Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.75 KB, 8 trang )

VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN
A/. VIÊM MŨI HỌNG ( Nasopharyngitis , Common cold, Rhinopharyngitis )
-

Thường gặp. Tần suất thay đổi theo tuổi, cao nhất ở trẻ <
6tuổi. Mỗi năm trẻ có từ 6 – 8 đợt bệnh.

-

Nguyên nhân chủ yếu do virus, có khỏang > 200 virus gây
bệnh, hay gặp laø Rhinovirus, Coronavirus, RS virus, Influenza viruses
(type A vaø B), Adenovirus, Enterovirus, Parainfluenza.

-

Diễn tiến bệnh: các triệu chứng thường giảm và khỏi sau 5 –
7 ngày. Thường kéo dài khoảng 10 ngày.

I)

CHẨN ĐOÁN

1/. Lâm sàng:
Triệu chứng bắt đầu 1 – 2 ngày sau khi tiếp xúc


Dấu hiệu chính: xuất tiết mũi, sung huyết mũi, chảy mũi, nước mũi
lúc đầu lỏng, trong, sai 1, 2 ngày trở nên đặc và có thể có
màu vàng, trắng, hoặc xanh và sau vài ngày trở lại trong và
khô; nghẹt mũi.




Đau họng, ngứa họng, nuốt đau, khó nuốt



Ho cả ngày, tăng về đêm , hơi thở hôi, nhức đầu, giảm khứu
giác, sợ ánh sáng, chảy nước mắt



Sốt nếu có xảy ra sớm, sốt nhẹ, kéo dài 1 – 2 ngày



Triệu chứng tiêu hóa: buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, đau bụng



Đau cơ, mệt mỏi, khó ngủ, ăn kém.



Khám mũi: niêm mạc mũi sung huyết đỏ, xuất tiết dịch trong
hay đục.



Khám họng: niêm mạc họng đỏ, có nhớt đục từ trên xuống.




Hạch cổ có thể lớn.

2/, CLS:
Chỉ làm khi nghi ngờ có biến chứng
3/. Biến chứng


Nhiễm trùng tai



Viêm xoang cấp




Viêm phổi



Suyễn: URI gây wheezing ở trẻ trước đó khơng có ,hoặc khởi phát suyễn ở
trẻ có tiền căn suyễn.

4/. Chẩn đóan phân biệt:


Viêm mũi dị ứng




Viêm mũi vận mạch



Dị vật đường thở



Dị dạng đường hô hấp trên

II)


ĐIỀU TRỊ:

chủ yếu ĐT triệu chứng

Kháng sinh: không cần dùng.
KS được chỉ định khi có biến chứng, các triêu chứng mũi
không giảm, kéo dài > 10 ngày.
Dùng KS uống nhóm Beta-lactam: amoxicilline, cephalosporine thế
hệ 1, 2, amox/clavulanic acid.
Thời gian dùng KS: 10 ngày



Điều trị triệu chứng chủ yếu:


-

Làm thông thóang mũi: Nhỏ mũi với dd nước muối 0.9%, hút
mũi , rửa mũi.

-

Hạ sốt, giảm đau họng: Dùng Paracetamol, Ibuprofene, súc họng
nước muối. Không dùng aspirin vì gây hội chứng Grey.

-

Kháng histamine thế hệ 1: có thể dùng cho trẻ > 6 tuổi.

-

Cung cấp đủ dịch. Không cần thiết uống nhiều nước khi trẻ
không có dấu hiệu mất nước vì gây hạ natri máu.
Kẽm, Probiotics

-

Giải thích, trấn an cha mẹ

B/. VIÊM HỌNG CẤP (Pharyngitis)
-

Là tình trạng viêm cấp tính ở vùng hầu và hạnh nhân.

-


Nguyên nhân :


+ Virus: Adenovirus, Rhinovirus, Coronavirus chiếm khoảng 30%;
Influenzaviruses chiếm 4%;, EBV chiếm 1 %
+ Vi trùng: Streptococcus tan huyết β nhóm A (GAS) chiếm khỏang
37% các trường hợp viêm họng, gây biến chứng thấp khớp
cấp, viêm cầu thận cấp. Vi trùng khác: bạch hầu, Neisseria
gonorrhoeae, Corynebacterium diphtheria, VT yếm khí
I)

Bịnh gặp ở trẻ từ 5 – 15 tuổi.
CHẨN ĐOÁN
1/. Lâm sàng: LS không phân biệt được viêm họng do siêu vi

hay vi trùng.
-

4 triệu chứng: Xuất tiết ở A-mi-đan, Sốt, Sưng đau hạch bạch
huyết vùng cổ trước, Không có ho.

-

Triệu chứng khác: đau họng, khó nuốt. Bệnh nhân có thể
nhức đầu, mệt mỏi, đau thượng vị, buồn nôn, ói mửa.

