Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Giao an boi duong HSG Vat Ly 7 theo chu de

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.74 KB, 67 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HSG LÝ 7 CHƯƠNG I: QUANG HỌC CHỦ ĐỀ 1 NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG I. Một số kiến thức cơ bản 1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng – Vật sáng - Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. - Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta. - Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. 2. Sự truyền ánh sáng - Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. - Đường truyền của tia sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng. (Hình vẽ 1.1) - Chùm sáng: Gồm rất nhiều tia sáng hợp thành.. Hình 1.1. Ba loại chùm sáng: + Chùm sáng song song ( Hình vẽ 1.2a) + Chùm sáng hội tụ ( Hình vẽ 1.2b) + Chùm sáng phân kì ( Hình vẽ 1.2c). Hình 1.2a. Hình 1.2b. Hình 1.2c. 3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng . a) Bóng tối nằm ở phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. b) Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới. c) Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của mặt trăng trên mặt đất.. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> d) Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng bị trái đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng. II. Bài tập 1. Ví dụ Bài tập 1: Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào mắt ta nhận biết được có ánh sáng? a) Ban ngày, mở mắt nhưng không thấy mặt trời. b) Ban đêm, trong phòng kín, mở mắt và không bật đèn. c) Ban đêm, trong phòng có ngọn nến đang cháy, mắt mở. d) Ban ngày, trời nắng không mở mắt. Hướng dẫn a) Các trường hợp mắt nhận biết được ánh sáng: + Ban ngày, mở mắt nhưng không thấy mặt trời.Chú ý rằng không nhìn thấy mặt trời không có nghĩa là không có ánh sáng. + Ban đêm, trong phòng có ngọn nến đang cháy, mắt mở. b) Các trường hợp mắt không nhận biết được ánh sáng. + Ban đêm, trong phòng kín, mở mắt và không bật đèn. + Ban ngày, trời nắng không mở mắt. Bài tập 2: Trong những vật sau đây, những vật nào được xem là nguồn sáng và những vật nào là vật được chiếu sáng: Mặt trời, mặt trăng, bóng đèn điện đang sáng, bóng đèn điện đang tắt, ngọn lửa, quyển sách, bông hoa, con đom đóm. Hướng dẫn a) Những vật được xem là nguồn sáng : Mặt trời, bóng đèn điện đang sáng, ngọn lửa, con đom đóm. b) Những vật được chiếu sáng: Mặt trăng, bóng đèn điện đang tắt, quyển sách, bông hoa. Bài tập 3: Từ nhiều thế kỉ trước, có người quan niệm rằng: Sở dĩ mắt nhìn thấy mọi vật vì mắt có thể phát ra một loại tia đặc biệt là “tia nhìn”, khi tia này đi đến đâu, gặp vật nào thì ta có thể nhìn thấy vật đó. Tất nhiên ngày nay, người ta đã xác nhận quan niệm như vậy là sai lầm. Em hãy lấy một ví dụ minh hoạ để khẳng định sự sai lầm đó.. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Hướng dẫn Sở dĩ ta nhìn thấy một vật là do ánh sáng từ vật đó chiếu vào mắt. Theo quan niệm về “tia nhìn” thì lẽ ra trong đêm tối, không có ánh sáng ta vẫn có thể nhìn thấy các vật,vì lúc đó vẫn tồn tại tia nhìn. Tuy nhiên thực tế không cho thấy điều đó. Khi bật điện ta mới có thể nhìn thấy mọi vật, như vậy khái niệm về “tia nhìn” là một khái niệm sai lầm. Bài tập 4: Khi mua thước thẳng bằng gỗ, người ta thường đưa thước lên ngang tầm mắt để ngắm. Làm như vậy có tác dụng gì? Nguyên tắc của cách làm này đã dựa trên kiến thức vật lí nào mà em đã học? Hướng dẫn Việc nâng thước lên để ngắm mục đích là để kiểm tra xem thước có thẳng hay không. Nguyên tắc của cách làm này dựa trên định luật truyền thẳng của ánh sáng. Bài tập 5: Vì sao ta không thể nhìn được các vật ở phía sau lưng nếu ta không quay mặt lại? Hãy giải thích. Hướng dẫn Ta chỉ có thể nhìn thấy một vật nếu có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. Những vật ở phía sau lưng có thể là những vật tự phát sáng và cũng có thể là những vật nhận được ánh sáng từ các nguồn khác, nhưng ánh sáng này truyền trong không khí theo đường thẳng nên không thể truyền tới mắt ta được do đó ta không thể nhìn thấy. khi quay mặt lại, ánh sáng có thể truyền trực tiếp tới mắt ta làm cho mắt nhìn được vật. Bài tập 6: Ban đêm, trong phòng chỉ có một ngọn đèn. Giơ bàn tay chắn giữa ngọn đèn và bức tường, quan sát thấy trên bức tường xuất hiện một vùng tối hình bàn tay, xung quanh có viền mờ hơn. Hãy giải thích hiện tượng đó? Hướng dẫn Bàn tay chắn giữa ngọn dền và bức tường đóng vai trò là vật chắn sáng, trên tường (đóng vai trò là màn) sẽ xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Hình dạng của bóng tối và bóng nửa tối giống bàn tay là do các tia sáng truyền theo đường thẳng. Bài tập 7: Khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực, vị trí tương đối của trái đất, mặt trời và mặt trăng như thế nào? Hướng dẫn Khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực: Trái đất, mặt trời và mặt trăng nằm trên cùng một đường thẳng. Trong hiện tượng nhật thực: Mặt trăng nằm trong khoảng giữa trái đất và mặt trời. Trong hiện tượng nguyệt thực: trái đất nằm trong khoảng giữa mặt trăng và mặt trời.. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Bài tập 8: Tại sao trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn lớn (độ sáng của một bóng đèn lớn có thể bằng độ sáng của nhiều bóng đèn nhỏ hợp lại)? Hãy giải thích. Hướng dẫn Việc lắp đặt bóng đèn thắp sáng trong các lớp học phải thoả mãn các yêu cầu: Phải đủ độ sáng cần thiết, học sinh ngồi ở dưới không bị chói khi nhìn lên bảng đen, tránh các bóng tối và bóng nửa tối trên trang giấy mà tay học sinh khi viết có thể tạo ra. Trong ba yêu cầu trên, nếu dùng một bóng đèn lớn chỉ có thể thoả mãn yêu cầu thứ nhất mà không thoả mãn được hai yêu cầu còn lại, do vậy phải dùng nhiều bóng đèn lắp ở những vị trí thích hợp để thoả mãn được cả ba yêu cầu trên. 2. Bài tập áp dụng Bài tập 1: Khi ánh sáng chiếu vào các vật, hầu hết ta thấy các vật đó sáng lên, nhưng với một số vật ta không nhìn thấy chúng sáng lên mà lại có màu đen. Hãy giải thích vì sao vậy? Bài tập 2: Ban đêm, nhìn lên bầu trời ta thấy nhiều vì sao lấp lánh. Có phải tất cả chúng đều là nguồn sáng (vật tự phát ra ánh sáng) không? Tại sao? Bài tập 3: Mắt có thể nhìn rõ những vật đặt phía sau tấm kính mỏng, nhưng nếu tấm kính càng dày thì càng khó nhìn. Khi tấm kính dày đến một mức nào đó thì mắt không thể nhìn được những vật đặt phía sau. Hãy giải thích vì sao như vậy? chú ý rằng tấm kính vẫn là vật trong suốt. Bài tập 4: Trên mái nhà lợp bằng tôn, nếu có một lỗ thủng nhỏ thì vào buổi trưa, ta thấy rất rõ những chùm tia sáng hẹp xuyên qua lỗ tôn chiếu xuống nền nhà. Nhờ đâu ta có thể thấy rõ như vậy? Bài tập 5: Trong đêm tối, nếu ta bật một que diêm cháy sáng thì lập tức ta có thể nhìn thấy các vật gần đó. Vậy có phải ánh sáng đã truyền đi một cách tức thời không? Hãy tìm hiểu và giải thích? Bài tập 6: Khi ngồi trước bếp lửa, qua phần không khí bên trên ngọn lửa ta nhìn thấy những vật ở phía sau, chúng có vẻ “lung linh” không được rõ nét. Giải thích vì sao lại như vậy?. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Bài tập 7: Vào mùa hè, khi đi ôtô trên mặt đường nhựa, nhìn phía xa trên mặt đường ta có cảm giác như mặt đường có nước. Em hãy giải thích hiện tượng trên? Bài tập 8: Một học sinh cho rằng, khi xảy ra hiện tượng nhật thực, thì tất cả mọi người đứng trên trái đất đều có thể quan sát được. Theo em nói như thế có đúng không, tại sao? HƯỚNG DẪN BÀI TẬP ÁP DỤNG Bài tập 1: HD:Vật màu đen là vật không tự phát ra ánh sáng được và nó cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó (ánh sáng khi chiếu vào nó bị nó hấp thụ). Sở dĩ ta nhận ra được vật màu đen vì nó được đặt bên cạnh những vật sáng khác. Bài tập 2: HD: Không phải tất cả các vì sao trên bầu trời mà ta nhìn thấy vào ban đêm đều là nguồn sáng.Thực ra, trong muôn vàn vì sao đó chỉ có một số vì sao là tự phát sáng (giống như mặt trời), những vì sao này được xem là nguồn sáng. Số còn lại không tự phát sáng được, ta nhìn thấy chúng là do chúng nhận được ánh sáng từ một nguồn sáng khác (như mặt trời chẳng hạn)và hắt một phần ánh sáng vào mắt ta, chúng là những vật được chiếu sáng. Ta thường nói sao sáng trên trời chỉ là một cách nói quen thuộc. thực ra, trong khoa học “sao” dùng để chỉ những thiên thể tự phát sáng, những thiên thể không tự phát sáng được gọi là các hành tinh. Bài tập 3: HD: Khi truyền qua các vật trong suốt, một phần ánh sáng bị hấp thụ, nếu chiều dày của vật trong suốt quá lớn, ánh sáng phát ra từ vật có thể bị hấp thụ hết, không truyền tới mắt ta được và mắt không thể nhìn thấy các vật đặt phía sau. Bài tập 4: HD: Trong không khí có rất nhiều bụi. Ánh sáng mặt trời chiếu xuống làm sáng các hạt bụi và hắt vào mắt ta làm ta thấy rõ những chùm tia sáng chiếu qua lỗ tôn xuống nền nhà. Bài tập 5: HD: Ánh sáng truyền đi với một vận tốc nhất định nhưng rất lớn. người ta chứng minh được rằng trong chân không hay gần đúng trong không khí, vận tốc của ánh sáng là 300 000 km/s. với vận tốc rất lớn này, trong một không gian hẹp (tức đường đi của ánh sáng là ngắn) thì thời gian truyền ánh sáng là vô cùng nhỏ, chính vì vậy mà ta có cảm giác ánh sáng truyền đi tức thời. Bài tập 6: HD: phần không khí phía trên ngọn lửa, tuy là môi trường trong suốt nhưng lại không đồng đều. Sự không đồng đều này có được vì nhiều lí do chẳng hạn phần không khí phía. 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> trên sát ngọn lửa bị ngọn lửa “nung nóng” nhiều hơn so với phần không khí ở trên nó. Vì lí do này mà ánh sáng truyền từ vật phía sau đến mắt ta không còn theo đường thẳng nữa mà là những đường cong, những “tia sáng cong” này cũng không cố định mà luôn thay đổi, kết quả là vật phía sau mà mắt nhìn thấy có vẻ “lung linh”. Bài tập 7: HD: Do trời nắng nóng lên lớp không khí càng gần với mặt đường càng nóng, càng lên cao độ nóng càng giảm, môi trường như vậy là không đồng đều, ánh sáng từ các đám mây, khi chiếu xuống mặt đường đều bị “bẻ cong” khi ánh sáng này tới mắt gây cho ta hiện tượng ảo ảnh và cảm giác như có nước trên mặt đường ở phía xa. Bài tập 8: HD: Nói như vậy là không đúng. Trong khi xảy ra hiện tượng nhật thực,chỉ có những người đứng trong vùng bóng tối của mặt trăng trên trái đất và những người đứng trong vùng lân cận (vùng bóng nửa tối) mới có thể quan sát được hiện tượng. những người không đứng trong vùng này thì không thể quan sát được hiện tượng nhật thực. CHỦ ĐỀ 2 ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG I. Một số kiến thức cơ bản 1. Gương phẳng - Gương phẳng là một phần của mặt phẳng, nhẵn bóng có thể soi ảnh của các vật. - Hình ảnh cuả một vật soi được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương. 2. Sự phản xạ ánh sáng trên gương phẳng - Khi tia sáng truyền tới gương bị hắt lại theo một hướng xác định. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng. - Tia sáng truyền tới gương gọi là tia tới. - Tia sáng bị gương hắt lại gọi là tia phản xạ. 3. Định luật phản xạ ánh sáng. - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới. - Góc phản xạ bằng góc tới (i’ = i) S. N. R. I Hình 2.1. 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 4. Ảnh của mộtvật qua gương phẳng. - Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật . - Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương. - Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’. II. Bài tập 1. Ví dụ Bài tập 1:. N. S. Trên hình vẽ 2.2, SI là tia tới, IR là tia phản xạ.. R. i. i’. Biết rằng hai tia SI và IR vuông góc với nhau.. I. Hãy cho biết góc giữa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới là bao nhiêu?. Hình 2.2 Hướng dẫn. Gọi i là góc tới, i’ là góc phản xạ. Vì tia tới và tia phản xạ vuông góc với nhau tức là i + i’ = 900 nên góc tới bằng góc phản xạ và bằng 450. Bài tập 2: Trên hình vẽ 2.3a,b là các tia tới và gương phẳng. Hãy vẽ tiếp các tia phản xạ. N a). I. b). I. Hình 2.3 Hướng dẫn Trong hình vẽ (2.4a), tia phản xạ bật ngược trở lại Trong hình (2.4b), vì góc. N. phản xạ bằng góc tới nên tia phản. M. M’. xạ đối xứng với tia tới qua pháp tuyến ở điểm tới . Cách vẽ như sau: Chọn một điểm M nằm trên tia tới, xác định điểm M’ đối xứng với M qua pháp. a). I. b). I. Hình 2.4. 