Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

De cuong 20142015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.73 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I MÔN : TIẾNG VIỆT (KHỐI 4) (Năm học 2014 – 2015) A/ ĐỌC THẦM : Đọc thầm các bài tập đọc sau rồi khoanh vào ý trả lời đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây. A/ ĐỌC THẦM : Đọc thầm các bài tập đọc sau rồi khoanh vào ý trả lời đúng nhất trong các câu hỏi dưới BÀI 1: NGƯỜI ĂN XIN Câu 1:Trong bài tập đọc người ăn xin có mấy nhân vật? a. Hai nhân vật (ông lão, cậu bé).* b. Ba nhân vật (ông lão, cậu bé, tác giả) c. Cả a,b đều đúng d. Cả a,b đều sai. Câu 2: Ông lão ăn xin xuất hiện trong hoàn cảnh nào? a. Trên đường phố* b. Trước cổng trường học c. Trước cửa chợ d. Trước cửa nhà ga. Câu 3: Hành động của cậu bé khi gặp ông lão ăn xin như thế nào? a. Nắm chặt tay ông lão b. Lục tìm hết túi nọ túi kia. c. Lục tìm hết túi nọ túi kia, nắm chặt tay ông lão.* d. Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.. Câu 4: Hành động của cậu bé nói lên điều gì? a. Sự thương hại ông lão b. Đồng cảm với ông lão c. Muốn giúp đỡ ông lão d. Tấm lòng chân thành thương xót ông lão, tôn trọng ông và muốn giúp đỡ ông.*. Bài 2: ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU Câu 1: Chú bé Nguyễn Hiền có sở thích gì? a. Thích đi chăn trâu với bạn.. c. Thích chơi bắn bi.. b. Ham thích thả diều. d . Cả a, b, c đều đúng..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 2: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào? a. Đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. b. Tối đến đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. c. Sách vở của Hiền là lưng trâu, nền cát,bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng bỏ. đom đóm vào trong. Làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thấy chấm hộ. d. Tất cả a, b, c đều đúng. Câu 3: Những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? a. Học đến đâu hiểu ngay đến đó. b. Có trí nhớ lạ thường. c. Thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thời giờ thả diều. d. Cả ba ý trên đều đúng. Câu 4: Vì sao Nguyễn Hiền phải bỏ học? a. Vì nhà cậu nghèo quá. b. Vì cậu ham chơi, không muốn đi học nữa. c. Vì ba mẹ bắt nghỉ học để đi chăn trâu. d. Cả ba ý trên đều đúng.. Câu 5: Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ông Trạng thả diều”? a. Vì cậu thả diều rất giỏi b. Vì Hiền đỗ trạng nguyên khi 13 tuổi vẫn còn là một cậu bé ham thích thả diều. c. Vì cậu chiến thắng trong cuộc thi thả diều. d. Cả 3 ý trên đều sai.. Câu 6: Câu tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện Ông trạng thả diều ? a . Tuổi trẻ tài cao.. b. Có chí thì nên.. c. Công thành danh toại.. d. Có công mài sắt có ngày nên kim.. Bài 3: VĂN HAY CHỮ TỐT. Câu 1:Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém ? a. Vì bài văn của ông viết không hay. b. Vì bài viết của ông hay mắc lỗi chính tả..