Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Quy trình xây dựng ISO 9000 (Phần 4) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.87 KB, 8 trang )

Quy trình xây dựng ISO 9000
(Phần 4)
Những điều kiện để áp dụng thành công ISO 9000
· Lãnh đạo doanh nghiệp: cam kết của lãnh đạo đối với việc thực hiện
chính sách chất lượng và việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng là điều kiện
tiên quyết đối với sự thành công trong việc áp dụng và duy trì hệ thống quản lý
ISO 9000.
· Yếu tố con người: sự tham gia tích cực và hiểu biết của mọi thành
viên trong công ty đối với ISO 9000 và việc áp dụng giữ vai trò quyết định. ·
Trình độ công nghệ thiết bị: Trình độ công nghệ thiết bị không đóng một vai trò
quan trọng trong việc áp dụng ISO 9000 vì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000
có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp không kể loại hình kinh doanh, lĩnh vực
kinh doanh và trình độ thiết bị công nghệ. Tất nhiên đối với các doanh nghiệp mà
trình độ công nghệ thiết bị hiện đại hơn thì việc áp dụng ISO 9000 sẽ được hoàn
tất một cách nhanh chóng và đơn giản hơn.
· Quy mô của doanh nghiệp: Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì khối
lượng công việc phải thực hiện trong quá trình áp dụng càng nhiều.
· Chuyên gia tư vấn có khả năng và kinh nghiệm: Ðây không phải là
một điều kiện bắt buộc nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng đối với mức độ thành
công trong việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 tại
các tổ chức, công ty.
Những khó khăn khi doanh nghiệp tự xây dựng quản lý chất lượng
Doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện và áp dụng ISO 9000, tuy nhiên
điều này sẽ khiến doanh nghiệp gặp một số khó khăn sau đây:
· Mất nhiều thời gian trong việc nghiên cứu tìm hiểu các yêu cầu của
tiêu chuẩn. Tuy nhiên điều này có thể khắc phục bằng cách tham gia các lớp tập
huấn về ISO 9000 do các tổ chức chuyên môn tiến hành.
· Không khách quan khi đánh giá thực trạng của mình và so sánh với
các yêu cầu của tiêu chuẩn đặt ra.
· Mất nhiều thời gian trong việc mày mò tìm hướng đi và tiến hành các
bước thực hiện, áp dụng hệ thống quản lý ISO 9000.


· Việc duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng sau chứng nhận
gần như không được thực hiện có hiệu quả. Chính vì vậy, một tổ chức hỗ trợ có
kinh nghiệm và chuyên môn sẽ giúp các tổ chức rất nhiều trong việc rút ngắn thời
gian tiến tới chứng nhận, giúp các doanh nghiệp đi đúng hướng và tránh được
những tác động tiêu cực do tiến hành những hoạt động kém hiệu quả
Những thay đổi cơ bản của tiêu chuẩn ISO 9000:2000
Những thay đổi chính được đề cập đến trong bộ tiêu chuẩn hệ thống quản
lý chất lượng ISO 9000:2000 bao gồm:
· Sử dụng các nguyên tắc quản lý chất lượng · Cấu trúc mới theo
định hướng quá trình
· Thay đổi một số thuật ngữ
· Tương thích với tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường ·
Giảm số lượng qui trình bắt buộc phải văn bản hoá
· Yêu cầu cao hơn đối với vai trò của lãnh đạo
· Yêu cầu cụ thể hơn đối với mục tiêu chất lượng
· Yêu cầu trao đổi thông tin hiệu quả trong nội bộ cũng như với bên
ngoài
· Cải tiến thường xuyên là yếu tố quan trọng để cải tiến hệ thống chất
lượng
· Đánh giá năng lực và hiệu quả đào tạo
· Đánh giá thoả mãn khách hàng
· Đánh giá hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng
· Yêu cầu phân tích dữ liệu về quá trình, chất lượng sản phẩm, thoả
mãn khách hàng và nhà cung ứng
Áp dụng ISO 9000 trong xây dựng hệ thống chất lượng phục vụ quá
trình cải cách hành chính
Phan Chí Anh- Chuyên gia Tư vấnTrung tâm năng suất Việt nam Kể từ khi
ban hành lần đầu tiên ban hành vào năm 1987, sau 2 lần sửa đổi vào năm 1994 và
2000, hiện nay ISO 9000 đã được áp dụng ở trên nước và vùng lãnh thổ. Đã có
hơn 520000 tổ chức được chứng nhận theo ISO 9000 (theo điều tra của Tổ chức

quốc tế về tiêu chuẩn hoá năm 2002). Tại Việt nam đã có hơn 1200 đơn vị được
chứng nhận ISO 9000. Bên cạnh việc triển khai ISO 9000 trong các ngành sản
xuất&dịch vụ, kể từ năm 2000, tiêu chuẩn ISO 9000 đã được triển khai thí điểm
trong một số cơ quan thuộc hệ thống quản lý hành chính. Kết quả của việc áp
dụng này đã dẫn đến một số cải tiến hiệu quả hoạt động góp phần vào chương
trình cải cách hành chính. Bài viết sau đây đề cập đến việc xây dựng phương pháp
áp dụng ISO 9000 trong cơ quan quản lý hành chính – một công việc chưa có tiền
lệ; và giới thiệu một số kinh nghiệm về áp dụng thí điểm ISO 9000 trong công tác
hành chính tại Hà nội
1. Cải cách hành chínhChương trình cải cách hành chính quốc gia trong
thời gian qua đã có nhiều tiến bộ quan trọng đặc biệt là trong các công việc sắp
xếp lại chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trong bộ máy hành chính, đổi mới hệ
thống thể chế hành chính, đổi mới công tác quản lý cán bộ công chức. Ngày
17/9/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định 136/2001/QD-TTg phê duyệt
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010. Mục
tiêu chung của chương trình này là:
· Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh,
chuyên nghiệp hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực hiệu quả theo nguyên tắc nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
· Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất và năng lực đáp
ưng các yêu cầu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
· Đến năm 2010 hệ thống hành chính cơ bản được cải cách phù hợp
với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCNMột trong các trọng
tâm của cải cách hành chính là tiến hành cải cách các thủ tục hành chính theo
hướng công khai đơn giản và thuận lợi cho người dân. Để chuẩn hoá và cải tiến
các thủ tục hành chính (hay còn được gọi là dịch vụ hành chính – civil service)
hiện nay một số cơ quan hành chính đang nghiên cứu triển khai thí điểm hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 như UBND Quận 1,3 TP HCM,
Tổng cục TC-ĐL-CL, Sở KHCNMT Hà Nội. Đây là một hoạt động còn mới mẻ
và chưa có tiền lệ ở nước ta vậy nên các kinh nghiệm triển khai ISO 9000 trong

các cơ quan hành chính cần được phổ biến, nghiên cứu và rút ra các bài học cần

×