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> tuyến IN rồi vẽ tia IM’ chính là tia phản xạ. Bài tập 3: Một tia sáng chiếu theo phương nằm ngang. Một HS muốn “bẻ” tia sáng này chiếu thẳng đứng xuống dưới. Hãy tìm một phương án đơn giản để thực hiện việc đó. Hướng dẫn Có thể thực hiện một cách dễ dàng nhờ gương phẳng. Đặt gương phẳng hợp vớí phương nằm ngang một góc 450. Khi đó tia sáng nằm ngang đóng vai trò là tia tới với góc tới 450, Tia này phản xạ trên gương phẳng cho tia phản xạ với góc phản xạ cũng bằng 450 ( Hình 2.5). khi đó tia tới và tia phản xạ vuông góc với nhau, tia phản xạ sẽ hướng thẳng đứng xuống dưới. Hình 2.5 Bài tập 4: Tia sáng SI đến gương phẳng tại điểm I cho tia phản xạ là tia IR như hình 2.6. Gọi S’ là điểm đối xứng với S qua gương. Em có nhận xét gì. S. về vị trí của điểm S’ và tia phản xạ IR.. N. R I. S’ Hướng dẫn. Hình 2.6. Điểm S’ nằm trên đường kéo dài của tia phản xạ IR. Thật vậy, SI đối xứng với IR qua pháp tuyến IN và S đối xứng với S’ qua gương nên S’ nằm trên đường kéo dài của tia phản xạ IR. Bài tập 5: Một học sinh nhìn vào vũng nước trước mặt,thấy ảnh của một cột điện ở xa. Hãy giải thích vì sao em học sinh lại thấy được ảnh đó? Hướng dẫn Mặt nước phẳng lặng cũng phản xạ được ánh sáng chiếu tới nó nên vũng nước đóng vai trò như một gương phẳng. Chùm tia sáng từ cột điện đến mặt nước bị phản xạ và truyền tới mắt học sinh làm cho học sinh quan sát được ảnh qua vũng nước đây thực chất là quá trình tạo ảnh qua gương phẳng. Bài tập 6: Trên hình vẽ 2.7 là một gương phẳng và hai điểm M,N.. N M. Hãy tìm cách vẽ tia tới và tia phản xạ của nó sao cho tia ló.. Hình 2.7. 8 N.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Đi qua điểm M còn tia phản xạ đi qua điểm N. Hướng dẫn. M’. I Hình 2.8. Vì các tia sáng tới gương đều cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh của nó nên ta có cách vẽ như sau: a) Lấy điểm M’ đối xứng với M qua gương phẳng. b) Nối M’ với N cắt gương tại I, khi đó I là điểm tới . Tia MI chính là tia tới và tia IN là tia phản xạ cần vẽ. 2. Bài tập áp dụng. Bài tập 1: Một học sinh khẳng định rằng, đặc điểm của chùm tia phản xạ qua gương phẳng phụ thuộc vào chùm tia tới: Nếu chùm tia chiếu tới gương phẳng là chùm tia hội tụ hoặc phân kì thì chùm tia phản xạ cũng là chùm tia hội tụ hoặc phân kì. Theo em điều khẳng định trên có đúng không? Nếu đúng hãy dùng hình vẽ để minh hoạ. Bài tập 2: Trong một số phòng học có đèn chiếu sáng. Khi bật đèn học sinh ngồi dưới thường bị chói khi nhìn vào một số vị trí nhất định trên bảng. Vì sao lại như vậy? hãy suy nghĩ một phương án để có thể khắc phục hiện tượng này. Bài tập 3: Tại sao khi chiếu một chùm sáng hẹp lên một tờ giấy thì hầu như không thấy có chùm tia phản xạ và ta lại có thể quan sát thấy rất rõ vệt sáng trên mặt giấy. Hãy giải thích vì sao lại như vậy? Bài tập 4: Trong các tiệm cắt tóc người ta thường bố trí hai cái gương: Một cái treo trước mặt người cắt tóc và một các treo hơi cao ở phía sau lưng ghế ngồi. Hai gương này có tác dụng gì? Hãy giải thích. Bài tập 5: Một người muốn mua một cái gương để có thể soi được toàn bộ cơ thể mình. Theo em chỉ cần mua một cái gương cao khoảng bao nhiêu? Đặt như thế nào? HƯỚNG DẪN BÀI TẬP ÁP DỤNG Bài tập 1: HD: Khẳng định như trên là đúng, xem hình vẽ 2.9 Hình a) Chùm tia tới là chùm hội tụ cho chùm tia phản xạ cũng là chùm tia hội tụ. Hình b) Chùm tia tới là chùm phân kì cho chùm tia phản xạ cũng là chùm tia phân kì.. 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> a). b) Hình: 2.9. Bài tập 2: HD: Ánh sáng từ những ngọn đèn chiếu lên mặt bảng tạo ra các chùm ánh sáng phản xạ từ bảng trở lại. Nếu ánh sáng phản xạ tại một số vị trí trên bảng chiếu vào mắt học sinh thì học sinh sẽ có cảm giác bị chói khi nhìn những dòng chữ ở những vị trí đó. Cách khắc phục: Treo những bóng đèn ở gần bảng hơn hoặc dùng máng chụp bóng đèn để tránh các tia phản xạ đi trực tiếp vào mắt học sinh. Bài tập 3: HD: Khi chùm sáng hẹp chiếu lên một tờ giấy trắng, do hiện tượng tán xạ mà ánh sáng bị hắt lại theo mọi hướng, do đó hầu như không có chùm tia phản xạ và mắt sẽ nhìn rõ vệt sáng trên giấy. Bài tập 4: HD: Gương phía trước dùng để người cắt tóc có thể nhìn thấy mặt và phần tóc phía trước của mình trong gương. Gương treo phía sau có tác dụng tạo ảnh của mái tóc phía sau gáy, ảnh này được gương phía trước phản chiếu trở lạivà người cắt tóc có thể quan sát được đồng thời ảnh của mái tóc phía trước lẫn phía sau khi nhìn vào gương trước mặt mình. Bài tập 5: HD: Trên hình vẽ 2.10 là sơ đồ tạo ảnh của người. Đ. qua gương. Qui ước: Đ là đầu, M là mắt và C là chân. M. K. Đ’ M’. của học sinh. Các ảnh tương ứng trong gương là Đ’,. H. M’ và C’. Quan sát hình vẽ ta thấy chỉ cần mua một cái gương có chiều cao bằng đoạn KH ta có thể quan. C. I. C’. sát được toàn bộ ảnh của mình trong gương. Gương phải treo thẳng đứng cách mặt đất một đoạn.. Hình: 2.10. bằng HI. 1.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> CHỦ ĐỀ 3 GƯƠNG CẦU LỒI – GƯƠNG CẦU LÕM I. Một số kiến thức cơ bản. 1. Gương cầu lồi: - Gương có mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần mặt cầu gọi là gương cầu lồi - Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn, luôn nhỏ hơn vật. -Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. 2. Gương cầu lõm: - Gương có mặt phản xạ là mặt trong của một phần mặt cầu gọi là gương cầu lõm. - Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn, luôn lớn hơn vật. - Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song. * Mở rộng : + Đối với gương cầu nói chung, người ta đưa ra những qui ước sau: - Đường thẳng nối tâm C của gương với đỉnh O của gương gọi là trục chính. - Đường nối từ tâm C tới điểm tới gọi là pháp tuyến. - Điểm F (trung điểm của đoạn OC) gọi là tiêu điểm của gương. + Dựa vào kết quả thực nghiệm người ta rút ra được những kết luận sau về tia tới và tia phản xạ: - Tia tới song song với trục chính cho tia phản xạ đi qua (hoặc có đường kéo dài đi qua) tiêu điểm F của gương. - Tia tới đi qua (hoặc có đường kéo dài đi qua) tiêu điểm F cho tia phản xạ song song với trục chính. - Tia tới đi qua tâm C của gương cho tia phản xạ bật ngược trở lại. II. Bài tập 1. Ví dụ Bài tập 1:. 1.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Một tia sáng khi đến gặp gương cầu sẽ bị phản xạ trở lại và tuân theo định luật phản xạ ánh sáng. Trên hình 3.1 qui ước: O là tâm của mặt cầu (gọi là tâm của gương), SI 1 và SI2 là các tia tới, Hãy trình bày cách vẽ và vẽ các tia phản xạ? I1 I2. 0. S. Hình 3.1 Hướng dẫn Cách vẽ : Từ tâm O kẻ đường thẳng OI 1 và nối dài ta được pháp tuyến I 1N (tại điểm tới I1). Góc i1 hợp bởi SI1 và pháp tuyến I1N gọi là góc tới. Tia phản xạ I1R1 hợp với pháp tuyến I1N một góc i’1 bằng góc i. Vì tia SI2 vuông góc với mặt gương nên tia phản xạ I 2R2 bật ngược trở lại. Tia phản xạ I1R1 và I2R2 được biểu diễn trên R1. N. I1. 0. I2. S. R2. Hình 3.2 Bài tập 2: Vận dụng kiến thức về định luật phản xạ ánh sáng, tìm hiểu đặc điểm của các tia phản xạ khi các tia sáng sau đây đến gặp gương cầu lồi và vẽ các tia phản xạ đó: - Tia tới (1) có đường kéo dài đi qua tâm C của gương. - Tia tới (2) đến đỉnh O của gương. - Tia tới (3) song song với trục chính của gương.. 1.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Hướng dẫn. (1) (2) C. F. 0 (3). Hình 3.3 Gọi F là trung điểm của đoạn OC. - Tia tới (1) có đường kéo dài đi qua tâm C của gương cho tia phản xạ bật ngược trở lại, khi đó tia phản xạ trùng với tia tới. - Tia tới (2) đến đỉnh O của gương cho tia phản xạ đối xứng với tia tới qua trục chính của gương (tức góc phản xạ và góc tới bằng nhau). - Tia tới (3) song song với trục chính của gương cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua tiêu điểm F. Trên hình 3.3 là đường đi của các tia sáng. Bài tập 3: Trên hình 3.4 là một gương cầu lõm, C là tâm của phần mặt cầu, SI là một tia sáng tới gương. Hãy dùng định luật phản xạ của ánh sáng trình bày cách vẽ và vẽ. tiếp. tia phản xạ. S I C. Hình 3.4 Hướng dẫn Có thể coi phần nhỏ gương cầu tại điểm tới I như một gương phẳng. Đường nối tâm C và điểm tới I là pháp tuyến tại điểm tới, góc giữa SI và IC là góc tới. Vẽ tia phản xạ IR hợp với pháp tuyến IC một góc đúng bằng góc tới.. 1.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> S I C R. Hình 3.5 Bài tập 4: Gương cầu lõm có tác dụng biến một chùm tia tới song song thành một chùm tia hội tụ (chùm tia phản xạ). Vậy nó có thể làm ngược lại: Biến chùm tia hội tụ thành chùm tia song song được không? Hướng dẫn Gương cầu lõm có tác dụng biến một chùm tia song song thành một chùm tia hội tụ nhưng nó không thể biến chùm tia hội tụ thành chùm tia song song được. Để tạo chùm tia song song thì chùm tia tới phải là chùm tia phân kì thích hợp như hình vẽ.. I1 C. F I2. Hình 3.6 2. Bài tập áp dụng a) Bài tập trắc nghiệm Bài tập 1: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về sự phản xạ của ánh sáng khi gặp gương cầu lồi? A. Một chùm tia sáng song song khi đến gặp gương cầu lồi bị phản xạ, chùm tia sáng phản xạ cũng là chùm song song. B. Một tia sáng khi đến gặp gương cầu lồi sẽ bị phản xạ nhưng không tuân theo định luật phản xạ ánh sáng vì định luật phản xạ ánh sáng chỉ đúng cho trường hợp gương phẳng mà thôi. C. Một tia sáng đến gương cầu lồi theo phương vuông góc với mặt gương thì không bị phản xạ, vì lúc đó ta không nhìn thấy tia sáng phản xạ. D. Các phát biểu A, B và C đều sai. Bài tập 2:. 1.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự tạo ảnh của một vật qua gương cầu lồi? A. Ảnh luôn là ảo. B. Ảnh luôn là thật . C. Ảnh có thể là thật hay ảo, phụ thuộc vào vị trí đặt vật trước gương. D. Có thể thu được ảnh này bằng cách đặt một màn ảnh ở một vị trí thích hợp trước gương. Bài tập 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa tia sáng tới và tia phản xạ của nó qua gương cầu lõm? A. Tia tới và tia phản xạ luôn tuân theo định luật phản xạ ánh sáng. B. Tia tới và tia phản xạ luôn song song nhau. C. Tia tới và tia phản xạ luôn vuông góc nhau. D. Tia tới và tia phản xạ luôn hợp với nhau một góc nhọn. Bài tập 4: Đặt một ngọn nến gần một gương cầu lõm và quan sát ảnh của nó trong gương, nhận định nào sau đây là đúng? A. Ảnh lớn hơn vật. B. Ảnh cùng chiều với vật. C. Ảnh này không thể hứng được trên màn. D. Các nhận định A, B, C đều đúng. Bài Tập 5: Tại sao người ta không dùng gương cầu lõm làm gương chiếu hậu cho ôtô, xe máy? Câu giải thích nào sau đây là đúng? A. Vì ảnh của các vật ở xa gương thường không nhìn thấy trên gương và gương có phạm vi quan sát hẹp. B. Vì ảnh của các vật qua gương lớn hơn vật. C. Vì ảnh của các vật qua gương không đối xứng với vật qua gương. D. Vì Gương cầu lõm không đẹp bằng gương cầu lồi. b) Bài tập tự luận Bài tập1: Ở những chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất (như những đoạn đường ngoằn nghèo trên đèo chẳng hạn) người ta thường đặt những gương cầu lồi lớn. Hỏi gương này có tác dụng gì cho người lái xe? Bài tập 2:. 1.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Để xác định ảnh của một điểm sáng qua gương cầu lồi, từ điểm sáng đó ta vẽ hai tia tới gương cầu và xác định hai tia phản xạ tương ứng. Nếu hai tia phản xạ có đường kéo dài cắt nhau ở đâu thì giao điểm đó chính là ảnh của điểm sáng qua gương cầu. Theo cách làm trên, em hãy vẽ ảnh của điểm sáng S trên hình 3.7. S C. F. 0. Hình 3.7 Bài tập 3: Để vẽ ảnh của một điểm sáng qua gương cầu lõm, ta dùng nguyên tắc sau: Từ điểm sáng đó ta vẽ hai tia tới gương cầu lõm sau đó xác định hai tia phản xạ của chúng. Nếu hai tia phản xạ cắt nhau thực sự thì giao điểm cắt nhau đó là ảnh thật của điểm sáng. Nếu hai tia phản xạ không cắt nhau thực sự mà chỉ có đường kéo dài của chúng cắt nhau, thì giao điểm cắt nhau đó là ảnh ảo của điểm sáng. Hãy vẽ ảnh của điểm sáng S trên hình 3.8a và 3.8b. S. S. C. F. C. 0. a). F. 0. b) Hình 3.8. Bài tập 4: Để vẽ ảnh của một vật AB hình mũi tên đặt vuông góc với trục chính của một gương cầu lõm, ta vẽ ảnh B’của điểm B sau đó dựng đường vuông góc xuống trục chính để xác định ảnh A’của điểm A.Khi đó A’B’ là ảnh của A. Sử dụng nguyên tắc trên hãy vẽ ảnh của vật AB cho trên hình vẽ. Có nhận xét gì về kích thước của ảnh và vật trong trường hợp này?. 1.