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> c. Vì ông viết chữ xấu. d. Vì ông là người ham chơi không chịu học bài. Câu 2: Thái độ của Cao Bá Quát như thế nào khi nhận lời giúp bà cụ hàng xóm viết đơn? a. Cao Bá Quát rất vui vẻ . b. Cao Bá Quát không lấy gì làm vui vẻ. c. Cao Bá Quát từ chối không giúp bà cụ . d. Cao Bá Quát ngại giúp bà lão hàng xóm vì chữ xấu. Câu 3: Sự việc gì xảy ra đã làm Cao Bá Quát ân hận ? a. Bà cụ bị lính đuổi ra công đường. b. Vì quan không đọc được chữ viết trên lá đơn. c. Vì quan không đọc được chữ viết trên lá đơn nên đã đuổi bà cụ ra khỏi công đường. d. Vì quan thấy bà cụ nghèo hèn nên đã đuổi bà cụ ra khỏi công đường. Câu 4:Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào? a. Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. b. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. c. Ông mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau. d. Tất cả các ý trên đều đúng.. Câu 5: Qua câu chuyện “Văn hay chữ tốt ”, ta thấy Cao Bá Quát là người thế nào? a. Ông là người kiên trì nhẫn nại khi làm việc. b. Ông rất thông minh. c. Là một người rất có năng khiếu viết chữ. d. Ông rất hay giúp đỡ mọi người.. Câu 6: Nguyên nhân nào khiến Cao Bá Quát nổi danh là người văn hay chữ tốt ? a. Nhờ có tư chất thông minh. b. Nhờ có thầy giỏi chỉ dạy. c. Nhờ kiên trì tập luyện. d. Cả 3 ý trên đều sai.. Bài 4: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ Câu 1:Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> a. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. b. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. c. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè.. d.. Tất cả các ý trên đều đúng.. Câu 2: Cánh diều được miêu tả bằng những giác quan nào? ? a. Mắt nhìn, tai nghe. b. Mắt nhìn, tai nghe và tay cầm dây diều. c. Mắt nhìn, tai nghe, miệng la hét. d. Mắt nhìn, tai nghe và tay cầm dây diều, miệng la hét. Câu 3: Trò chơi thả diều mang lại điều gì cho trẻ em? a. Đem lại niềm vui, sự thoải mái. b. Đem lại nhũng kĩ niệm đẹp. c. Đem lại những ước mơ đẹp. d. Đem lại niềm vui lớn và những ước mơ đẹp.. Câu 4: Qua câu mở đầu và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ ? a. Cánh diều là kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ. b. Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ. c. Cánh diều đem đến bao niềm vui cho tuổi thơ. d. Cánh diều gợi tình cảm yêu quê hương của tuổi thơ. Câu 5: Cánh diều đã mang theo của tác giả điều gì? a. Nổi khát khao.. b. Ước mơ. c. Kỉ niệm. d. Tuổi thơ. BÀI 5: NỖI DẰN VẶT CỦA AN – ĐRÂY - CA Câu 1: An – đrây – ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông? a. Chơi đá bóng với các bạn*. b. Đi lang thang đó đây c. Chơi bắn bi với các bạn d. Cùng các bạn chơi trốn tìm.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu 2: chuyện gì đã xảy ra khi An – đrây – ca mang thuốc về nhà a. Ông đã qua đời b. Ông còn khỏe mạnh c. Ông đang chờ An – đrây – ca Câu 3: An – đrây – ca tự dằn vặt mình như thế nào? a. An – đrây – ca oà khóc khi biết ông mình đã qua đời b. An – đrây – ca kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. c. Cả đêm An – đrây – ca khóc nức nở dưới gốc cây táo và khi lớn rồi An – đrây – ca vẫn. thấy hối hận d. Cả a,b,c đều đúng* Câu 4: Câu chuyện cho thấy cậu bé An – đrây – ca là cậu bé như thế nào? a. An – đrây – ca rất thương ông không tha thứ cho hành động của mình. b. An – đrây – ca là người thương ông, thương mẹ, có ý thức trách nhiệm. c. An – đrây – ca là người biết nghiêm khắc với bản thân. d. An – đrây – ca có ý thức trách nhiệm, trung thực và nghiêm khắc với lỗi lầm của bản. thân.