Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

MOT SO DE XUAT NHAM NANG CAO CHAT LUONG BOI DUONG CAN BO PHU TRACH THIEU NHI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.86 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG</b>
<b>CÁN BỘ PHỤ TRÁCH THIẾU NHI</b>


<i> Phạm Thị Hương, Ủy viên HĐĐTW, GV-TPT Trường Trung học cơ sở</i>
<i>Định Trung - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc</i>


<i><b> “ Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Đảng Cộng </b></i>
<i><b>sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Đồn thanh niên Cộng sản </b></i>
<i><b>(TNCS) Hồ Chí Minh phụ trách, Đội là trường học giáo dục thiếu nhi Việt Nam </b></i>
<i><b>trong và ngoài nhà trường, là đội dự bị của Đồn TNCS Hồ Chí Minh ; lực </b></i>
<i><b>lượng nòng cốt của phong trào thiếu nhi ” (Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh)</b></i>


Từ khái niệm trên, thấy rõ mục tiêu, tính chất, nhiệm vụ của tổ chức Đội
TNTP Hồ Chí Minh trong trong q trình giáo dục, đào tạo con người cho công
cuộc Cách mạng của Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trong thời đại khoa học kỹ thuật,
cơng nghệ phát triển, hội nhập, kinh tế văn hố xã hội nước ta thay đổi ngày càng
mạnh, đòi hỏi người cán bộ phụ trách thiếu nhi (CBPTTN) trong xã hội nói chung
và trong nhà trường nói riêng càng phải khẳng định phẩm chất, năng lực, nghiệp
vụ, kỹ năng để đáp ứng được yêu cầu giáo dục thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay,
đây là yếu tố quyết định quá trình cơng tác, giáo dục thiếu nhi như Bác Hồ đã
khẳng định “ Cán bộ nào, phong trào ấy”. Để tổ chức thiếu nhi lớn mạnh, luôn là
một tổ chức chính trị - xã hội đúng nghĩa, các em đội viên xứng đáng là một “Thế
hệ cách mạng" của Đảng, người phụ trách phải có phẩm chất chính trị vững vàng,
khơng bị dao động, cám dỗ trong mọi tình huống, xứng đáng với miềm tin của
Đảng, của tổ chức Đoàn giao cho công tác phụ trách thiếu nhi. Phẩm chất đó phải
được thể hiện trong thực tế, trong hành động, khơng phải chỉ trên lời nói. Với
người cán bộ phụ trách thiếu nhi, phẩm chất đó đã ngấm sâu trở thành máu thịt để
có thể gắn kết 3 khâu “nghĩ – nói – làm”, đó là nghĩ đúng, nói đúng và tổ chức các
hoạt động giáo dục hiệu quả cho thiếu nhi theo đường lối chính sách của
Đảng,pháp luật của nhà nuớc đề ra.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

quả cao hơn trong học tập và rèn luyện. Các tổ chức Đoàn - Hội - Đội trên cơ sở
tình hình thực tế ở địa phương cần có những phương pháp tổ chức phù hợp trong
các hoạt động, phải làm sao để hoạt động Đội và hoạt động thiếu nhi trong nhà
trường thật sự là mơi trường giáo dục tốt, qua đó giúp cho các em thiếu nhi có được
nhiều sân chơi thực bổ ích và lý thú; tạo động lực để các em phấn đấu trở thành
“Con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ”. Để làm tốt công tác, phụ
trách thiếu nhi phải nghiên cứu sâu vào thế giới nội tâm của trẻ em, yêu trẻ, hiểu
trẻ, vì các em đang trong đội tuổi hiếu động thích bắt trước hành động người khác.
Người cán bộ phụ trách thiếu nhi phải say mê với cơng việc, phải cảm hóa, thu
phục nhân tâm từ chính tấm gương sáng của bản thân mình trong cuộc sống, trong
lao động, trong giao tiếp, trong công tác Đội, chẳng những là người thầy, người cô
mẫu mực, mà còn là người anh, người chị quý mến thực sự, là chỗ dựa về mặt tinh
thần cho các em.


