Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phác đồ điều trị nhiễm trùng huyết nặng và sốc nhiễm trùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.92 KB, 4 trang )

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ
NHIỄM TRÙNG HUYẾT NẶNG VÀ SỐC NHIỄM TRÙNG
I.

Chẩn đoán
1. Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân: ≥ 2 triệu chứng sau
 Nhiệt độ > 38,303C hoặc < 360C
 Nhịp tim > 90 lần/phút
 Nhịp thở > 20 lần/phút hoặc PaCO2 < 32 mmHg
 Bạch cầu máu > 12.000/mm3 hoặc < 4000/mm3
2. Nhiễm trùng huyết
Hội chứng viêm toàn thân + Ổ nhiễm trùng (có bằng chứng hoặc
nghi ngờ)
HOẶC
Điểm SOFA ≥ 2 + Ổ nhiễm trùng (có bằng chứng hoặc nghi ngờ)
với test sàng lọc: SOFA nhanh ( ≥ 2 tiêu chuẩn sau: (1) Nhịp thở ≥
22 lần/1’ (2) Rối loạn tri giác, (3) HATThu ≤ 100 mmHg )
3. Nhiễm trùng huyết nặng
Nhiễm trùng huyết + ≥ 1 tiêu chuẩn sau:
 Tụt huyết áp do nhiễm trùng huyết
 Lactate máu > 2mmol/l
 Nước tiểu < 0,5 ml/kg/giờ trên 2 giờ
 Tổn thương phổi cấp với PaO2/FiO2 < 250 nếu không viêm
phổi hoặc < 200 nếu viêm phổi.
 Creatinin máu > 2 mg/dl (176,8 µmol/l)
 Bilirubin máu > 2mg/dl (34,2 µmol/l)
 Tiểu cầu máu < 100.000 /mm3
 Rối loạn đông máu (INR > 1,5)
4. Sốc nhiễm trùng
Ổ Nhiễm trùng + Tụt huyết áp (HATThu < 90 mmHg) và lactate
máu > 2mmol/l không đáp ứng với bù dịch.



1


Chẩn đoán phân biệt:





Các loại sốc khác
Nhiễm ceton acid
Cơn bảo giáp
Hội chứng ác tính do thuốc hướng thần
…………………………

Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng huyết nặng hoặc sốc nhiễm
trùng cần được tiến hành điều trị theo phác đồ ngay từ khoa Cấp cứu, khoa
phòng và chuyển đến khoa Hồi sức Tích cực sớm.
II.

Điều tri
Mục tiêu điều trị chung
Duy trì HATB ≥ 65 mmHg
Duy trì tưới máu mô và ngăn suy chức năng đa cơ quan
Kiểm soát ổ nhiễm
Điều trị theo mục tiêu sớm 6 giờ đầu
1. CVP 8 – 12 mmHg nếu bệnh nhân tự thở và 12 -15 mmHg nếu bệnh
nhân thở máy hoặc suy thất trái
2. HATB ≥ 65 mmHg

3. Nước tiểu ≥ 0,5 ml/kg/giờ
4. ScvO2 ≥ 70%
5. Bình thường hóa lactate máu
Cụ thể:
Hoàn thành trong 1 giờ đầu:
1. Thiết lập 2 đường truyền ngoại biên lớn. Bù dịch ban đầu 20 – 30
ml/kg với tốc độ 500 - 1000 ml/30’. Cân nhắc truyền chậm hơn ở
bệnh nhân có rối loạn chức năng tim.
2. Đảm bảo thông khí. Thở oxy nhằm đạt SpO2 ≥ 94%, xem xét đặt nội
khí quản sớm nếu bệnh nhân rối loạn tri giác hoặc có biểu hiện suy
hô hấp.
3. Kháng sinh tĩnh mạch, phổ rộng, đủ liều. Chọn kháng sinh tùy ổ
nhiễm trùng nghỉ ngờ (Theo TL Lựa chọn Kháng sinh trong một số
nhiễm trùng đính kèm)
4. Xét nghiệm làm trong giờ đầu: Cấy máu (2-4 mẫu), Huyết đồ,
Nhóm máu, CRP, Chức năng đông máu, Khí máu động mạch,
Lactate, điện giải đồ máu, men gan, Bilirubin, urea, Creatinin,
Đường máu, Albumin, D-Dimer, CK-MB, Troponin I, Tổng phân
tích nước tiểu, Điện tâm đồ và các xét nghiệm hướng đến nguyên
nhân.
2


