Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

DE thi hoc sinh gioi huyen vong I20152016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.67 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9. PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA. Năm học: 2015 - 2016 Môn: NGỮ VĂN Ngày thi: 4 tháng 12 năm 2015. Đề chính thức. Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ( Đề thi có 1 trang). Câu 1 (8,0 điểm): Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay ra mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con …” (Theo Lý Lan, Cổng trường mở ra) Từ việc người mẹ không “cầm tay” dắt con đi tiếp mà “buông tay” để con tự đi, em hãy bàn về tính tự lập. Câu 2 (12,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận là một khúc tráng ca về vẻ đẹp thiên nhiên và con người lao động”. Em hãy phân tích bài thơ để là rõ nhận xét trên.. ----HẾT-----. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS. Năm học 2015 - 2016 MÔN: Ngữ văn (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang). Câu 1 (8,0 điểm): 1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội. Bố cục bài viết rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không sai các loại lỗi. 2. Yêu cầu về kiến thức: Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau: a.Giải thích:. - Việc người mẹ không “cầm tay” dắt con đi tiếp mà “buông tay” để con tự đi trong câu văn của Lý Lan gợi ra ý nghĩa: đứa con không còn được bao bọc, chở che mà phải một mình bước đi tiếp. Việc phải bước đi một mình trên đoạn đường còn lại chính là một cách thể hiện tính tự lập. - Tự lập là tự mình làm lấy mọi việc, không có sự giúp đỡ của người khác, không dựa dẫm vào người khác. -> Người có tính tự lập là người biết tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình mà không ỷ lại, phụ thuộc vào mọi người xung quanh. b. Khẳng định: - Tự lập là đức tính cần có đối với mỗi con người khi bước vào đời. Tự lập là một phẩm chất để khẳng định nhân cách, bản lĩnh và khả năng của một con người. - Cần phải tập có tính tự lập để có thể tự tin, tự mình lo liệu cuộc đời bản thân. - Người có tính tự lập sẽ dễ đạt được thành công, được mọi người yêu mến, kính trọng. (Dẫn chứng) c. Bàn luận, mở rộng vấn đề: - Thực tế cuộc sống có người chỉ biết dựa dẫm vào người khác. Như thế sẽ trở thành gánh nặng cho mọi người xung quanh, khó có được thành công và cuộc sống của họ sẽ trở nên vô nghĩa. - Tự lập không có nghĩa là tự tách mình ra khỏi cộng đồng; tự lập nhưng phải biết đoàn kết và dựa vào cộng đồng để tạo nên sức mạnh tổng hợp. - Nếu biết sống tự lập kết hợp với tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cuộc sống mỗi người sẽ được hạnh phúc. (Dẫn chứng) d. Liên hệ, rút ra bài học nhận thức và hành động: - Thấy được vai trò của tự lập. - Cần phải rèn luyện khả năng tự lập một cách bền bỉ, đều đặn, phải có sự nỗ lực, cố gắng và có ý chí mạnh mẽ để vươn lên, vượt qua thử thách, khó khăn, để trau dồi, rèn luyện năng lực, phẩm chất). 3. Cách cho điểm: - Điểm 7- 8: Đáp ứng tốt nội dung trên, có nhiều sáng tạo trong cấu trúc bài, có hiểu biết sâu sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ thấu đáo, dẫn chứng thuyết phục, có cảm xúc. - Điểm 5-6: Đáp ứng khá tốt nội dung trên, có sự hiểu biết và lập luận thuyết phục, lí lẽ đúng đắn, diễn đạt có cảm xúc, có mắc một số lỗi nhưng không đáng kể. - Điểm 3-4: Đáp ứng cơ bản yêu cầu trên, có thể thiếu ý hoặc một vài chỗ chưa hoàn thiện, có dẫn chứng song còn sơ sài..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Điểm 1- 2: Bài sơ sài, thiếu nhiều ý, lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc nhiều lỗi các loại. - Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn.. Câu 2: (12 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm kiểu bài nghị luận văn học, dạng đề phân tích bài thơ để làm sáng tỏ một nhận định. Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, ngôn ngữ chọn lọc. Bài viết có sức thuyết phục. II. Yêu cầu về kiến thức: Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau: 1. Khái quát: về tác giả, tác phẩm; nêu nhận định... 2. Phân tích và chứng minh nhận định: a, Hoàn cảnh: - Bài thơ ra đời năm 1958, thời kì miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Là kết quả chuyến đi thực tế của tác giả ở vùng biển Quảng Ninh. => Hình ảnh thiên nhiên và con người được tái hiện trong một khung cảnh hoàn toàn chân thực, là kết quả sự trải nghiệm của chính nhà thơ. b, Hình ảnh thiên nhiên: - Cảnh hoàng hôn: (phân tích hai câu thơ đầu khổ 1) -> Cảnh buổi chiều trên biển không lạnh lẽo cô đơn mà ấm áp tràn đầy màu sắc rực rỡ, thiên nhiên kì vĩ, tươi sáng, vũ trụ như một ngôi nhà khổng lồ, có sự hài hoà với hoạt động của con người. - Cảnh đêm trên biển: (phân tích các câu thơ, hình ảnh tiêu biểu miêu tả về các loài cá, trăng, sao và biển đêm) -> Cảnh biển đêm đẹp huyền ảo, lãng mạn, có sự hoà quyện màu sắc và ánh sáng của trăng, sao trời và nước biển với màu sắc rực rỡ của các loài cá...tạo nên một bức tranh sơn mài tráng lệ, thể hiện sự giàu có ân tình của biển cả và niềm vui, cái nhìn lạc quan của con người lao động. - Cảnh bình minh: (phân tích hai câu cuối khổ cuối) -> Bình minh: mặt trời kì vĩ sống động, không gian khoáng đạt tươi sáng huy hoáng, màu sắc lấp lánh rực rỡ. => Bức tranh thiên nhiên đẹp, kì vĩ, tráng lệ, màu sắc rực rỡ. c) Hình ảnh con người: (phân tích những câu thơ miêu tả hình ảnh đoàn thuyền, câu hát, miêu tả hoạt động của con người từ lúc ra khơi đến khi trở về) - Đoàn thuyền: -> Hành trình đánh cá đêm trên biển như một cuộc chạy đua với vũ trụ, khí thế hùng dũng, mạnh mẽ hăng say, khoẻ khoắn. - Âm thanh câu hát: + Lúc ra khơi là câu hát khoẻ khoắn, hoà với gió thổi căng cánh buồm thể hiện hi vọng, ước mong chinh phục thiên nhiên, đánh bắt được nhiều cá. + Trên biển khơi là bài ca gọi cá, công việc lao động vất vả trở nên thi vị đến lạ kì, đó là khúc tráng ca về lao động của người ngư dân trên biển. + Lúc trở về là bài ca chiến thắng bộc lộ niềm vui, niềm lạc quan của người lao động đã thực sự làm chủ biển khơi....