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> B. A. C. F. 0. Hình 3.9 HƯỚNG DẪN BÀI TẬP ÁP DỤNG a) PHẦN TRẮC NGHIỆM Bài Đáp án. 1 D. 2 B. 3 A. 4 D. 5 A. b) PHẦN TỰ LUẬN Bài tập 1: HD: Hai xe đi ngược chiều nhau đến chỗ đường gấp khúc, nếu không nhìn thấy nhau thì rất dễ xảy ra tai nạn. Gương cầu lồi lớn được đặt chỗ gấp khúc có tác dụng làm cho các lái xe có thể nhìn thấy nhau và giảm tốc độ, tránh xảy ra tai nạn. Bài tập 2: HD: Từ S ta vẽ hai tia SI song song với trục chính và SO đến đỉnh gương. - Tia SI cho tia phản xạ IR có đường kéo dài đi qua tiêu điểm F. - Tia SO cho tia phản xạ OK đối xứng với nó qua trục chính. Hai tia IR và Ok có đường kéo dài cắt nhau tại S’. Khi đó S’ là ảnh của S qua gương như hình vẽ 3.10. ảnh S’ là ảnh ảo. R I. S. S' C. F. 0 K. Hình: 3.10 Bài tập 3: HD: Ảnh S’ được biểu diễn như hình vẽ:. 1.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> S'. I. S F. C. I. S. 0. 0. F. C I'. S'. a). b) Hình: 3.11. Bài tập 4: HD: Ảnh A’B’ của AB được biểu diễn như hình vẽ 3.12: Trên hình vẽ ta thấy ảnh A’B’ nhỏ hơn vật AB đây là ảnh thật (hứng được trên màn). I. A B' F B. 0. C A'. I'. Hình: 3.12. 1.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> CHƯƠNG II: ÂM HỌC CHỦ ĐỀ 4 NGUỒN ÂM - ĐỘ CAO - ĐỘ TO CỦA ÂM I . Một số kiến thức cơ bản 1. Nguồn âm: - Những vật phát ra âm gọi là nguồn âm. - Vật dao động phát ra âm thanh. 2. Độ cao của âm - Số dao động trong một dây gọi là tần số. Đơn vị tần số là Hec (Hz). - Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi vật dao động càng nhanh tức là tần số dao động càng lớn. - Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi vật dao động càng chậm tức là tần số dao động càng nhỏ. - Thông thường tai người nghe được những âm có tần số trong khoảng từ 20Hz đến 20 000Hz. 3. Độ to của âm - Biên độ dao động càng lớn âm càng to. - Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB). - Trong một giới hạn nhất định, khi độ to của âm càng lớn thì ta nghe âm càng rõ, tuy nhiên khi độ to của âm vào khoảng 70dB và thời gian kéo dài thì âm thanh ta nghe được không còn êm ái, dễ chịu nữa. Người ta gọi độ to của âm ở mức 70dB là giới hạn về ô nhiễm tiếng ồn. - Khi độ to của âm lên đến 130dB trở lên, âm thanh làm cho tai nhức nhối, khó chịu và thậm chí có thể làm điếc tai. người ta gọi độ to của âm ở mức 130dB là ngưỡng đau có thể làm điếc tai. II. Bài tập. 1. Ví dụ: Bài tập 1: Khi đánh trống, người ta thường gõ dùi trống vào mặt trống một cách dứt khoát sao cho thời gian dùi trống chạm vào mặt trống là rất ngắn. Dựa vào kiến thức vật lí đã học, hãy giải thích tại sao? Hướng dẫn Thời gian dùi trống chạm vào mặt trống là rất ngắn, mặt trống có thể dao động ngay và tạo ra âm thanh. Nếu khi đánh trống mà để dùi trống tiếp xúc lâu với mặt trống thì mặt. 1.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> trống không dao động được, khi đó ta chỉ nghe thấy một tiếng “bụp” khi dùi trống chạm mặt trống chứ không thể nghe được âm vang của tiếng trống. Bài tập 2: Các nhà khoa học cho biết, phần lớn các loại côn trùng không có các cơ quan đặc biệt để phát ra loại âm, nhưng khi bay, một số loài côn trùng như ruồi, muỗi, ong … tạo ra những tiếng vo ve. Hãy giải thích tại sao? Hướng dẫn Nguyên nhân chính là khi bay, các côn trùng đã vẫy những đôi cánh nhỏ của chúng rất nhanh (hàng mấy trăm lần trong một giây), những đôi cánh nhỏ đó đóng vai trò là màng dao động và phát ra âm thanh. Bài tập 3: Một vật thực hiện dao động, quan sát thấy cứ trong 12giây, nó thực hiện được 96 dao động. Hỏi tần số dao động của vật ấy là bao nhiêu? Hướng dẫn Ta biết tần số là số dao động mà vật thực hiện được trong một giây. Tần số dao động của vật là : n =. 96 =8(Hz) 12. Bài tập 4: Tìm hiểu và giải thích vì sao tai con người có thể nghe được những âm thanh to nhỏ khác nhau? Hướng dẫn Tai ta nghe được âm thanh vì âm phát ra từ các vật dao động xung quanh đã truyền qua không khí, đến tai ta làm màng nhĩ dao động. Dao động này được truyền và khuếch đại (tức là làm cho nó lớn lên) ở bộ phận bên trong tai, tạo nên tín hiệu truyền lên não, giúp ta cảm nhận được âm thanh. - Khi màng nhĩ rung động yếu, ta nghe thấy âm nhỏ. - Khi màng nhĩ rung động mạnh, ta nghe thấy âm to. Bài tập 5: Dân gian có câu: “thùng rỗng kêu to”. Điều này có đúng về mặt kiến thức vật lí không? Hãy cho biết ý kiến của em. Hướng dẫn Câu nói “thùng rỗng kêu to” thường dùng để châm biếm những người làm việc thì chẳng ra gì, nhưng nói khoe khoang thành tích thì giỏi.. 2.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Tuy nhiên, câu nói trên về mặt vật lí lại rất đúng: Khi gõ vào chiếc thùng rỗng bên trong, phần thùng bị gõ có khả năng dao động mạnh tạo ra âm thanh lớn. 2. Bài tập áp dụng a) Bài tập trắc nghiệm Bài tập 1: Khi nghe đài, âm thanh phát ra từ đâu? A. Từ cái núm chỉnh âm thanh. B. Từ phát thanh viên đọc ở đài phát thanh. C. Từ màng loa đang dao động. D. Từ vỏ kim loại của chiếc đài. Bài tập 2: Trong 20 giây, một lá thép thực hiện được 5 000 dao động. Hỏi tần số dao động của lá thép có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau: A. 20Hz .. B. 5 000Hz .. C. 250 Hz .. D. 10 000Hz.. Bài tập 3: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hạ âm, siêu âm và khả năng nghe của tai con người? A. Tai con người có thể nghe được các âm có tần số từ 20Hz đến 20 000Hz. B. Những âm có tần số dưới 20Hz gọi là hạ âm. C. Những âm có tần số trên 20 000Hz gọi là siêu âm. D. Tai con người có thể nghe bất kì loại âm nào, không phụ thuộc vào tần số của âm. Bài tập 4: Trong các giá trị về độ to của âm tính ra đêxiben sau đây, giá trị nào ứng với ngưỡng đau. A. 80dB.. B. 130dB.. C. 100dB.. D. 120dB.. Bài tâp 5: Âm thanh phát ra từ một cái trống khi ta gõ vào nó (sẽ to hay nhỏ), phụ thuộc vào yếu tố nào trong các yếu tố sau: A. Kích thước của mặt trống. B. Độ căng của mặt trống. C. Biên độ dao động của mặt trống. D. Kích thước của dùi trống. b) Bài tập tự luận Bài tập 1:. 2.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Hãy giải thích sự phát âm của ống sáo, chiếc còi khi thổi vào nó? Bài tập 2: Hãy giải thích vì sao chúng ta có thể phát ra âm bằng miệng? Bài tập 3: Các trọng tài bóng đá thường dùng loại còi bên trong có một viên bi nhỏ, khi thổi tiếng còi phát ra rất to. Hãy giải thích vì sao có thể tạo ra được âm thanh như thế? Bài tập 4: Trong 20 giây, một lá thép thực hiện được 6 000 dao động. Hỏi dao động của lá thép có phát ra âm thanh hay không? Tai con người có thể cảm nhận được âm thanh do lá thép đó phát ra không? Tại sao? Bài tập 5: Một học sinh cho rằng khi gảy đàn ghi ta, dây đàn rung và phát ra âm thanh. Âm thanh do dây đàn phát ra sẽ trầm hơn nếu người ta làm cho dây đàn càng căng. Theo em ý kiến như vậy có đúng không? Tại sao? Bài tập 6: Vì sao trên chiếc đàn ghi ta và một số loại đàn khác, khi bấm ở những vị trí khác nhau ta có thể nghe được những âm trầm hoặc bổng khác nhau? HƯỚNG DẪN BÀI TẬP ÁP DỤNG. a) PHẦN TRẮC NGHIỆM Bài Đáp án. 1 C. 2 3 C D b) PHẦN TỰ LUẬN. 4 B. 5 C. Bài tập 1: HD: Khi thổi vào còi hoặc sáo, cột không khí trong sáo hoặc còi dao động và phát ra âm thanh. Bài tập 2: HD: Sở dĩ chúng ta có thể phát ra âm thanh bằng miệng là vì khi ta nói, không khí từ phổi đi lên khí quản, qua thanh quản, làm cho các thanh đới dao động, chính dao động của các thanh đới tạo ra tiếng nói. Bài tập 3: HD: Khi thổi còi, nhờ có luồng khí xoáy bên trong còi mà viên bi bên trong chuyển động, sự dao động luồng khí bên trong càng mạnh, kết hợp với sự thay đổi áp suất bên trong của nó, chính nguyên nhân này đã tạo ra âm thanh lanh lảnh rất to. Bài tập 4:. 2.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> HD: Trong 20 giây, một lá thép thực hiện được 6 000 dao động, vậy tần số dao động của lá thép là. 6000 =300(Hz) 20. Lá thép dao động phát ra âm thanh. Vì tần số dao động của lá thép là 300Hz (trong khoảng từ 20Hz đến 20 000 Hz) nên tai con người có thể cảm nhận được. Bài tập 5: HD: Ý kiến như vậy là không đúng. Người ta chứng minh được rằng, tần số âm thanh do dây đàn phát ra tỉ lệ với sức căng của dây: Dây càng căng thì tần số càng lớn do đó âm do nó phát ra cũng càng cao (tức âm càng bổng). Bài tập 6: HD : Người ta chứng minh được rằng, tần số âm thanh do dây đàn phát ra tỉ lệ nghịch với chiều dài của dây: Chiều dài của dây càng ngắn thì âm phát ra có tần số càng cao tức là âm càng bổng.. CHỦ ĐỀ 5 MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM - PHẢN XẠ ÂM CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN I. Một số kiến thức cơ bản 1. Môi trường truyền âm. - Chất rắn, lỏng, khí là những môi trường có thể truyền được âm. - Chân không không thể truyền được âm. - Nói chungvận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí. - Khi truyền trong các môi trường âm bị hấp thụ dần, nên càng xa nguồn phát âm thì âm càng nhỏ rồi tắt hẳn. - Vận tốc truyền âm trong các môi trường khác nhau là khác nhau. 2. Phản xạ âm - tiếng vang - Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây. - Các vật mềm có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt). Các vật cứng có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém). 3. Chống ô nhiễm tiếng ồn. - Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, gây ảnh hưởng sấu đến sức khoẻ và hoạt động bình thường của con người.. 2.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác. - Những vật liệu được dùng để làm giảm tiếng ồn truyền đến tai gọi là những vật liệu cách âm. II. Bài tập 1. Ví dụ. Bài tập 1: Hãy tưởng tượng, nếu các nhà du hành vũ trụ làm việc trên mặt trăng, khi đó họ nói chuyện được với nhau có bình thường như khi nói chuyện trên mặt đất không? Tại sao? Hướng dẫn: Ở trên mặt trăng không có khí quyển, nghĩa là không có môi trường truyền âm, do đó các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện được với nhau như khi họ đứng trên bề mặt trái đất. Bài tập2: Một người gõ mạnh búa xuống đường ray xe lửa tại điểm M làm âm truyền đến điểm N cách M 1 590m. Hỏi thời gian truyền âm từ M đến N là bao lâu nếu: a) Âm truyền qua đường ray. b) Âm truyền trong không khí. Cho vận tốc truyền âm trong đường ray là 5 300m/s, vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Hướng dẫn a) Thời gian âm truyền trong đường ray: t1 =. 1590 =0,3 (giây) 5300. b) Thời gian âm truyền trong không khí: t2 =. 1590 =4 , 68 340. (giây). Bài tập 3: Trong trường hợp nào ta nghe được rõ hơn: Trong phòng họp kín hay ở ngoài trời? Hãy giải thích vì sao lại như vậy? Coi độ to của âm như nhau. Hướng dẫn Với cùng một độ to của âm như nhau, trong phòng họp kín ta sẽ nghe âm to hơn. Vì khi nói trong phòng kín, âm thanh bị phản xạ trên các bức tường xung quanh tạo ra các âm vang, các âm vang này đến tai gần như cùng một lúc so với âm phát ra (vì phòng họp thường không quá rộng) làm cho ta có cảm giác như âm phát ra lớn hơn. Khi nói ngoài trời, âm phát ra hầu như không có phản xạ, hơn nữa lại bị nhiều vật hấp thụ làm âm nghe nhỏ hơn.. 2.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Bài tập 4: Một người đứng cách một vách đá 10m và la to. Hỏi người ấy có thể nghe được tiếng vang của âm không? Tại sao? Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Hướng dẫn Để nghe rõ tiếng vang thì thời gian kể từ lúc âm phát ra đến lúc cảm nhận được âm phản xạ phải lớn hơn 10 1 = 340 34. là. 1 giây. Theo đề bài, thời gian kể từ lúc âm do người phát ra đến khi gặp vách đá 15 (giây), thời gian âm phản xạ về đến chỗ người đứng cũng là. gian kể từ lúc âm phát ra đến khi cảm nhận được âm phản xạ là. 1 34. giây. Vậy thời. 1 1 1 + = (giây) < 34 34 17. 