Hoàn thành trong 3 giờ:
1. Tiếp tục bù dịch tiếp theo: 20 ml/kg có thể lập lại 2-3 lần nếu đánh
giá thiếu nước. Xem xét dùng albumin nếu cần bù dịch lượng lớn
hoặc Albumin máu < 22g/l.
2. Dùng vận mạch nếu tình trạng tụt huyết áp không đáp ứng bù dịch.
Ưu tiên dùng Norepinephrine. Epinephrine được sử dụng nếu bệnh
nhân đáp ứng kém với vận mạch. Dopamine có thể dùng thay thế

Norepinephrine nếu bệnh nhân nhịp chậm hoặc suy tim. Xem xét
dùng thêm Terlipressin 1-2mg TMC nếu huyết áp phụ thuộc vận
mạch liều cao.
3. Xét nghiệm giờ thứ 3: Khí máu, điện giải đồ, lactate máu (Nếu bộ
xét nghiệm 3 giờ ổn và lâm sàng cải thiện, có thể ngưng bộ 6 giờ)
4. Thực hiện các xét nghiệm vi sinh chẩn đoán ổ nhiễm trùng (Cấy
đàm, nước tiểu, mủ…)
5. Và các chẩn đoán hình ảnh như Xquang ngực thẳng, Siêm âm bụng,
CT ngực bụng, MRI….
Chú ý các qui định về an toàn vận chuyển
Hoàn thành trong 6 giờ
1. Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, xem xét đặt catheter động mạch
xâm lấn nếu dùng vận mạch.
2. Xem xét truyền máu nếu ScvO2 < 70% và Hct < 30%
3. Dobutamin TTM nếu ScvO2 < 70% và Hct ≥ 30% hoặc có bằng
chứng rối loạn chức năng thất trái.
4. Loại bỏ ổ nhiễm trùng nếu có. Nên chọn phương pháp ít xâm lấn
nhất có hiệu quả
5. Xét nghiệm giờ thứ 6: Khí máu (qua CVC), điện giải đồ, lactate
máu.
Hoàn thành trong 24 giờ:
1. Kiểm soát đường máu: giữ đường máu 100 -180 mg%, tránh hạ
đường máu.
2. Dùng Hydrocortison 200 mg%/ngày nếu huyết áp phụ thuộc vận
mạch liều cao.
3. Áp dụng Chiến lược bào vệ phổi khi thở máy nếu có tổn thương
phổi cấp: VT ≈ 6ml/kg, Pplateau < 30 cmH2O, FiO2 < 60%
4. Truyền các chế phẩm máu:
 Truyền hồng cầu lắng nếu ScvO2 < 70% và Hct < 30%.
 Huyết tương tươi đông lạnh điều chỉnh rối loạn đông máu nếu bệnh

nhân đang chảy máu hoặc chuẩn bị thủ thuật, phẩu thuật xâm lấn.
3


Truyền tiểu cầu: (1) Tiểu cầu < 10.000/mm 3 bất kể có chảy máu hay
không, (2) Tiểu cầu 10.000 – 30.000/mm3 và có nguy cơ chảy máu,
(3) Tiểu cầu < 50.000/mm3 và cần thực hiện thủ thuật xâm lấn, (4)
Tiểu cầu < 100.000/mm3 và cần phẩu thuật.
5. Xét nghiệm:
 Bộ 12 giờ: khí máu, lactate, đông máu.
 Bộ 24 giờ: Huyết đồ, Đông máu, Khí máu, Điện giải đồ, lactate,
men gan, bilirubin, ure, Creatinin.


CHÚ Ý: Những xét nghiệm bổ sung tùy tình huống lâm sàng.
6.





Điều trị khác:
Lọc máu liên tục hoặc định kỳ khi có chỉ định.
Phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu.
Phòng ngừa loét dạ dày, tá tràng do stress.
Dinh dưỡng tiêu hóa sớm ngay khi không còn chống chỉ định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Singer M, Deutschman CS, Seymour CW et al 2016, “The third
International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis3)”,JAMA doi:10.1001/jama.2016.0287

2. Barochia V.A et al (2013), “The Surviving Sepsis Campaign’s Revised
Sepsis Bundles”, Current Infect Dis Rep, 15(5)
3. Surviving Sepsis Campaign 2012. truy cập
ngày 12/05/2014

4



×