Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Giáo trình Điều trị Suy Tĩnh Mạch Chi Dưới bằng Phẫu Thuật Laser pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.28 KB, 8 trang )

Điều trị Suy Tĩnh Mạch Chi Dưới bằng
Phẫu Thuật Laser


Phẫu thuật bằng Laser sẽ khiến bệnh suy tĩnh mạch chi dưới trở thành một vấn
đề của quá khứ


H1-Suy tĩnh mạch 2 chi dưới

Khi mùa hè đến, nhiều người mong ước được mặc quần ngắn để đi bơi lội,
nhưng đối với những người có hai chân bị tĩnh mạch trướng thì đây lại chính là điều
đáng sợ nhất.


H2-Tĩnh mạch bình thường và tĩnh mạch trướng

Nhưng bây giờ thì họ đã có sự trợ giúp.
Phẫu thuật laser là một thủ thuật mới có tính chất xâm lấn tối thiểu, sẽ có thể
làm thay đổi cuộc sống cho khoảng 25% phụ nữ và 15% nam giới trưởng thành bị
bệnh suy tĩnh mạch chi dưới.


H3-Máy phát năng lượng laser dùng cho thủ thuật

Phát biểu năm nay tại cuộc họp của Hội Xquang Can Thiệp, Tiến sĩ Y Khoa
Kenneth Todd, MD, thuộc bộ môn Xquang Can Thiệp và Trung Tâm Điều Trị Laser
Tĩnh Mạch tại Dothan, trình bày kết quả từ một nghiên cứu gồm 270 người có tĩnh
mạch trướng rõ rệt đã được điều trị bằng phẫu thuật laser xâm lấn tối thiểu.



H4-Luồn sợi có đầu năng lượng laser vào lòng tĩnh mạch trướng để điều trị

Trong nghiên cứu này, tỷ lệ thành công một tháng sau khi điều trị bằng laser
phẫu thuật là 100%. Sau một năm, 261 trong số 270 bệnh nhân vẫn không thấy có
bằng chứng nào về tĩnh mạch trướng tái phát.
Tĩnh mạch trướng nổi cộm, có hình dạng giống các dây thừng và mất khả năng
tái lưu thông máu. Theo sau hậu quả rối loạn hoạt động của các tĩnh mạch, trọng lực sẽ
gây ứ máu ở các chỗ phồng này, và có thể nhìn thấy được các tĩnh mạch màu xanh ở
bề mặt da.
Tĩnh mạch trướng gây khó chịu, ngứa, đau nhói, sưng, mỏi và nặng chân. Có
tiền sử gia đình bị suy tĩnh mạch là một yếu tố nguy cơ – đồng thời với các yếu tố khác
như giới nữ, béo phì, hoặc mang thai.
Những trường hợp suy tĩnh mạch nghiêm trọng hơn có thể đi kèm với các vết
loét ở da.
Cho đến gần đây, việc điều trị các tĩnh mạch trướng bao gồm biện pháp phẫu
thuật tuốt bỏ các tĩnh mạch đã mất chức năng hoặc cắt giảm lưu lượng máu đến các
tĩnh mạch bằng cách tiêm hóa chất vào các tĩnh mạch, một thủ thuật có tên gọi là chích
xơ (sclerotherapy). Việc loại bỏ các tĩnh mạch, gọi là phẫu thuật tuốt bỏ, được thực
hiện dưới gây tê tủy sống hoặc gây mê toàn thân, bao gồm thực hiện một vết rạch ở
bẹn cùng nhiều vết rạch nhỏ ở cẳng chân.
Các thủ thuật này đôi khi đòi hỏi bệnh nhân phải ở lại bệnh viện và thường gây
đau đớn.
Robert Vogelzang, MD, giáo sư của Northwestern Medical School-Chicago cho
rằng các thủ thuật cũ thường không giải quyết dứt điểm được vấn đề và bệnh nhân
thường phải điều trị lặp lại nhiều lần. Chỉ đơn giản cắt hoặc ngừng cung cấp máu cho
bề mặt có thể khiến các tĩnh mạch khác, đến lượt chúng, sẽ trở nên trở nên xoắn và hư
hại như các tĩnh mạch đầu tiên, ông nói.
Khi phá hủy toàn bộ nội mạc của tĩnh mạch, sẽ không còn cơ hội cho các tĩnh
mạch bàng hệ mới phát triển, ông cho biết. Giáo sư Vogelzang, là một cựu chủ tịch
của Society of Interventional Radiologists, nói điều đó chính là lợi thế của phẫu thuật

laser.
Trong quá trình thủ thuật, một ống thông nhỏ, mỏng như cọng mì spaghetti
được luồn vào tĩnh mạch bị thương tổn. Năng lượng laser sẽ được áp vào mặt trong
của tĩnh mạch này và nhiệt sẽ khiến các tĩnh mạch co rút lại. Các tĩnh mạch khác sẽ
tiếp tục đảm nhận lưu lượng máu bình thường ở chân.
Thủ thuật điều trị cũng thân thiện đối với bệnh nhân, vì có thể được thực hiện
trên cơ sở ngoại trú. Vết rạch sẽ được băng lại bằng một miếng Band-Aid. Cảm giác
đau sau thủ thuật thường nhẹ và có thể được xử lý tốt với các thuốc giảm đau thông
thường.

×