1 15. giây nên người ấy không thể nghe được tiếng vang của âm. Bài tập 5: Giả sử nhà em ở sát mặt đường, nơi thường xuyên có các loại xe ôtô, xe máy hoạt động. Em hãy nêu một số biện pháp làm giảm tiếng ồn cho nhà mình. Hướng dẫn Có thể thực hiện một số biện pháp sau: - Cửa sổ và cửa đi có lắp kính và thường xuyên đóng. - Trồng cây xanh trước nhà để tiếng ồn phản xạ theo nhiều hướng khác nhau. - Làm tường phủ dạ, che cửa sổ, cửa ra vào bằng vải, nhung… 2. Bài tập áp dụng a) Bài tập trắc nghệm Bài tập 1: Khi tìm hiểu về sự truyền âm thanh, người ta đã đưa ra các ý kiến sau: A. Khi truyền âm trong không khí, nếu không khí càng loãng thì sự truyền âm càng kém. B. Trong những điều kiện như nhau, chất rắn truyền âm tốt hơn chất lỏng. C. Khi đứng trong phòng kính kín, thì khó có thể nghe được âm thanh từ bên ngoài, vì chất rắn (kính) truyền âm rất kém. D. Trong những điều kiện như nhau, chất khí truyền âm kém nhất (so với chất lỏng và chất rắn. Ý kiến nào trên đây là sai? Bài tập 2: Âm có thể truyền qua các chất rắn, lỏng hoặc khí nhưng lại không thể truyền qua chân không. Câu giải thích nào sau đây là đúng? A. Vì chân không không có khối lượng. B. Vì chân không là môi trường không có hạt vật chất nào, khi các vật phát âm. dao. động, không có hạt vật chất nào dao động theo nên âm không truyền đi được. C. Vì chân không là môi trường chứa ít phân tử khí.. 2.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> D. Vì không thể đặt nguồn âm trong môi trường chân không. Bài tập 3: Trong các trường hợp sau đây, những trường hợp nào ta có thể nghe rõ tiếng vang. A. Nói to trong những hang động lớn. B. Nói to trong phòng học. C. Nói to khi đứng trên chiếc tàu ngoài khơi. D. Nói to trong phòng tắm đóng kín cửa. Bài tập 4: Tại một nơi trên mặt biển mà thời gian kể từ lúc con tàu (trên mặt nước) phát ra siêu âm đến khi nhận siêu âm phản xạ là 1 giây. Độ sâu của đáy biển nơi đó có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau: A. 1 500m.. B. 750m.. C. 3 000m.. D. Một giá trị khác.. Biết vận tốc truyền siêu âm trong nước biển là 1 500m/s. Bài tập 5: Khi phải làm việc trong điều kiện có ô nhiễm về tiếng ồn, để bảo vệ sức khoẻ cho công nhân, có thể thực hiện biện pháp nào sau đây: A. Gắn hệ thống giảm âm vào các ống xả (chi tiết gây ra tiếng ồn). B. Tránh xa nơi có tiếng ồn. C. Thay động cơ của máy nổ bằng loại động cơ tốt hơn. D. Bịt tai thường xuyên. Bài tập 6: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng. A. Siêu âm là âm thanh gây ra ô nhiễm tiếng ồn nhiều nhất vì siêu âm là âm có tần số rất lớn. B. Hạ âm là âm thanh gây ra ô nhiễm tiếng ồn ít nhất vì hạ âm là âm có tần số nhỏ. C. Cả siêu âm và hạ âm đều gây ra ô nhiễm tiếng ồn. D. Các phát biểu A, B, C đều sai. b) Bài tập tự luận. Bài tập 1: Hai học sinh đứng đợi tàu trong sân ga, học sinh thứ nhất ghé tai xuống sát đường ray và nói rằng tàu sắp đến ga. Học sinh thứ hai đứng gần đó lại chẳng nghe thấy gì. Giải thích tại sao có sự khác nhau đó? Bài tập 2: Khi đứng trên bờ ao, hồ mà nói chuyện với nhau thì nghe rõ hơn là khi nói chuyện trong phòng kín. Hãy giải thích vì sao lại như vậy ? Bài tập 3:. 2.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Một người đứng cách một vách đá 850m và la to. Hỏi người đó có thể nghe rõ tiếng vang của âm không? Tại sao? Bài tập 4: Hãy tìm hiểu cách xây tường của các phòng thu thanh (thường có ở đài phát thanh và truyền hình) và giải thích vì sao người ta làm như vậy? Bài tập 5: Để chống ô nhiễm tiếng ồn về nguyên tắc phải thực hiện những biện pháp gì? Trình bày những cách làm cụ thể. HƯỚNG DẪN BÀI TẬP ÁP DỤNG a) PHẦN TRẮC NGHIỆM Bài Đáp án. 1 C. 2 B. 3 A. 4 B. 5 A. 6 D. b) PHẦN TỰ LUẬN Bài tập 1: HD: Chất rắn là môi trường truyền âm tốt hơn nhiều so với chất khí. Khi ghé sát tai xuống đường ray, âm do đoàn tàu phát ra từ rất xa được đường ray truyền đi rất nhanh đến tai nên học sinh thứ nhất (ghé sát tai xuống đường ray) có thể nghe rõ âm thanh này. Trong khi đó, học sinh thứ hai đứng bên cạnh chỉ nghe được âm thanh truyền trong không khí, khi đoàn tàu còn ở xa, âm do đoàn tàu phát ra truyền đi bị không khí hấp thụ, âm thanh này yếu dần và không đến được tai, làm cho học sinh này không thể nghe thấy tiếng của đoàn tàu. Bài tập 2: HD: Khi nói chuyện ở đâu thì âm thanh phát ra cũng đều có thể bị phản xạ. -Trong nhà âm thanh phản xạ trên tường và trở lại tai người nghe, lúc đó âm phát ra và âm phản xạ đến gặp nhau làm cho người nghe khó nghe hơn. - Trên bờ ao, hồ, âm phản xạ trên mặt nước hầu như không trở lại tai người nghe nên nghe rõ hơn. Bài tập 3: HD: Để nghe rõ tiếng vang thì thời gian kể từ lúc âm phát ra đến lúc cảm nhận được âm phản xạ phải lớn hơn là. 1 giây. Theo đề bài, thời gian kể từ lúc âm do người phát ra đến khi gặp vách đá 15. 850 =2,5 (giây), thời gian âm phản xạ về đến chỗ người đứng cũng là 2,5giây. Vậy thời gian 340. kể từ lúc âm phát ra đến khi cảm nhận được âm phản xạ là 5(giây) >. 1 giây nên người ấy có 15. thể nghe được tiếng vang của âm.. 2.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Bài tập 4: HD: Tường của các phòng thu thanh được xây hai lớp dày, chính giữa có một lớp xốp. Các phòng thu thanh cần có không gian yên tĩnh, không có tiếng ồn. Hai lớp tường và lớp xốp này có tác dụng ngăn cản âm thanh từ bên ngoài, không cho chúng truyền vào trong phòng thu. Chú ý tường và xốp là những vật liệu cách âm rất tốt. Bài tập 5: HD: Để chống ô nhiễm tiếng ồn ta có thể thực hiện những biện pháp sau đây: - Làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra bằng cách điều chỉnh độ to của âm. - Ngăn chặn đường truyền âm bằng cách dùng các vật liệu cách âm. Chẳng hạn dùng cửa kính, dùng rèm treo tường, cửa sổ và cửa ra vào … - Hướng âm đi theo đường khác và hấp thụ âm hoặc bằng cách trồng nhiều cây xanh để phản xạ bớt tiếng ồn…. 2.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> HỌC KÌ II CHƯƠNG III: ĐIỆN HỌC CHỦ ĐỀ 6 SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ SÁT – HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH I. Một số kiến thức cơ bản. 1. Sự nhiễm điện do cọ sát - Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ sát - Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác. 2. Hai loại điện tích. - Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau. - Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các êlêctrôn mang điện tích âm chuyển động quanh hạt nhân tạo thành lớp vỏ của nguyên tử. - Tổng các điện tích âm của các êlêctrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân, do đó bình thường nguyên tử trung hoà về điện. - Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlêctrôn, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlêctrôn. II. Bài tập 1. Ví dụ Bài tập 1: Với phát biểu: “Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác”, một học sinh cho rằng, nam châm hút được sắt thì nam châm cũng là vật bị nhiễm điện. Theo em hiểu như thế có đúng không? Tại sao? Hướng dẫn Hiểu như thế là không đúng. Nam châm hút được sắt là một đặc tính hoàn toàn khác với sự nhiễm điện, đặc tính đó chính là từ trường của nam châm. Bài tập 2: Vào những ngày thời tiết hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa, thấy nhiều sợi tóc bị lược kéo thẳng ra. Hãy giải thích tại sao? Hướng dẫn Khi chải đầu bằng lược nhựa, lược cọ sát nhiều lần vào tóc (khô) làm cho cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện, khi bị nhiễm điện chúng hút lẫn nhau nên nhiều sợi tóc bị lược nhựa kéo thẳng ra. Bài tập 3:. 2.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Tại sao trên các cánh quạt (quạt điện ở nhà) thường bị bám bụi nhiều hơn so với các vật dụng khác như bàn ghế, tủ chẳng hạn? Hướng dẫn Cánh quạt quay, cọ xát với không khí và trở thành vật bị nhiễm điện. Khi bị nhiễm điện thì nó rất dễ hút những vật nhẹ khác, nhất là bụi. Trong khi đó các vật dụng khác như bàn, ghế, tủ không bị nhiễm điện nên những vật dụng này chỉ bị bụi bám vào mà chúng không hút được bụi. Vì thế nên các cánh quạt thường bị bám bụi nhiều hơn. Bài tập 4: Dùng một đũa thuỷ tinh cọ xát vào một miếng lụa, Sau đó đưa một đầu đũa lại gần một quả cầu nhẹ được treo bằng sợi dây tơ, thấy quả cầu bị hút về đũa thuỷ tinh, dây treo quả cầu bị lệch như hình 6.1. Hãy dự đoán về sự nhiễm điện của quả cầu và giải thích. Hình 6.1. ý kiến của mình. Hướng dẫn Sau khi đũa thuỷ tinh cọ sát vào một miếng lụa thì đũa thuỷ tinh bị nhiễm điện dương. Hiện tượng xảy ra như trên có thể có hai trường hợp: - Trường hợp 1: Quả cầu bị nhiễm điện âm. Đũa thuỷ tinh bị nhiễm điện dương và quả cầu nhiễm điện âm sẽ hút nhau làm dây treo quả cầu bị lệch. - Trường hợp 2: Quả cầu không nhiễm điện. Đũa thuỷ tinh nhiễm điện dương vẫn có thể hút quả cầu làm dây treo quả cầu bị lệch. Bài tập 5: Gọi -e là điện tích của mỗi êlêctrôn. Biết nguyên tử ôxi có 8 êlêctrôn bay xung quanh hạt nhân. Hỏi điện tích hạt nhân của nguyên tử ôxi là bao nhiêu? Vì sao em biết điều đó. Hướng dẫn Ta biết rằng, tổng điện tích âm của các êlêctrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Vì trị số tuyệt đối của tổng điện tích các êlêctrôn là  -8e = +8e nên điện tích hạt nhân nguyên tử ôxi là +8e. Bài tập 6: Trong hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, khi hai vật cọ xát với nhau có thể nào chỉ có một vật bị nhiễm điện còn vật kia vẫn không bị nhiễm điện không? Tại sao? Hướng dẫn Khi hai vật cọ xát với nhau, không thể xảy ra trường hợp chỉ một vật bị nhiễm điện còn vật kia vẫn không bị nhiễm điện, vì trong quá trình cọ xát êlêctrôn đã dịch chuyển từ vật nọ sang vật kia. Như vậy vật nhận thêm êlêctrôn phải nhiễm điện âm còn vật kia mất bớt êlêctrôn phải nhiễm điện dương. 2. Bài tập áp dụng. 3.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> a) Bài tập trắc nghiệm Bài tập1: Đưa một chiếc đũa thuỷ tinh đã bị nhiễm điện lại gần một quả cầu bấc nhẹ treo bằng dây chỉ mảnh như hình 6.2. Hiện tượng gì sẽ xảy ra? Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau? A. Quả cầu vẫn đứng yên. B. Quả cầu bị đẩy ra xa. C. Quả cầu bị hút về phía thanh thuỷ tinh.. Hình 6.2. D. Quả cầu quay tại chỗ làm cho dây treo bị xoắn lại. Bài tập 2: Lấy một thanh êbônit cọ xát vào một miếng len.Kết quả nào trong những kết quả nào sau đây là đúng? A. Chỉ có thanh êbônit bị nhiễm điện, còn miếng len thì không bị nhiễm điện. B. Chỉ có miếng len bị nhiễm điện, còn thanh êbônit thì không bị nhiễm điện. C. Cả thanh êbônit và miếng len đều không bị nhiễm điện. D. Không có vật nào bị nhiễm điện. Bài tập 3: Cọ xát thanh thuỷ tinh vào miếng lụa, cọ xát mảnh pôliêtilen vào len, sau đó đưa thanh thuỷ tinh lại gần mảnh pôliêtilen. Hiện tượng gì sẽ xảy ra? Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án sau: A. Thanh thuỷ tinh và mảnh pôliêtilen hút nhau. B. Thanh thuỷ tinh và mảnh pôliêtilen đẩy nhau. C. Thanh thuỷ tinh và mảnh pôliêtilen không hút, cũng không đẩy nhau. D. Lúc đầu thanh thuỷ tinh đẩy mảnh pôliêtilen, sau đó thì hút. Bài tập 4: Hai chiếc thước nhựa cùng bị nhiễm điện âm, khi đưa chúng lại gần nhau thì hiện tượng xảy ra như thế nào? Chọn phương án trả lời đúng. A. Hút nhau.. B. Đẩy nhau.. C. Vừa hút, vừa đẩy.. D. Không hút và không đẩy.. Bài tập 5: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo nguyên tử? A. Nguyên tử có một hạt nhân ở chính giữa mang điện tích dương. B. Xung quanh hạt nhân có các êlêctrôn mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử. C. Ở trạng thái bình thường, nguyên tử trung hoà về điện. D.Các phát biểu A, B, C đều đúng. b) Bài tập tự luận Bài tập 1:. 3.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Hãy giải thích tại sao làm như vậy ? Bài tập 2: Bằng kiến thức của mình về sự nhiễm điện, hãy giải thích vì sao trong các cơn dông thường thấy có chớp (là tia lửa điện phát ra ánh sáng chói lòa) kèm theo tiếng sấm vang rền, đôi khi còn có cả sét. Bài tập 3: Vào những ngày hanh khô, không nên lau cửa kính, màn hình ti vi, màn hình máy vi tính bằng khăn khô, chỉ nên làm vệ sinh bằng cách dùng chổi bông quét nhé ̣ lên bề mặt kính hay màn hình mà thôi, vì như thế thì ngay hôm sau sẽ lại có bụi bám lên chúng, thậm chí còn nhiều hơn. Lời khuyên này dựa trên cơ sở nào? Bài tập 4: Một ống nhôm nhẹ được treo bằng một sợi chỉ tơ, trong tay em chỉ có một thanh êbônit đã nhiễm điện âm và một đũa thủy tinh đã nhiễm điện dương. Trình bày một phương án để xác định xem ống nhôm đã nhiễm điện hay chưa và nhiễm điện gì? Bài tập 5: Lấy một vật đã nhiễm điện âm đưa lại gần một quả cầu treo trên một sợi tơ mảnh. Hãy cho biết trong các trường hợp sau, quả cầu có bị nhiễm điện không? Nếu có thì nhiễm điện loại gì? a) Quả cầu bị hút lại gần vật nhiễm điện. b) Quả cầu bị đẩy ra xa vật nhiễm điện. Bài tập 6: Trong ngành chế tạo ô tô, xe máy người ta thường làm cho vật cần sơn (vỏ xe) và sơn nhiễm điện khác loại. Hãy giải thích vì sao họ làm như vậy? Bài tập 7: Trong các thư viện lớn, một số sách quý đã quá cũ, các trang sách thường dính chặt với nhau, khi lật từng trang rất dễ rách. Để có thể lật các trang sách dễ dàng hơn, người ta tích điện cho sách. Hãy giải thích nguyên tắc của cách làm trên? HƯỚNG DẪN BÀI TẬP ÁP DỤNG. a) PHẦN TRẮC NGHIỆM Bài Đáp án. 1 C. 2 C. 3 A. 4 B. 5 D. b) PHẦN TỰ LUẬN Bài tập 1: HD: Trong các xưởng dệt vải thường có bụi bông bay lơ lửng trong không khí, những bụi bông này có hại cho sức khoẻ của công nhân.. 3.