Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

DeDAChon DTQG16SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.01 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GD&ĐT LÀO CAI ------------------ĐỀ CHÍNH THỨC. KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HSG QUỐC GIA THPT NĂM HỌC 2015 – 2016 Môn: SINH HỌC Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 20/10/2015 (Đề thi gồm 03 trang). Câu 1 (1.0 điểm): a. Vi khuẩn sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ theo những cách nào? Cho ví dụ? Nêu tên các kiểu dinh dưỡng tương ứng? b. Khi có kháng nguyên xâm nhập, trong cơ thể người gây ra đáp ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào như thế nào? Câu 2 (1.0 điểm): Nghiên cứu sự kháng thuốc penixillin của tụ cầu vàng Staphylococcus aureus, người ta tính rằng ở Việt Nam có đến 70% số chủng tụ cầu vàng mới phân lập có khả năng kháng penixillin gốc. Sự kháng thuốc này thường có nguồn gốc từ plasmid. a. Sự có mặt của plasmid trong vi khuẩn cho phép nó sinh tổng hợp một loại phân tử mới. Đó là phân tử gì? Hoạt động của phân tử này như thế nào? b. Người ta làm một kháng sinh đồ đối với chủng thuần Staphylococcus aureus phân lập từ một người bệnh chỉ chữa bệnh bằng kháng sinh penixillin. Chủng vi khuẩn này xuất hiện sự đề kháng đồng thời cả với kháng sinh penixillin và kháng sinh tetracylin (biết lúc đầu khi chữa bệnh, các tụ cầu vàng là những chủng mẫn cảm đối với cả hai loại kháng sinh trên). Có thể giải thích hiện tượng trên như thế nào? Câu 3 (1.0 điểm): a. Khi cấu trúc bậc 1 của prôtêin nào đó bị thay đổi thì chức năng của prôtêin đó có bị thay đổi không? Giải thích và cho ví dụ minh họa? b. Một nhà khoa học đang nghiên cứu sự sản xuất của một loại prôtêin được giải phóng bởi một loại tế bào động vật vào trong môi trường nuôi cấy. Cô ấy thấy rằng loại prôtêin đó chỉ xuất hiện trong môi trường nuôi cấy sau khi cho một vài giọt hormon vào tế bào. Trước khi cho hormon vào, cô ấy đánh dấu prôtêin trong tế bào bởi một loại thuốc nhuộm huỳnh quang và quan sát tế bào dưới kính hiển vi quang học. Nhờ đó, cô ấy quan sát thấy thuốc nhuộm trong các phiến dẹt phẳng và cấu trúc hình ống ở khắp nơi trong tế bào và trong những cụm cấu trúc hình túi dẹt phẳng. Sau khi thêm hormon, thuốc nhuộm cũng được quan sát như là những chấm nhỏ tụm lại dọc theo màng sinh chất. Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích kết quả thí nghiệm trên và mô tả cơ chế? Câu 4 (1.0 điểm): Đồ thị sau biểu thị tương quan giữa nồng độ cơ chất S1 và S2 bên ngoài tế bào với tốc độ vận chuyển các chất đó vào bên trong tế bào.. Dựa vào đồ thị hãy cho biết các chất S1 và S2 được vận chuyển qua màng tế bào bằng hình thức nào? Giải thích. Câu 5 (1.0 điểm): a. Tại sao khi bón Mo thì quá trình khử nitrat được tăng cường? Quá trình khử nitrat trong cây diễn ra như thế nào và cần điệu kiện gì? b. Để cho lúa không bị lốp đổ lúc bông lúa sắp chín, người ta bón phân gì? Vì sao phải sử dụng loại phân đó? Câu 6 (1.0 điểm): 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> a. Hãy nêu các bằng chứng lí thuyết và bằng chứng thực nghiệm để chứng minh oxi sinh ra trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ nước? b. Dung dịch phenol có màu đỏ khi trong môi trường không có CO2 và có màu vàng trong môi trường có CO2. - Hãy bố trí thí nghiệm để chứng minh điều trên, khi có: + 1 cốc miệng rộng chứa dung dịch phenol. + Một chậu cây nhỏ. + 1 chuông thủy tinh kín. - Để thí nghiệm cho kết quả tốt nên sử dụng cây trong chậu là cây thuộc nhóm thực vật nào? Có nên sử dụng thực vật CAM làm thí nghiệm này không? Vì sao? Câu 7 (1.0 điểm): a. Hạt phấn có thể coi là giao tử được không? Vì sao? b. Một loài thực vật có 2n = 10, có một tế bào sinh noãn trong quá trình hình thành túi phôi sẽ cần lấy từ môi trường nguyên liệu tương đương với bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn? Câu 8 (1.0 điểm): a. Giải thích hiệu ứng Borh? b. Đường cong phân li Hb nghiêng về bên nào khi: - pH máu giảm. - Khi một người bị mất máu. - Khi một người bị tiểu đường. Câu 9 (1.0 điểm): Dư ̣a vào những hiể u biế t về điê ̣n thế nghı̉ và điê ̣n thế hoa ̣t đô ̣ng, hãy cho biết: a. Điê ̣n thế nghı̉ của tế bào sẽ thay đổ i như thế nào khi kênh canxi (Ca2+) tăng tıń h thấ m đố i với ion này? Giải thıć h. b. Trên sơ ̣i tru ̣c có bao miêlin, ta ̣i sao xung thầ n kinh được truyề n theo kiể u nhảy cóc? Câu 10 (1.0 điểm): a. Chất RU486 phong bế