Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.19 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>TIẾT 35: THI HỌC KỲ II I. MỤC TIÊU KIỂM TRA : - Nhằm kiểm tra kiến thức, kĩ năng mà học sinh đạt được trong học kỳ II qua đó học sinh biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình, qua đó điều chỉnh phương pháp học tập cho phù hợp. - Giúp giáo viên nắm được tình hình học tập của học sinh, trên cơ sở đó đánh giá đúng quá trình dạy học, từ đó có kế hoạch điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả giảng dạy. 1. Về kiến thức : - Nêu được nội dung quyền bầu cử và ứng cử của công dân. - Hiểu được quyền bầu cử và ứng cử của công dân. - Nêu được khái niệm quyền học tập của công dân. - Trình bày được một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội. - Hiểu được nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội. 2. Về kĩ năng : - Có khả năng nhận xét việc thực hiện quyền học tập của công dân theo quy định của pháp luật. - Biết thực hiện quyền học tập của công dân theo quy định của pháp luật. 3. Các năng lực cần hướng tới : Năng lực tư duy phê phán, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Tự luận III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: Chủ đề. Nhận biết. Thông hiểu. Vận dụng Cấp độ thấp. 1. Công dân với các quyền tự do cơ bản Số câu : Số điểm : Tỉ lệ % 2. Pháp luật với sự. Nêu được nội dung quyền bầu cử và ứng cử của công dân. Số câu : 0,5 Số điểm: 2 Tỉ lệ : 20% Nêu được khái niệm. Cộng. Cấp độ cao. Hiểu được quyền bầu cử và ứng cử của công dân. Số câu : 0,5 Số điểm: 1 Tỉ lệ : 10% Hiểu được nội dung. Số câu : 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ : 30% Có năng. khả Biết thực nhận hiện quyền.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> phát triển của công dân.. quyền học tập quyền học tập xét việc của công dân. của công dân. thực hiện quyền học tập của công dân theo quy định của pháp luật. Số câu : Số câu : 0,25 Số câu : 0,25 Số câu: 0,25 Số điểm : Số điểm : 0,5 Số điểm : 0,5 Số điểm :2 Tỉ lệ % Tỉ lệ : 5% Tỉ lệ : 5% Tỉ lệ : 20% 3. Pháp Trình bày Hiểu được luật với sự được một số một số nội phát triển nội dung cơ dung cơ bản bền vững bản của pháp của pháp luật của đất luật về phát về phát triển nước triển các lĩnh các lĩnh vực vực xã hội xã hội Số câu : Số câu: 0,5 Số câu: 0,5 Số điểm : Số điểm: 1,5 Số điểm:1,5 Tỉ lệ % Tỉ lệ : 15% Tỉ lệ : 15% Tổng số câu Số câu : 1,25 Số câu: 1,25 Số câu:0,25 Tổng số Số điểm : 4 Số điểm: 3 Số điểm :2 điểm Tỉ lệ : 40% Tỉ lệ : 30 % Tỉ lệ : 20% Tỉ lệ % IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA. học tập của công dân theo quy định của pháp luật.. Số câu: 0,25 Số câu : 1 Số điểm :1 Số điểm: 4 Tỉ lệ : 10% Tỉ lệ : 40%. Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% Số câu: 0,25 Số câu : 3 Số điểm :1 Số điểm : 10 Tỉ lệ : 10% Tỉ lệ :100%. Câu 1(3điểm): Trình bày nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân? Hãy tự liên hệ bản thân em đã tích cực thực hiện quyền bầu cử, ứng chưa ? Biểu hiện như thế nào ? Câu 2(3điểm) : Trình bày nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực: xóa đói giảm nghèo, dân số và lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội. Cho VD. Câu 3 (4 điểm): Xử lí tình huống : Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, cả hai chị em Hường và Tuấn cùng có nguyện vọng vào học lớp 10 THPT, nhưng vì gia đình khó khăn nên ông Thịnh (bố Hường) đã quyết định: Thằng Tuấn là con trai nên cần tiếp tục đi học, còn con Hường là con gái có học cao cũng chỉ làm ruộng và đi lấy chồng như những đứa con gái làng này nên ở nhà để đỡ đần cha mẹ, chờ lấy chồng. Câu hỏi : 1, Em có nhận xét gì về ý kiến của ông Thịnh ? Vì sao ? 2, Thế nào là quyền học tập của công dân ? Là học sinh THPT em cần phải làm gì để thực hiện tốt quyền học tập của mình ?.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> V. XÂY DỰNG ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1. 2. 3. Ý - Nội dung quyền bầu cử và ứng cử của công dân: * Người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân : - Hiến pháp quy định mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. - Công dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không bị phân biệt đối xử theo giới tính, dân tộc, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú tại nơi họ thực hiện quyền bầu cử, ứng cử, trừ một số người vi phạm pháp luật thuộc trường hợp mà Luật Bầu cử quy định không được thực hiện quyền bầu cử và ứng cử. * Cách thực hiện quyền bầu cử va ứng cử của công dân : - Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo các nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. - Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng hai con đường : Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử. Các công dân đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri đều có thể tự ứng cử hoặc được cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội giới thiệu ứng cử (trừ những trường hợp do luật định không được ứng cử). Tự liên hệ bản thân em đã tích cực thực hiện quyền bầu cử, ứng Biểu hiện như giơ tay biểu quyết bầu lớp trưởng, bỏ phiếu bầu Bí thư chi đoàn, bí thư Đoàn trường, bí thư đoàn xóm…. * Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực: - Xóa đói giảm nghèo: Tăng nguồn vốn xóa đói giảm nghèo, mở rộng các hình thức trợ giúp người nghèo. VD: Cho vay vốn với lãi suất thấp để phát triển kinh tế. - Dân số: Đảng và Nhà nước có chủ trương kiềm chế sự gia tăng dân số, thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Xây dựng quy mô gia đình ít con, bình đẳng tiến bộ hạnh phúc. VD: Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1 – 2 con. - Phòng chống tệ nạn xã hội: Đấu tranh phòng chống tội phạm, ngăn chặn bài trừ tệ nạn xã hội, ngăn chặn tiến tới đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS. VD: ngày 1/12 ngày phòng chống AIDS. 1, Quan niệm của ông Thịnh là sai trái, không phù hợp với. Điểm. Tổng điểm 3,0. 1. 1. 1. 3,0 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 4,0.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước về quyền 2,5 học tập và quyền bình đẳng của công dân. Pháp luật không những nghiêm cấm hành vi, biểu hiện trọng nam khinh nữ, mà còn tạo mọi điều kiện cần thiết để công dân nữ được có cơ hội học tập tốt. 2,- Học tập là một trong các quyền cơ bản của con người, của 0,5 công dân, mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời. - Là học sinh THPT để thực hiện tốt quyền học tập của mình học sinh cần phải: có động cơ mục đích học tập đúng đắn, 1,0 hiểu được học tập là quyền cơ bản của mọi công dân, cần làm bài và học bài đầy đủ trước khi đến lớp…. VI. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………...... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Ký duyệt, ngày 04 tháng 04 năm 2016 Tổ trưởng chuyên môn. Đặng Thái Sơn.
<span class='text_page_counter'>(5)</span>