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Để bảo vệ cho sức khỏe của công nhân khi làm việc, người ta treo những tấm kim loại nhiễm điện trên cao, chúng có tác dụng hút các bụi bông lên bề mặt của chúng, làm cho không khí xưởng dệt ít bụi hơn. Bài tập 2: HD: Khi hơi nước trong luồng không khí bốc lên cao, chúng cọ sát với nhau tạo thành các đám mây giông điện tích. Khi đó, giữa các đám mây giông điện tích với nhau hoặc giữa những đám mây giông và mặt đất xuất hiện tia lửa điện phát ra ánh sáng chói lòa gọi là chớp. Do nhiệt độ cao của tia lửa điện, không khí giãn nở đột ngột, phát ra tiếng nổ. Bài tập 3: HD: Khi lau mặt kính màn hình ti vi bằng khăn khô, ta đã vô tình làm cho các bề mặt này bị nhiễm điện. Sự nhiễm điện của các mặt này làm cho bụi bị hút vào nhiều hơn. Bài tập 4: HD: Phương án thực hiện: Đưa lần lượt thanh êbônit và đũa thủy tinh lại gần ống nhôm. - Nếu trong cả hai trường hợp ống nhôm đều bị hút thì ống nhôm chưa bị nhiễm điện. - Nếu một trong hai trường hợp trên, ống nhôm bị đẩy thì ống nhôm đã nhiễm điện cùng dấu với điện tích của vật đã đẩy nó. Chẳng hạn, ống nhôm bị đũa thủy tinh đẩy thì ống nhôm đã nhiễm điện dương. Bài tập 5: HD: a) Khi quả cầu bị hút lại gần vật nhiễm điện, có hai trường hợp đều có thể xảy ra: Hoặc là quả cầu không bị nhiễm điện , hoặc là quả cầu đã nhiễm điện dương. b) Khi quả cầu bị đẩy ra xa vật nhiễm điện, chắc chắn quả cầu bị nhiễm điện âm, vì lúc đó hai vật nhiễm điện cùng dấu đã đẩy nhau. Bài tập 6: HD: Nếu sơn và vật cần sơn nhiễm điện khác loại, chúng sẽ hút nhau mạnh hơn làm cho lớp sơn được bảo đảm và tiết kiệm được nguyên vật liệu khi sơn. Bài tập 7: HD: Khi tích điện cho sách, các trang sách bị tích điện cùng loại, chúng đẩy nhau nên việc lật từng trang sách dễ dàng hơn.. 3.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> CHỦ ĐỀ 7 DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN CHẤT DẪN ĐIỆN – CHẤT CÁCH ĐIỆN I. Một số kiến thức cơ bản 1. Dòng điện - Nguồn điện. - Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. - Mỗi nguồn điện đều có hai cực. Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện. 2. Chất dẫn điện - Chất cách điện . - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. - Dòng điện trong kim loại là dòng các êlêctrôn dịch chuyển có hướng. II. Bài tập 1. Ví dụ: Bài tập 1: Một học sinh nối hai cực của một viên pin với một bóng đèn nhỏ thấy đèn không sáng. Theo em những nguyên nhân nào có thể dẫn đến những hiện tượng trên. Hướng dẫn: Một số nguyên nhân có thể xảy ra: - Dây tóc bóng đèn có thể bị đứt. - Dây nối pin với bóng đèn có thể bị đứt ngầm bên trong. - Các đầu dây nối với hai cực của pin, với hai chốt nối của đèn vặn chưa chặt. - Pin đã quá cũ, không còn khả năng tạo ra dòng điện. Bài tập 2: Một nguồn điện như một ắc quy chẳng hạn, có thể sử dụng mãi mãi được không? Tại sao? Hướng dẫn Ắc quy không thể sử dụng mãi mãi được, sau một thời gian sử dụng, dòng điện do ắc quy cung cấp sẽ yếu dần và ắc quy không còn cung cấp điện được nữa. Bài tập 3: Trong các chất sau đây: Bạc; dung dịch đồng sunpat; giấy; thép; thuỷ tinh; đồng; bê tông; than chì. Chất nào là chất dẫn điện, chất nào là chất cách điện? Hướng dẫn - Các chất dẫn điện: Bạc, dung dịch đồng sunpat, thép, đồng, than chì. - Các chất cách điện: Giấy, thuỷ tinh, bê tông. Bài tập 4:. 3.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Không khí ở điều kiện thường là chất cách điện. Hãy nêu một bằng chứng để chứng tỏ điều đó? Hướng dẫn Nếu không khí ở điều kiện thường là chất dẫn điện thì khi ta đứng gần những ổ cắm điện nhà, ta sẽ bị điện giật. nhưng trên thực tế điều đó đã không xảy ra. Vậy ở những điều kiện thông thường, không khí là chất cách điện tốt. Bài tập 5: Nối một bóng đèn với hai cực của một chiếc pin bằng dây dẫn kim loại như hình 7.1. Hãy cho biết dòng điện chạy theo chiều nào? Các êlêctrôn tự do trong dây dẫn kim loại chạy theo chiều nào?. Đ. A. B. Hình 7.1 Hướng dẫn Theo quy ước dòng điện có chiều đi ra từ cực dương của nguồn điện, qua bóng đèn tới cực âm của nguồn điện, trên hình vẽ dòng điện có chiều từ A qua đèn Đ và tới B. Bài tập 6: Hãy cho biết chất cách điện và chất dẫn điện có điểm nào khác biệt nhau về mặt cấu tạo? Hướng dẫn Chất dẫn điện là chất có nhiều hạt mang điện có thể chuyển động tự do, còn chất cách điện là chất có rất ít các hạt mang điện có thể chuyển động tự do. 2. Bài tập áp dụng a) Bài tập trắc nghiệm. Bài tập 1: Ba học sinh đưa ra ba khái niệm về dòng điện sau đây: Học sinh A: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển. Học sinh B: Dòng điện là sự chuyển động các điện tích. Học sinh C: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Theo em cách phát biểu nào là đúng? Bài tập 2: Khi mua một nguồn điện như pin hay ắc quy mới, ta quan tâm đến vấn đề nào sau đây? A. Pin hay ắc quy có đẹp không. B. Khả năng cung cấp điện mạnh hay yếu. C. Pin hay ắc quy càng lớn càng tốt.. 3.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> D. Pin hay ắc quy càng nhỏ càng tốt. Bài tập 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vật dẫn điện ? A. Vật dẫn điện là vật có khả năng nhiễm điện. B. Vật dẫn điện là vật có các hạt mang điện bên trong. C. Vật dẫn điện là vật có thể cho dòng điện đi qua. D. Vật dẫn điện là vật có khối lượng riêng lớn. Bài tập 4: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vật cách điện? A. Vật cách điện là vật không cho dòng điện chạy qua. B. Trong vật cách điện có rất ít các êlêctrôn tự do. C. Vật cách điện là vật mà các diện tích không thể tự do dịch chuyển bên trong nó. D. Vật cách điện chỉ cho các êlêctrôn chạy qua. Bài tập 5: Câu nào sau đây là đúng nhất khi nói về điện tích trong nguyên tử kim loại ? A. Trong nguyên tử, hạt nhân mang điện tích dương, các êlêctron mang điện tích âm B. Trong kim loại, các êlêctrôn tự do mang điện tích âm. C. Trong kim loại, dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các êlêctrôn tự do. D. Các phát biểu A, B, C đều đúng. Bài tập 6: Tại sao nói kim loại dẫn điện tốt? Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: A. Vì trong kim loại có nhiều êlêctrôn tự do. B. Vì kim loại thường có khối lượng riêng lớn. C. Vì kim loại là vật liệu đắt tiền. D. Các lí do A, B, C đều đúng. b) Bài tập tự luận Bài tập 1: Ở nhiều xe đạp có một bộ phận là nguồn điện tạo ra dòng điện để thắp sáng bóng đèn khi đi ban đêm. Em hãy quan sát và mô tả hình dáng bộ phận này và cho biết khi nào thì bộ phận này mới hoạt động và thắp sáng bóng đèn.? Bài tập 2: Người ta chứng minh được rằng, khi có dòng điện trong dây dẫn làm bằng kim loại thì các êlêctron dịch chuyển có hướng với vận tốc từ 0,1mm/s tới 1mm/s. Như vậy, khi đóng mạch điện, lẽ ra phải chờ một thời gian nào đó để êlêctron dịch chuyển từ nguồn điện tới bóng đèn thì đèn mới sáng, nhưng thực tế ta thấy các bóng đèn hầu như sáng ngay lập tức. Hãy giải thích điều dường như mâu thuẫn đó?. 3.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Bài tập 3: Một học sinh cho rằng trong kim loại, nếu nguyên tử mất bớt êlêctron, trở thành iôn dương thì khi có dòng điện chạy qua dây dẫn làm bằng kim loại thì không chỉ các êlêctron tự do dịch chuyển có hướng mà các iôn dương cũng chuyển động theo hướng ngược lại. Theo em, quan niệm như thế có đúng không? tại sao? Bài tập 4: Trong thí nghiệm được bố trí như hình 7.2,. - A B. hai quả cầu A và B gắn với giá đỡ bằng nhựa được đặt đủ xa. Khi làm quả cầu nhiễm điện, hai lá nhôm mỏng gắn với nó xoè ra. a) Tại sao hai lá nhôm này xoè ra? b) Có hiện tượng gì xảy ra với hai lá nhôm mỏng gắn với quả cầu B hay không, nếu. Hình 7.2. nối A với B bằng một thanh nhựa như hình 7.3? Tại sao? Cũng như câu hỏi trên đây, nhưng thay cho thanh nhựa người ta dùng một thanh. A. kim loại có tay cầm bằng nhựa để nối A với B.. B -. Hình 7.3 Bài tập 5: Quan sát dưới gầm các ô tô chở xăng bao giờ ta cũng thấy một dây xích sắt một đầu của dây xích này được nối với vỏ thùng chứa xăng, đầu kia được thả kéo lê trên mặt đường. Hãy cho biết dây xích này được dùng như thế để làm gì? Tại sao? HƯỚNG DẪN BÀI TẬP ÁP DỤNG a) PHẦN TRẮC NGHIỆM Bài Đáp án. 1 C. 2 B. 3 C. 4 D. 5 D. 6 A. b) PHẦN TỰ LUẬN Bài tập 1: HD: Bộ phận là nguồn điện trên xe đạp thường gọi là đinamô. Nguồn điện này có dạng hình trụ tròn, phía trên có một cái núm nhỏ, vành núm có nhiều rãnh nhỏ để có thể cọ sát vào một bên thành của bánh xe. Bình thường núm nhỏ được điều chỉnh để nó không tiếp xúc với bánh xe, khi. 3.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> cần làm cho bóng đèn sáng, ta quay cho núm tì sát vào bánh xe, khi bánh xe quay, nó làm cho núm nhỏ này quay theo và bóng đèn sẽ sáng. Bài tập 2: HD: Trong các dây dẫn bằng kim loại, các êlêctron có rất nhiều và chúng có mặt ở mọi nơi bên trong vật dẫn, khi đóng công tắc, các êlêctron trong dây dẫn nhận được “tín hiệu” gần như cùng một lúc và hầu như đồng loạt chuyển động có hướng. Chính vì vậy mà bóng đèn có thể sáng ngay. Như vậy khi đèn sáng, không phải do các êlêctron đã chuyển động từ nguồn điện đến bóng đèn. Bài tập 3: HD: Quan niệm như thế là không đúng. Khi bứt ra khỏi nguyên tử, các êlêctron liên kết với nhau rất yếu nên chúng dễ dàng chuyển động, còn các iôn (thực chất là các nguyên tử bị mất êlêctron) liên kết nhau rất chặt chẽ, chúng không dễ dàng chuyển động như các êlêctron được, do đó dòng điện trong kim loại chỉ là dòng chuyển động có hướng của các êlêctron tự do. Bài tập 4: HD: a) Hai lá nhôm xoè ra vì chúng nhiễm điện cùng loại và đẩy nhau. b) Không có hiện tượng gì xảy ra. Vì thanh nhựa là vật cách điện nên các điện tích không thể dịch chuyển qua nó. c) Hai lá nhôm gắn với quả cầu A cụp bớt lại, còn hai lá nhôm gắn với quả cầu B xoè ra. Vì đoạn dây đồng là vật dẫn điện. Các điện tích dịch chuyển từ quả cầu A tới quả cầu B qua đoạn dây đồng. quả cầu A mất bớt điện tích , quả cầu B có thêm điện tích. Bài tập 5:. HD: Dùng dây xích sắt để tránh xảy ra cháy, nổ xăng. Vì khi ôtô chạy, ôtô cọ xát mạnh với không khí, làm nhiễm điện những phần khác nhau của ôtô. Nếu bị nhiễm điện mạnh, giữa các phần này phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ xăng. Nhờ dây xích sắt là vật dẫn điện, các điện tích từ ôtô dịch chuyển qua nó xuống đất, loại trừ sự nhiễm điện mạnh.. CHỦ ĐỀ 8 SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN - CHIỀU DÒNG ĐIỆN I. Một số kiến thức cơ bản 1. Sơ đồ mạch điện. Để mô tả đơn giản các mạch điện và mắc một mạch điện theo đúng yêu cầu, người ta sử dụng các kí hiệu biểu thị các bộ phận của mạch điện để vẽ sơ đồ cho mạch điện. 2. Chiều dòng điện.. 3.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Người ta quy ước: chiều dòng điện là chiều từ cực dương của nguồn điện qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện. II. Bài tập 1. Ví dụ Bài tập 1: Hãy vẽ sơ đồ cho mạch điện hình 8.1, hình 8.2 và vẽ thêm mũi tên vào mỗi sơ đồ để chỉ chiều dòng điện chạy trong mạch đó khi công tắc đóng.. Hình 8.1. Hình 8.2 Hướng dẫn:. K. K. Đ Đ. Sơ đồ mạch điện H. 8.1. Sơ đồ mạch điện H. 8.2. Bài tập 2: Hãy sử dụng các kí hiệu về các dụng cụ điện để vẽ một mạch điện gồm nguồn điện, bóng đèn, các dây nối và khoá K trong trường hợp đèn đang sáng và đèn đang tắt. Hướng dẫn. K. K a). b) Hình 8.3. Các mạch điện được biểu diễn như hình 8.3: Hình a) Công tắc đóng, bóng đèn đang sáng. Hình b) Công tắc mở, bóng đèn đang tắt. Bài tập 3: Hãy vẽ thêm chiều dòng điện trong các mạch điện hình 8.4a và 8.4b. a). b). Hình 8.4 Hướng dẫn. 3.