thụ thể của progesteron, nhưng không hoạt hóa con đường truyền tin. Nếu đưa chất RU486 vào cơ thể phụ nữ ngay sau khi hợp tử làm tổ ở tử cung thì có ảnh hưởng đến phát triển của phôi không? Giải thích. b. Nếu đưa kháng thể chống lại HCG vào tháng đầu mang thai ở phụ nữ thì gây ra hậu quả gì? Giải thích. Câu 11 (1.0 điểm): a. Những thay đổi nào trong trình tự các nucleotit ở vùng intron có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể sinh vật? b. Trong hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, nếu đột biến xảy ra ở gen điều hòa R (còn gọi là lac I) thì có thể dẫn đến những hậu quả gì liên quan đến sự biểu hiện của các gen cấu trúc? Câu 12 (1.0 điểm): a. Trình bày cơ chế xác định giới tính ở ruồi giấm? b. Hãy viết kiểu gen của tế bào phôi và nội nhũ của cây có kiểu gen aaBb tự thụ phấn? Câu 13 (1.0 điểm): Ở một loài động vật, tính trạng màu mắt do một gen có 2 alen quy định. Cho lai giữa một cá thể đực (XY) với một cá thể cái (XX) đều có kiểu hình mắt đỏ, F1 thu được tỉ lệ 75% mắt đỏ : 25% mắt trắng, trong đó tất cả các cá thể mắt trắng đều là con cái. Chọn ngẫu nhiên một cặp đực, cái ở F1 đều có kiểu hình mắt đỏ cho giao phối với nhau được F2. Tiếp tục chọn ngẫu nhiên 2 cá thể F2. Xác suất để cả hai cá thể được chọn đều có kiểu hình mắt đỏ là bao nhiêu? Câu 14 (1.0 điểm): a. Nêu và giải thích các đặc điểm của thể truyền dùng để chuyển 1 gen từ tế bào nhân thực vào tế bào vi khuẩn nhằm mục đích nhân dòng gen? b. Các nhà khoa học tạo ra nhiễm sắc thể nhân tạo nhằm mục đích gì? Giải thích. Câu 15 (1.0 điểm): 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Ở một quần thể đang cân bằng di truyền, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen này phân li độc lập. Sau một số thế hệ ngẫu phối, thu được F1 có: 27% cây thân cao, hoa đỏ : 9% cây thân cao, hoa trắng : 48% cây thân thấp, hoa đỏ: 16% cây thân thấp, hoa trắng. Cho tất cả các cây thân cao, hoa trắng ở F1 giao phấn ngẫu nhiên thu được F2. Lấy ngẫu nhiên 2 cây F2, xác suất để thu được 2 cây thân cao, hoa trắng là bao nhiêu? Câu 16 (1.0 điểm): a. Vì sao giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số tương đối của các alen? b. Phân biệt tác dụng của di nhập gen và chọn lọc tự nhiên trong sự tiến hoá của sinh giới? Câu 17 (1.0 điểm): Từ các hiện tượng sau, có thể rút ra được điều gì theo quan điểm di truyền - tiến hóa? a. Chi trước của người, cánh dơi và vây cá voi; gai xương rồng và tua cuốn của cây dây leo. b. Vây cá voi và vây cá mập. c. Từ quần thể trên đất liền, một số cá thể di cư ra đảo thiết lập một quần thể mới sau đó trở thành loài mới. d. Một người phụ nữ có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY, một người nam giới có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX. Câu 18 (1.0 điểm): a. Khi một khu rừng bị cháy để lại bãi đất trống thì sau đó loài có chiến lược chọn lọc nào (K hay r) sẽ xâm chiếm vùng đất trống đầu tiên? Giải thích? b. Nêu các đặc điểm đặc trưng khác biệt giữa các loài có kiểu tăng trưởng quần thể theo chọn lọc K với các loài có kiểu tăng trưởng quần thể theo chọn lọc r? Câu 19 (1.0 điểm): a. Tại sao sự phân mảnh nơi ở lại ảnh hưởng tới sự đa dạng sinh học của quần xã? b. Giải thích vì sao việc xây dựng các hành lang tự nhiên nhỏ là sự lựa chọn hợp lý cho việc bảo tồn đa dạng sinh học đối với trường hợp nơi ở bị phân mảnh? Câu 20 (1.0 điểm): a. Trong quá trình phát triển của quần xã có đồ thị sau: Số lượng loài. a. b. c Mức độ tác động. Hãy xác định và giải thích ở giai đoạn nào mức cạnh tranh loại trừ nhiều nhất? Nguyên nhân nào gây ra giai đoạn có số lượng loài giảm nhiều nhất? b. Cho 2 quần xã sinh vật: 1 quần xã trên cạn, 1 quần xã dưới nước. Quần xã A có 4 mắt xích, quần xã B có 6 mắt xích. Sinh cảnh của từng quần xã trên là gì? Giải thích? -------------------------------Hết----------------------------Ghi chú: - Thí sinh không sử dụng tài liệu - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. SỞ GD&ĐT LÀO CAI HDC ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HSG ----------------QUỐC GIA THPT NĂM HỌC 2015 – 2016. Môn: SINH HỌC. 3. (HDC gồm có 10 trang).