-

Khám họng đỏ rực, có xuất tiết, chấm xuất huyết vòm khẩu

cái mền, amygdales sưng đỏ, có xuất tiết.

-

Hạch cổ trước sưng đau.
2/. .Dấu hiệu gợi ý VH do GAS hay siêu vi
VH do GAS

VH do siêu vi

+ Đau họng khởi phát đột ngột

Viêm kết mạc

mắt
+ Tuổi : 5 – 15 tuổi

Sổ mũi

+ Sốt

Ho

+ Nhức đầu

Tiêu chảy

+ Buồn nôn, ói mửa, đau bụng
+ Viêm vùng hạnh nhân hầu


Khàn giọng
Viêm loét dạ dày riêng

biệt (discrete

ulcerative

Stomatitis )
+ Mảng xuất tiết vùng hạnh nhân hầu
Exanthem)
+ Chấm xuất huyết vòm khẩu cái
+ Hạch cổ trước ñau

Ban sieâu vi ( Viral


+ Ban tinh hồng nhiệt ( Scarlatiniform rash)
+ Xảy ra vào mùa đông hoặc đầu xuân
+ Có tiếp xúc với VH do streptococque
3/. CLS:


CTM,VS, CRP



ASO, Test nhanh liên cầu khuẩn tan huyết β nhóm A ( RAT) ,
không làm cho trẻ < 3 tuổi.




Test RAT làm khi trẻ có đau họng và có từ ≥ 2 triệu chứng sau:
a. Không có ho
b. Xuất tiết A-mi-đan
c. Sốt
d. Sưng đau HBH vùng cổ trước



Phết họng làm PCR, cấy dịch vùng họng. Nếu test RAT ( +)
không cần cấy họng
4/. Biến chứng

-

Viêm tai giữa

-

Viêm xoang

-

Viêm hạch cổ

-

Áp-xe quanh amygdales

-


Áp-xe vùng sau họng

-

Viêm phổi

-

Nhiễm trùng huyết

-

Thấp khớp cấp

-

Viêm vi cầu thận cấp

II)

ĐIỀU TRỊ



Kháng sinh:

-

CĐ:


* Viêm họng do Liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, vi trùng

khác
* Tình trạng lâm sàng nặng
* Có biến chứng
-

Kháng sinh : nhoùm Beta-lactam:


Penicillin V

10 – 15 mg/kg mỗi 8 giờ, uống, trong 10 ngày

Benzathine benzylpenicilline, TB, 1 liều duy nhất
< 6 tuổi:

600.000 IU

> 6 tuổi:

1.2 MIU

Amoxicillin

100 mg/kg/ngày , uống, trong 10 ngày

Cephalosporines thế hệ 1, 2
* Nếu dị ứng Penicilline: Nhóm Macrolides: Erythromycin 50

mg/kg/ngày, Azythromycin 10mg/kg/ngày; Clindamycin;
Cephalosporine thế hệ 1,2: cephalexin, cefadroxil …


Corticoids: không dùng thường quy, dùng trong trường hợp nặng,

khó nuốt trầm trọng test RAT (+)


Điều trị triệu chứng

-

Hạ sốt, giảm đau: Paracetamol, Ibuprofene, kháng viêm không
steroids. Không dùng Aspirine

-

Giảm sung huyết mũi: nhỏ mũi với dd nước muối sinh lý 0.9%,
thuốc kháng histamines uống

-

Giảm ho : uống nước ấm, sirop ho

-

Cung cấp đủ dịch




Tái khám khi có các dấu hiệu ;

- Không ăn kéo dài
- Thay đổi tri giác: kích thích, lừ đừ
- Thở khó, tăng công thở , thở nhanh
- Sốt kéo dài > 3 ngày
- Sung huyết mũi không giảm, hoặc nặng hơn > 14 ngày
- Mắt đỏ, có chất xuất tiết màu vàng
- Có dấu hiệu nhiễm trùng tai: đau, fussiness.
C/. VIÊM XOANG CẤP
-

Biến chứng thường gặp của viêm đường hô hấp trên

-

Yếu tố nguy cơ: RL chức năng vận chuyển lông nhày, dị ứng,
suy giảm miễn dịch, trào ngược dạ dày thực quản, dị vật mũi,
VA, bất thường về cấu trúc giải phẫu bệnh


-

Viêm xoang cấp: khi các triệu chứng kéo dài < 3 tuần, < 4
đợt trong năm

-

Nguyên nhân phần lớn là do siêu vi ( 90 – 95% )

Vi khuẩn thường thấy là Haemophilus influenzae, Streptococcus

pneumoniae, Moraxella catarrhalis,
Streptococci nhóm A và các nhóm khác. VT ít gặp hơn gồm C.
pneumonia, Neisseria, VK yếm khí, và
gr (-), Tụ cầu .
I)

