Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.07 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 23’ Tiết 23. Ngày soạn: 30/01/2016 Ngày dạy: 02/02/2016. BÀI 19: KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm khí áp và trình bày được sự phân bố các đai khí áp cao và thấp trên Trái Đất. - Nêu được tên, phạm vi hoạt động và hướng của các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất. 2. Kĩ năng: Quan sát, nhận xét hình biểu diễn các đai khí áp và các loại gió chính. 3. Thái độ: Giúp học sinh hiểu biết thêm về thực tế. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ thế giới 2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp. 6A1 ………………........ 6A2 ………………......... 6A3 ………………......... 6A4 ………………........ 6A5 ………………......... 6A6 ………………......... 2. Kiểm tra 15 phút: Câu hỏi: Nêu khái niệm thời tiết và khí hậu? Sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu? Đáp án: - Thời tiết: Là sự biểu hiện các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong thời gian nhất định. - Khí hậu: Là sự lặp đi lặp lại của thời tiết ở một địa phương trong thời gian dài và trở thành quy luật. - Sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu: + Thời tiết: Xảy ra trong thời gian nhất định. + Khí hậu: Xảy ra trong thời gian dài và trở thành quy luật. 3. Tiến trình bài học: Khởi động: Giáo viên nêu lên một số vấn đề: Khí áp là gì? Thế nào là khí áp cao, khí áp thấp? Sự phân bố các vành đai khí áp trên Trái Đất ra sao? Thế nào là hoàn lưu khí quyển … Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng trả lời câu hỏi này. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Nêu được khái niệm khí áp, 1. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái trình bày được sự phân bố các đai khí áp cao Đất. và thấp trên Trái Đất (cặp). *Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; tự học; ….
<span class='text_page_counter'>(2)</span> *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; ... *Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm. * Bước 1: - Nhắc lại chiều dày khí quyển là bao nhiêu? a. Khí áp. - Không khí tập trung ở độ cao 16 km là bao nhiêu? Giáo viên: Bề dày khí quyển (90%) không khí tạo thành sức ép lớn, không khí tuy nhẹ nhưng tạo ra sức ép lớn đối với mặt đất gọi là khí áp - Khí áp là gì. Dùng dụng cụ gì để đo khí áp? (GV gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời).. * Bước 2: - Học sinh đọc phần 1 (b). - Quan sát H.50 cho biết: - Sự phân bố các đai khí áp trên bề mặt trái đất?. - Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất. Đơn vị đo khí áp là mm thủy ngân b. Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất.. - Các đai khí áp thấp (T) nằm ở vĩ độ nào?. - Khí áp được phân bố trên bề mặt Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ Xích đạo về cực.. - Các đai khí áp cao (C) nằm ở vĩ độ nào?. + Các đai khí áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 00 và khoảng vĩ độ 600 Bắc và Nam.. + Các đai khí áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 300 Bắc và Nam và 900 Bắc và Hoạt động 2: Nêu được tên, phạm vi hoạt Nam (cực Bắc và Nam). động và hướng của các loại gió thổi thường 2. Gió và các hoàn lưu khí quyển. xuyên trên Trái Đất (cặp) *Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; tự học; … *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; ... *Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm. * Bước 1: Học sinh đọc mục 2 sgk. * Bước 2: - Nguyên nhân sinh ra gió? - Gió là gì ? (GV gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời). - Khái niệm: Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao về.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Giáo viên: giải thích thêm. - Thế nào là hoàn lưu khí quyển.. * Bước 3: - Quan sát hình.51 lên xác định trên hình và cho biết: - Ở hai bên đường xích đạo loại gió thổi một chiều quanh năm từ khoảng các vĩ độ 30o Bắc và Nam có tên là gì? Hướng gió?. nơi có khí áp thấp.. - Hoàn lưu khí quyển là hệ thống vòng tròn do sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành.. - Tín phong: + Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam (các đai áp cao chí tuyến) về Xích đạo (đai áp thấp Xích đạo). + Hướng gió: - Ở nửa cầu Bắc: hướng Đông Bắc. - Từ các vĩ độ 30o Bắc và Nam loại gió thổi - Ở nửa cầu Nam: hướng Đông Nam. quanh năm lên khoảng vĩ độ 60o Bắc và Nam là gió gì? Hướng gió? - Gió Tây ôn đới: + Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam (các đai áp cao chí tuyến) lên khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam (các đai áp thấp ôn đới). + Hướng gió: - Ở nửa cầu Bắc: hướng Tây Nam. - Tại sao hai loại gió Tín phong và Tây ôn đới - Ở nửa cầu Nam: hướng Tây Bắc. không thổi theo hướng kinh tuyến mà hướng hơi lệch phải ở nửa cầu Bắc và lệch trái ở nửa cầu Nam. (Do sự vận động tự quay của Trái Đất). (Dành cho học sinh giỏi). * Bước 4: - Dựa vào kiến thức đã học giải thích: - Vì sao gió Tín phong lại thổi từ khoảng vĩ độ 30o Bắc và Nam về xích đạo? (Xích đạo quanh năm nhiệt độ cao, không khí nở ra bốc lên cao sinh ra khí áp thấp. Không khí nóng lên, bốc lên cao tỏa sang hai bên từ xích đạo. Đến khoảng 30o - 40o Bắc, Nam hai khối khí chìm xuống đè lên không khí tại chỗ sinh ra vành đai áp cao . Sự chênh lệch về khí áp giữa vùng xích đạo và các vùng vĩ tuyến 30o - 40o Bắc, Nam sinh ra.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> gió Tín Phong thổi gần mặt đất từ 30o -40o Bắc, Nam -> xích đạo. - Vì sao gió Tây ôn đới lại thổi từ khoảng các vĩ độ 30o Bắc, Nam lên khoảng vĩ độ 60o Bắc và Nam? (Gió Tây ôn đới sinh ra do sự chênh lệch khí áp giữa vùng vĩ tuyến 30o - 40o Bắc, Nam và vùng vĩ tuyến 60o Bắc, Nam). - Từ các vĩ độ 90o Bắc và Nam loại gió thổi quanh năm về các vĩ độ 60o Bắc và Nam là gió gì? Hướng gió? - Gió Đông cực: + Thổi từ khoảng các vĩ độ 900 Bắc và Nam (cực Bắc và Nam) về các vĩ độ 600 Bắc và Nam (các đai áp thấp ôn đới). + Hướng gió: - Ở nửa cầu Bắc: hướng Đông Bắc. - Ở nửa cầu Nam: hướng Đông Nam. IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 1. Tổng kết: Yêu cầu học sinh lên bảng vẽ 1 hình tròn, điền sự phân bố các đai khí áp, điền mũi tên sự phân bố các loại gió. 2. Hướng dẫn học tập: - Trả lời các câu hỏi 1, 2, 4 SGK. - Ôn lại tầm quan trọng của thành phần hơi nước trong khí quyển. V. PHỤ LỤC: VI. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………............
<span class='text_page_counter'>(5)</span>