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 1 (1,0 điểm): a. Vi khuẩn sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ theo những cách nào? Cho ví dụ? Nêu tên các kiểu dinh dưỡng tương ứng? b. Khi có kháng nguyên xâm nhập, trong cơ thể người gây ra đáp ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào như thế nào? Hướng dẫn chấm: Nội dung Điểm a. - Quang hợp thải O2 và quang hợp không thải O2. - Vi khuẩn lam: 6 CO2 + 6H2O + NLAS  C6H12O6 + 6O2  Quang tự dưỡng. - Vi khuẩn lưu huỳnh màu lục: CO2 + 2H2S + NLAS --> C6H12O6 + 2S + H2O  Quang tự dưỡng. - Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục: CO2 + C2H5OH + NLAS --> C6H12O6 + CH3CHO + H2O  Quang dị dưỡng. b. *Kháng nguyên lần 1 xâm nhập: - Miễn dịch dịch thể:. 0,25 0,25. + Kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể được tế bào trình diện kháng nguyên nuốt (thực bào)  kích thích sản xuất tế bào B.. + Tế bào trình diện kháng nguyên tạo tín hiệu kích thích tế bào T hỗ trợ (nhận tín hiệu bằng thụ thể CD4)  sản xuất phân tử tín hiệu cytokin đồng thời kích thích sản xuất tế bào T hỗ trợ nhớ.. => Kích thích làm hoạt hóa tế bào B sản xuất tương bào, tương bào sản xuất kháng thể => làm trung hòa mầm bệnh làm cho chúng trở thành mục tiêu của đại thực bào. => Kích thích sản xuất tế bào B nhớ. - Miễn dịch tế bào: + Kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể được tế bào trình diện kháng nguyên nuốt (thực bào)  kích thích sản xuất tế bào T độc.. 0.25. + Tế bào trình diện kháng nguyên tạo tín hiệu kích thích tế bào T hỗ trợ (nhận tín hiệu bằng thụ thể CD4)  sản xuất phân tử tín hiệu cytokin.. => Kích thích làm hoạt hóa tế bào T độc tiêu diệt mầm bệnh bằng cách phân giải các tế bị nhiễm. => Kích thích sản xuất tế bào T độc nhớ. *Kháng nguyên xâm nhập lần 2: Kích thích Tế bào B nhớ sản xuất tương bào => sản xuất kháng thể, T nhớ => sản xuất T độc tiêu diệt tế bào. (Học sinh có thể vẽ dưới dạng sơ đồ và giải thích đúng vẫn cho điểm tối đa). 0,25. Câu 2 (1,0 điểm): Nghiên cứu sự kháng thuốc penixillin của tụ cầu vàng Staphylococcus aureus, người ta tính rằng ở Việt Nam có đến 70% số chủng tụ cầu vàng mới phân lập có khả năng kháng penixillin gốc. Sự kháng thuốc này thường có nguồn gốc từ plasmid. a. Sự có mặt của plasmid trong vi khuẩn cho phép nó sinh tổng hợp một loại phân tử mới. Đó là phân tử gì? Hoạt động của phân tử này như thế nào? b. Người ta làm một kháng sinh đồ đối với chủng thuần Staphylococcus aureus phân lập từ một người bệnh chỉ chữa bệnh bằng kháng sinh penixillin. Chủng vi khuẩn này xuất hiện sự đề kháng đồng thời cả với kháng sinh penixillin và kháng sinh tetracylin (mà biết lúc đầu khi chữa bệnh, các tụ cầu vàng là những chủng mẫn cảm đối với cả hai loại kháng sinh trên). Có thể giải thích hiện tượng trên như thế nào? Hướng dẫn chấm: 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Nội dung. a. - Đó là phân tử penixillinase: Một loại enzym phân giải penixillin. - Enzym penixillinase phân giải penixillin bằng cách bẻ gãy vòng  -lactam. b. Các plasmid thường giúp vi khuẩn đề kháng với nhiều kháng sinh cùng loại bởi vì sự có mặt của các gen mã hóa nhiều enzym phá hủy các kháng sinh này.. Điểm 0,25 0,25 0,5. Câu 3 (1,0 điểm): a. Khi cấu trúc bậc 1 của prôtêin nào đó bị thay đổi thì chức năng của prôtêin đó có bị thay đổi hay không? Giải thích và cho ví dụ minh họa? b. Một nhà khoa học đang nghiên cứu sự sản xuất của một loại prôtêin được giải phóng bởi một loại tế bào động vật vào trong môi trường nuôi cấy. Cô ấy thấy rằng loại prôtêin đó chỉ xuất hiện trong môi trường nuôi cấy sau khi cho một vài giọt hormon vào tế bào. Trước khi cho hormôn vào, cô ấy đánh dấu prôtêin trong tế bào bởi một loại thuốc nhuộm huỳnh quang và quan sát tế bào dưới kính hiển vi quang học. Nhờ đó, cô ấy quan sát thấy thuốc nhuộm trong các phiến dẹt phẳng và cấu trúc hình ống ở khắp nơi trong tế bào và trong những cụm cấu trúc hình túi dẹt phẳng. Sau khi thêm hormôn, thuốc nhuộm cũng được quan sát như là những chấm nhỏ tụm lại dọc theo màng sinh chất. Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích kết quả thí nghiệm trên và mô tả cơ chế? Hướng dẫn chấm: Nội dung Điểm a. - Khi cấu trúc bậc 1 của prôtêin nào đó bị thay đổi thì chức năng của prôtêin đó có thể bị thay đổi và cũng có thể không bị thay đổi. - Giải thích: Cấu trúc hình thù không gian ba chiều (cấu trúc bậc 3) quyết định hoạt tính chức năng của prôtêin. Vì vậy, nếu sự thay đổi cấu trúc bậc 1 không làm thay đổi cấu hình không gian -> chức năng prôtêin không bị thay đổi. Nếu sự thay đổi cấu trúc bậc 1 làm thay đổi cấu hình không gian -> chức năng prôtêin bị thay đổi. - Ví dụ: Nếu thay đổi cấu trúc bậc 1 làm thay đổi trung tâm hoạt động của enzim thì chức năng của enzim bị ảnh hưởng. Nếu sự thay