Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Cam kết gia nhập WTO trong ngành Viễn thông Việt Nam và những vấn đề đặt ra với ngành Viễn thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.41 KB, 27 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, VT đã thực sự trở thành nhân tố tích cực trong phát triển
kinh tế xã hội của đất nước. Trong một khoảng thời gian ngắn nhiều doanh
nghiệp viễn thông ,mới ra đời đã tạo ra một môi trường cạnh tranh thực sự
trong lĩnh vực VT&CNTT đã tạo ra những nét khởi sắc trong ngành kinh tế
mũi nhọn này.
Khi hội nhập WTO, DN viễn thông VN có thêm cơ hội tiếp cận các
công nghệ tiên tiến, các kinh nghiệm quản lý kinh doanh trên thế giới và
được thử sức trên đấu trường quốc tế, một sân chơi rộng, bình đẳng hơn.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc các DN cũng phải chịu thêm sức ép
cạnh tranh khá lớn không chỉ giữa các DN viễn thông VN mà còn với các
tập đoàn viễn thông lớn trên thế giới. Khi đó, không chỉ phải cạnh tranh về
thị trường công nghệ và khách hàng mà cả giá cước, nguồn nhân lực… đặc
biệt là các chiêu thức kinh doanh – vấn đề hiệu quả đem lại và những vấn
đề về cơ cấu tổ chức, bộ máy. Do đó, ở bài đề án này tôi xin trình bày bài
nghiên cứu của mình với đề tài “Cam kết gia nhập WTO trong ngành Viễn
thông Việt Nam và những vấn đề đặt ra với ngành Viễn thông”.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
NỘI DUNG
1. Nội dung cam kết gia nhập WTO lĩnh vực viễn thông của Việt Nam
1.1.Quá trình đàm phán viễn thông của Việt Nam
a) Tại sao Việt Nam khó khăn trên bàn đàm phán
+) Nguyên nhân xuất phát từ đăc điểm của ngành viễn thông Việt
Nam
Đây là một trong những lĩnh vực kinh tế nhạy cảm và quan trọng nhất
và vì thế Chính phủ không muốn trao khu vực này vào tay công ty viễn
thông nước ngoài:
Thứ nhất, ngành viễn thông đã trở thành một bộ phận chủ chốt của cơ
sở hạ tầng của một quốc gia và là điều thiết yếu cho việc phát triển một xã


hội thông tin hoá.
Thứ hai, Chính phủ muốn nắm giữ các công ty viễn thông nhà nước
như VNPT vì Chính phủ cần VNPT như một phương tiện để thực hiện các
chính sách viễn thông quốc gia quan trọng.
Thứ ba, Chính phủ lo ngại rằng nếu buông tay ra thì các công ty trong
nước sẽ bị nuốt chửng bởi, và mạng lưới viễn thông sẽ rơi vào bàn tay thôn
tính của, các công ty viễn thông nước ngoài có công nghệ và năng lực quản
lý hiện đại hơn, tức là sẽ đánh mất đi tính chủ quyền quốc gia.
Thứ tư, lo ngại về an ninh cũng là một lý do rất quan trọng để Chính
phủ trao viễn thông vào tay tư nhân, đặc biệt là công ty nước ngoài.
+) Nguyên nhân xuất phát từ quá trình đàm phán
Cái khó đối với ta trong đàm phán là khả năng đánh giá chính xác
mong muốn của đối tác, khả năng đáp ứng của ta trên cơ sở hài hòa sức
chịu đựng của ngành với lợi ích tổng thể của quốc gia. Mặt khác, nhiều khó
khăn nảy sinh trong quá trình đàm phán, nhiều yêu cầu về mở cửa thị
trường của đối tác rất mới mẻ so với ta, thí dụ như các yêu cầu đối với
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
phương thức “cung cấp dịch vụ qua biên giới”, vấn đề xác định, định nghĩa
một số dịch vụ mà các DN của ta chưa quen…
+) Ví dụ như
Trong 9 yêu cầu đàm phán về viễn thông với Việt Nam, Mỹ vẫn là đối
tác đàm phán khó khăn nhất. Ngay từ đầu Mỹ đòi Việt Nam mở cửa 100%
thị trường viễn thông. Theo đó, DN nước ngoài có quyền nắm đa số vốn và
quyền kiểm soát trong liên doanh, có lộ trình cho công ty 100% vốn nước
ngoài và tự do chọn đối tác liên doanh.
Trước những lập luận của phía Việt Nam, cho rằng yêu cầu của Mỹ
quá cao, quá sức chịu đựng của một nền kinh tế như Việt Nam, qua 7 - 8
vòng đàm phán, yêu cầu của Mỹ dần dần thay đổi. Đúng hơn, ở giai đoạn
đầu, hai bên đều giữ nguyên quan điểm riêng của mình dù gặp đi gặp lại.

