Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

GIẢM ĐAU đa mô THỨC TRONG hậu PHẪU CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.09 KB, 5 trang )

GIẢM ĐAU ĐA MÔ THỨC TRONG HẬU
PHẪU CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH
Bs Phạm Thế Hiển, Bs Tăng Hà Nam Anh.
1.

Đặt Vấn Đề:
Giảm đau tốt sau phẫu thuật nói chung và sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình giúp

bệnh nhân mau chóng phục hồi, nhanh chóng tham gia tập vật lý trị liệu, tránh các biến
chứng của nằm lâu như loét, nhiễm trùng tiểu, viêm phổi, rối loạn dinh dưỡng sau mổ….
Việc Phục hồi sớm giúp giảm thiểu thời gian nằm viện, mau chóng trở lại sinh hoạt, làm việc,
tránh gây sự ám ảnh đau về trị liệu phẫu thuật.
Giảm đau trung ương opiate rất hiệu quả đối với các loại đau từ trung bình đến nặng.
Nhưng việc dùng opiate lại có thể gặp các tác dụng phụ như: biến chứng trên đường hơ hấp,
tim mạch, tiết niệu, tiêu hóa, thần kinh, làm suy hô hấp làm giảm oxy máu (hypoxia) tăng
nguy cơ nhồi máu cơ tim, nhịp nhanh, chậm lành vết mổ, tăng nguy cơ nhiễm trùng, khơng
kiểm sốt đau trong lúc tập vật lý trị liệu dễ gây chấn thương.
2.

Định Nghĩa:
Giảm đau đa mô thức là kết hợp các phương pháp giảm đau để đạt hiệu quả giảm đau

mong muốn hạn chế tối đa tác dụng phụ khi dùng quá nhiều 1 loại giảm đau.
3.

Phương pháp:
 Thời gian: được giảm đau trước mổ, trong mổ và sau mổ. Khái niệm cho thuốc tê và

hoặc thuốc kháng viêm giảm đau trước mổ hoặc trước khi các chất gây đau được
phóng thích giúp giảm đau hiệu quả hơn.


 Vị trí tác dụng:


 Các phương pháp:
 Tê tủy sống: Giảm nguy cơ biến chứng của mê toàn thân trên hệ hộ hấp và tim

mạch. Giảm tỉ lệ bệnh tật và tử vong sau mổ. Có thể pha thêm nhóm opioide hoặc
fentanyl.
 Tê ngoài màng cứng: giảm đau trong mổ và thời gian đầu sau mổ. biến chứng gây

tụt huyết áp, ngứa, chậm đi tiểu. ít gây biến chứng buồn nơn và hơ hấp. Giảm đau
liên tục ngồi màng cứng giúp duy trì giảm đau nhiều ngày sau mổ.
 Nerve Block : Tê thần kinh đùi cho thay khớp gối, tê đám rối thắt lưng cho thay

khớp háng, Tê liên tục tốt hơn tê một lần. Phương pháp này gây biến chứng tổn
thương hệ thần kinh.
 Chườm lạnh: Chườm lạnh làm giảm viêm, giảm chuyển hóa, chậm tốc độ dẫn

truyền thần kinh
 Thuốc:
 Acetaminophen: Tác nhân giảm đau trung ương, thuốc truyền tĩnh mạch
có tác dụng giảm đau sau mổ cao.
 Nhóm NSAIDs: Giảm sản xuất prostaglandine, cho trước mổ giúp giảm

đau tốt hơn, giảm số lượng morphine cần dùng sau mổ, không làm tăng
nguy cơ chảy máu hay truyền máu.
 Gabapentin/Pregabalin: việc dùng thuốc giúp giảm đau do thần kinh bị tổn

thương khi phẫu thuật được ghi nhận ở thời điểm 3-6 tháng sau mổ, giảm
việc sử dujg opiate lúc nằm viện và tăng tầm vận động khớp ở thời điểm

30 ngày sau mổ.


 Nefopam: giãn cơ, giảm đau không gây nghiện, chống trầm cảm, chống

tiết choline ngăn chặn dẫn truyền thần kinh.
 Tramadol: Chất đồng vận thuốc phiện trên hệ thần kinh trung ương, ức chế

hấp thu monoamine
 N-Methyl-D-Aspartate đối vận không cạnh tranh: Các thuốc gồm:

ketamine, magnesium và dextromethorphan.
 Tê tại chỗ: Tê trong khớp hay quanh khớp sau mổ thay khớp gối. Kết quả giảm

đau hứa hẹn nhưng chưa có nghiên cứu mức độ tin cậy cao. Có thể là một phần
trong chương trình điều trị giảm đau đa mơ thức

4.