đổi này nằm ngoài vùng trung tâm hoạt động thì chức năng của enzim không bị ảnh hưởng. b. *Giải thích: - Prôtêin được giải phóng vào trong môi trường nuôi cấy chứng tỏ đó là loại prôtêin ngoại tiết. - Nhà khoa học quan sát thấy thuốc nhuộm trong các phiến dẹt phẳng và các cấu trúc hình ống chính là cấu trúc của mạng lưới nội chất hạt, và trong các cụm cấu trúc hình túi dẹt phẳng chính là cấu trúc của phức hệ gongi. - Sau khi hormôn được thêm vào, các chấm nhỏ tụm lại dọc theo màng sinh chất và xuất hiện bên ngoài môi trường chứng tỏ sự bài xuất loại prôtêin này ra ngoài tế bào theo con đường xuất bào và con đường này chịu sự chi phối của hormôn thêm vào. *Cơ chế: - Prôtêin được tổng hợp bởi mạng lưới nội chất hạt. - Sau đó tới phức hệ Golgy. Ở đây prôtêin được hoàn thiện cấu trúc, bao gói và phân phối vào các túi (bóng). - Khi chưa có tín hiệu của môi trường, prôtêin này được dự trữ trong các túi, bóng trong tế bào. - Khi có tín hiệu (các hormôn), các túi chứa prôtêin tập hợp dọc theo màng sinh chất, hợp với màng và bài xuất prôtêin theo con đường xuất bào.. 0,25. 0,25. 0.25. 0,25. Câu 4 (1,0 điểm): Đồ thị sau biểu thị tương quan giữa nồng độ cơ chất S1 và S2 bên ngoài tế bào với tốc độ vận chuyển các chất đó vào bên trong tế bào. 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Dựa vào đồ thị hãy cho biết các chất S1 và S2 được vận chuyển qua màng tế bào bằng hình thức nào? Giải thích. Hướng dẫn chấm: Nội dung Điểm - Chất S1: Tốc độ vận chuyển vào trong tế bào tăng đều theo sự tăng nồng độ bên ngoài tế bào, không có hiện tượng bão hòa tốc độ vận chuyển → Chất này được vận chuyển vào trong tế bào theo kiểu khuếch tán trực tiếp. - Chất S2: Tốc độ vận chuyển vào trong tế bào tăng rất nhanh khi tăng nồng độ bên ngoài tế bào đồng thời có hiện tượng bão hòa tốc độ vận chuyển → chất này được vận chuyển vào tế bào nhờ chất mang. Nhờ có chất mang nên khi tăng nồng độ thì tốc độ vận chuyển tăng nhanh hơn so với khuếch tán trực tiếp, tuy nhiên số lượng chất mang trên màng có hạn nên nếu nồng độ cơ chất tăng quá giới hạn vận chuyển của chất mang thì tốc độ vận chuyển không tăng nữa. (Nếu HS trả lời đúng nhưng không giải thích chỉ cho ½ số điểm). 0,5 0,25 0,25. Câu 5 (1,0 điểm): a. Tại sao khi bón Mo thì quá trình khử nitrát được tăng cường? Quá trình khử nitrát trong cây diễn ra như thế nào và cần điệu kiện gì? b. Để cho lúa không bị lốp đổ lúc bông lúa sắp chín, người ta bón phân gì? Vì sao phải sử dụng loại phân đó? Hướng dẫn chấm: Nội dung Điểm a. - Mo tham gia vào nhóm hoạt động của enzim Reductaza  Bón Mo tăng cường hoạt động của enzim này. - Quá trình khử nitrát: + Là quá trình biến đổi NO3-  NO2- với sự tham gia của enzim Reductaza + Thực hiện trong mô rễ , mô lá + Phương trình: NO3- + NADPH + H+ + 2e  NO2- + NADP+ + H2O NO2- + 6 Feredoxin khử + 8H+ + 6e  NH4+ + H2O - Điều kiện: + Có các enzim đặc hiệu xúc tác, đặc biệt là enzim nitrát reductaza + Có các chất khử mạnh: NADH 2, NADPH2, FADH2 + Yếm khí + Có ATP b. Bón phân có nhiều Kali. Vì Kali giúp tích lũy xenlulozo, hêmixenlulozo, peptin trong vách tế bào thực vật, làm cho tế bào cứng cáp hơn giúp tăng khả năng chống lốp đổ của cây lúa.. 0,25. 0,25 0.25 0,25. Câu 6 (1,0 điểm): a. Hãy nêu các bằng chứng lí thuyết và bằng chứng thực nghiệm để chứng minh oxi sinh ra trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ nước? b. Dung dich phenol có đỏ khi trong môi trường không có CO 2 và có màu vàng trong môi trường có CO2 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Hãy bố trí thí nghiệm để chứng minh điều trên, khi có: + 1 cốc miệng rộng chứa dung dịch phenol. + Một chậu cây nhỏ. + 1 chuông thủy tinh kín. - Để thí nghiệm cho kết quả tốt nên sử dụng cây trong chậu là cây thuộc nhóm thực vật nào? Có nên sử dụng thực vật CAM làm thí nghiệm này không? Vì sao? Hướng dẫn chấm: Nội dung Điểm a. *Bằng chứng lí thuyết: - Phản ứng quang phân li nước: 2H2O  4 H+ + 4e + O2 - Ở VK quang hợp, quá trình quang hợp không sử dụng nguyên liệu H 2O thì không tạo ra O2 mà lại tạo ra các sản phẩm như S, … H2S + CO2  CH2O + S + H2O *Bằng chứng thực nghiệm: - TN0 1: sử dụng H2O có oxi phóng xạ O18, thấy oxi thải ra trong quang hợp có oxi phóng xạ. - TN0 2: sử dụng CO2 có oxi phóng xạ, thấy oxi thải ra không có oxi phóng xạ. b. - Vì dung dịch phenol đựng trong cốc miệng rộng dễ tiếp xúc với CO 2 trong không khí và chuyển màu vàng nên ta phải bố trí thí nghiệm về quang hợp để làm giảm CO2 