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> a). b). Hình8.5. Trong mạch điện dòng điện luôn có chiều đi từ cực dương của nguồn điện. dòng điện trong các mạch có chiều (theo chiều mũi tên) như hình vẽ 8.5a,b Bài tập 4: Trên hình 8.6 là hai mạch điện, nguồn điện được dấu kín trong hộp. Dựa vào chiều dòng điện, hãy cho biết các điểm M và N được nối với cực nào của nguồn điện trong mỗi mạch. M. N. M. Đ. K. a). N. Đ. b). K. Hình 8.6 Hướng dẫn Theo nguyên tắc: Dòng điện đi từ cực dương của nguồn điện qua vật dẫn tới cực âm của nguồn. Trong hình a) M được nối với cực âm, N được nối với cực dương. Trong hình b) M được nối với cực dương, N được nối với cực âm. 2. Bài tập áp dụng. a) Bài tập trắc nghiệm. Bài tập 1: Trong một mạch điện thắp sáng bóng đèn có thể đóng hay tắt, cần phải có dụng cụ và thiết bị nào? Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án sau: A. Bóng đèn và nguồn điện. B. Bóng đèn, nguồn điện và dây dẫn. C. Bóng đèn, nguồn điện, công tắc và dây dẫn. D. Chỉ cần dây dẫn và bóng đèn. Bài tập 2: Sơ đồ mạch điện có tác dụng gì? Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: A. Giúp ta có thể mắc đúng mạch điện theo yêu cầu. B. Giúp ta có thể kiểm tra và sửa chữa mạch điện dễ dàng. C. Có thể mô tả được mạch điện một cách dễ dàng. D. Các câu A, B, C đều đúng. Bài tập 3: Trong các mạch điện A, B, C và D (hình 8.7) sau đây với mũi tên chỉ chiều dòng điện, mạch điện nào vẽ đúng?. 4.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Hình 8.7. A). B). C). D). Bài tập 4: Trong mạch điện, chiều dòng điện và chiều dịch chuyển của các êleectron tự do liên quan gì với nhau? Chọn câu trả lời đúng. A. Cùng chiều. B. Ngược chiều. C. Ban đầu thì cùng chiều, sau một thời gian lại ngược chiều. D. Chuyển động theo hướng vuông góc với nhau. b) Bài tập tự luận Bài tập 1: Hãy vẽ một mạch điện trong đó có một bóng đèn, một công tắc và hai viên pin giống nhau được mắc liên tiếp, sao cho khi bật công tắc thì bóng đèn sẽ sáng. Bài tập 2: Hãy quan sát mạch điện trên hình 8.8 và cho biết: a) Trong mạch điện có bao nhiêu nguồn điện? b) Trong mỗi mạch điện, có chỗ nào vẽ sai không? Nếu có sửa lại cho đúng. Đ. K Hình 8.8 Bài tập 3: Quan sát các mạch điện trên hình 8.9 và cho biết trong mỗi sơ đồ có điểm nào sai? Hãy sửa lại cho đúng.. Đ. K a). Đ. K. b). Đ. K. c) Hình 8.9. Bài tập 4: Trong mạch điện hình 8.10 có 4 chiếc pin giống nhau và một bóng đèn, khi mắc một học sinh đã nối nhầm cực của một pin (pin bên trái vẽ đậm hơn). Hỏi: a) Bóng đèn có sáng không?. Hình 8.10. Đ. K. 4.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> b) Hãy dự đoán độ sáng của bóng đèn trong trường hợp này với độ sáng của bóng đèn khi mắc cả 4 chiếc pin cùng chiều (quay ngược nguồn đã nối nhầm cực).. 4.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> HƯỚNG DẪN BÀI TẬP ÁP DỤNG. a) PHẦN TRẮC NGHIỆM Bài Đáp án. 1 C. 2 D. 3 B. 4 B. b) PHẦN TỰ LUẬN Bài tập 1:. Đ. HD: Mạch điện được biểu diễn như hình vẽ . Trong đó Đ là bóng đèn, P1, P2, là các pin, K là công tắc. P1 P2. K Hình.8.11. Bài tập 2: HD: a) Trong mạch điện có 3 nguồn điện. b) Điểm sai trong sơ đồ là khi công tắc K ngắt mà vẫn có dồng điện trong mạch. Bài tập 3: HD: Sơ đồ a: Chiều dòng điện sai. Chiều đúng ngược với chiều của hình vẽ. Sơ đồ b: Khi công tắc K ngắt, vẫn có dòng điện là sai. Sơ đồ c: Kí hiệu các cực của nguồn điện sai. Kí hiệu đúng cực dương(+) là vạch đứng dài, cực âm (-) là vạch đứng ngắn. Chiều dòng điện trong mạch sai, chiều dòng điện chạy trong mạch đúng ngược với chiều của hình vẽ. Bài tập 4: HD: a) Bóng đèn vẫn sáng. b) Sau khi mắc lại (đổi cực cho pin mắc nhầm) thì bóng đèn sáng hơn.. CHỦ ĐỀ 9 CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN I. Một số kiến thức cơ bản.. 4.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> 1. Tác dụng nhiệt của dòng điện. Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng. 2. Tác dụng phát sáng của dòng điện. Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điôt phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao. 3. Tác dụng từ của dòng điện. Dòng điện khi chạy qua một cuộn dây dẫn có thể: Làm quay kim nam châm đặt gần nó và hút được các vật bằng sắt, thép giống như một nam châm. 4. Tác dụng hoá học của dòng điện. Khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm. 5. Tác dụng sinh lí của dòng điện. Nếu sơ ý để dòng điện đi qua cơ thể người, dòng điện có thể làm cho các cơ co giật, tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. Tuy vậy trong sinh học, người ta cũng có thể dùng dòng điện để chữa một số bệnh. II. Bài tập 1. Ví dụ: Bài tập 1: Xét các dụng cụ điện sau: Quạt điện, nồi cơm điện, ti vi, rađiô, ấm điện. Hỏi khi các dụng cụ này hoạt động thì tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích đối với dụng cụ nào? Không có ích đối với dụng cụ nào? Hướng dẫn - Tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích trong hoạt động của nồi cơm điện, ấm điện. - Tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích trong hoạt động của quạt điện, ti vi, rađiô. Bài tập 2: Người ta sử dụng ấm điện để đun nước. Hãy cho biết : a) Nếu còn nước trong ấm thì nhiệt độ cao nhất của ấm là bao nhiêu? b) Hoạt động của ấm nào dựa trên tác dụng nào của dòng điện? Bộ phận nào của bếp điện thực hiện điều đó? c) Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết, điều gì sẽ xảy ra? Vì sao? Hướng dẫn a) Khi còn nước trong ấm thì nhiệt độ của ấm cao nhất là 1000C (nhiệt độ của nước đang sôi) b) Hoạt động của ấm dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện. Bộ phận của bếp làm cho nước nóng lên đó là dây mêso khi bị dòng điện đốt nóng.. 4.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> c) Nếu nước trong ấm đã cạn hết, ấm điện sẽ bị cháy hỏng vì do tác dụng nhiệt của dòng điện, nhiệt độ của ấm tăng lên rất cao. Dây nung nóng sẽ nóng chảy không dùng được nữa. Một số vật để gần ấm có thể bắt cháy, gây hoả hoạn. Bài tập 3: Tại sao người ta thường chọn dây vônfram để làm dây tóc bóng đèn mà không chọn các vật liệu bằng kim loại khác như sắt, thép chẳng hạn. Hãy giải thích? Hướng dẫn Do tác dụng mà khi bóng đèn sáng, nhiệt độ của dây tóc bóng đèn có thể lên tới vài nghìn độ (trung bình khoảng 2 5000C). Với nhiệt độ này một số kim loại có thể bị nóng chảy (vì chúng có nhiệt độ nóng chảy thấp). Vônfram có nhiệt độ nóng chảy cao (3 370 0C) nên với nhiệt độ vào khoảng dưới 3 0000C thì vonfram vẫn không bị nóng chảy. Bài tập 4: Nối hai cực của một nguồn điện được dấu kín. trong. hộp với hai thanh than A và B, sau đó nhúng hai thanh than vào dung dịch muối bạc như hình 9.1,. A. B. sau một thời gian thấy có. bạc bám trên thanh than A. a) Dòng điện chạy qua dung dịch muối bạc theo chiều nào? Thanh than A đã nối với cực dương hay cực âm của nguồn điện?. Hình 9.1. b) Hiện tượng trên là kết quả tác dụng nào của dòng điện? Hướng dẫn a) Dòng điện chạy qua dung dịch muối bạc theo chiều từ thanh than B qua dung dịch đến thanh than A. Thanh than A nối với cực âm của nguồn điện. b) Hiện tượng trên là kết quả của tác dụng hoá học của dòng điện. 2. Bài tập áp dụng. a) Bài tập trắc nghiệm. Bài tập 1 Chuông điện hoạt động là do: A. Tác dụng nhiệt của dòng điện. B. Tác dụng từ của thỏi nam châm (nam châm vĩnh cửu) gắn với chuông điện. C. Tác dụng từ của dòng điện. D. Tác dụng hút và đẩy của các vật bị nhiễm điện. Bài tập 2: Trong các dụng cụ dùng điện sau đây, dụng cụ nào hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện. A. Nồi nấu cơm điện. C. Đèn dùng trong các tủ sấy.. B. Bàn là điện. D. Các phương án A, B, C đều đúng.. Bài tập 3:. 4.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> Khi sản xuất pin và ắc quy, người ta đã sử dụng tác dụng nào của dòng điện? Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: A. Tác dụng nhiệt.. B. Tác dụng hoá học.. C. Tác dụng phát sáng.. D. Tác dụng từ.. Bài tập 4: Trong các thiết bị sau đây, thiết bị nào ứng dụng tác dụng từ của dòng điện? A. Ấm đun nước bằng điện.. B. Bàn là điện.. C. Nam châm điện.. D. Nam châm vĩnh cửu.. Bài tập 5: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào ứng dụng tác dụng hoá học của dòng điện? Chọn câu trả lời đúng nhất. A. Mạ kim loại. B. Nạp điện cho ắc quy. C. Tinh chế kim loại bằng cách cho dòng điện chạy qua dung dịch hoá học (gọi là điện phân). D. Các trường hợp A, B, C đều là ứng dụng tác dụng hoá học của dòng điện. b) Bài tập tự luận Bài tập 1: Hãy tìm hiểu chiếc đèn ống (loại đèn 1,2m chẳng hạn) thường sử dụng trong gia đình và cho biết hoạt động của loại đèn này có gì khác so với loại đèn tròn? Bài tập 2: Một học sinh cho rằng khi dòng điện qua vật dẫn càng mạnh thì thì vật dẫn ấy nóng lên càng nhiều. Theo em quan niệm như thế có đúng không? Hãy lấy một ví dụ để minh hoạ ý kiến của mình. Bài tập 3: Một người muốn mạ bạc cho một cái nhẫn sắt. Hỏi: a) Phải dùng dung dịch gì? b) Thanh nối với cực dương của nguồn làm bằng gì? Thanh nối với cực âm của nguồn là gì? Vì sao phải bố trí như thế? Bài tập 4: Cần cẩu điện thường dùng trên các bến cảng là một thiết bị điện hoạt động dựa trên tác dụng từ của dòng điện. Bộ phận nào của cần cẩu là cơ bản, không thể thiếu được? Nêu hoạt động của chiếc cần cẩu điện đó. Bài tập 5: Để tránh bị điện giật gây nguy hiểm, những người thợ điện đã dùng những biện pháp gì? Hãy tìm hiểu và nêu một vài biện pháp mà em biết. HƯỚNG DẪN BÀI TẬP ÁP DỤNG. a) PHẦN TRẮC NGHIỆM 4.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> Bài Đáp án. 1 C. 2 D. 3 B. 4 C. 5 D. 4.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> b) PHẦN TỰ LUẬN Bài tập 1: HD: Điểm khác biệt cơ bản là khi có dòng điện chạy qua, dây tóc bóng đèn tròn nóng đến nhiệt độ cao và phát sáng, còn đối với đèn ống, nhờ có cơ chế đặc biệt mà khi dòng điện chạy qua chất bột phủ bên trong thành của bóng đèn (bột huỳnh quang) phát sáng. Bài tập 2: HD: Ý kiến như thế là đúng. Thí dụ: Trên bàn là thường có núm quay để điều chỉnh độ nóng, thực chất đó là thiết bị thay đổi độ mạnh hay yếu của dòng điện chạy qua dây mêso của bàn là. Khi dòng điện chạy qua dây mêso càng mạnh thì bàn là càng nóng. Bài tập 3: HD: a) Dung dịch cần dùng là muối bạc. b) Thanh nối với cực dương làm bằng bạc, vật nối với cực âm là vật cần mạ (chiếc nhẫn). Sở dĩ phải bố trí như vậy là vì trong quá trình dòng điện chạy qua, bạc kim loại ở cực dương sẽ tan dần ra bổ sung lượng bạc cho dung dịch, còn bạc trong dung dịch sẽ bám vào vật nối với cực âm của nguồn. Bài tập 4: HD: Để chế tạo chiếc cần cẩu điện phải có nam châm điện và nguồn điện. Hoạt động: Khi muốn đưa một kiện hàng (như sắt, thép chẳng hạn) từ dưới tàu lên bờ, người ta quay cho lõi sắt của nam châm điện đến sát đống sắt (thép) trên tàu rồi đóng điện cho dòng điện chạy qua cuộn dây của nam châm điện. lõi sắt của nam châm điện lúc đó trở thành một nam châm rất mạnh, nó có thể hút được khối sắt (thép) dưới tàu đưa đến vị trí cần đặt trên bờ sau đó ngắt điện, lõi sắt của nam châm điện sẽ mất từ tính và “nhả” khối hàng ra. Bài tập 5: HD: Để tránh điện giật, không nên tiếp xúc trực tiếp với điện, nhất là các dây dẫn không có vỏ bọc cách điện. Các dụng cụ sửa chữa điện phải được bọc lớp cách điện ở chỗ tay cầm, để chúng ở nơi khô ráo. CHỦ ĐỀ 10 CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ I. Một số kiến thức cơ bản 1. Cường độ dòng điện. - Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn. - Đơn vị đo cường độ dòng điện là Ampe (A). - Dụng cụ đo cường độ dòng điện là Ampekế. 2. Hiệu điện thế. - Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế. - Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn (V).. 4.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> - Dụng cụ đo hiệu điện thế là vôn kế. - Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch. - Trong mạch điện kín, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tạo ra dòng điện chạy qua bóng đèn đó. - Đối với một bóng đèn nhất định, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn. - Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ đó hoạt động bình thường. 3. Đoạn mạch nối tiếp. - Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, dòng điện có cường độ bằng nhau tại mọi điểm: I = I1 + I2 - Trong đoạn mạch mắc nối tiếp hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn:. U13 = U12 + U23. 