Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tài liệu Rủi ro trong chọn đối tác chiến lược pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.88 KB, 13 trang )

Rủi ro trong chọn đối tác chiến lược
Xoay quanh việc chọn đối tác chiến lược, có 10 quan niệm sai lạc
thường khiến các doanh nghiệp không thể phát triển những cơ
hội hợp tác.

1. Khi một nhà đầu tư tổ chức mua cổ phiếu của một công ty,
họ trở thành đối tác chiến lược của công ty đó.

Cần phân biệt nhà đầu tư tài
chính và nhà đầu tư chiến
lược. Nhà đầu tư tài chính
thường chỉ bỏ vốn vào công ty
bạn, và trong một số trường
hợp, tùy vào tỷ lệ sở hữu, họ
có thể cử đại diện vào Hội đồng Quản trị ở công ty nhưng không
tham gia sâu hơn vào các hoạt động trong doanh nghiệp.

Nhà đầu tư tài chính cũng quan tâm nhiều hơn, nếu không muốn
nói chỉ quan tâm, đến lợi nhuận. Họ thường là những nhà đầu tư
với tầm nhìn từ 3-5 năm, và sẵn sàng rút vốn khi đã đạt mức lợi
tức đầu tư (ROI - Return on investment) mong đợi.

Một trong những dạng nhà đầu tư tài chính phổ biến hiện nay là
các quỹ đầu tư tư nhân (private equity funds). Các quỹ này
thường cố gắng nâng cao hiệu quả hoạt động và hệ thống báo
cáo tài chính của công ty mà họ đã chọn để bỏ vốn đầu tư với
mục đích tối đa hóa giá trị công ty khi rút vốn.

Do đó, các quỹ đầu tư tư nhân này cũng không phải là một sự
thay thế hoàn hảo cho các đối tác chiến lược, những người thực
sự trợ giúp công ty phát triển với những tầm nhìn dài hạn hơn.



Nhà đầu tư chiến lược, trái lại, khi đã bỏ một lượng vốn nhất định
để sở hữu một tỷ lệ đáng kể trong công ty bạn, sẽ cố gắng cải
thiện năng lực và vị thế cạnh tranh của công ty. Vì thế, những
nhà đầu tư tổ chức sở hữu chưa đến 5% tổng số cổ phần trong
một công ty là đối tác chiến lược của công ty đó là không chính
xác.

Thông thường, nhà đầu tư chiến lược có thể đóng góp thêm cho
công ty bạn bằng công nghệ hiện đại, quyền sở hữu trí tuệ, kỹ
năng quản lý, tiếp thị, khả năng tiếp cận với những thị trường
mới, khách hàng mới... Bằng cách đó, họ mong đợi công ty bạn
sẽ có thể đạt được những khoản lợi nhuận vượt trội so với các
công ty trong ngành, và họ được chung hưởng với bạn thành quả
đó.

2. Công ty của tôi đang hoạt động tốt. Do đó, tôi không cần
đối tác chiến lược.

Đúng là hiện tại bạn không cần tìm thêm đối tác chiến lược.
Nhưng hãy nghĩ lại xem: chuyện gì sẽ xảy ra nếu ngày mai, một
trong những đối thủ cạnh tranh của bạn thiết lập quan hệ đối tác
chiến lược với một công ty quốc tế và bành trướng ngay trong thị
trường của bạn? Bạn có tham vọng làm cho công ty của mình
hoạt động ở mức độ “tốt hơn cả tốt” nữa không?

Nếu bạn lúng túng với câu hỏi thứ nhất và trả lời có với câu hỏi
thứ hai, bạn nên xem xét việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược
với một công ty khác, một công ty có thể đóng góp vào công ty
bạn không chỉ có vốn, mà còn công nghệ và kỹ năng chuyên môn

quý báu khác.

3. Công ty càng có nhiều đối tác chiến lược càng tốt.

Có nhiều đối tác chiến lược cùng một lúc đồng nghĩa với việc
công ty theo đuổi nhiều chiến lược trong cùng một thời điểm. Việc
này làm cho nguồn lực của công ty bị dàn trải quá mỏng, và có
thể sẽ dẫn tới không thành công trong việc theo đuổi các chiến
lược đó.

Ngoài ra, nếu có nhiều đối tác chiến lược, rất có khả năng chiến
lược mà các đối tác muốn công ty theo đuổi lại mâu thuẫn nhau.
Do đó, số lượng đối tác chiến lược cần được công ty cân nhắc ở
một mức độ phù hợp, và “chất lượng” của các đối tác đó cần
được chú trọng xem xét nhiều hơn là công ty cần có bao nhiêu
đối tác chiến lược.

4. Chỉ khi nào thất bại người ta mới bán doanh nghiệp của
mình.

Mặc dù đã có những công ty thất bại được công ty khác mua lại,
nhưng trong thực tế rất khó bán được những công ty như thế.
Trái lại, các công ty có mô hình kinh doanh tốt, đội ngũ quản lý
giỏi, lợi nhuận cao luôn được nhiều nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội
để sở hữu một phần.

Do đó, nếu bạn có thể bán được công ty của mình với giá tốt, bạn
đã thành công trong việc tạo ra một doanh nghiệp hiệu quả! Bạn

×