trong chuông thủy tinh và phenol sẽ chuyển từ màu vàng sang màu đỏ. - Nên dùng thực vật C4 vì khi quang hợp, C4 sẽ hấp thụ CO2 đến 0 ppm và kết quả rõ hơn. Thực vật CAM có thể sử dụng nhưng phải làm ban đêm hoặc che tối hoàn toàn ánh sáng nên kết quả khó quan sát.. 0,25 0,25 0.25 0,25. Câu 7 (1,0 điểm): a. Hạt phấn có thể coi là giao tử được không? Vì sao? b. Một loài thực vật có 2n = 10, có một tế bào sinh noãn trong quá trình hình thành túi phôi sẽ cần lấy từ môi trường nguyên liệu tương đương với bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn? Hướng dẫn chấm: Nội dung Điểm a. - Không, vì giao tử phải trực tiếp tham gia thụ tinh nhưng trong hạt phấn có 2 nhân đơn bội: nhân sinh sản và nhân sinh dưỡng. - Khi hạt phấn rơi lên đầu nhuỵ một nhân sinh dưỡng sẽ mọc thành ống phấn, nhân sinh sản sẽ chui vào ống phấn rồi nhân đôi thành 2 giao tử n, khi ống phấn xuyên vào noãn sẽ có 1 giao tử thụ tinh với noãn cầu thành hợp tử 2n, 1 giao tử thụ tinh với 2 nhân phụ tạo ra nội nhũ 3n, như vậy hạt phấn chưa phải là giao tử đực. b.- Tế bào sinh noãn có 2n = 10, sau giảm phân sẽ cho 1 tế bào n sống sót và 3 tế bào n thoái hoá  môi trường cung cấp 2n = 10 NST. - Tế bào sống sót nguyên phân 3 lần tạo thành túi phôi có 8 tế bào n  môi trường cung cấp 7n = 7 x 5 = 35 NST  Tổng cộng môi trường cung cấp cho quá trình hình thành túi phôi là = 10 + 35 = 45 NST.. Câu 8 (1,0 điểm): a. Giải thích hiệu ứng Borh? b. Đường cong phân li Hb nghiêng về bên nào khi: - pH máu giảm. - Khi một người bị mất máu. - Khi một người bị tiểu đường. Hướng dẫn chấm: 7. 0,25 0,25 0.25 0,25.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Nội dung. a. - Hiệu ứng Borh: Sự thay đổi nồng độ CO2 ảnh hưởng đến sự phân li HbO2 - Giải thích: Phần lớn CO2 khuếch tán vào hồng cầu và kết hợp với nước thành H2CO3 (nhờ xúc tác của enzim cacbonic anhidraza). H2CO3 phân li thành HCO3- và H+. Các ion H+ tạo ra bên trong hồng cầu kết hợp với hemoglobin để tạo ra 1 axit yếu gọi là axit hemoglobinic. Phản ứng này sử dụng mất một số hemoglobin ở bên trong hồng cầu kích thích cho oxyhemoglobin tiếp tục phân li. Vì vậy CO2 thông qua tổng số lượng H+ tăng lên sẽ làm tăng lượng oxi giải phóng ra. b. - pH máu giảm làm giảm ái lực của HbO2  tăng phân li oxi  đường cong phân li nghiêng về phía bên phải. - Khi 1 người bị mất máu  số lượng hồng cầu giảm  tạo ra chất 2,3-DPG làm giảm ái lực của HbO2  tăng phân li HbO2 đường cong phân li nghiêng về phía bên phải. - Khi một người bị tiểu đường pH máu giảm (do tế bào không sử dụng được glucozo mà phải sử dụng lipit làm nguyên liệu hô hấp sinh ra nhiều axit béo)  tăng phân li oxi  đường cong phân li nghiêng về phía bên phải.. Điểm 0,25. 0,25 0.25 0,25. Câu 9 (1,0 điểm): Dựa vào những hiể u biế t về điê ̣n thế nghı̉ và điê ̣n thế hoạt động, hãy cho biết: a. Điê ̣n thế nghı̉ của tế bào sẽ thay đổi như thế nào khi kênh canxi (Ca2+) tăng tính thấ m đố i với ion này? Giải thích. b. Trên sợi trục có bao miêlin, tại sao xung thầ n kinh được truyề n theo kiể u nhảy cóc? Hướng dẫn chấm: Nội dung Điểm a. - Gây mất điện thế nghỉ (mất phân cực). - Khi kênh Na+ mở, do nồng độ Na+ bên ngoài màng cao hơn bên trong nên Na+ mang điện tích dương khuếch tán vào bên trong tế bào, làm trung hoà điện tích âm, gây mất phân cực. b. - Độ lớn của điện thế hoạt động tăng lên. - Do nồng độ Na+ ở dịch ngoại bào tăng nên khi tế bào bị kích thích thì Na+ vào nhiều hơn, làm tăng đảo cực và làm bên trong tích điện dương hơn.. 0,25 0,25. 0.25 0,25. Câu 10 (1,0 điểm): a. Chất RU486 phong bế thụ thể của progesteron, nhưng không hoạt hóa con đường truyền tin. Nếu đưa chất RU486 vào cơ thể phụ nữ ngay sau khi hợp tử làm tổ ở tử cung thì có ảnh hưởng đến phát triển của phôi không? Giải thích. b. Nếu đưa kháng thể chống lại HCG vào tháng đầu mang thai ở phụ nữ thì gây ra hậu quả gì? Giải thích. Hướng dẫn chấm: Nội dung Điểm a. - Progesteron có vai trò phát triển niêm mạc tử cung và duy trì phôi thai phát triển trong tử cung. - Nếu RU486 phong bế thụ thể của progesteron thì progesteron không tác động được lên niêm mạc tử cung, gây xảy thai. b. - HCG có vai trò duy trì sự phát triển của thể vàng. Thể vàng tiết ra progesteron và estrogen duy trì sự phát triển của niêm mạc tử cung qua đó duy trì sự phát triển của phôi thai. - Nếu đưa kháng thể chống lại HCG vào cơ thể thì thể vàng tiêu biến làm progesteron và estrogen giảm, do vậy không duy trì được sự phát triển niêm mạc tử cung và gây 8. 