn tồn tại trong một thời gian nữa, các quốc gia Châu Á
sẽ ít bị tác động hơn là các nước Châu Âu và Châu Mỹ la tinh vì
không phải chịu nhiều ảnh hưởng từ nguồn tài chính bên ngoài”
– ông Raymond Mallon nói.

Thứ hai, những bất ổn định về kinh tế vĩ mô.

Lạm phát cao đã tác động lên khả năng cạnh tranh và toàn thể xã
hội. Những khó khăn về đảm bảo các khoản tín dụng, tài chính đi
vay và ngoại hối, thâm hụt tài khoản vãng lai, giảm giá trị thương
mại, không duy trì liên tục thành quả…là những khó khăn của
Việt Nam.

“Lạm phát trong nước tăng cao một phần do Chính phủ chưa có
những bước can thiệp nhanh chóng và không ngoại trừ do ảnh
hưởng của các yếu tố bên ngoài tác động vào như sự gia tăng
của giá cả, lương thực, xăng dầu, khoáng sản…” – ông Raymond
khẳng định.

Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn có những lợi thế của mình như: Việt
Nam nằm trong khu vực Châu Á, khu vực được đánh giá là tăng
trưởng cao nhất trên thế giới, nên việc làm và thu nhập có sự
tăng trưởng mạnh mẽ, công nghiệp cũng phát triển mạnh…


Do đó, một số chỉ tiêu kinh tế chủ chốt được dự báo vẫn duy trì
tốc độ phát triển. “Dù tăng trường có giảm đi chút ít, nhưng vấn
đề quan trọng là vẫn giữ được sự ổn định. Đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam là rất lớn và điều này là có lợi, song nguồn đầu tư
gián tiếp sẽ là mối lo ngại vì nó không ổn định và có thể đảo chiều
bất cứ lúc nào” ông Raymond nhận xét.

Thứ ba, đổi mới các mạng lưới sản xuất trong khu vực và
các kết nối khác.

Về thách thức, có thể thấy Việt Nam chậm chuyển giao công
nghệ và các kỹ năng, thiếu các kỹ năng nổi bật, không phát triển
các kỹ năng cần thiết để có thể tham gia vào các mạng lưới sản
xuất trong khu vực có giá trị cao hơn. Nhưng Việt Nam có nhiều

×