Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Làm thế nào để được Sếp quý? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.1 KB, 5 trang )

Làm thế nào để được Sếp quý?
Bất cứ vị sếp nào cũng yêu quí những nhân viên biết cách làm việc, biết nghe lời
và có kỷ luật.

Nhưng ngoài những điều đó, bạn có biết cách để thực sự nổi bật hơn những nhân
viên khác trong mắt vị sếp khó tính của mình? Dưới đây là 7 bí quyết giúp bạn
đứng đầu trong danh sách những nhân viên "cưng" của sếp.
1. Giao tiếp, giao tiếp và giao tiếp
Giao tiếp luôn là rào cản lớn nhất giữa nhân viên và lãnh đạo của mình. Một nhân
viên giỏi và được sếp ưu ái không chỉ cần giỏi chuyên môn mà còn cần có khả
năng giao tiếp tốt. Tất nhiên, giao tiếp tốt không đồng nghĩa với nịnh nọt tốt mà là
biết thời điểm nào là phù hợp để nói chuyên cũng như biết lúc nào là thích hợp để
dùng câu chuyện đúng lúc khi sếp thấy không thoải mái với cuộc nói chuyện. Sự
tinh tế và khéo léo thể hiện ở chỗ bạn chỉ hỏi những gì bạn cần và đảm báo sếp
cũng thoải mái với những câu hỏi đó. Marianne Adoradio, nhà tư vấn và tuyển
dụng của công ty Sillicon Valley, nói rằng: "Việc đưa ra những câu hỏi thông
minh khi nói chuyện với sếp không phải là dễ".
2. Có khả năng nghe hiểu tốt
Lắng nghe đúng nghĩa không phải là bạn nghe và nhét vào tai tất cả những gì sếp
nói. Nói lại vanh vách không thiếu một từ không có nghĩa bạn là một nhân viên tốt
mà cũng chẳng khiến lãnh đạo hài lòng. Vấn đề là ở chỗ nghe đúng nhưng có hiểu
đúng, hiểu hết những gì sếp muốn truyền đạt hay không. John Farner, nhà quản lý
nhân sự của công ty Russell, nói: "Các nhà quản lý đánh giá rất cao khả năng nghe
hiểu của nhân viên". Ví dụ, khi sếp giao việc hoặc hướng dẫn bạn cách thực hiện
một dự án nào đó nhằm giúp bạn có được kết quả công việc tốt nhất, sếp muốn
biết chắc rằng bạn đã hiểu rõ được vấn đề đó. Vì thế bạn có thể nói tóm tắt lại
những ý của sếp để cho sếp biết bạn đã hiểu rõ mọi vấn đề và không còn thắc mắc
nào.

3. Khả năng hợp tác
Khả năng hợp tác luôn được đánh giá cao trong công việc. Khả năng hợp tác


không đơn thuần chỉ là nhất nhất tán thành mọi ý tưởng của sếp mà tốt hơn là hãy
phản ứng theo cách xây dựng giúp cho ý tưởng đó hoàn thiện hơn. Nếu ý kiến của
bạn trái ngược với ý kiến của sếp hãy mạnh bạo nói ra nhưng hãy nói điều đó sao
cho thật khéo léo và tránh mất lòng sếp. Biết cách thể hiện quan điểm bản thân
đúng lúc sẽ chứng tỏ với sếp rằng bạn là người có suy nghĩ và luôn mong công
việc đạt kết quả cao nhất.
4. Xây dựng các mối quan hệ trong công việc
Tất nhiên chả có vị sếp nào lại phật lòng khi thấy nhân viên của mình có quan hệ
tốt với đồng nghiệp và có được sự tin tưởng từ khách hàng. Một nhân viên được
sếp yêu quí là một nhân viên biết áp dụng những gì bạn được học về quan hệ
khách hàng cũng như những kinh nghiệm bản thân trong quan hệ với đồng nghiệp
để chúng luôn vững bền. Đó không chỉ là cách "ghi điểm" với sếp mà còn giúp
phát triển sự nghiệp của bạn.
5. Biết rõ những mong muốn của sếp
Sếp đang mong muốn điều gì, kỳ vọng những gì, nếu là một nhân viên tốt và là
cánh tay phải của sếp, bạn phải nắm rõ được điều này. Ví dụ, đó có thể là mong
muốn nhân viên hòa hợp và cùng nhau làm việc tốt. Nhưng cũng có những sếp lại
đánh giá cao khả năng cá nhân và chứng minh được năng lực bản thân. Hiểu được
sếp cũng có nghĩa bạn hiểu rõ về tác phong cũng như cung cách làm việc của sếp
để từ đó cư xử sao cho phù hợp. Đó cũng là cách để hạn chế tối đa nhưng bất đồng
giữa bạn và sếp của mình. Đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ như pha cho sếp một tách cà
phê buổi sáng cũng sẽ khiến sếp bạn cảm thấy hài lòng vì có được một nhân viên
biết cách quan tâm như bạn.
6. Luôn đặt mình vào vai trò của người quản lý
Áp lực của sếp bạn luôn nặng hơn rất nhiều áp lực mà bạn gặp phải. Đừng bao giờ
nghĩa làm sếp là nhàn hạ. Ngoài việc bạn cần phải hoàn thành công việc của một
nhân viên, nhưng bạn còn nên thường xuyên quan sát và học hỏi cách làm việc của
những người quản lý trong công ty. Bạn cần phải biết công việc của một người
quản lý khác như thế nào so với một nhân viên và họ thường gặp những vấn đề gì
trong công việc?...Chỉ có như vậy, bạn mới có thể cảm thông với những vấn đề mà

sếp bạn đang gặp phải. Và bất cứ vị sếp nào cũng sẽ tỏ ra hài lòng khi có những
nhân viên hiểu mình.

7. Tự mở rộng kiến thức
Chả có vị sếp nào lại muốn nhân viên của mình cứ dậm chân tại chỗ mãi. Nhưng
họ cũng không muốn nhân viên giỏi giang hơn mình. Bởi thế ngoài việc hỗ trợ để
hoàn thành ý tưởng của người khác, bạn vẫn nên tự đưa ra ý kiến của bản thân.
Bằng việc học hỏi từ mọi người và tích luỹ kiến thức cho bản thân, bạn sẽ chứng
tỏ được khả năng của mình với sếp và đồng nghiệp rằng bạn là một nhân viên
chăm chỉ và có tính cầu tiến. Tuy vậy, cái gì quá cũng không tốt, bạn không nên tỏ
ra bạn giỏi giang hơn sếp của mình bởi đơn giản đơn giản không vị sếp nào muốn
bạn qua mặt họ. Và thay vì một điểm cộng bạn có thể nhận lại một điểm trừ đấy!

×