0,25 0,25 0.25.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> xảy thai.. 0,25. Câu 11 (1,0 điểm): a. Những thay đổi nào trong trình tự các nucleotit ở vùng intron có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể sinh vật? b. Trong hoạt động của ôperôn Lac ở vi khuẩn E.coli, nếu đột biến xảy ra ở gen điều hòa R (còn gọi là lac I) thì có thể dẫn đến những hậu quả gì liên quan đến sự biểu hiện của các gen cấu trúc? Hướng dẫn chấm: Nội dung Điểm a. * Sự thay đổi trình tự các nucleotit trong vùng intron có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể sinh vật trong các trường hợp sau: - Một số intron của gen này lại chứa trình tự điều hoà hoạt động của gen khác, nếu bị đột biến sẽ làm cho sự biểu hiện của gen khác bị rối loạn, thể đột biến có thể bị chết hoặc giảm sức sống. - Đột biến xảy ra ở các nucleotit thuộc hai đầu intron, làm sai lệch vị trí cắt intron, phức hệ enzim cắt ghép không nhận ra được hoặc cắt sai dẫn đến làm biến đổi mARN trưởng thành, cấu trúc polypeptit sẽ thay đổi và thường gây bất lợi cho sinh vật. - Đột biến làm biến đổi intron thành trình tự mã hoá axit amin, bổ sung thêm trình tự nucleotit mã hoá axitamin vào các exon, làm cho chuỗi polypeptide dài ra, có thể chuỗi polypeptit được tổng hợp sẽ có hại cho cơ thể sinh vật. b. - Operon Lac gồm các phần sau: Trình tự khởi động P, trình tự chỉ huy (O), các gen cấu trúc Z, Y và A. Hoạt động của operon Lac chịu sự kiểm soát của gen điều hòa R. - Nếu đột biến xảy ra ở gen R có thể dẫn đến các hậu quả sau: + Xảy ra đột biến câm, trong các trường hợp: Đột biến nucleotit trong gen này không làm thay đổi trình tự axit amin trong protein ức chế. Đột biến thay đổi axit amin trong chuỗi polypeptit của protein ức chế không làm thay đổi khả năng liên kết của protein ức chế với trình tự chỉ huy (O). Hậu quả cuối cùng của các dạng đột biến này là operon Lac hoạt động bình thường  không có thay đổi gì liên quan đến sự biểu hiện của các gen cấu trúc. + Xảy ra đột biến làm giảm khả năng liên kết của protein ức chế vào trình tự chỉ huy  sự biểu hiện của các gen cấu trúc tăng lên. + Đột biến làm mất hoàn toàn khả năng liên kết của protein ức chế hoặc protein ức chế không được tạo ra  các gen cấu trúc biểu hiện liên tục. Hoặc đột biến làm tăng khả năng liên kết của protein ức chế vào trình tự chỉ huy  sự biểu hiện của các gen cấu trúc giảm đi. Kết luận: đột biến xảy ra ở gen điều hòa R có thể dẫn đến những hậu quả khác nhau trong sự biểu hiện của các gen cấu trúc.. Câu 12 (1,0 điểm): a. Trình bày cơ chế xác định giới tính ở ruồi giấm? b. Hãy viết kiểu gen của tế bào phôi và nội nhũ của cây có kiểu gen aaBb tự thụ phấn? Hướng dẫn chấm: Nội dung. a. Ruồi giấm có cặp nhiễm sắc thể giới tính con cái là XX, con đực là XY nhưng NST Y chỉ có ý nghĩa cho sự hữu thụ. - Các nhân tố xác định tính đực nằm trên NST thường và có giá trị tương đương với bộ đơn bội n là 1. Các nhân tố xác định giới tính cái nằm trên X, mỗi NST X có giá trị là 1,5 do vậy trong tế bào cứ có 1 NST giới tính X (XO hoặc XY) sẽ phát triển thành 9. 0,25. 0,25. 0,25. 0,25. Điểm 0,25.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> ruồi đực, còn xuất hiện từ 2 NST giới tính X trở lên (XX, XXY, XXX) sẽ phát triển thành ruồi cái. b. - Kiểu gen của phôi: 2n aaBb, aabb, aaBB - Kiểu gen của nội nhũ: 3n aaaBbb, aaaBbb, aaaBBb, aaaBBB.. 0,25 0.25 0,25. Câu 13 (1,0 điểm): Ở một loài động vật, tính trạng màu mắt do một gen có 2 alen quy định. Cho lai giữa một cá thể đực (XY) với một cá thể cái (XX) đều có kiểu hình mắt đỏ, F1 thu được tỉ lệ 75% mắt đỏ : 25% mắt trắng, trong đó tất cả các cá thể mắt trắng đều là con cái. Chọn ngẫu nhiên một cặp đực, cái ở F1 đều có kiểu hình mắt đỏ cho giao phối với nhau được F2. Tiếp tục chọn ngẫu nhiên 2 cá thể F2. Xác suất để cả hai cá thể được chọn đều có kiểu hình mắt đỏ là bao nhiêu? Hướng dẫn chấm: Nội dung Điểm - Tỉ lệ kiểu hình chung là 3 đỏ :1 trắng, nhưng tỉ lệ kiểu hình tính theo từng giới lại có sự phân ly không đồng đều: giới dị giao: 100% đỏ; giới đồng giao: 50% đỏ : 50% trắng => + Tính trạng mắt đỏ là trội hoàn toàn (A đỏ ; a trắng) + Gen qui định tính trạng nằm trên NST giới tính X tại vùng tương đồng với Y Vì cái trắng F1 có kiểu gen XaXa => + Kiểu gen P: XAXa x XaYA + Kiểu gen F1 : 1 XAXa : 1XaXa : 1 XaYA : 1 XAYA - Theo đề ra chọn 1 cặp đực cái đều có KH mắt đỏ (XS ở cá thể đực là 1/2 X aYA : 1/2 XAYA còn cá thể cái là 1 XAXa ) + Nếu đực là XaYA -> F2 mắt trắng có xác suất là: ½ . ¼ = 1/8 -> F2 đỏ = 7/8  Xác suất chọn 2 cá thể mắt đỏ ở F2 là (7/8)2 = 49/64.. 