4. Đoạn mạch song song. - Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là bằng nhau và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung:. U12 = U34 = UMN. - Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ: I = I 1 + I2 II. Bài tập 1. Ví dụ: Bài tập 1: Trong hình 10.1 là sơ đồ mạch điện gồm ampekế A, nguồn điện, bóng đèn và công tắc . Hãy cho biết sơ đồ sai ở chỗ nào? Phải sửa lại như thế nào cho đúng?. Hình 10.1. Hướng dẫn: Sơ đồ sai ở cách nối dây cho ampekế (chốt âm của ampekê lại nối với cực dương của nguồn điện). Cách mắc đúng là: Cực dương của ampekế nối với cực dương của nguồn điện, cực âm của ampekế nối với cực âm của nguồn điện. Bài tập 2: Cho các sơ đồ mạch điện như hình vẽ 10.2. 4.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> A. A. A. A. Hình 10.2 a) Hãy ghi dấu (+) và dấu (-) cho hai chốt của Ampekế trong mỗi sơ đồ mạch điện trên đây để có các am pe kế mắc đúng. b) Hãy cho biết với các mạch điện có sơ đồ như trên thì khi đóng công tắc, dòng điện sẽ đi vào chốt nào và đi khỏi chốt nào của mỗi Ampekế được mắc đúng. Hướng dẫn: Dòng điện đi vào chốt dương và đi khỏi chốt âm của mỗi Ampe kế như hình 10.3. A A A A. Hình 10.3 Bài tập 3: Cho các sơ đồ mạch điện như. hình 10.4.. V. V. V. V. Hình 10.4 a) Hãy ghi dấu (+) vào một trong hai chốt của vôn kế trong mỗi sơ đồ trên đây để có các vôn kế được mắc đúng. b) Cho biết mỗi vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai điểm nào trong mạch điện của nó? Hướng dẫn. a) Dấu (+) được ghi như hình vẽ 10.5 b) Trong sơ đồ a), vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai cực để hở của nguồn điện. Trong sơ đồ b), vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn trong mạch kín (hoặc giữa hai cực của nguồn trong mạch điện kín).. 5.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> h 10.5. Trong sơ đồ c), vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện trong mạch kín (hoặc giữa hai đầu bóng đèn trong mạch kín). Trong sơ đồ d), vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai cực để hở của nguồn điện. Bài tập 4:. V. Trong mạch điện có sơ đồ như hình 10.6, Ampekế A1 có số chỉ 0,35A. Hãy cho biết: a) Số chỉ của Ampekế A2.. V. b) Cường độ dòng điện qua các bóng đèn Đ1 và Đ2.. A2 Hình. A1 Hướng dẫn a) Số chỉ Ampekế A2 là 0,35A. b) Cường độ dòng điện qua các bóng đèn Đ1 và Đ2 là 0,35A. Bài tập 5: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 10.7 a) Biết các hiệu điện thế U12 = 2,4V ;U23 = 2,5V.. 1. Hãy tính U13 .. 2. 3. Hình 10.7. b) Biết U13 = 11,2V; U12 = 5,8V. Hãy tính U23. c) Biết U23 = 11,5V; U13 = 23,2V. Hãy tính U12. Hướng dẫn a) U13 = 4,9V b) U23 = 5,4V c) U12 = 11,7V Bài tập 6: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 10.8 a) Biết cường độ dòng điện qua các Ampekế là I1 = 0,25A; I2 = 0,35A. Hãy tính I.. A. A1. b) Biết I = 0,6A; I1 = 0,2A. Hãy tính I2. c) Biết I = 0,7A; I2 = 0,45A. Hãy tính I1. Hướng dẫn. A2 Hình 10.8. a) I = 0,6A. b) I2 = 0,4A. c) I1 = 0,25A. 2. Bài tập áp dụng a) Bài tập trắc nghiệm. Bài tập 1: Phát biểu nào sau đây là chưa thật chính xác khi nói về mối tương quan giữa cường độ dòng điện qua bóng đèn và độ sáng của bóng đèn?. 5.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> A. Độ sáng của bóng đèn phụ thuộc vào cường độ dòng điện chạy qua nó. B. Khi bóng đèn không sáng thì cường độ dòng điện qua bóng đèn bằng 0. C. Trong giới hạn cho phép, bóng đèn càng sáng mạnh khi cường độ dòng điện càng tăng. D. Trong giới hạn cho phép, bóng đèn càng sáng yếu khi cường độ dòng điện càng giảm. Bài tập 2: Ampekế nào dưới đây phù hợp nhất cho việc đo cường độ dòng điện qua một bóng đèn pin (có cường độ dòng điện cho phép lớn nhất là 0,32A)? A. Ampekế có giới hạn đo là 10mA.. B. Ampekế có giới hạn đo là 100mA.. C. Ampekế có giới hạn đo là 0,4A.. D. Ampekế có giới hạn đo là 10A.. Bài tập 3: Một học sinh lắp mạnh điện để đo cường độ dòng điện qua bóng đèn như hình 10.9. Quan sát sơ đồ và cho biết trong sơ đồ sai ở chỗ nào? Chọn câu trả lời đúng. A. Sai ở cách mắc nguồn điện.. B. Sai ở cách mắc Ampekế.. C. Sai ở cách mắc bóng đèn.. D. Sai ở cách mắc công tắc.. Hình 10.9 A Bài tập 4: Có 4 vôn kế có GHĐ lần lượt là: A. 600mV. B. 250V. C. 500V. D. 15V. Hãy cho biết vôn kế nào trong các vôn kế kể trên là phù hợp khi dùng để đo hiệu điện thế của các dụng cụ dùng điện trong gia đình? Bài tập 5: Trên một nồi cơm điện có chi số 220V. Thông tin nào sau đây là đúng? Chọn phương án phù hợp nhất. A. 220V là hiệu điện thế định mức để nồi cơm điện có thể hoạt động bình thường. B. Không được sử dụng nồi cơm điện nói trên với hiệu điện thế vượt quá giá trị 220V. C. Khi thường xuyên sử dụng nồi cơm điện với hiệu điện thế 220V thì nó sẽ rất bền. D. Các thông tin A, B, C đều đúng. a) Bài tập tự luận. Bài tập 1:. Vôn kế trong sơ đồ nào dưới đây có số chỉ bằng 0 (hình 10.10).. 5.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> V V. a). b). c). V. d). V. Bài tập 2: Có 3 nguồn điện loại 12V, 6V, 3V và hai bóng đèn cùng loại đều ghi 6V. Hỏi có thể mắc song song hai bóng đèn này rồi mắc thành mạch kín với nguồn điện nào trên đây để hai bóng đèn này sáng bình thường? Vì sao? Bài tập 3: Hãy tìm hiểu và cho biết trên thực tế có loại dụng cụ nào vừa đo được cường độ dòng điện, vừa đo được hiệu điện thế không? Nếu có trên mặt của dụng cụ đo ấy có gì đặc biệt?. Hình 10.10. Bài tập 4: Để đo đồng thời hiệu điện thế giữa hai cực. của nguồn. điện và hai đầu của bóng đèn, người ta đã mắc sơ đồ như hình 10.11.. A. Hãy cho biết:. B. Đ. P. a) Số chỉ của các vôn kế cho biết điều gì? Các số chỉ này có gì. V1. đặc biệt.. K. V2. b) Chốt nào của nguồn điện (P) là cực dương, Chốt nào là cực âm?. Hình 10.11. Bài tập 5: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 10.12 a) Biết các hiệu điện thế U12 = 12V ;U23 = 6V.. 1. Hãy tính U13 . b) Biết U13 = 21V; U12 = 5,8V. Hãy tính U23.. 2. 3. Hình 10.12. c) Biết U23 = 15V; U13 = 24V. Hãy tính U12. HƯỚNG DẪN BÀI TẬP ÁP DỤNG a) PHẦN TRẮC NGHIỆM Bài Đáp án. 1 B. 2 C. 3 B. 4 B. 5 D. b) PHẦN TỰ LUẬN Bài tập 1: HD: Trong sơ đồ d), vôn kế có chỉ số bằng 0. Bài tập 2: HD: Mắc với nguồn điện 6V. Vì khi đó hiệu điện thế trên mỗi đèn đều là 6V, hai đèn sáng bình thường. Bài tập 3:. 5.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> DH: Trên thực tế có loại dụng cụ đo có thể đo được cả cường độ dòng điện lẫn hiệu điện thế, thậm trí còn có thể đo được đại lượng khác nữa (như điện trrở chẳng hạn). Dụng cụ này gọi là đồng hồ vạn năng. Trên mặt đồng hồ vạn năng có nhiều thang đo khác nhau, mỗi thang đo lại có một kí hiệu chữ như A, mA, V, mV, . Khi cần đo hiệu điện thế ta phải quay núm vặn trên đồng hồ để mũi tên chỉ vào kí hiệu V hoặc mV. Bài tập 4: HD: a) Số chỉ của vôn kế V1 cho biết hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện, số chỉ của vôn kế V2 cho biết hiệu điện thế giữa hai đầu của bóng đèn. Số chỉ của hai vôn kế bằng nhau. b) Chốt A là cực dương, Chốt B là cực âm vì chốt A nối với núm (+) của vôn kế và chốt B nối với núm (-) của vôn kế. Bài tập 5: HD: a) U13 = 18V b) U23 = 15,2V c) U12 = 9V.. 5.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> HƯỚNG DẪN BÀI TẬP ÁP DỤNG CHỦ ĐỀ 1 a) PHẦN TRẮC NGHIỆM Bài Đáp án. 1 B. 2 B. 3 B. 4 C. 5 D. b) PHẦN TỰ LUẬN Bài tập 1: HD:Vật màu đen là vật không tự phát ra ánh sáng được và nó cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó (ánh sáng khi chiếu vào nó bị nó hấp thụ). Sở dĩ ta nhận ra được vật màu đen vì nó được đặt bên cạnh những vật sáng khác. Bài tập 2: HD: Không phải tất cả các vì sao trên bầu trời mà ta nhìn thấy vào ban đêm đều là nguồn sáng.Thực ra, trong muôn vàn vì sao đó chỉ có một số vì sao là tự phát sáng (giống như mặt trời), những vì sao này được xem là nguồn sáng. Số còn lại không tự phát sáng được, ta nhìn thấy chúng là do chúng nhận được ánh sáng từ một nguồn sáng khác (như mặt trời chẳng hạn)và hắt một phần ánh sáng vào mắt ta, chúng là những vật được chiếu sáng. Ta thường nói sao sáng trên trời chỉ là một cách nói quen thuộc. thực ra, trong khoa học “sao” dùng để chỉ những thiên thể tự phát sáng, những thiên thể không tự phát sáng được gọi là các hành tinh. Bài tập 3: HD: Khi truyền qua các vật trong suốt, một phần ánh sáng bị hấp thụ, nếu chiều dày của vật trong suốt quá lớn, ánh sáng phát ra từ vật có thể bị hấp thụ hết, không truyền tới mắt ta được và mắt không thể nhìn thấy các vật đặt phía sau. Bài tập 4: HD: Trong không khí có rất nhiều bụi. Ánh sáng mặt trời chiếu xuống làm sáng các hạt bụi và hắt vào mắt ta làm ta thấy rõ những chùm tia sáng chiếu qua lỗ tôn xuống nền nhà. Bài tập 5: HD: Ánh sáng truyền đi với một vận tốc nhất định nhưng rất lớn. người ta chứng minh được rằng trong chân không hay gần đúng trong không khí, vận tốc của ánh 5.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> sáng là 300 000 km/s. với vận tốc rất lớn này, trong một không gian hẹp (tức đường đi của ánh sáng là ngắn) thì thời gian truyền ánh sáng là vô cùng nhỏ, chính vì vậy mà ta có cảm giác ánh sáng truyền đi tức thời. Bài tập 6: HD: phần không khí phía trên ngọn lửa, tuy là môi trường trong suốt nhưng lại không đồng đều. Sự không đồng đều này có được vì nhiều lí do chẳng hạn phần không khí phía trên sát ngọn lửa bị ngọn lửa “nung nóng” nhiều hơn so với phần không khí ở trên nó. Vì lí do này mà ánh sáng truyền từ vật phía sau đến mắt ta không còn theo đường thẳng nữa mà là những đường cong, những “tia sáng cong” này cũng không cố định mà luôn thay đổi, kết quả là vật phía sau mà mắt nhìn thấy có vẻ “lung linh”. Bài tập 7: HD: Do trời nắng nóng lên lớp không khí càng gần với mặt đường càng nóng, càng lên cao độ nóng càng giảm, môi trường như vậy là không đồng đều, ánh sáng từ các đám mây, khi chiếu xuống mặt đường đều bị “bẻ cong” khi ánh sáng này tới mắt gây cho ta hiện tượng ảo ảnh và cảm giác như có nước trên mặt đường ở phía xa. Bài tập 8: HD: Nói như vậy là không đúng. Trong khi xảy ra hiện tượng nhật thực,chỉ có những người đứng trong vùng bóng tối của mặt trăng trên trái đất và những người đứng trong vùng lân cận (vùng bóng nửa tối) mới có thể quan sát được hiện tượng. những người không đứng trong vùng này thì không thể quan sát được hiện tượng nhật thực.. CHỦ ĐỀ 2 a) PHẦN TRẮC NGHIỆM Bài Đáp án. 1 C. 2 B b) PHẦN TỰ LUẬN. 3 A. 4 C 5.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> Bài tập 1: HD: Khẳng định như trên là đúng, xem hình vẽ 12.1 Hình a) Chùm tia tới là chùm hội tụ cho chùm tia phản xạ cũng là chùm tia hội tụ. Hình b) Chùm tia tới là chùm phân kì cho chùm tia phản xạ cũng là chùm tia phân kì.. a). b) Hình: 12.1. Bài tập 2: HD: Ánh sáng từ những ngọn đèn chiếu lên mặt bảng tạo ra các chùm ánh sáng phản xạ từ bảng trở lại. Nếu ánh sáng phản xạ tại một số vị trí trên bảng chiếu vào mắt học sinh thì học sinh sẽ có cảm giác bị chói khi nhìn những dòng chữ ở những vị trí đó. Cách khắc phục: Treo những bóng đèn ở gần bảng hơn hoặc dùng máng chụp bóng đèn để tránh các tia phản xạ đi trực tiếp vào mắt học sinh. Bài tập 3: HD: Khi chùm sáng hẹp chiếu lên một tờ giấy trắng, do hiện tượng tán xạ mà ánh sáng bị hắt lại theo mọi hướng, do đó hầu như không có chùm tia phản xạ và mắt sẽ nhìn rõ vệt sáng trên giấy. Bài tập 4: HD: Gương phía trước dùng để người cắt tóc có thể nhìn thấy mặt và phần tóc phía trước của mình trong gương. Gương treo phía sau có tác dụng tạo ảnh của mái tóc phía sau gáy, ảnh này được gương phía trước phản chiếu trở lạivà người cắt tóc có thể quan sát được đồng thời ảnh của mái tóc phía trước lẫn phía sau khi nhìn vào gương trước mặt mình. Bài tập 5:. 5.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> HD: Trên hình vẽ 12.2 là sơ đồ tạo ảnh của người. Đ. K. Đ’. qua gương. Qui ước: Đ là đầu, M là mắt và C là chân M. M’. của học sinh. Các ảnh tương ứng trong gương là Đ’, M’ và C’. Quan sát hình vẽ ta thấy chỉ cần mua một cái gương có chiều cao bằng đoạn KH ta có thể quan sát được toàn bộ ảnh của mình trong gương.. H C. I. Gương phải treo thẳng đứng cách mặt đất một đoạn.. C’. Hình: 12.2. bằng HI. CHỦ ĐỀ 3 a) PHẦN TRẮC NGHIỆM Bài Đáp án. 1 D. 2 B. 3 A. 4 D. 5 A. b) PHẦN TỰ LUẬN Bài tập 1: HD: Hai xe đi ngược chiều nhau đến chỗ đường gấp khúc, nếu không nhìn thấy nhau thì rất dễ xảy ra tai nạn. Gương cầu lồi lớn được đặt chỗ gấp khúc có tác dụng làm cho các lái xe có thể nhìn thấy nhau và giảm tốc độ, tránh xảy ra tai nạn. Bài tập 2: HD: Từ S ta vẽ hai tia SI song song với trục chính và SO đến đỉnh gương. - Tia SI cho tia phản xạ IR có đường kéo dài đi qua tiêu điểm F. - Tia SO cho tia phản xạ OK đối xứng với nó qua trục chính. Hai tia IR và Ok có đường kéo dài cắt nhau tại S’. Khi đó S’ là ảnh của S qua gương như hình vẽ 13.1. ảnh S’ là ảnh ảo. R I. S. S' C. F. 0 K. Hình: 13.1 Bài tập 3: HD: Ảnh S’ được biểu diễn như hình vẽ: 5.