Thiếu nhi là lứa tuổi tâm sinh lý đang phát triển phức tạp, từ cách nói, cách
suy nghĩ, cách làm. Vì vậy, người CBPTTN cần có tay nghề vững vàng,chun
mơn nghiệp vụ và sự phối hợp một cách nhanh chóng trong các tình huống mới có
thể tiếp cận và hiểu được các em hướng các em đi những con đường đúng đắn nhất.
Từ lòng nhiệt huyết yêu nghề yêu trẻ, phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng,
lòng say mê công tác, người CBPTTN luôn trau dồi kiến thức, học hỏi kinh
nghiệm, sáng tạo, khéo léo trong việc tổ chức hoạt động để phục vụ cho cơng tác.
CBPTTN phải khẳng định vị trí, vai trị của mình, góp phần xây dựng tổ chức Đội,
đào tạo đội ngũ kế thừa cho đất nước, cánh cho thiếu nhi Việt Nam “bay cao và bay
xa hơn” để các em vừa “Hồng” lại vừa “Chuyên”.


<b>1. Thực trạng công tác bồi dưỡng cán bộ phụ trách thiếu nhi </b>


Là một giáo viên- Tổng phụ trách lâu năm, tôi nhận thấy thực trạng công tác bồi
dưỡng CBPTTN như sau:



- Trong thực tế hiện nay, việc bồi dưỡng, tập huấn cơng tác Đội đã được quan
tâm nhưng cịn sơ sài, nội dung cịn nghèo nàn, cịn mang tính hình thức như: Cấp
Trung ương tổ chức tập huấn 10 ngày về tỉnh còn 3 ngày về đến thành phố cịn 1
ngày.


- Một số trường khốn trắng cho cán bộ phụ trách phải có trách nhiệm về mặt
ý thức và đạo đức của học sinh, nên chất lượng hoạt động chưa cao, chưa hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Đội nên không có kỹ năng và nghiệp vụ cơng tác, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt
động Đội, nhiều đồng chí phụ trách không tiếp cận những nét mới, chưa nắm bắt
được tâm tư, nguyện vọng và sở thích của thiếu niên và nhi đồng trong thời đại
ngày nay nên chưa thực sự thu hút, tập hợp các em vào tham gia hoạt động Đội một
cách hiệu quả.


- Các đợt tập huấn, trại huấn luyện nhằm trang bị kỹ năng nghiệp vụ cho phụ
trách thiếu nhi cịn q ít ngày và hiệu quả chưa cao.


- Giáo viên – Tổng phụ trách Đội còn phải làm nhiều việc ở trong trường học
nên chưa thể tập trung chăm lo cho hoạt hoạt động Đội: Vừa dạy học, vừa quản lý
nền nếp, vừa tổ chức hoạt động phong trào, một số đồng chí cịn phải kiêm cả công
tác văn thư, y tế …


- Một số đồng chí làm phụ trách Đội là do ép buộc, BGH đề xuất lên Phòng
GD – ĐT ra quyết định chứ không phải tự nguyện hay phân công theo chuyên
nghành hay năng lực, trong khi đó cơng việc nhiều áp lực nên nhiều phụ trách có
tư tưởng làm qua loa, hình thức, khơng hiệu quả …


- Một số đồng chí khác lại cho rằng khó có thể mà tự trau dồi kiến thức kỹ
năng qua nghiên cứu, mà phải mở lớp tập huấn để được truyền đạt kỹ năng, phổ
biến kinh nghiệm.



- Một số Tỉnh thường xuyên bỏ qua các đợt tập huấn, trại huấn luyện của HĐĐ
Trung ương tổ chức nên cũng không tổ chức lại ở các cấp cơ sở, trong khi đó với
trào lưu xã hội hiện nay người phụ trách rất cần được bổ sung kiến thức trau dồi
nghiệp vụ kỹ năng tổ chức của người cán bộ phụ trách.


- Một số trường khi học sinh bỏ học trốn tiết, người chịu trách nhiệm chính
phải đi tìm học sinh chính là GV-TPT.


<i>Về hình thức bồi dưỡng</i>


Chủ yếu thông qua các lớp tập huấn ngắn ngày mang tính thời vụ, chưa đi sâu
vào việc tự rèn luyện để biến quá trình đào tạo thành q trình tự đào tạo. Chưa có
lớp chun đề nâng cao hay rèn luyện kỹ năng.