* e. Câu 4:. B/ ĐỌC TIẾNG: Bài 1: Một người chính trực Bài 2: Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca Bài 3: .Bài: Văn hay chữ tốt .. Trang 129 STV4 tập 1. Bài 4: Bài: Chú Đất nung .. Trang135 STV4 tập 1. Bài 5: .Bài : Cánh diều tuổi thơ. Trang 146 STV4 tập 1 Bài 6: .Bài :Kéo co.. Trang 155 STV4 tập 1. C/ LUYỆN TỪ VÀ CÂU : Câu 1: Thế nào gọi là tính từ? a. Là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,... b. Là những từ có 1 tiếng. c. Là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị,…). d. Là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vât..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Câu 2: Tìm những tính từ chỉ màu sắc của sự vật? a. chăm chỉ, giỏi.. b. nhăn nheo, hiền hòa.. c. trắng phau,xám.. d. nhỏ bé, con con, cổ kính.. Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ nghị lưc ? a. Làm việc liên tục, bền bỉ. b. Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động không lùi bước trước mọi khó khăn. c. Chắc chắn , bền vững, khó phá vỡ. d. Có tình cảm rất chân tình, sâu sắc. Câu 4: Câu tục ngữ khuyên ta điều gì ? Có vất vả mới thanh nhàn Không dưng ai dễ cầm tàn che cho. a. Phải vất vả lao động mới gặt hái được thành công. b. Người phải thử thách trong gian nan mới biết nghị lực, tài năng. c. Phải vất vả lao động thì từ tay không mới có đầy đủ vật chất. d. Phải vất vả lao động, phải thử thách trong gian nan mới có được cơ đồ. Câu 5: Câu hỏi dùng để làm gì? a. Hỏi về những điều chưa biết. b. Hỏi về những cái đã biết. c. Câu hỏi để tự hỏi mình. d. Câu hỏi dùng để hỏi về những điều chưa biết, nhưng cũng có lúc để tự hỏi mình. Câu 6: Dòng nào dưới đây không phải là câu hỏi ? a. Ngày mai bạn đi chơi với mình nhé ? b. Bạn đang học bài đấy à ? c. Hôm nay mình có nên đi chơi không nhỉ ?.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> d. Ngày mai bạn có đi xem xiếc với mình không ? Câu 7: Dòng nào dưới đây, là những trò chơi có lợi ? a. Đá bóng, cờ tướng, chơi bi, bắn súng nước. b. Đá cầu, đấu kiếm,nhảy lò cò, bắn súng cao su.. c. Đá bóng, đá cầu, cờ tướng, chơi chuyền d. Thả diều, xếp hình, bịt mắt bắt dê, đấu kiếm. Câu 8: Đoạn văn sau có mấy câu kể Ai làm gì? Trên nương, mỗi người một việc . Người lớn đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ đốt lá. Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ tra ngô. Các em bé ngủ trên lưng mẹ. Lũ chó sủa om cả rừng. a. Có 4 câu Ai làm gì ? b. Có 5 câu Ai làm gì ? c. Có 6 câu Ai làm gì ? d. Có 7 câu Ai làm gì ? D/ CHÍNH TẢ: Viết một đoạn trong các bài sau : 1. Người chiến sĩ giàu nghị lực. (trang 116) 2. Chiếc áo búp bê . (trang 135) 3. Kéo co. (trang155-156) 4. Những hạt thóc giống 5. người tìm đường lên các vì sao E/ TẬP LÀM VĂN : Đề : Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em thích. * Yêu cầu : Học sinh viết đúng, đủ các nội dung theo yêu cầu của đề bài. Câu văn đúng ngữ pháp, từ ngữ diễn đạt khá mạch lạc. Viết thành bài văn. Viết không đúng bài văn, câu văn lủng củng, dùng từ sai,….. tùy mức độ GV chấm điểm cho học sinh..