Phác đồ thực hiện:


Trước
mổ




tại khoa CTCH - dùng thuốc 1 giờ
trước rạch da, ít nước


Acetaminophen: liều 0,5g - 1g/ lần, có thể uống hoặc truyền tĩnh mạch
NSAIDs, có thể uống hoặc tiêm bắp
Pregabaline: 75mg, uống

Trong
mổ




trong phịng mổ

Tê tủy sống
Giảm đau liên tục ngồi màng cứng, giảm đau liên tục khoan dưới mỏm cùng...
Tê vùng: Nerve block: tê thần kinh đùi, tê đám rối thắt lưng, tê tùng nách, tê
thượng đòn tê tại chỗ (lidocain 2% Bupivacain....)

Hồi sức ngoại, khoa Chấn thương

Sau mổ chỉnh hình



Acetaminophen: uống hoặc truyền tĩnh mạch, 1,5 - 3g/ngày
Tramadol: 25mg - 100mg/ ngày. có thể tiêm bắp, hoặc tĩnh mạch chậm, uống.
tối đa 400mg/ngày cách nhau tối thiểu 1 giờ








Nefopam: 20mg -60mg/ngày, tiêm bắp hay truyền chậm tĩnh mạch
NSAIDs: tùy loại
Pregabaline: Tăng liều dần tối đa 300mg/ ngày
Chườm lạnh: 6 lần, 1 lần 20 phút
Giảm đau liên tục ngoài màng cứng (marcain 0,5% 10ml + Fentanyl 50
Microgram + 30ml Nacl 0.9%)





5.

ngày 1 6ml/h
ngày 2 5ml/h
ngày 3 4ml/h

Tài liệu tham khảo:


1. Nguyễn Thu Chung, HIỆU QUẢ VÔ CẢM CSE BẰNG MARCAINE + FENTANYL

TRONG VÀ SAU MỔ THAY KHỚP CHI DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI
PHƯƠNG.
2. Nguyễn Văn Chinh1, Tăng Hà Nam Anh1, Nguyễn Thi Hùng . NGHIÊN CỨU HIỆU


QUẢ CỦA GÂY TÊ TỦY SỐNG KẾT HỢP GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG
TRONG PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI, KHỚP HÁNG
3. BS. NGUYỄN THỊ NGỌC ĐÀO,BS TĂNG HÀ NAM ANH,PGS.TS. NGUYỄN

VĂN

CHỪNG.

NGHIÊN

CỨU

PHƯƠNG

PHÁP GIẢM

ĐAU

BẰNG

BUPIVACAINE TRUYỀN LIÊN TỤC VÀO KHOANG DƯỚI MỎM CÙNG VAI
SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI KHỚP VAI
4. Singelyn FJ, Deyaert M, Jorist D, Pendeville E, Gouverneur JM. Effects of

intravenous patient-controlled analgesia with morphine, continuous epidural
analgesia, and continuous three-in-one block on postoperative pain and knee
rehabilitation after unilateral total knee arthroplasty. Anesth Analg. 1998;87:88-92.
5. M, Saville G, Clark T, MacMahon S. Reduction of postoperative mortality and

morbidity with epidural or spinal anaesthesia: results from overview of randomised

trials. BMJ. 2000;321;1493
6. Sinatra RS, Jahr JS, Reynolds LW, Viscusi ER, Groudine SB, Payen-Champenois C.

Efficacy and safety of single and repeated administration of 1 gram intravenous
acetaminophen injection (paracetamol) for pain management after major orthopedic
surgery. Anesthesiology. 2005;102:822-31.
7. Abdul-Hadi O, Parvizi J, Austin MS, Viscusi E, Einhorn T. Nonsteroidal

antiinflammatory drugs in orthopaedics. J Bone Joint Surg Am. 2009;91:2020-7
8. Buvanendran A, Kroin JS, Della Valle CJ, Kari M, Moric M, Tuman KJ.
Perioperative oral pregabalin reduces chronic pain after total knee arthroplasty: a
prospective, randomized, controlled trial. Anesth Analg. 2010;110:199-207.)



×