<i>Về nội dung bồi dưỡng</i>


Nội dung chưa đảm bảo yêu cầu đối với CBPTTN chủ yếu trang bị hệ thống
phương pháp. Chưa đi sâu vào các kỹ năng của CBPTTN. Chưa có các chuyên đề
sâu, hoặc thăm mơ hình của các đơn vị bạn. Các kỹ năng chưa được thực hành bài
bản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Vẫn giảng dạy các phương pháp truyền thống “Thầy giảng, trò ghi”, chưa áp
dụng các phương pháp dạy học hiện đại như: Dạy học tích cực; thảo luận nhóm;
đóng vai; cùng tham gia; ...


<b>2. Một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ phụ trách</b>
<b>thiếu nhi </b>


Trước những thực trạng chung về chất lượng cán bộ phụ trách Đội và hoạt


động Đội ở các trường học hiện nay và yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Với
mỗi một tập thể, cá nhân phụ trách công tác Đội trong trường học hay ở địa
phương, đều có giải pháp, cách làm của riêng mình, để nâng cao chất lượng bồi
dưỡng cán bộ phụ trách thiếu nhi trong trường học, tôi xin đề xuất một số vấn đề
nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ phụ trách thiếu nhi (GV-TPT) như
sau:


<b>a. Quy chuẩn giáo trình, khung chương trình và mở mã ngành</b>
- Xây dựng giáo trình chuẩn.


Bộ giáo dục và đào tạo phố hợp với Trung ương đồn ra một giáo trình, khung
chương trình đào tạo, bồi dưỡng để quy chuẩn về kiến thức cho cán bộ phụ trác
thiếu nhi, từ đó cán bộ phụ trách thiếu nhi có tài liệu để hồn thiện kiến thức, kỹ
năng chuẩn về công tác Đội và phong trào thiếu nhi, dần tiến tới việc cấp chứng chỉ
nghề cho phù hợp với xã hội hiện đại.


<i>Ví dụ: Muốn giới thiệu cho học sinh về tiểu sử của một anh hung mà chi đội</i>
mang tên, đòi hỏi người cán bộ phụ trách hiểu biết những nét cơ bản về lịch sử.


Muốn giáo dục cho học sinh về pháp luật nước cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt
Nam địi hỏi người phụ trách phải nắm được những cơ bản của pháp luật việt Nam.


- Ra một mã ngành đào tạo.


Bộ GD&ĐT cùng Trung ương đoàn cần ra một mã ngành đào tạo cán bộ phụ
trách thiếu nhi.


- Thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên:


Hiện nay, cán bộ phụ trách đội ở nhiều nơi trong các trường Tiểu học và


THCS vẫn là giáo viên hợp đồng, mức luơng hiện hưởng là mức lương cơ bản
trong khi đó nhiệm vụ của phụ trách đội rất nhiều. Vì vậy ảnh hưởng lớn chất
lượng, hiệu quả hoạt động đội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

trường, đặc biệt là quan tâm thực hiện chế độ chính sách cho giáo viên, cơng nhận,
khen thưởng đối với đội ngũ giáo viên Tổng phụ trách Đội.


<b>b.Trang bị kỹ năng</b>


<i><b>- Kỹ năng phối hợp – Cách truyền đạt</b></i>


Kỹ năng này gồm chỉ đạo và thực hiện. Nếu cùng một người chỉ đạo cũng là
người tổ chức hướng dẫn thực hiện - các em đội viên hiểu nhanh, thực hiện tốt và
hoàn thành chất lượng các nội dung thì phong trào Đội phát triển vững mạnh.
Nhưng người thực hiện chậm, thiếu kỹ năng, khơng có nhiệt huyết với công tác đội
và với các em thiếu niên, hiệu quả hoạt động thấp thì phong trào hoạt động Đội khó
thành cơng, khó phát triển.


Nếu cùng một người thực hiện tốt: mà người chỉ đạo khơng hiệu quả thì hoạt
động Đội cũng không thể thành công. Cho nên, yếu tố con người là quan trọng,
mang tính then chốt.