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TOÁN PHẦN I : TRẮC NGHIỆM Khoanh vào trước chữ cái có kết quả đúng : Câu 1: Số 232 567 009 đọc là : a. Hai trăm ba mươi hai triệu năm trăm sáu mươi bảy nghìn chín đơn vị. b. Hai trăm ba mươi hai triệu năm trăm sáu mươi bảy nghìn linh chín đơn vị. c. Hai trăm ba mươi hai triệu năm trăm sáu mươi bảy nghìn không trăm linh chín. Câu 2: số :Ba triệu năm trăm bảy mươi ngàn không trăm linh bốn viết là : a. 357 004. b. 3 570 004. c. 35 700 004. Câu 3: Lớp triệu trong số 7 613 287gồm những số nào ? a. 7. b. 76. c. 761. Câu 4 : Chữ số 7 trong số 32 584 716 thuộc lớp nào ? a. lớp triệu. b. lớp nghìn. c. lớp đơn vị. Câu 5: Giá trị của số 4 trong số 3591 475 310 là : a. 40 000. b. 400 000. c. 4 000 000. Câu 6: Số 9 567 139 có: a. Lớp triệu, lớp nghìn , lớp đơn vị. Câu 7: Chọn dấu nào điền vào ô trống : a. >. b. <. b. Lớp nghìn, lớp đơn vị c. Lớp triệu , lớp đơn vị 561 861...........561 992 c. =. Câu 8: Số bé nhất trong các số sau : 467 312 , 467 213 , 476 312 , 476 321 là : a. 467 312. b. 476 312. c. 467 321. Câu 9: 3kg5g = ................g a. 3 500. b. 3 005. c. 3 050. Câu 10 : 15 m2 = ...............dm2 a. 1 500. b. 150. c. 15. Câu 11 : 8m233dm2 = .......dm2 a. 833. b. 8 033. c. 8 330.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Câu 12: 3600 : 60 = .... a. 600. b. 60. c. 6. Câu 13: Dãy số nào chia hết cho 2: a. 0; 2;4;6;8. b. 0;5. c. 0;1;2;3;4. Câu 14: Số có tận cùng là bao nhiêu thì chia hết cho 5 ? a. số có tận cùng là số chẵn. b. số có tận cùng là số lẻ. c. số có tận cùng là 0 hoặc 5. Câu 15 : Số nào dưới đây chia hết cho 3 ? a. 232. b. 132. c. 332. Câu 16: Số nào dưới đây chia hết cho 9 ? a. 711. b. 901. c. 881. Câu 17 : Tam giác nào có góc vuông ?. a a. Hình a. b b. Hình b. c c. Hình c. Câu 25: Hai đường thẳng nào song song với nhau ? M N. Q. P. a. MN và PQ b. MQ và NP Câu 26 : Tam giác nào có 3 góc nhọn ?. c. MN và NP.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> A a. Hình A a. Câu 27 : Cho hình vẽ sau. B b. Hình B. C c. Hình C. E X. U. Y. V. F Đường thẳng E F vuông góc với đường thẳng nào ? a. XY b. UV PHẦN II: TỰ LUẬN Bài 1 : Đặt tính rồi tính 537412 + 546724 637208 – 453892 Bài 2 : Tìm x X – 317 = 5364 X + 725 = 4356. c. Cả hai 52507 x 4 X : 105 = 241. 546 : 36 X x 23 = 276. Bài 3 : Xe thứ nhất chở 3250kg gạo , xe thứ hai chở nhiều hơn xe thứ nhất 250 kg gạo . Hỏi trung bình mỗi xe chở được bao nhiêu ki – lô – gam gạo ? Bài 4:Khối lớp bốn có 120 học sinh , trong đó số học sinh nam nhiều hơn số học sinh nữ là 18 học sinh . Hỏi khối lớp bốn có bao nhiêu học sinh nam , bao nhiêu học sinh nữ ? Bài 6: Nhà trường dự lắp bóng điện cho 16 phòng học, mỗi phóng 4 bóng. Nếu mỗi bóng điện giá 25000 đồng thì nhà trường phải trả bao nhiêu tiền để mua đủ số bóng điện lắp cho các phòng học? Bài 7: Một hình chữ nhật có nửa chu vi là 18cm, chiều dài hơn chiều rộng 6cm. Tính diện tích hình chữ nhật đó..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 A. Môn : Lịch sử I. Trắc nghiệm : 1. Nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta là : a. Văn Lang b. Âu Lạc c. Đại Việt d.Việt Nam 2. Nước Văn Lang ra đời vào năm: a. Năm 700 trước công nguyên b. Năm 40 c. Năm 938 d. năm 968 3. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa vì : a.Để đền nợ nước b. Để trả thù nhà c. Để đền nợ nước, trả thù nhà d. Để khẳng định sức mạnh quân sự 4. Ngô Quyền đã lợi dụng điều gì để đánh tan quân Nam Hán : a.Địa thế đất đai hiểm trở . b. Thế người đông c. Lòng giặc hốt hoảng d. Thủy triều lên xuống 5. Lý Công Uẩn lên làm vua lấy niên hiệu là : a. Lý Công Uẩn b. Lý Thánh Tông c. Lý Thái Tổ d. Lý Huệ Tông 6. Lời nói khẳng khái “ Đầu thần chưa rơi xuống đất , xin bệ hạ đừng lo”của vị tướng yêu nước nào sau đây: a. Trần Thủ Độ b. Lý Thường Kiệt c. Trần Hưng Đạo d. Dương Đình Nghệ 7. Thời nhà Trần , công việc trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê điều là do bộ nào trông coi: a. Đồn điền sứ b. Hà đê sứ c. Khuyến nông sứ d. Cả 3 bộ trên 8. Thời Lý , chùa được sử dụng vào việc gì ? a.Là nơi tu hành của các nhà sư b. Là nơi sinh hoạt văn hóa của cả cộng đồng. c. Là nơi tổ chức lễ bái của đạo Phật . d. Cả 3 ý trên. II. Tự luận 3. Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta thời bấy giờ ? 5. Nhà Trần đã có biện pháp gì và thu được kết quả như thế nào trong việc đắp đê? 6. Vua Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà dời đô về thành Đại La? B Phần Địa Lí I. Trắc nghiệm : 1. Dân tộc ít người sống ở Hoàng Liên Sơn là: a.Dao, Mông, Thái b. Thái, Tày, Nùng c. Ba-na, Ê-đê, Gia-rai d. Chăm, Xơ-đăng, Cơ-ho 2. Dãy núi nào là dãy núi chính ở phía bắc nước ta? a. Dãy Sông Gâm b.Dãy Hoàng Liên Sơn c. Dãy Bắc Sơn d. Dãy Ngân Sơn 3. Những nơi cao của Liên Sơn có khí hậu thế nào? a.Lạnh quanh năm b. Lạnh một vài tháng trong năm c. Không lạnh lắm d. Nóng quanh năm . 4. Những nghề thủ công như: dệt, may, thêu, đan lát, rèn, đúc…phổ biến ở đâu? a. Hoàng Liên Sơn b. Trung du Bắc Bộ c. Tây Nguyên d. Đồng bằng Bắc Bộ 5. Thế mạnh trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, đặc biệt là trồng chè phổ biến ở đâu? a. Hoàng Liên Sơn b. Trung du Bắc Bộ c. Tây Nguyên d. Đồng bằng Bắc Bộ 6. Trang phục của người dân ở đâu mà nam thường đóng khố ,nữ thường mắc váy, được trang trí hoa văn nhiều màu sắc?.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> a. Hoàng Liên Sơn b. Trung du Bắc Bộ c. Tây Nguyên d. Đồng bằng Bắc Bộ 7. Nơi đâu được mệnh danh là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước ? a. Hoàng Liên Sơn b. Trung du Bắc Bộ c. Tây Nguyên d. Đồng bằng Bắc Bộ 8.Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ? a. Có đất đai màu mỡ b. Có nguồn nước dồi dào c. Người dân có kinh nghiệm trong sản xuất d. Cả 3 ý trên 9. Thủ đô Hà Nội ở vùng nào trên đất nước ta? a. Trung tâm đồng bằng Bắc Bộ b. Trung tâm Tây Nguyên c. Trung tâm trung du Bắc Bộ d. Trung tâm Nam Bộ 10: Hoàng Liên Sơn là dãy núi : A. Cao nhất nước ta, có đỉnh tròn, sườn thoải. B. Cao nhất nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc.* C. Cao thứ hai nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc. 11.: Trung du Bắc Bộ là một vùng: A. Có thế mạnh về trồng chè và cây ăn quả.