0,25 0,25 0.25 0,25. Câu 14 (1,0 điểm): a. Nêu và giải thích các đặc điểm của thể truyền dùng để chuyển 1 gen từ tế bào nhân thực vào tế bào vi khuẩn nhằm mục đích nhân dòng gen? b. Các nhà khoa học tạo ra nhiễm sắc thể nhân tạo nhằm mục đích gì? Giải thích. Hướng dẫn chấm: Nội dung Điểm a. Thể truyền trong trường hợp này phải là plasmit có các đặc điểm sau: - Có nhiều phiên bản trong 1 tế bào. - Có các gen đánh dấu giúp dễ nhận biết các tế bào vi khuẩn đó được chuyển gen. - Có 1 trình tự nhận biết cho 1 enzim cắt giới hạn nằm trong 1 gen đánh dấu. b. Các nhà khoa học tạo ra nhiễm sắc thể nhân tạo nhằm mục đích: - Nhiễm sắc thể nhân tạo được dùng để chuyển gen giữa các tế bào nhân thực. - Nhiễm sắc thể nhân tạo có thể mang được gen của tế bào nhân thực thường có kích thước lớn, chúng có thể tồn tại và phân ly trong quá trình phân bào như 1 nhiễm sắc thể thường.. 0,25 0,25 0.25 0,25. Câu 15 (1,0 điểm): Ở một quần thể đang cân bằng di truyền, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen này phân li độc lập. Sau một số thế hệ ngẫu phối, thu được F 1 có: 27% cây thân cao, hoa đỏ : 9% cây thân cao, hoa trắng : 48% cây thân thấp, hoa đỏ: 16% cây thân thấp, hoa 10.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> trắng. Cho tất cả các cây thân cao, hoa trắng ở F1 giao phấn ngẫu nhiên thu được F2. Lấy ngẫu nhiên 2 cây F2, xác suất để thu được 2 cây thân cao, hoa trắng là bao nhiêu? Hướng dẫn chấm: Nội dung Điểm Bước 1: Xác định tần số alen: - Tần số alen A: tỉ lệ kiểu hình về tính trạng chiều cao thân là: Thân cao : thân thấp = (27% + 9%) : (48% + 16%) = 36% : 64%  Tần số a = 0,8  Tần số A = 0,2 - Tần số alen B: tỉ lệ kiểu hình về tính trạng màu sắc hoa là: Hoa đỏ: hoa trắng = (27% + 48%) : (9% + 16%) = 75% : 25%  Tần số b = 0,5  Tần số B = 0,5. Bước 2: Tìm tỉ lệ của loại kiểu hình thân cao, hoa trắng ở F1: Cây thân cao, hoa trắng F1 có kiểu gen Aabb và AAbb. Trong đó: - Kiểu gen AAbb chiếm tỉ lệ (0,2)2  (0,5)2 = 0,01; - Kiểu gen Aabb chiếm tỉ lệ 2  0,2  0,8  (0,5)2 = 0,08.. 1 8 => Cây thân cao, hoa trắng có 2 kiểu gen với tỉ lệ là AAbb : Aabb. 9 9 5 4 Các cây này cho các loại giao tử với tỉ lệ là: Ab : ab. 9 9 4 16 Ở đời F2 cây thân thấp, hoa trắng (aabb) chiếm tỉ lệ = ( )2 = 9 81 16 65 => Cây thân cao, hoa trắng (Aabb) chiếm tỉ lệ = 1 = 81 81. Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất: Lấy ngẫu nhiên 2 cây F2, xác suất để thu được 2 cây thân cao, hoa trắng là (. 65 2 )  0,64. 81. 0,25 0,25. 0.25 0,25. Câu 16 (1,0 điểm): a. Vì sao giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số tương đối của các alen? b. Phân biệt tác dụng của di nhập gen và chọn lọc tự nhiên trong sự tiến hoá của sinh giới? Hướng dẫn chấm: Nội dung Điểm a. - Qua các thế hệ, tỷ lệ kiểu gen dị hợp giảm đi chia đều cho các cá thể đồng hợp trội, đồng hợp lặn. - Trong quá trình phát sinh giao tử kiểu gen dị hợp cho 2 loại giao tử: trội và lặn → chia đều cho các cá thể đồng hợp → Tần số tương đối của các alen không đổi. b. - Di nhập gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen không có hướng, còn CLTN làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo hướng xác định. - Di nhập gen có thể làm tăng tính đa dạng di truyền cho quần thể nhận còn CLTN thường làm giảm sự đa dạng tính di truyền của quần thể. - Hiệu quả tác động của di nhập gen thường phụ thuộc kích thướccủa quần thể còn CLTN thì không. - Di nhập gen không là cơ chế tiến hoá còn CLTN là cơ chế tiến hoá. - Di nhập gen có thể làm giảm sự khác biệt giữa 2 quần thể cho và nhận còn CLTN lại tăng cường sự khác biệt giữa các quần thể. (Học sinh làm được 4/5 ý cho điểm tối đa). Câu 17 (1,0 điểm):. 11. 0,25 0,25 0.25. 0,25.