Do vậy, tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phụ trách Đội các cấp đủ
về số lượng, giỏi về kĩ năng, sâu về nghiệp vụ; theo hướng trẻ hoá, chuyên trách và
thực sự có khả năng sư phạm để tham gia giáo dục các em đội viên, thấm nhuần ý
thức và tư tưởng trong công tác Đội. Phải làm cho các em hiểu được “Trong trường
học, khơng chỉ có nhiệm vụ học tập văn hố, mà học tập và cơng tác Đội là hai
nhiệm vụ song song có mối quan hệ biện chứng với nhau”. Cán bộ Phụ trách Đội,
vừa là một nhà giáo dục, một người anh, người chị, nhiều lúc là người bạn tâm tình
với các bạn đội viên, là chỗ dựa tinh thần cho các em. Ngoài việc gắn kết ba khâu:


Nghĩ- Nói - Làm (nghĩ trúng, nói đúng và làm có hiệu quả) thì người Phụ trách Đội
cịn phải nhiệt tình, biết lắng nghe mọi người, ln làm gương, có tính nhạy bén,
làm việc khoa học, biết biểu dương, phê bình, trung thực, thẳng thắn, gần gũi với
các em, luôn học hỏi trên tinh thần cộng tác và tiến bộ.


- Bồi dưỡng giáo dục kỹ năng sống và pháp luật:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>c. Kiện toàn đội ngũ cán bộ đội phụ trách đội chuyên trách:</b>


Hiện nay, tại các trường tiểu học, THCS cán bộ Phụ trách Đội phần lớn làm
công tác kiêm nhiệm. Do vậy, kiện toàn đội ngũ cán bộ phụ trách chuyên trách
thuộc biên chế, đủ về số lượng, chất lượng để đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ
hội nhập là rất cần thiết. Bên cạnh đó, thì sự tin tưởng vào tuổi trẻ của các đồng chí
lãnh đạo là một động lực khích lệ rất lớn, hãy trao cho tuổi trẻ cơ hội, hãy gắn cho
tuổi trẻ những thử thách mới là mong muốn của khơng ít giáo viên – Tổng Phụ
trách Đội hiện nay. Chúng ta tin tưởng trong số đó sẽ có nhiều thành cơng, nhiều
đột phá tích cực, nhiều sự nảy sinh mới.


Rà soát, đánh giá chất lượng hoạt động đội, chất lượng giáo viên phụ trách Đội
trong hệ thống các trường công lập. Thường xuyên tổ chức các hội thi, các hoạt
động trao đổi kinh nghiệm, sáng kiến, mơ hình trong cơng tác phụ trách cũng như
hoạt động Đội. Đây chính là giải pháp tiên quyết quyết định đến chất lượng hoạt
động Đội trong nhà trường.


<b>4. Đầu tư cơ sở vật chất:</b>


Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động Đội phải được đặt lên hàng
đầu, là điều kiện tiên quyết để tổ chức hoạt động và phong trào Đội. Hiện nay, điều
kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động còn nhiều khó khăn, thiếu thốn; thậm
chí ở nhiều cơ sở khơng có địa điểm vui chơi cho trẻ em. Điều đó đòi hỏi sự đầu tư,


quan tâm tạo điều kiện và ủng hộ của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đồn
thể các cấp, trong đó vai trị phụ trách của Đoàn thanh niên và tổ chức Đội thiếu
niên tiền phong là rất quan trọng.


<b>5. Mở lớp bồi dưỡng, tập huấn:</b>


Trung ương đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nghiên cứu xây dựng bộ
tài liệu quy chuẩn trong công tác bồi dưỡng cán bộ phụ trách đội trong các Trường
Tiểu học và Trung học cơ sở. Đồng thời thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn nghiệp
vụ cho cán bộ phụ trách Đội. Ngoài ra, tiếp tục cải tiến nội dung, chương trình,
phương pháp tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng cơng tác cán bộ Đội, chú trọng đến bồi
dưỡng, rèn luyện kỹ năng để phù hợp với nhiệm vụ trong điều kiện mới là rất cần
thiết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Đội. Thường xuyên tổ chức các hội thi, các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, sáng
kiến, mơ hình trong cơng tác phụ trách cũng như hoạt động Đội. Chú trọng đến
việc bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ công tác thiếu nhi cho đội ngũ cán bộ
Đội các cấp, đây chính là các giải pháp tiên quyết, quyết định đến chất lượng hoạt
động Đội trong và ngoài nhà trường.


Trên đây là một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ phụ
trách thiếu nhi mà bản thân tôi rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn hoạt động Đội trong
các trường Tiểu học và THCS. Rất mong nhận được sự quan tâm của các cấp, các
ngành nhất là Trung ương Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh./.


<i> Xin chân thành cảm ơn!</i>


</div>

<!--links-->

×