Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

PHÁC ĐỒ VIÊM cầu THẬN cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.3 KB, 3 trang )

VIÊM CẦU THẬN CẤP
Hội chứng viêm cầu thận cấp là những biểu hiện lâm sàng cấp tính của những tổn thương
viêm cấp tính tại cầu thận. Đặc trưng với sự xuất hiện: hồng cầu niệu, protein niệu, phù và
tăng huyết áp.
I.

NGUYÊN NHÂN:
1. Viêm cầu thận cấp không do nhiễm khuẩn: chiếm 70% là Luput ban đỏ hệ thống, 30% còn
lại do các trường hợp như viêm quanh nút động mạch, hoặc các bệnh biểu hiện quá mẫn cảm
với một số tác nhân như Penicilline, Sulfamid hay một số thức ăn như tôm, cua
2. Viêm cầu thận cấp do nhiễm khuẩn: thường gặp do liên cầu khuẩn tan huyết β nhóm A
II.
CHẨN ĐỐN:
1. Chẩn đốn viêm cầu thận cấp khơng do vi khuẩn
Bệnh nhân có thể có: hội chứng cầu thận cấp hoặc hội chứng thận hư
Hội chứng cầu thận cấp
Sốt (38-39oC), mệt mỏi.
Phù nhẹ chủ yếu ở mặt, tăng huyết áp
Tiểu ít ( <500ml/24giờ) hay vơ niệu ( 100 – 200 ml/24giờ)
Tiểu máu đại thể ( nước tiểu sẫm màu hay có màu hồng)
Có thể có đau thắt lưng hai bên, chán ăn, đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa.
Hội chứng thận hư
Phù
Protein niệu ≥ 3.5g/24h
Protein tồn phần < 60g/L
Albumin máu < 30 g/L
Lipid máu tăng > 9g/L
Cholesterol máu tăng > 6.5mmol/L
2. Chẩn đoán viêm cầu thận cấp do vi khuẩn
Hội chứng cầu thận cấp
Nước tiểu


Đạm niệu < 1- 3g/24 giờ
Cặn Addis : Hồng cầu 100.000 – 500.000/l phút, bạch cầu 20.000/l phút
Trụ hồng cầu (±), là xét nghiệm có giá trị chẩn đốn
Máu
Thiếu máu nhẹ hay bình thường
Hct tăng hoặc trong giới hạn bình thường.
Kháng thể kháng liên cầu (ASLO- Antistreptolysin O) tăng
Sinh thiết thận : tăng sinh tế bào nội mạch
3. Biến chứng:
Phù nặng → phù phổi, tràn dịch màng phổi, màng bụng, phù não
Tăng Kali máu
Tăng ure máu
III.

ĐIỀU TRỊ:
Viêm cầu thận không do nhiễm khuẩn:
Sinh thiết thận để đánh giá tổn thương giúp định hướng điều trị:


TYP
I
II
III
IV
V

Tổn thương
Cầu thận bình thường
Tổn thương mạch đơn thuần
Viêm cầu thận ổ, cục bộ

Viêm cầu thận tăng sinh lan tỏa ( là typ năng nhất)
Viêm cầu thận màng Lupus ( dày lan tỏa thành mao mạch)

Phù :
Hạn chế muối, nước vừa phải.
Thuốc lợi tiểu đường uống Furosemide 40mg/24 giờ hoặc Bumetanide 1mg. Nếu không đáp
ứng, tăng liều gấp đôi cho đến khi tiểu được ( liều tối đa Furosemide 250 mg/24 giờ hoặc
Bumetanide 5mg). Nếu vẫn không đáp ứng, thêm nhóm lợi tiểu Thiazide
(Hydrochlorothiazide 25-50mg/24giờ hoặc metolazone 2.5-5mg/24giờ). Có thể thay đổi lợi
tiểu từ đường uống sang đường tĩnh mạch nếu vẫn khơng đáp ứng : Furosemide liều cao
200mg/24giờ, có thể truyền thêm Albumin 20% 50-100ml (khi bệnh nhân có hội chứng thận
hư)
Kháng viêm:
Prednisolone uống ở người lớn là 1mg/kg/24 giờ, ở trẻ em 2mg/kg/24 giờ ( 1-2 tháng), liều
củng cố bằng ½ liều tấn cơng và liều duy trì 5- 10 mg/ngày. Tổng thời gian điều trị là 4,5 – 6
tháng.
Có thể truyền Methylprednisolon 0.5-1g pha trong dung dịch Glucose 5% ( ít nhất là 1 giờ)
trong 3 ngày liên tục. Sử dụng Prednisone liều 0.5mg/kg/24giờ cũng cố và duy trì trong thời
gian tiếp theo
Ức chế miễn dịch:
Azathioprin uống 2,5-4 mg/kg/24giờ(1-2 tháng) giảm liều bằng ½ liều tấn cơng( 2 tháng).
Duy trì liều 50mg/24giờ
Có thể kết hợp giữa prednisolone với thuốc ức chế miễn dịchvới liều trung bình
Nếu khơng đáp ứng với điều trị thì sử dụng Cycloporin A liều 2,5mg/kg/24h ( 1-2 tháng)
Độc tế bào:
Cyclophosphamid uống 2,5 – 4 mg /kg/24 giờ ( 1-2 tháng) giảm liều bằng ½ liều tấn cơng ( 2
tháng), duy trì liều 50mg/24 giờ.
Viêm cầu thận do nhiễm khuẩn
Chế độ nghỉ ngơi, ăn uống: nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường cho đến khi hết triệu chứng, hạn
chế muối, giảm đạm

Kháng sinh: (sử dụng trong 10-14 ngày)
Penicilline liều 1 triệu UI ( người lớn) hay 500.000 UI ( trẻ em)
Nếu dị ứng với Penicilline → Erythromycine 500mg x 2v/ ngày
Sử dụng trong 10 – 14 ngày
Lợi tiểu:
Thuốc lợi tiểu đường uống Furosemide 40mg/24 giờ hoặc Bumetanide 1mg. Nếu không đáp
ứng, tăng liều gấp đôi cho đến khi tiểu được ( liều tối đa Furosemide 250mg/24 giờ hoặc
Bumetanide 5mg). Nếu vẫn không đáp ứng thêm nhóm lợi tiểu giữ Kali Thiazide
(Hydrochlorothiazide 25-50mg/24giờ hoặc metolazone 2.5-5mg/24giờ).
Điều trị hạ áp:
Hạn chế muối nước.
Thuốc:
Ức chế Calci
Ức chế men chuyển
Ức chế chế thụ thể Angiotensin II


Chẹn β giao cảm
Giãn mạch ngoại biên
Khi có biến chứng:
Phù phổi hay có suy thận cấp: Furosemide 200mg/24giờ (TTM), Thở Oxy
Tăng K máu : Kayexalate, Glucose 30% 300 – 500 ml + Insulin 10-20 đv (TTM) trong 1giờ
- 1giờ30.
Tăng Ure : hạn chế lượng đạm, xem xét tình trạng bệnh nhân để có chỉ định chạy thận nhân
tạo.
Phù não: Glucose 30% hoặc Manitol.

Tài liệu tham khảo:
Brenner and Rector (2014), The Kidney. 10th edition
Comprehensive Clinical Nephrology 5th Edition

Harrison's Principles of Internal Medicine 18th edition
Washington Manual of Medical Therapeutics. 35th Edition
Phạm Văn Bùi, Sinh lý bệnh – Các bệnh lý thận – niệu . Nhà xuất bản y học



×