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Những động tác của con người: mạnh mẽ, khỏe khoắn hài hòa gắn bó với thiên nhiên, tuần hoà cùng vũ trụ =>Là những người ngư dân khỏe khoắn, lạc quan, gắn bó với biển cả và hăng say nhiệt tình trong lao động. d, Các yếu tố nghệ thuật góp phần tạo nên khúc tráng ca: - Bút pháp lãng mạn bay bổng. - Hình ảnh, ngôn ngữ thơ giàu liên tưởng, tưởng tượng phong phú. - Giọng điệu thơ hào hùng, khỏe khoắn... 3. Đánh giá, mở rộng, rút ra bài học: - Khẳng định ý kiến trên hoàn toàn đúng. - Mở rộng các tác phẩm khác… - Bài học về cuộc sống hoặc sáng tạo trong nghệ thuật… III. Cách cho điểm: : - Điểm 11- 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, lập luận chặt chẽ, văn viết có sự sáng tạo, có cảm xúc. - Điểm 9-10: Đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhỏ nhưng không đáng kể. - Điểm 7-8: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu, có thể có một vài chỗ chưa hoàn thiện. - Điểm 5-6: Đáp ứng 1/2 yêu cầu, mắc một số lỗi. - Điểm 3-4: Bài sơ sài, thiếu ý hoặc còn lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc quá nhiều lỗi các loại. - Điểm 1-2: Bài viết quá sơ sài, có quá nhiều sai sót, không hiểu rõ và không biết triển khai vấn đề. - Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn. Lưu ý: Giám khảo linh hoạt vận dụng biểu điểm, có thể thưởng điểm cho những bài viết có sáng tạo.. ----HẾT-----.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

×