Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

PHÁC đồ điều TRỊ TĂNG KALI máu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.93 KB, 3 trang )

2. TĂNG KALI MÁU
1. Định nghĩa: Kali máu > 5,5 mmol/l
Hậu quả nghiêm trọng nhất là độc tính trên tim, gây rối loạn nhịp tim.
Không có tương quan tuyến tính giữa nồng độ kali máu & độ nặng rối
loạn nhịp
2. Nguyên nhân
− Giảm bài tiết kali: thường gặp nhất, như Suy thận, bệnh Addison,
suy Aldosterone, lợi tiểu giữ kali, thuốc ức chế men chuyển
− Tăng chuyển kali ra ngoại bào: toan máu, dùng thuốc ức chế beta
− Tăng tạo kali: tán huyết, truyền máu, bỏng, chấn thương, hóa trị
liệu
− Tăng lượng kali đưa vào cơ thể ( dịch truyền, thức ăn )
Thường do kết hợp nhiều nguyên nhân.
3. Triệu chứng lâm sàng - ECG
− Lâm sàng: Co cứng cơ, liệt cơ, giảm phản xạ gân xương, kích
thích, tiêu chảy, ói, hạ áp tư thế
− ECG: Sóng T cao nhọn, đối xứng trên 1 hay nhiều chuyển đạo, PR
kéo dài, QRS dãn rộng, ST chênh xuống, rối loạn nhịp thất, nhịp
chậm, ngưng tim.
Bất thường ECG thường xảy ra với kali máu > 6 mEq/l
4. Điều trị
4.1 Điều trị triệu chứng:
− Ổn định màng tế bào: Calcium gluconate, Calcium chlorua
− Đưa kali vào tế bào: dung dịch bicarbonate, beta 2 agonist, Insulin
& glucose
− Loại bỏ kali: Kayaxalate, lợi tiểu, lọc máu


Thuốc
Calcium gluconate
10%



Liều

Khởi phát tác
dụng

Ventolin

10 – 20 ml IV trong 2-3’
Có thể lập lại mỗi 5’, tối đa
3 liều
Pha với 100ml Dex 5%
TTM trong 20’ nếu BN
đang dùng Digoxin
Không hạ đường máu
10-15UI + 100ml Dex 30%
trong 15-30’
Đo đường máu sau 30’,1 giờ
10-20mg KD trong 10’

Furosemide

20-40mg IV

Kayxalate

Uống: 50g trong 50ml
sorbitol 20%
Thụt hậu môn
CCĐ: sau mổ, liệt ruột, tắc

ruột, ghép thận

Natribicarbonate

50 mEq trong 5’

Insulin

TG tác
dụng
30’

Tức thời

15-30’

2-6giờ

15-30’

2-3giờ

15’- 1giờ

4 giờ

1-2 giờ

4-6 giờ


Chậm sau 4 giờ

Điều trị có thể bắt đầu ngay khi lâm sàng & ECG nghi ngờ tăng kali máu nặng,
trước khi có kết quả ion đồ máu.
Hướng dẫn điều trị tăng kali máu:
Kali máu 5,5-5,9

Kali máu 6-6,4

Kayaxalate
Insulin
Điều trị nguyên nhân Lợi tiểu
Kayaxalate
± Lọc máu

Kali máu ≥ 6,5
không thay đổiECG
Insulin
Albuterol
Bicarbonate
Lợi tiểu
Kayaxalate
± Lọc máu

Kali máu ≥ 7,5
hoặc thay đổi ECG
Calcigluconate
Insulin
Albuterol
Bicarbonate

Lợi tiểu
Kayaxalate
± Lọc máu


 Lọc máu: nên thực hiện sớm nếu Kali máu ≥ 7,5 mEq/l, suy thận đã
được chẩn đoán, tổn thương thận cấp thiểu niệu hoặc vô niệu, tổn
thương mô nhiều (bỏng, dập cơ)
4.2 Điều trị nguyên nhân: suy thận, toan máu…

Tài liệu tham khảo:
1. Dương trương Tiễn. Rối loạn kali máu, Bộ môn Hồi sức - Cấp cứu Chống độc: Bài giảng Hồi sức Cấp cứu 2012, trang 96 - 102
2. Kamalanathen K. Sambandam, Electrolyte Abnormalities. The
Washington Manual of Critical care 2008, trang 153 - 164
3. Malcolm Cox. Disorders of Serum Sodium Concentration In The
Intensive Care Unit manual 2001, trang 917 - 930
4. Paul L. Marino. Potassium. The ICU book 3rd edition, 2007, chapter 33
trang 611- 623



×