CHẨN ĐOÁN
1/. Lâm sàng



Triệu chứng chính là chảy mũi đục, sung huyết mũi, đau vùng
mặt



Nghẹt mũi



Sưng quanh hốc mắt



Sốt > 390




Ho nhiều về ban đêm



Nhức đầu



Có thể kèm theo VTG cấp



Khám:

-

Nhiều nước mũi vàng, xanh, đặc hay lỏng ở các khe mũi, sàn
mũi

-

Ấn điểm xoang đau
1.1/. Bệnh nhi bị viêm đường hô hấp trên nghi viêm

xoang khi:
* Các triệu chứng xuất tiết mũi, ho, hoặc cả 2 kéo dài > 10
ngày mà không có thay đổi
* Diễn tiến xấu đi ( các triệu chứng xấu đi, hoặc mới xuất
hiện, hoặc sốt sau khi bịnh đã cải thiện ban đầu )
* Bịnh khởi phát nặng: sốt cao . 390C cùng với chất xuất tiết

mủ ở mũi ít nhất 3 ngày liên tiếp


1.2/. Dấu hiệu nghi ngờ biện chứng
- Mắt sưng, nhất là kèm theo lồi mắt, giảm chức năng cơ vận
nhãn
- Nhức đầu nhiều
- Sợ ánh sáng
- Co giật
- Dấu hiệu thần kinh khu trú
2)

Xét nghiệm

- CT scan xoang, hoặc MRIï: dể xác định chẩn đoán, hoặc nghi
ngờ có biến chứng mắt, hay thần kinh
- Chọc hút xoang để phân lập vi trùng khi kém đáp ứng với
điều trị nội
- Nội soi mũi xoang không giữ vai trò quyết định chẩn đoán VX
3/. Biến chứng
-

Viêm mô tế bào quanh hốc mắt

-

Abscess quanh hốc mắt

-


Thuyên tắc tónh mạch xoang hang

-

Abscess dưới màng xương ( subperiosteal abscess)

-

Abscess dưới màng cứng

-

Viêm màng não

-

Abscess não

-

Viêm xương trán và xương hàm trên

II)

Điều trị



Kháng sinh:


-

KS ban đầu: Amoxicilline, Amoxicillin-Clavulanate, Đánh giáđiều tri
sau 3 ngày, nếu không có cải thiện thay đổi KS.

-

Trường hợp nặng ngay từ đầu: Dùng Cefotaxim, hoặc Ceftriaxon
IV. Sau 48 giờ không cải thiện  hội chẩn với BS. TMH

-

Trường hợp dị ứng với β lactam → dùng KS nhóm Macrolid,
Cephalosporin. Trẻ < 2 tuổi với bịnh cảnh TB  nặng, dị ứng với
PNC, có thể kết hợp Clindamycin ( hoặc Linezolid ) và Cefixime;
hoặc dùng Quinolone như Levofloxacin.


-

Nếu bn ói hoặc không thể dùng KS uống  dùng Ceftriaxon IV

-

Trường hợp có biến chứng mắt , hoặc não: Vancomycin +
Ceftriaxone/ Ampicillin-sulbactam/Piperacillin Tazobactam. Điều trị
ngoại khoa nếu diễn tiến xấu, hoặc không đáp ứng với điều
trị KS 24 -48 giờ

-


Thời gian diều trị KS: từ 10 -20 ngày, hoặc KS sẽ tiếp tục
thêm 7 ngày sau khi bn hết triệu chứng.



Điều trị yếu tố nguy cơ

-

Nạo VA

-

Trào ngược dạ dày thực quản

-

Điều trị dị ứng



Điều trị triệu chứng

-

Giảm đau: Paracetamol, Ibuprofene. Không dùng Aspirine vì gay hội
chứng Reye

-


Giảm sung huyết mũi: nhỏ mũi và dẫn lưu mũi với nước
muối sinh lý 0,9%

-

Thuốc tiêu nhày (Mucolytic), kháng histamine, thuốc làm thông
mũi ( nasal decongestant) không có hiệu quả

-

Corticoid xịt mũi dùng cho trẻ lớn và người lớn có hiệu quả,
đối với trẻ nhỏ không rõ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bv. Nhi Đồng 1: phác đồ điều trị 2013
2. AAP: Clinical Practice Guideline for the Diagnosis and Management of
Acute Bacterial Sinusitis in Children Age 1 to 18 years, 2013
3. IDSA Guideline of GAS Pharyngitis, 2012
4. IDSA Guideline for Acute Bacterial Rhinosinusitis in children and Adults,
2012
5. AAFP: Treatment of the Common Cold in Children and Adult, 2012
6. AAP: Antibiotic Use in Acute Upper Respiratory Tract Infections, 2012



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×