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> S'. I. S 0. F. C. I. S 0. F. C I'. S'. a). b) Hình: 13.2. Bài tập 4: HD: Ảnh A’B’ của AB được biểu diễn như hình vẽ 13.3: Trên hình vẽ ta thấy ảnh A’B’ nhỏ hơn vật AB đây là ảnh thật (hứng được trên màn). I. A B' F B. 0. C A'. I'. Hình: 13.3. CHỦ ĐỀ 4 a) PHẦN TRẮC NGHIỆM Bài Đáp án. 1 C. 2 C. 3 D. 4 B. 5 C. b) PHẦN TỰ LUẬN Bài tập 1: HD: Khi thổi vào còi hoặc sáo, cột không khí trong sáo hoặc còi dao động và phát ra âm thanh. Bài tập 2: HD: Sở dĩ chúng ta có thể phát ra âm thanh bằng miệng là vì khi ta nói, không khí từ phổi đi lên khí quản, qua thanh quản, làm cho các thanh đới dao động, chính dao động của các thanh đới tạo ra tiếng nói. Bài tập 3: 5.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> HD: Khi thổi còi, nhờ có luồng khí xoáy bên trong còi mà viên bi bên trong chuyển động, sự dao động luồng khí bên trong càng mạnh, kết hợp với sự thay đổi áp suất bên trong của nó, chính nguyên nhân này đã tạo ra âm thanh lanh lảnh rất to. Bài tập 4: HD: Trong 20 giây, một lá thép thực hiện được 6 000 dao động, vậy tần số dao 6000. động của lá thép là 20. =300(Hz). Lá thép dao động phát ra âm thanh. Vì tần số dao động của lá thép là 300Hz (trong khoảng từ 20Hz đến 20 000 Hz) nên tai con người có thể cảm nhận được. Bài tập 5: HD: Ý kiến như vậy là không đúng. Người ta chứng minh được rằng, tần số âm thanh do dây đàn phát ra tỉ lệ với sức căng của dây: Dây càng căng thì tần số càng lớn do đó âm do nó phát ra cũng càng cao (tức âm càng bổng). Bài tập 6: HD : Người ta chứng minh được rằng, tần số âm thanh do dây đàn phát ra tỉ lệ nghịch với chiều dài của dây: Chiều dài của dây càng ngắn thì âm phát ra có tần số càng cao tức là âm càng bổng. CHỦ ĐỀ 5 Bài Đáp án. 1 C. a) PHẦN TRẮC NGHIỆM 2 3 4 B A B. 5 A. 6 D. b) PHẦN TỰ LUẬN Bài tập 1: HD: Chất rắn là môi trường truyền âm tốt hơn nhiều so với chất khí. Khi ghé sát tai xuống đường ray, âm do đoàn tàu phát ra từ rất xa được đường ray truyền đi rất nhanh đến tai nên học sinh thứ nhất (ghé sát tai xuống đường ray) có thể nghe rõ âm thanh này. Trong khi đó, học sinh thứ hai đứng bên cạnh chỉ nghe được âm thanh truyền trong không khí, khi đoàn tàu còn ở xa, âm do đoàn tàu phát ra truyền đi bị không khí hấp thụ, âm thanh này yếu dần và không đến được tai, làm cho học sinh này không thể nghe thấy tiếng của đoàn tàu. Bài tập 2: HD: Khi nói chuyện ở đâu thì âm thanh phát ra cũng đều có thể bị phản xạ. 6.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> -Trong nhà âm thanh phản xạ trên tường và trở lại tai người nghe, lúc đó âm phát ra và âm phản xạ đến gặp nhau làm cho người nghe khó nghe hơn. - Trên bờ ao, hồ, âm phản xạ trên mặt nước hầu như không trở lại tai người nghe nên nghe rõ hơn. Bài tập 3: HD: Để nghe rõ tiếng vang thì thời gian kể từ lúc âm phát ra đến lúc cảm nhận 1. được âm phản xạ phải lớn hơn 15 giây. Theo đề bài, thời gian kể từ lúc âm do 850. người phát ra đến khi gặp vách đá là 340 =2,5 (giây), thời gian âm phản xạ về đến chỗ người đứng cũng là 2,5giây. Vậy thời gian kể từ lúc âm phát ra đến khi cảm 1. nhận được âm phản xạ là 5(giây) > 15 giây nên người ấy có thể nghe được tiếng vang của âm. Bài tập 4: HD: Tường của các phòng thu thanh được xây hai lớp dày, chính giữa có một lớp xốp. Các phòng thu thanh cần có không gian yên tĩnh, không có tiếng ồn. Hai lớp tường và lớp xốp này có tác dụng ngăn cản âm thanh từ bên ngoài, không cho chúng truyền vào trong phòng thu. Chú ý tường và xốp là những vật liệu cách âm rất tốt. Bài tập 5: HD: Để chống ô nhiễm tiếng ồn ta có thể thực hiện những biện pháp sau đây: - Làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra bằng cách điều chỉnh độ to của âm. - Ngăn chặn đường truyền âm bằng cách dùng các vật liệu cách âm. Chẳng hạn dùng cửa kính, dùng rèm treo tường, cửa sổ và cửa ra vào … - Hướng âm đi theo đường khác và hấp thụ âm hoặc bằng cách trồng nhiều cây xanh để phản xạ bớt tiếng ồn…. CHỦ ĐỀ 6 a) PHẦN TRẮC NGHIỆM Bài Đáp án. 1 C. 2 C. 3 A. 4 B. 5 D. b) PHẦN TỰ LUẬN Bài tập 1: 6.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> HD: Trong các xưởng dệt vải thường có bụi bông bay lơ lửng trong không khí, những bụi bông này có hại cho sức khoẻ của công nhân. Để bảo vệ cho sức khỏe của công nhân khi làm việc, người ta treo những tấm kim loại nhiễm điện trên cao, chúng có tác dụng hút các bụi bông lên bề mặt của chúng, làm cho không khí xưởng dệt ít bụi hơn. Bài tập 2: HD: Khi hơi nước trong luồng không khí bốc lên cao, chúng cọ sát với nhau tạo thành các đám mây giông điện tích. Khi đó, giữa các đám mây giông điện tích với nhau hoặc giữa những đám mây giông và mặt đất xuất hiện tia lửa điện phát ra ánh sáng chói lòa gọi là chớp. Do nhiệt độ cao của tia lửa điện, không khí giãn nở đột ngột, phát ra tiếng nổ. Bài tập 3: HD: Khi lau mặt kính màn hình ti vi bằng khăn khô, ta đã vô tình làm cho các bề mặt này bị nhiễm điện. Sự nhiễm điện của các mặt này làm cho bụi bị hút vào nhiều hơn. Bài tập 4: HD: Phương án thực hiện: Đưa lần lượt thanh êbônit và đũa thủy tinh lại gần ống nhôm. - Nếu trong cả hai trường hợp ống nhôm đều bị hút thì ống nhôm chưa bị nhiễm điện. - Nếu một trong hai trường hợp trên, ống nhôm bị đẩy thì ống nhôm đã nhiễm điện cùng dấu với điện tích của vật đã đẩy nó. Chẳng hạn, ống nhôm bị đũa thủy tinh đẩy thì ống nhôm đã nhiễm điện dương. Bài tập 5: HD: a) Khi quả cầu bị hút lại gần vật nhiễm điện, có hai trường hợp đều có thể xảy ra: Hoặc là quả cầu không bị nhiễm điện , hoặc là quả cầu đã nhiễm điện dương. b) Khi quả cầu bị đẩy ra xa vật nhiễm điện, chắc chắn quả cầu bị nhiễm điện âm, vì lúc đó hai vật nhiễm điện cùng dấu đã đẩy nhau. Bài tập 6: HD: Nếu sơn và vật cần sơn nhiễm điện khác loại, chúng sẽ hút nhau mạnh hơn làm cho lớp sơn được bảo đảm và tiết kiệm được nguyên vật liệu khi sơn. 6.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> Bài tập 7: HD: Khi tích điện cho sách, các trang sách bị tích điện cùng loại, chúng đẩy nhau nên việc lật từng trang sách dễ dàng hơn.. CHỦ ĐỀ 7 a) PHẦN TRẮC NGHIỆM Bài Đáp án. 1 C. 2 B. 3 C. 4 D. 5 D. 6 A. b) PHẦN TỰ LUẬN Bài tập 1: HD: Bộ phận là nguồn điện trên xe đạp thường gọi là đinamô. Nguồn điện này có dạng hình trụ tròn, phía trên có một cái núm nhỏ, vành núm có nhiều rãnh nhỏ để có thể cọ sát vào một bên thành của bánh xe. Bình thường núm nhỏ được điều chỉnh để nó không tiếp xúc với bánh xe, khi cần làm cho bóng đèn sáng, ta quay cho núm tì sát vào bánh xe, khi bánh xe quay, nó làm cho núm nhỏ này quay theo và bóng đèn sẽ sáng. Bài tập 2: HD: Trong các dây dẫn bằng kim loại, các êlêctron có rất nhiều và chúng có mặt ở mọi nơi bên trong vật dẫn, khi đóng công tắc, các êlêctron trong dây dẫn nhận được “tín hiệu” gần như cùng một lúc và hầu như đồng loạt chuyển động có hướng. Chính vì vậy mà bóng đèn có thể sáng ngay. Như vậy khi đèn sáng, không phải do các êlêctron đã chuyển động từ nguồn điện đến bóng đèn. Bài tập 3: HD: Quan niệm như thế là không đúng. Khi bứt ra khỏi nguyên tử, các êlêctron liên kết với nhau rất yếu nên chúng dễ dàng chuyển động, còn các iôn (thực chất là các nguyên tử bị mất êlêctron) liên kết nhau rất chặt chẽ, chúng không dễ dàng chuyển động như các êlêctron được, do đó dòng điện trong kim loại chỉ là dòng chuyển động có hướng của các êlêctron tự do. Bài tập 4: HD: a) Hai lá nhôm xoè ra vì chúng nhiễm điện cùng loại và đẩy nhau. b) Không có hiện tượng gì xảy ra. Vì thanh nhựa là vật cách điện nên các điện tích không thể dịch chuyển qua nó. 6.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> c) Hai lá nhôm gắn với quả cầu A cụp bớt lại, còn hai lá nhôm gắn với quả cầu B xoè ra. Vì đoạn dây đồng là vật dẫn điện. Các điện tích dịch chuyển từ quả cầu A tới quả cầu B qua đoạn dây đồng. quả cầu A mất bớt điện tích , quả cầu B có thêm điện tích. Bài tập 5: HD: Dùng dây xích sắt để tránh xảy ra cháy, nổ xăng. Vì khi ôtô chạy, ôtô cọ xát mạnh với không khí, làm nhiễm điện những phần khác nhau của ôtô. Nếu bị nhiễm điện mạnh, giữa các phần này phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ xăng. Nhờ dây xích sắt là vật dẫn điện, các điện tích từ ôtô dịch chuyển qua nó xuống đất, loại trừ sự nhiễm điện mạnh.. CHỦ ĐỀ 8 a) PHẦN TRẮC NGHIỆM Bài Đáp án. 1 C. 2 D. 3 B. 4 B. b) PHẦN TỰ LUẬN Bài tập 1:. Đ. HD: Mạch điện được biểu diễn như hình vẽ . Trong đó Đ là bóng đèn, P1, P2, là các pin, K là công tắc. P1 P2. K. Hình.18.1 Bài tập 2: HD: a) Trong mạch điện có 3 nguồn điện. b) Điểm sai trong sơ đồ là khi công tắc K ngắt mà vẫn có dồng điện trong mạch. Bài tập 3: HD: Sơ đồ a: Chiều dòng điện sai. Chiều đúng ngược với chiều của hình vẽ. Sơ đồ b: Khi công tắc K ngắt, vẫn có dòng điện là sai. Sơ đồ c: Kí hiệu các cực của nguồn điện sai. Kí hiệu đúng cực dương(+) là vạch đứng dài, cực âm (-) là vạch đứng ngắn. Chiều dòng điện trong mạch sai, chiều dòng điện chạy trong mạch đúng ngược với chiều của hình vẽ. Bài tập 4: 6.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> HD: a) Bóng đèn vẫn sáng. b) Sau khi mắc lại (đổi cực cho pin mắc nhầm) thì bóng đèn sáng hơn.. CHỦ ĐỀ 9 a) PHẦN TRẮC NGHIỆM Bài Đáp án. 1 C. 2 D. 3 B. 4 C. 5 D. b) PHẦN TỰ LUẬN Bài tập 1: HD: Điểm khác biệt cơ bản là khi có dòng điện chạy qua, dây tóc bóng đèn tròn nóng đến nhiệt độ cao và phát sáng, còn đối với đèn ống, nhờ có cơ chế đặc biệt mà khi dòng điện chạy qua chất bột phủ bên trong thành của bóng đèn (bột huỳnh quang) phát sáng. Bài tập 2: HD: Ý kiến như thế là đúng. Thí dụ: Trên bàn là thường có núm quay để điều chỉnh độ nóng, thực chất đó là thiết bị thay đổi độ mạnh hay yếu của dòng điện chạy qua dây mêso của bàn là. Khi dòng điện chạy qua dây mêso càng mạnh thì bàn là càng nóng. Bài tập 3: HD: a) Dung dịch cần dùng là muối bạc. b) Thanh nối với cực dương làm bằng bạc, vật nối với cực âm là vật cần mạ (chiếc nhẫn). Sở dĩ phải bố trí như vậy là vì trong quá trình dòng điện chạy qua, bạc kim loại ở cực dương sẽ tan dần ra bổ sung lượng bạc cho dung dịch, còn bạc trong dung dịch sẽ bám vào vật nối với cực âm của nguồn. Bài tập 4: HD: Để chế tạo chiếc cần cẩu điện phải có nam châm điện và nguồn điện. Hoạt động: Khi muốn đưa một kiện hàng (như sắt, thép chẳng hạn) từ dưới tàu lên bờ, người ta quay cho lõi sắt của nam châm điện đến sát đống sắt (thép) trên tàu rồi đóng điện cho dòng điện chạy qua cuộn dây của nam châm điện. lõi sắt của nam châm điện lúc đó trở thành một nam châm rất mạnh, nó có thể hút được khối sắt (thép) dưới tàu đưa đến vị trí cần đặt trên bờ sau đó ngắt điện, lõi sắt của nam châm điện sẽ mất từ tính và “nhả” khối hàng ra. 6.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> Bài tập 5: HD: Để tránh điện giật, không nên tiếp xúc trực tiếp với điện, nhất là các dây dẫn không có vỏ bọc cách điện. Các dụng cụ sửa chữa điện phải được bọc lớp cách điện ở chỗ tay cầm, để chúng ở nơi khô ráo. CHỦ ĐỀ 10 a) PHẦN TRẮC NGHIỆM Bài Đáp án. 1 B. 2 C. 3 B. 4 B. 5 D. b) PHẦN TỰ LUẬN Bài tập 1: HD: Trong sơ đồ d), vôn kế có chỉ số bằng 0. Bài tập 2: HD: Mắc với nguồn điện 6V. Vì khi đó hiệu điện thế trên mỗi đèn đều là 6V, hai đèn sáng bình thường. Bài tập 3: DH: Trên thực tế có loại dụng cụ đo có thể đo được cả cường độ dòng điện lẫn hiệu điện thế, thậm trí còn có thể đo được đại lượng khác nữa (như điện trrở chẳng hạn). Dụng cụ này gọi là đồng hồ vạn năng. Trên mặt đồng hồ vạn năng có nhiều thang đo khác nhau, mỗi thang đo lại có một kí hiệu chữ như A, mA, V, mV, . Khi cần đo hiệu điện thế ta phải quay núm vặn trên đồng hồ để mũi tên chỉ vào kí hiệu V hoặc mV. Bài tập 4: HD: a) Số chỉ của vôn kế V 1 cho biết hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện, số chỉ của vôn kế V2 cho biết hiệu điện thế giữa hai đầu của bóng đèn. Số chỉ của hai vôn kế bằng nhau. b) Chốt A là cực dương, Chốt B là cực âm vì chốt A nối với núm (+) của vôn kế và chốt B nối với núm (-) của vôn kế. Bài tập 5: HD: a) U13 = 18V b) U23 = 15,2V 6.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> c) U12 = 9V.. 6.

<span class='text_page_counter'>(68)</span>

×