Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Đánh để bắt trẻ ăn là điều cấm kỵ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.91 KB, 5 trang )

Đánh để bắt trẻ ăn là điều cấm kỵ
Một bầu không khí vui vẻ sẽ giúp bé thích ăn hơn
Bác sĩ tâm lý Đặng Ngọc Thạch, Bệnh viện Nhi Đồng 2,
TP HCM, khẳng định, trẻ bị dọa nạt, đánh đập để ép ăn
nhiều hơn như các trường hợp ở nhóm trẻ gia đình tại Đồng
Nai sẽ bị những sang chấn tâm lý như: dễ bỏ ăn, khó ngủ,
khóc cười vô cớ...
Bác sĩ Thạch đã có buổi trao đổi với VnExpress xung quanh
hành vi của người giữ trẻ Quảng Thị Kim Hoa được ghi lại
trong đoạn video gây xôn xao dư luận gần đây.
- Khi được hỏi "Tại sao phải đánh trẻ mà không dỗ ngọt",
một số người giữ trẻ lập luận rằng các em rất bướng,
không đánh không chịu ăn. Bác sĩ nghĩ thế nào về lập luận
này?
- Đánh để trẻ ăn uống, dù mang lại kết quả "trọng lượng" là
tăng cân nhưng lại lấy đi tinh thần của trẻ. Điều này cấm
kỵ. Người trông giữ cần thiết phải có tình yêu thương và
được đào tạo những kiến thức về tâm sinh lý để hiểu trẻ.
Trong độ tuổi trên, trẻ phải chịu áp lực tâm lý là phải xa
cha mẹ, nếu cứ thấy các cháu khóc mà cho rằng quấy hay lì
lợm là hoàn toàn sai. Bởi có thể trẻ không khỏe, mọc răng
hay đau bụng... Đánh đập, chửi mắng có thể khiến các cháu
nín khóc nhưng vô tình lại bắt trẻ phải chịu thêm áp lực.
Nhiều thí nghiệm tâm lý cho thấy, nếu người lớn tỏ ra
thương yêu, dùng những lời lẽ ngọt ngào, các cháu sẽ
ngoan hơn.
- Bác sĩ có thể nói rõ hơn về những ảnh hưởng với trẻ do bị
bạo hành, như hiện tượng ở nhóm trẻ tự phát của bà Hoa ở
Đồng Nai vừa qua?
- Trẻ 14 đến 36 tháng tuổi đang phát triển tư duy ngôn ngữ
và tiếp nhận thế giới bên ngoài, sự ngược đãi của người lớn


có thể đóng sập cánh cửa tiếp nhận ấy. Các cháu trở nên
chậm nói, ngại nói, dần thu mình lại, thậm chí chí bỏ ăn,
khó ngủ, khóc cười vô cớ và chậm phát triển hơn những trẻ
được chăm sóc trong điều kiện tốt.
- Sau các vụ ngược đãi vừa qua, không ít phụ huynh không
muốn gửi con ở nhà trẻ, đặc biệt là nhóm trẻ gia đình mà
để ở nhà với người giúp việc. Bác sĩ nghĩ thế nào về việc
này?
- Không thể vì hoang mang mà cho trẻ ở nhà bởi như đã
nói, đây là lứa tuổi cần được giao tiếp, học hỏi. Thực tế,
bệnh viện đã tiếp nhận nhiều bệnh nhi bị chứng trầm cảm,
nhút nhát hoặc ngang bướng cũng chỉ vì cha mẹ để con ở
nhà mà không cho đến trường. Người giúp việc có thể làm
tốt việc nhà nhưng trông trẻ thì cần phải có kiến thức về
vấn đề này. Những người giúp việc chưa có gia đình càng
khó có thể chăm nom các cháu một cách chu đáo.
- Phụ huynh phải làm gì để có thể yên tâm khi gửi con tại
các nhóm trẻ gia đình, thưa bác sĩ?
Cần tìm hiểu rõ nơi mình muốn gửi cụ thể như: Tính tình
người trông trẻ, điều kiện sinh hoạt, điều kiện vệ sinh thức
ăn...
Nhưng dù thế nào, phụ huynh cũng cần dành một thời gian
nhất định để quan tâm đến trẻ, chơi đùa tạo mối quan hệ
thân thiết để các cháu có thể kể cho cha mẹ nghe những
chuyện đã xảy ra tại lớp. Một số phụ huynh vì công việc đã
quên việc này khiến trẻ hoàn toàn đơn độc. Dần dần sẽ trở
nên ghẻ lạnh với thế giới bên ngoài.
Khi thấy con có những biểu hiện bất thường như: vừa thấy
cha mẹ đến đón đã ù chạy ra như vừa thoát khỏi "địa ngục",
giữa đêm nằm mơ khóc thét, mệt mỏi, biếng ăn... thì phải

tìm hiểu nguyên nhân. Gia đình cần quan tâm đến con em
nhiều hơn để tránh những hậu quả đáng tiếc.

×