Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Di tu chang vang toi anh binh minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.07 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐI TỪ CHẠNG VẠNG TỚI ÁNH BÌNH MINH!</b>


<b>(Về truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân, SGK Ngữ văn 12, tập 2)</b>
Đọc tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân, có nhà thơ đã viết nên những vần thơ
xúc động và ám ảnh:


<i>“Bốn bát bánh đúc đã thành vợ thật rồi</i>
<i>Xin từ điển hãy thêm từ “vợ nhặt”</i>


<i>Ngòi bút Kim Lân tưởng như đùa như khóc</i>
<i>Đói quắt quay mà tha thiết con người”</i>


Câu chuyện nhặt vợ tưởng chừng như “tầm phơ tầm phào” đâu đó, vậy mà đã in dấu
ấn sâu đậm trong triệu triệu trái tim độc giả ngay từ khi nó mới xuất hiện trên văn đàn.
Sức hấp dẫn ấy được tạo nên từ tài năng của người cầm bút. Song, điều quan trọng hơn là
nhờ chính từ tấm lịng của một nhà văn “một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu
<i>nguyên thủy của cuộc sống nông thôn”. Cái ám ảnh trong ta không chỉ từ cách tạo dựng </i>
tình huống, xây dựng nhân vật mà đó còn là sự xung đột của những mảng màu sáng - tối
trong không gian, thời gian và cả trên những khn mặt người trong hành trình đấu tranh
sinh tồn và phát triển. Hành trình ấy, chúng tơi gọi đó là cuộc hành trình đi từ chạng
<b>vạng tới ánh bình minh!</b>


<b>1) Từ chạng vạng trong khơng gian và thời gian ...</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

thiết, trong âm thanh của tiếng khóc hờ tỉ tê của những gia đình có người chết đói. Đêm
tân hơn của Tràng và người vợ nhặt cũng được “gieo mầm” trên mảnh đất của bóng tối,
tiếng quạ và tiếng hờ khóc tỉ tê nghe càng rõ ...


<b>2) ... đến cái u sầm trên những khn mặt người ...</b>


Bóng tối của nạn đói khủng khiếp trước năm 1945, một nạn đói mà nói như nhà văn


Nam Cao, có lẽ đến những năm 2000 con cháu chúng ta vẫn còn nhắc lại để rùng mình,
khơng chỉ in bóng đen lên khơng gian và thời gian mà còn hằn lên nét u sầm trên những
khn mặt người của xóm ngụ cư nghèo khổ. Trời tối, xóm ngụ cư xác xơ, tiếng khóc hờ
của những gia đình có người chết đói, mùi đốt đống rấm, mùi tử khí và những “đám mây
<i>quạ” đen kịt che kín cả bầu trời với những tiếng gào lên từng hồi thê thiết như đang bao </i>
phủ một đám mây đen của sự chết chóc lên những con người đang thoi thóp. Từ đám trẻ
con đến người lớn ở xóm ngụ cư đều mang một khn mặt “hốc hác u tối”, một dáng
hình ủ rũ trong bóng chiều nhá nhem. Ngay cả bà cụ Tứ, mẹ Tràng, khi đón người con
dâu mới, cho dù có cố gắng bao nhiêu thì vẫn khơng thể khơng nhìn thấy “bóng tối trùm
<i>lấy hai con mắt”. Và cả người vợ nhặt, khi đón nhận bát cháo cám trên tay bà cụ Tứ, </i>
<i>“đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại”. Rõ ràng, tất cả những con người ấy đang </i>
không khỏi phập phồng một nỗi lo cho sự ngắc ngoải của mình bên bờ vực thẳm của cái
đói. Như vậy, bóng tối, tự thân nó đã trở thành một khơng gian nghệ thuật đầy ám ảnh
trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân. Đêm tối, mắt tối, khuôn mặt u tối
cùng với màu đen của những “đám mây quạ” thực sự đã trở thành những sắc màu hãi
hùng, ám ảnh tâm trí độc giả khi chứng kiến nạn đói khủng khiếp của dân tộc ta trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945 trong tác phẩm “Vợ nhặt”. Song, viết “Vợ nhặt”, Kim
Lân không muốn hướng chúng ta về phía ám ảnh bởi bóng tối của nạn đói mà quan trọng
hơn, ơng muốn chúng ta nhìn thấy ánh sáng của buổi bình minh đang ló rạng!


<b>3) Và bình minh đã đến trong “ánh nắng của buổi sáng mùa hè sáng lóa”!</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3></div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>“Khi viết về cái đói, thường mọi người có ý nghĩ là khi đói, người ta khổ cực và chỉ </i>
<i>muốn chết. Tôi định viết một truyện ngắn nhưng với một ý khác là khi đói người ta khơng</i>
<i>nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống. Dù ở trong tình huống bi </i>
<i>thảm đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn </i>
<i>tin vào sự sống và vẫn hi vọng ở tương lai, vẫn muốn sống, sống cho ra người”. Nhà văn </i>
Kim Lân đã từng tâm sự những lời gan ruột như thế khi nói về truyện ngắn “Vợ nhặt”.
Và chúng ta, những người đọc chân chính vẫn sẽ tìm đọc câu chuyện này khơng chỉ để
cảm nhận với một thời đói khổ và tủi nhục của dân tộc, mà còn để cảm nhận được sức


mạnh của tình người và lịng lạc quan. Đó là hành trình từ buổi chiều chạng vạng mặt
<i>người; buổi tối đen ngịm, khiếp đảm của nạn đói để đi đến ánh sáng mùa hè sáng lóa, </i>
ánh sáng của những khn mặt người, ánh sáng của lịng tin, niềm hi vọng và ánh sáng
đang tung bay cùng hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới ...!


<b>Thái Văn Phú</b>


<b>GV trường THPT Quỳnh Lưu II </b>


</div>

<!--links-->

×