Đến giai đoạn cuối, khi hai bên có quyết tâm mới có những tiến triển, thay
đổi về bản chất.
Việt Nam đã có những nhân nhượng về mở cửa thị trường viễn thông
vì hiểu rằng không thể tách rời khỏi thế giới. Nội dung cam kết với Mỹ cụ
thể như thế nào chưa được rõ, nhưng ông Tâm khẳng định đã giữ sự chủ
động. Việc mở cửa thị trường đến đâu là sự chủ động của Việt Nam. Mặc
dù đã cam kết nhưng trên cơ sở xem xét lại tình hình mới, Việt Nam cũng
hoàn toàn mở cửa được nếu xét thấy việc đó đem lại lợi ích kinh tế.
b) Những thành công của Việt Nam trên bàn đàm phán
+) Mặc dù đàm phán BTA, gia nhập WTO có những khó khăn riêng
thì việc ký được BTA có thuận lợi nhiều cho việc đầm phán WTO, làm
thay đổi hẳn tư duy về quản lý và phá triển thị trường viễn thông, tạo niềm
tin về phát triển thị trường.
 Nội dung của BTA về lĩnh vực viễn thông bao gồm:
- Các dịch vụ viễn thông trị giá gia tăng: Đối tác Mỹ được phép liên
doanh với Việt Nam để kinh doanh dịch vụ viễn thông sau hai năm kể từ
khi BTA có hiệu lực (năm 2001). Phần vốn góp của phía Mỹ không quá
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
50% vốn pháp định của liên doanh. Các xí nghiệp liên doanh không được
xây dựng mạng đường trục và mạng quốc tế riêng mà thuê từ DN Việt
Nam.
- Các dịch vụ viễn thông cơ bản, đối tác Mỹ được phép liên doanh với
Việt Nam để kinh doanh dịch vụ viễn thông sau 4 năm kể từ khi BTA có
hiệu lực. Phần góp vốn của phía Mỹ không quá 49% vốn pháp định của liên
doanh.
- Dịch vụ điện thoại cố định (nội hạt, đường dài, quốc tế): được phép
liên doanh sau 6 năm, vốn góp không quá 49%.
+) Cho đến thời điểm này, có thể khẳng định rằng, các nhà đàm phán
của chúng ta đã làm hết sức mình và đã thành công trong việc đạt được

những cam kết với các đối tác về mở cửa thị trường viễn thông có điều
kiện, có lộ trình phù hợp nhằm bảo vệ các DN viễn thông và thị trương
viễn thông non trẻ của chúng ta khoi những “cú va đập” quá mạnh của thời
kỳ hậu WTO. Đồng thời, tạo điều kiện và cơ hội cho các DN co thời gian
củng cố vị thế của mình trên thị trường trong nước, làm quen, tập dượt
cạnh tranh quốc tế để có thể vươn lên canh tranh sòng phẳng với các đối tác
khổng lồ nước ngoài. Chẳng hạn, chúng ta đã đạt đựoac thỏa thuận: Công
ty nước ngoài muốn được cung cấp các dịch vụ qua biên giới đối với các
dịch vụ điện thoại, truyền dữ liệu, telex, điện báo phụ thuộc vào đường
truyền bằng dây và di động mặt đất thì phải đạt được thỏa thuận thương
mại với một đối tác được thành lập tại Việt Nam, được cấp phép cung cấp
dịch vụ viễn thông quốc tế. Còn nếu các dịch vụ nêu trên mà dựa vào vệ
tinh thì phải có thỏa thuận thương mại với nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh
quốc tế của Việt Nam. Tóm lại, các tập đoàn nước ngoài muốn vào kinh
doanh dịch vụ viễn thông cơ bản, quan trọng đều phải hợp tác với một DN
viễn thông được cấp phép của chúng ta với những điều kiện về tỷ lệ góp
vốn, lộ trình thời gian cụ thể. Cam kết trên đay là một bước tiến hết sức
quan trọng so với những đòi hỏi ban đầu của các đối tác (đặc biệt là Mỹ).
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chẳng hạn, họ yêu cầu được trực tiếp cung cấp dich vụ viễn thông qua vệ
tinh mà không phải hợp tác với bất kỳ một DN nào của ta, hoặc đối với lĩnh
vực viễn thông mặt đất thì có thể hợp tác với bất kỳ DN nào ở VN mà
không bắt buộc là DN viễn thông được cấp phép.
1.2.Nội dung của cam kết
a) Nội dung của cam kết
Về dịch vụ viễn thông, trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông có
hạ tầng mạng (nhà cung cấp dịch vụ sở hữu dung lượng truyền dẫn và băng
tần): VN không có nhân nhượng thêm so với mức cam kết trong Hiệp định
thương mại Việt Nam - Hoa kỳ. Trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông cơ bản