* B. Có thế mạnh về đánh cá. C. Có diện tích trồng cà phê lớn nhất nước ta. 12: Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là: A. Người Thái B. Ngươì Tày C. Người Kinh* II. Tự luận 1.Khí hậu Tây Nguyên có mấy mùa ? nêu đặc điểm của từng mùa. 2. Kể tên những loại cây trồng và vật nuôi chính ở tây Nguyên. 3. Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành một thành phố du lịch và nghỉ mát ?. MÔN KHOA HỌC LỚP 4 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Để phòng bệnh đường tiêu hóa cần: a. Giữ vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân.* b. Vệ sinh môi trường c. Rửa sạch tay khi ăn Câu 2: Nước tồn tại ở thể:.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> a. Khí lỏng b. Lỏng, chắc c. Lỏng, rắn ,khí ( hơi)* Câu 3: Nước là môi trường sống của : a. Nhiều động vật và thực vật * b. Của tất cả các loài động vật c. Của tất cả các loài thực vật Câu 4: Nước giúp cho cơ thể: a. Thải ra một số chất độc hại b. Thải ra các chất thừa và chất độc hại* c. Thải ra một số chất dư Câu 5: Để nguồn nước không bị ô nhiễm, nhà tiêu cần phải xây: a. Xây xa nguồn nước * b. Xây gần nguồn nước c. Cần xử lý bằng vôi Câu 6: Vì sao phải tiết kiệm nước sạch? a. Tiết kiệm nguồn nước là sợ tốn tiền b. Vì phải tốn nhiều công sức và tiền của mới có nước sạch * c. Vì tốn nhiều năng lượng điện Câu 7 Lớp không khí bao quanh trái đất gọi là: a. Khí quyển * b. Bầu trời c. Hệ mặt trời Câu 8: Không khí có ở: a. Xung quanh mọi vật và bên trong vật rỗng * b. Bề mặt của các vật có dạng hình tròn c. Bề mặt của các vật có dạng hình vuông Câu 9: Không khí có thể: a. Bị nén lại hoặc giãn ra * b. Chỉ giãn ra và không thể nén lại c. Chỉ nén lại và không thể giãn ra Câu 10: Không khí có một số tính chất cơ bản sau: a. Trong suốt, không màu, không mùi, không vị * b. Trong suốt màu hồng nhạt, có vị ngọt, không mùi c. Trong suốt màu hồng nhạt, có vị ngọt, mùi thơm nhẹ Câu 11: Không khí gồm 2 thành phần cơ bản là: a. Khí ô – xi và khí ni –tơ * b. Khí ô – xi và khí cac- bô- nic c. khí ni –tơ và khí cac- bô- nic Câu 12: Thành phần trong không khí duy trì được sự cháy là: a. Khí ô – xi * b. khí ni –tơ c. khí cac- bô- nic Câu 13: Trong không khí thành phần quan trọng nhất đối với con người là: a. khí ni –tơ b. khí cac- bô- nic c. Khí ô – xi * Câu 14: Khi trong người cảm thấy khó chịu em cần: a. Cần tự lấy thuốc để uống b. Cần báo cho người lớn để kịp thời phát hiện và chữa bệnh * c. Cần đi ngủ Câu 15: Một số bệnh lây qua đường tiêu hóa là: a. Tiêu chảy, tả, lị * b.Đau đầu, đau họng c. Sốt rét Câu 16: Để có sức khỏe tốt, chúng ta cần:.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> A.Ăn nhiều loại thức ăn, có chất béo. B. Ăn nhiều loại thức ăn có chất đạm. C. Ăn nhiều loại thức ăn có chứa vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ. D.Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn. *. B.PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1: Khi bị bệnh cần ăn uống như thế nào? Câu 2: Để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa em cần giữ vệ sinh ăn uống như thế nào? Câu 3: Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước? Câu 4: Nêu tính chất của không khí ?.

<span class='text_page_counter'>(15)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×