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Từ các hiện tượng sau, có thể rút ra được điều gì theo quan điểm di truyền - tiến hóa? a. Chi trước của người, cánh dơi và vây cá voi; gai xương rồng và tua cuốn của cây dây leo. b. Vây cá voi và vây cá mập. c. Từ quần thể trên đất liền, một số cá thể di cư ra đảo thiết lập một quần thể mới sau đó trở thành loài mới. d. Một người phụ nữ có nhiễm sắc thể giới tính XY, một người nam giới có nhiễm sắc thể giới tính XX. Hướng dẫn chấm: Nội dung Điểm a. - Ví dụ về cơ quan tương đồng => chứng minh con đường tiến hóa phân li tính trạng. b. - Ví dụ về cơ quan tương tự => chứng minh con đường tiến hóa đồng quy tính trạng. c. - Hiệu ứng kẻ sáng lập trong sự hình thành loài bằng cách ly địa lý. Khi nhóm cá thể đến điều kiện sống mới chịu tác động của tác nhân gây đột biến khác biệt với quần thể ban đầu => tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể biến đổi => hình thành quần thể thích nghi mới => hình thành loài mới. d. - Giả thuyết: Người nữ mang cặp NST giới tính XY=> trên NST Y không có gen quy định giới tính nam. - Người nam mang NST giới tính XX chứng tỏ trên NST giới tính X có gen quy định giới tính nam. =>Hai người này được hình thành do một đột biến chuyển đoạn không tương hỗ đoạn NST chứa gen quy định giới tính nam từ NST giới tính Y -> NST giới tính X.. 0,25 0,25 0.25. 0,25. Câu 18 (1,0 điểm): a. Khi một khu rừng bị cháy để lại bãi đất trống thì sau đó loài có chiến lược chọn lọc nào (K hay r) sẽ xâm chiếm vùng đất trống đầu tiên? Giải thích? b. Nêu các đặc điểm đặc trưng khác biệt giữa các loài có kiểu tăng trưởng quần thể theo chọn lọc K với các loài có kiểu tăng trưởng quần thể theo chọn lọc r? Hướng dẫn chấm: Nội dung Điểm a. Chọn lọc r. Vì cây mọc trên đất vừa bỏ hoang ít cạnh tranh nhau, nên quần thể ban đầu của chúng thấp hơn tiềm năng sống → ưu tiên cho chọn lọc r. b. - Đặc điểm khác biệt: Kiểu tăng trưởng theo tiềm năng (chọn Kiểu tăng trưởng trong điều kiện môi lọc r). trường bị giới hạn (chọn lọc K). - Kích thước cơ thể nhỏ. - Kích thước cơ thể lớn. - Tuổi thọ thấp, tuổi sinh sản lần đầu đến - Tuổi thọ cao, tuổi sinh sản lần đầu sớm. tiên đến muộn. - Sinh sản nhanh, sức sinh sản cao. - Sinh sản chậm, sức sinh sản thấp. - Không chăm sóc con non hoặc chăm - Bảo vệ và chăm sóc con non tốt. sóc con non kém.. 0,25 0,25 0.25 0,25. Câu 19 (1,0 điểm): a. Tại sao sự phân mảnh nơi ở lại ảnh hưởng tới sự đa dạng sinh học của quần xã? b. Giải thích việc xây dựng các hành lang tự nhiên nhỏ lại là sự lựa chọn hợp lý cho việc bảo tồn đa dạng sinh học đối với trường hợp nơi ở bị chia phân mảnh? Hướng dẫn chấm: 12.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Nội dung. a. - Phân mảnh nơi ở là sự chia nhỏ nơi ở thành các vùng biệt lập nhau, nên tài nguyên tự nhiên không đủ cung cấp cho các loài sinh sống bình thường cũng như dẫn đến cạnh tranh gay gắt giữa các loài và trong nội bộ của loài khiến đa dạng loài giảm. - Sự phân chia nơi ở thành nhiều vùng nhỏ dẫn đến tạo ra nhiều vùng biên (vùng giáp ranh) hơn so với khi nơi ở lớn không bị phân mảnh. - Tại vùng ráp ranh, điều kiện môi trường thay đổi khiến một số loài ở đó có được ưu thế trở thành loài chủ chốt phát triển lấn át các loài khác cũng như một số loài vốn sống ở trung tâm không thích nghi được với vùng biên sẽ bị chết đi khiến đa dạng loài bị suy giảm. b. Việc xây dựng các hành lang nhỏ nối các khu cách li với nhau giúp các quần thể cách li trao đổi vốn gen cho nhau tránh hiện tượng cận huyết giúp duy trì sự đa dạng di truyền tránh cho quần thể rơi vào vòng xoáy tuyệt chủng.. Điểm 0,25. 0,25 0,5. Câu 20 (1,0 điểm): a. Trong quá trình phát triển của quần xã có đồ thị sau: Số lượng loài. a. b. c Mức độ tác động. Hãy xác định và giải thích ở giai đoạn nào mức cạnh tranh loại trừ nhiều nhất? Nguyên nhân nào gây ra giai đoạn có số lượng loài giảm nhiều nhất? b. Cho 2 quần xã sinh vật: 1 quần xã trên cạn, 1 quần xã dưới nước. Quần xã A có 4 mắt xích, quần xã B có 6 mắt xích. Sinh cảnh của từng quần xã A, B là gì? Giải thích? Hướng dẫn chấm: Nội dung Điểm 1. - Đồ thị tròn đều → có nhiều quan hệ cạnh tranh. - Giai đoạn b là giai đoạn có mức cạnh tranh loại trừ mạnh nhất vì tác động chỉ ở mức tế bào nhưng số lượng loài tăng và lại giảm do cạnh tranh loại trừ mạnh. - Giai đoạn c số lượng loài giảm mạnh do nhân tố vô sinh bị xáo trộn → mức tác động mạnh. 2. *Quần xã A: trên cạn. B: dưới nước *Giải thích: - Chi phí năng lượng cho săn mồi của các loài sống trên cạn cao, do đó hiệu suất sử dụng thức ăn thấp. Trong khi đó, các loài sống dưới nước có chi phí năng lượng cho săn mồi thấp hơn. Do đó hiệu suất sử dụng thức ăn của các loài thuỷ sinh cao hơn. - Môi trường nước có nhiệt độ ổn định hơn trên cạn nên sinh vật mất ít năng lượng điều tiết nhiệt hơn môi trường sống trên cạn. - Các loài sống trong môi trường nước nhờ có sự nâng đỡ của nước nên tốn ít năng lượng cho di chuyển hơn các loài sống trên cạn. -------------------------------Hết----------------------------13. 0,25 0,25. 0,25 0,25.

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×