(như dịch vụ điện thoại cố định và di động, truyền số liệu, thuê kênh
riêng,....), bên nước ngoài chỉ được phép đầu tư dưới hình thức liên doanh
với nhà khai thác Việt nam đã được cấp phép, vốn góp tối đa là 49% vốn
pháp định của liên doanh.Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông
không có hạ tầng mạng (nhà cung cấp dịch vụ không sở hữu dung lượng
truyền dẫn mà phải thuê lại của các nhà cung cấp có hạ tầng mạng): trong
ba năm đầu sau khi gia nhập WTO, bên nước ngoài chỉ được phép đầu tư
dưới hình thức liên doanh với nhà khai thác Việt nam đã được cấp phép,
vốn góp tối đa là 51% vốn pháp định của liên doanh.
Ba năm sau khi gia nhập, bên nước ngoài mới được phép tự do lựa
chọn đối tác khi thành lập liên doanh và được phép nâng mức vốn góp lên
mức 65%. Riêng đối với dịch vụ mạng riêng ảo VPN và dịch vụ viễn thông
gia tăng giá trị (thư điện tử, truy nhập Internet...) bán kèm mà một số đối
tác lớn có mối quan tâm đặc biệt, được cung cấp trên hạ tầng mạng do VN
kiểm soát, ta có nhân nhượng hơn một chút: được tự do lựa chọn đối
ở mức 70% vốn pháp định của liên doanh.
Về cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới (dịch vụ viên thông
quốc tế): Đối với dịch vụ hữu tuyến và di động mặt đất, nhà cung cấp dịch
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
vụ viễn thông ở nước ngoài phải thông qua thoả thuận thương mại với pháp
nhân được thành lập tại VN và được cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông
quốc tế tại Việt Nam để tiếp cận khách hàng tại VN.
Đối với dịch vụ vệ tinh, VN cam kết ba năm sau khi gia nhập sẽ mở
rộng loại đối tượng, chủ yếu là các công ty đa quốc gia hoạt động tại VN,
nếu thoả mãn điều kiện cấp phép, có thể được cấp phép sử dụng trực tiếp
dịch vụ vệ tinh của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.
VN cũng cam kết cho phép bên nước ngoài được kết nối dung lượng
cáp quang biển (dung lượng toàn chủ) của các tuyến cáp quang biển mà
VN là thành viên, với các trạm cập bờ của VN và bán dung lượng truyền

dẫn này cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế có hạ tầng mạng
(như VNPT, Viettel, VP Telecom) được cấp phép tại VN. Bốn năm sau khi
gia nhập, bên nước ngoài được phép bán dung lượng nêu trên cho các nhà
cung cấp dịch vụ VPN và IXP quốc tế được cấp phép (như FPT, VNPT,
Viettel, VP Telecom).
Riêng cam kết chuyển đổi Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC: Trong
ngành viễn thông, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp
tác kinh doanh (BCC) sẽ có thể ký mới thỏa thuận hiện tại hoặc chuyển
sang hình thức hiển diện khác với những điều kiện không kém thuận lợi
hơn điều kiện họ đang được hưởng. tác liên doanh ngay sau khi gia nhập và
được phép tham gia vốn tối đa
b. Những điểm rút ra từ nội dung bản cam kết
Theo Cam kết, VN chưa cho phép thành lập 100% vốn nước ngoài
trong lĩnh vực viễn thông. Đối với từng lĩnh vực, dịch vụ có những cam kết
cụ thể như: với ciệc cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trong
lĩnh vực dịch vụ viễn thông cơ bản, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được
phép đầu tư liên doanh, góp vốn tối đa là 49% vốn; đối với việc cung cấp
dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng, trong 3 năm đầu sau khi gia
nhập WTO , các nhà đầu tư nước ngoài chỉ dược phép đầu tư dưới hình
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
thức liên doanh với mức góp vốn tối đa là 51%; đối với việc cung cấp dịch
vụ viễn thông qua biên giới, 3 năm sau khi gia nhập sẽ cho phép các công
ty đa quốc gia hoạt động tại VN; cho phép bên nước ngoài được kết nối
dung lượng cáp quang biển (dung lượng toàn chủ) của các tuyến cáp quang
biển ma VN là thành viên với các trạm cập bờ của VN và bán dung lượng
truyền dẫn này cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế có hạ tầng
mạng được cấp phép tại VN như VNPT, Viettel, EVN telecom. Sau 4 năm
khi gia nhập, các nhà đầu tư nước ngoài được phép bán dung lượng trên
cho các nhà cung cấp dịch vụ riêng ảo và dịch vụ kết nối Internet (IXP)

quốc tế được cấp phép (Như FPT, VNPT, Viettel, EVN telecom).
 Theo đó thì những cam kết có hiệu lực ngay:
Trước hết là nội dung cam kết thành lập các liên doanh tối đa 49%
vốn nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông cơ bản có hạ tầng mạng
(cả mạng riêng ảo).
Theo nội dung dung cam kết này, việc thành lập các liên doanh tối đa
49% vốn nước ngoài sẽ được áp dụng ngay trong 2 lĩnh vực: thiết lập hạ
tầng mạng viễn thông, truyền dẫn phát sóng cung cấp dịch vụ viễn thông và
Internet thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng cho nhà đầu
tư nước ngoài theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ; dịch vụ
thiết lập mạng và cung cấp các dịch vụ viễn thông thuộc danh mục dịch vụ
kinh doanh có điều kiện theo Nghị định 59/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
Các nhà đầu tư nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác kinh doanh
(BCC) sẽ có thể ký mới thỏa thuận hiện tại hoặc chuyển sang hình thức
hiển diện khác với điều kiện không kém thuận lợi hơn điều kiện họ đang
được hưởng.
Trong đó, việc thành lập liên doanh 51% vốn nước ngoài trong dịch
vụ chuyển phát thư sẽ áp dụng ngay đối với: dịch vụ chuyển phát thư trong
và ngoài nước thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện
theo Nghị định 59/2006/NĐ-CP của Chính phủ; hoạt động cung cấp dịch
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
vụ chuyển phát thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng cho
nhà đầu tư nước ngoài theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
Riêng dịch vụ viễn thông vệ tinh, thuộc nhóm các dịch vụ viễn thông cơ
bản và dịch vụ giá trị gia tăng, nay sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các
dịch vụ cung cấp cho các khách hàng kinh doanh ngoài biển, các Cơ quan
chính phủ, các nhà cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng, các nhà phát thanh
và truyền hình quảng bá, các văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế
chính thức, các cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự, các khu phát triển

phần mềm và khu công nghệ cao đã được cấp phép sử dụng trạm vệ tinh
mặt đất sẽ có hiệu lực ngay.
2. Viễn thông Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO
2.1. Thực trạng ngành viễn thông của Việt Nam
a/ Trước khi ra nhập WTO.
Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là đổi mới tổ chức sản xuất và
quản lý đế làm sao nâng cao năng lực cạnh tranh của DN. Ngành BCVT
cẩn thiết phải mở cửa thị trường, thay đổi tổ chức sản xuất và cơ chế quản
lý, đặc biệt là thay đổi cơ cấu quản lý DN
Giai đoạn này, chúng ta đã có Pháp lệnh BCVT, là một cơ sở rất tốt để
thực hiện vai trò quản lý nhà nước. Tại thời điểm khi Tổng cục Bưu điện
được nâng cấp lên Bộ, một số văn bản pháp luật đã ra đời .Tuy nhiên,cơ
chế thực thi pháp luật, giám sát kiểm tra, xử lý các tranh chấp giữa các DN
còn yếu.
Nhưng tính chuyên nghiệp trong vấn đề xử lý ngành BCVT trong môi
trường cạnh tranh chưa mạnh, điều đó dễ gây khó khăn cho các DN phát
triển và có thể làm chậm quá trình đổi mới.Bộ BCVT với vai trò quản lý
nhà nước hiện tại, đang tập chung giải quyết vấn đề này. Đáp ứng nhu cầu
hội nhập quốc tế trong lĩnh vực bưu chính viễn thông (BC-VT) Việt
Nam(VN) đã đầu tư xây dưng ba cổng kết nối quốc tế, tám trạm mặt đất
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Intelsat và InterSputnik với khả năng cung cấp các kết nối trực tiếp đến gần
30 nước trên thế giới.Bốn trung tâm viễn thông quốc tế đã được lắp đặt ở
Hà Nội, TPHC, Đà Nẵng và Bình Dương…
 Đơn cử như dịch vụ viễn thông di động:
Bắt đầu từ năm 1993 với sự ra đời của VNphone, thị trường viễn
thông di động (VTDD) của Việt Nam đã và đang có sự phát tăng trưởng
đột biến: trong 3 năm liền từ 2003 đạt mức tăng trưởng trung bình 40, đứng
thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Trong 10 năm gần đây Việt Nam với cơ chế cạnh tranh tư do đã thu
hút một lượng lớn đầu tư nước ngoài, giữ vững mức tăng trưởng ổn định
7.5%và được chí ý như là một trung tâm kinh tế đầy tiềm năng trong khu
vực Đông Nam Á. Đặc biệt, được bắt đầu từ năm 1993 với sự ra đời của
VNphone, thị trường viễn thông di động (VTDD)của Việt Nam đã và đang
có sự tăng trưởng đột biến:trong 3 năm liền từ 2003 đạt mức tăng trưởng
trung bình 40%, đứng thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Theo số lượng thống kê cuối năm 2005, số người đăng ký điện thoại
di động (ĐTDD) ở Việt Nam mới chỉ có 780 vạn người, chiếm chưa đến
10% dân số (8200 vạn người). Rõ rang đây là một thị trường còn đầy tiềm
năng và hứa hẹn sẽ phát triển
Hiện trạng thị trường VTDD Việt Nam
Cấu trúc thị trường
Việt Nam đang hiện có 6 nhà cung cấp dịch vụ ĐTD (Fig. 1 & Fig. 2).
GPC, VMS, SPT và Viettel đã cung cấp dịch vụ từ một vài năm trước,
trong khi hai công ty còn lại Hanoi-telecom và EVN-telecom mới nhận
được giấy phép hoạt động và bắt đầu cung cấp dịch vụ từ đầu năm 2006.
Các nhà cung cấp dịch vụ di động Việt Nam
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Bảng 1: Các nhà cung cấp dịch vụ di động Việt Nam
(Theo tạp chí Bưu chính Viễn thông)
Provider Brand name
Netword
Frequency
Cooperator
Vietnam Telecom
Services(GPC)
Vinaphone
(Year 1996) GMS 900MHz

Nokia(Finland)
Siemns(Germany)
Motorola(USA)
Vietnam Mobile
Telecom
Services(VMS)
MobiFone (Year
1998) GMS 900MHz
Kinnevik
(Sweden)Alcatel
(France)
Vien thong quan doi
(VietTel)
VietTel (Year
2004)
GMS 900MHz
Eriscson
(Swenden)
SLD Telecom
(Korea) Nortel
(Canada)
Saigon postel
Corporation. (STP)
S-Fone (Year
2003)
CDMA800MHZ
UT Starcom
Hutchison
(HongKong)
Hanoi

Telecommunication
ons company
(Hanoi-Telecom)
Cityphone (Year
2003)
PSH 1900MHZ
Lucent
Technologes ZTE
(China)
Hanoi Telecom
(Year 2006)
CDMA450MHZ
Thong tin vien
thong Dien luc
(EVN-Telecom)
VP Telecom
(Year 2006)
CDMA450MHZ
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

×